Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật

1. Phát triển thể chất.

- Thực hiện một số vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo đường dích dắc; Ném bóng trúng đích; Trườn theo đường thẳng

- Phối hợp cử động của bàn tay và ngón tay trong việc sử dụng bút, kéo, gập giấy, xếp hình

- Biết lợi ích của các thức ăn có nguồn gốc từ con vật với sức khoẻ

- Biết cách đề phòng khi tiếp xúc với các con vật

2. Phát triển nhận thức.

 - Có một số hiểu biết về các con vật:

 + Biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật như nơi sống, thức ăn, thói quen vận động của một số con vật quen thuộc và lợi ích của chúng

 + Phát triển óc quan sát, khả năng nhận xét, phán đoán về một số con vật quen thuộc: cấu tạo, hình dáng thức ăn

 + Chọn đúng các con vật theo một hai dấu hiệu cho trước ( môi trường sống, hình dáng, kích thước màu sắc)

 + Biết so sánh 2 nhóm con vật theo kích thước( to - nhỏ; dài - ngắn)

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 5, xếp tương ứng 1-1, gộp hai nhóm và tách thành hai nhóm nhỏ hơn các con vật trong phạm vi 5

- Phân biệt số lượng một và nhiều, nhiều hơn - ít hơn

- Nhận ra các hình tròn, hình vuông, hình tam giác trong thực tế và chắp ghép hình, tạo thành hình mới có hình dạng các con vật gần gũi quen thuộc

- Cách chăm sóc, bảo vệ con vật gần gũi

 

doc140 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 
THỜI GIAN THỰC HIỆN 5 TUẦN (TỪ NGÀY 29/02 -01/04/2016)
Mục tiêu chủ đề
1. Phát triển thể chất.
- Thực hiện một số vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo đường dích dắc; Ném bóng trúng đích; Trườn theo đường thẳng 
- Phối hợp cử động của bàn tay và ngón tay trong việc sử dụng bút, kéo, gập giấy, xếp hình 
- Biết lợi ích của các thức ăn có nguồn gốc từ con vật với sức khoẻ 
- Biết cách đề phòng khi tiếp xúc với các con vật 
2. Phát triển nhận thức.
	- Có một số hiểu biết về các con vật:
	+ Biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật như nơi sống, thức ăn, thói quen vận động của một số con vật quen thuộc và lợi ích của chúng 
	+ Phát triển óc quan sát, khả năng nhận xét, phán đoán về một số con vật quen thuộc: cấu tạo, hình dáng thức ăn 
	+ Chọn đúng các con vật theo một hai dấu hiệu cho trước ( môi trường sống, hình dáng, kích thước màu sắc) 
	+ Biết so sánh 2 nhóm con vật theo kích thước( to - nhỏ; dài - ngắn)
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 5, xếp tương ứng 1-1, gộp hai nhóm và tách thành hai nhóm nhỏ hơn các con vật trong phạm vi 5
- Phân biệt số lượng một và nhiều, nhiều hơn - ít hơn
- Nhận ra các hình tròn, hình vuông, hình tam giác trong thực tế và chắp ghép hình, tạo thành hình mới có hình dạng các con vật gần gũi quen thuộc 
- Cách chăm sóc, bảo vệ con vật gần gũi
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Gọi được tên và kể được một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật gần gũi 
- Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được về con vật với cô và các bạn
- Kể được một số câu chuyện có sự giúp đỡ của người lớn, đọc được một số bài thơ đã được nghe, được học về các con vật gần gũi quen thuộc 
4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội.
	- Yêu thích vật nuôi 
- Thích được chăm sóc các con vật 
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ.
5. Phát triển thẩm mỹ.
	- Thích hát vận động theo nhạc các bài hát về các con vật 
- Biết yêu quý vẻ đẹp riêng của từng loài vật ( mèo có bộ lông mượt, chim có giọng hót hay
- Thể hiện cảm xúc của mình về từng loài vật qua vẽ, nặn, tô màu, cắt, xé dán, xếp hình 
- Thể hiện vận động của các loài vật qua các bài hát vận động.
d @ & ? c
 NỘI DUNG THỰC HIỆN
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
THỜI GIAN THỰC HIỆN 5 TUẦN (TỪ NGÀY 29/02 - 01/04/2016)
1. Phát triển thể chất:
- Chỉ đạo giáo viên trò chuyện cùng trẻ về một cơ thể khỏe mạnh, tác dụng của việc luyện tập, ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh, ăn đa dạng các món ăn được chế biến từ thịt, cá, trứng để có sức khỏe làm việc và học tập tốt. 
- Trò chuyện cùng trẻ về một số món ăn có nguồn gốc từ động vật ( thịt, cá, tôm, trứng, sữa), tên gọi một số món ăn hàng ngày và lợi ích đối với sức khoẻ 
- Tổ chức trò chuyện thảo luận với trẻ về những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật hung dữ và cách đề phòng và tránh tiếp xúc với chúng. Giữ gìn vệ sinh an toàn khi tiếp xúc với các con vật
- Chỉ đạo cho giáo viên tiếp tục củng cố, rèn luyện cho trẻ kỹ năng tập thể dục buổi sáng theo nhạc các bài hát “Nào chúng ta cùng tập thể dục”; “ Chim bồ câu”; “Con cào cào”; “ Chú gà trống gọi” nhằm phát triển toàn diện cơ thể trẻ và tạo cho trẻ vui khỏe để thực hiện các hoạt động trong ngày 
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ luyện tập thực hiện vững vàng một số vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo đường dích dắc; đi trong đường hẹp đầu đội túi cát; ném bóng trúng đích; trườn theo đường thẳng; Đi trong đường hẹp có cầm vật trên tay; Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc, Bò chui, bật về phía trước; Bật xa 20-25 cm; Ném xa bằng hai tay 
- Luyện tập và củng cố: Đi, chạy thay đổi theo hiệu lệnh; Chuyền bóng hai bên theo hàng ngang; bật xa 20cm; Ném trúng đích thẳng đứng; Ném xa bằng hai tay, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô; Bật sâu 20cm
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi vận động thô nhằm phát triển các tố chất vận động: “ Chuyển trứng”; “ Mèo đuổi chuột”; “Cò bắt ếch ”; “Bắt bướm”; “Cáo ơi ngủ à”; “Chim mẹ chim con ”; “Thỏ đổi chuồng”; “Gấu và ong”... 
- Giáo viên rèn luyện cho trẻ sự khéo léo của hai bàn tay, ngón tay; phối hợp tay – mắt và cử động qua các trò chơi xếp hình các con vật, làm các con vật từ vật liệu thiên nhiên, xé dán hoa tặng bà và mẹ nhân ngày 8/3, cùng cô giáo làm thiệp chúc mừng bà, mẹ cô giáo và các bạn gái. Trong ngày 8/3; gấp giấy làm đồ chơi, chơi với đất nặn, tập sử dụng kéo bút, cùng cô giáo làm thiệp chúc mừng bà, mẹ cô giáo và các bạn gái cài cởi cúc áo đi giày...
- Tiếp tục rèn luyện một số thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ (đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi và làm việc...) Luyện tập cho trẻ một số hành vi tốt trong ăn uống: ăn không làm rơi vãi, ăn hết khẩu phần ăn của mình, không kén chọn thức ăn ..
2. Phát triển nhận thức:
	- Chỉ đạo giáo viên cho trẻ quan sát con vật, trò chuyện, nhận xét những bộ phận chính, những đặc điểm nổi bật, môi trường sống của động vật gần gũi 	
	- Tổ chức cho trẻ tìm hiểu, so sánh phân loại các con vật theo môi trường sống, thức ăn, sinh sản. 
	- Trò chuyện, thảo luận về lợi ích và cách chăm sóc, bảo vệ các con vật 
 - Giáo viên cùng trẻ tổ chức thực hành một số kĩ năng đơn giản về cách chăm sóc các con vật gần gũi
	- Trò chuyện và giáo dục trẻ cần phải bảo vệ động vật quý hiếm, chống nạn săn bắn thú rừng và nguy cơ tuyệt chủng của các loại động vật quý hiếm.
 - Tổ chức trò chuyện đàm thoại với trẻ về ngày hội của bà và mẹ, hiểu được ý nghĩa của ngày 8/3 
	- Cho trẻ chơi các trò chơi: “Con gì kêu”; “Con gì biến mất”; “Chọn con vật nào”; “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật ”; “Về đúng nhà ”; “Đố biết con gì ”; “ Mẹ nào con nấy”; “Thi ai chọn nhanh”; “ Chim bói cá rình mồi”; “Kiến chuyển mồi”; “ Nhận biết con cá”; “Bù chỗ khuyết” để phát triển nhận thức cho trẻ.
	- Chỉ đạo giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho trẻ thực hành trò chơi luyện tập: Đếm trên cùng đối tượng thành dãy, không thành dãy trong phạm vi 5; Gộp hai nhóm các con vật, mỗi nhóm có số lượng ít hơn và bằng 2 và đếm; Tách một nhóm các con vật thành hai nhóm nhỏ hơn trong phạm vi 5 và đếm; Phân các con vật thành hai nhóm theo 1-2 dấu hiệu cho trước; Nhận dạng và gọi tên hình chữ nhật, tam giác, hình tròn, vuông trong thực tế; Sử dụng các hình có sẵn chắp ghép thành các hình đơn giản giống hình các con vật; Nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn giữa 2 đối tựơng sử dụng đúng từ to hơn- nhỏ hơn; Sắp xếp các đối tượng theo quy tắc
	- Tổ chức, hướng dẫn cho trẻ chơi các trò chơi: “Đếm đủ 5 con”; “Quay xổ số”; “Cái túi bí mật ”; “ Về đúng số nhà ”; “ Đoán xem có mấy con vật”; “ Thêm con nào”; “Nhặt ốc” “ Làm các con vật từ các mẫu hình học”
	- Các hoạt động khác: Tổ chức tham quan công viên Diên Hồng, trại chăn nuôi ( Nếu có điều kiện), thu thập tranh ảnh sách truyện về thế giới động vật. 
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Tổ chức cho trẻ trao đổi, trò chuyện về những công việc làm của trẻ trong những ngày nghỉ ở nhà, lắng nghe cô kể về những công việc làm của cô trong ngày nghỉ, ; Biết làm những công việc vừa sức để giúp đỡ bố mẹ (nhặt rau, quét nhà, lau bàn, ghế..), biết chào khách khi khách đến nhà, biết đưa nhận đồ vật bằng hai tay, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết nhường nhịn em nhỏ; đồng thời giáo dục trẻ một số hành vi lễ giáo như: Biết yêu quý, kính trọng những người chăn nuôi; Biết giữ gìn vệ sinh khi đi chơi ở công viên, không chọc phá vật nuôi, biết kể chuyện về cách chăn sóc một số con vật nuôi gần gũi 
- Giáo viên tổ chức cho trẻ trò chuyện, mô tả qua tranh các bộ phận, và một số đặc điểm nổi bật rõ nét của một số con vật gần gũi 
- Tổ chức cho trẻ thảo luận kể lại những điều đã quan sát được từ các con vật
- Mô tả về một số con vật gần gũi ( qua tranh ảnh, quan sát con vật) 
- Kể chuyện về cuộc tham quan vườn thú, công viên...
- Giáo viên tổ chức cho trẻ được nghe kể chuyện, được đọc thơ về chủ đề Thế giới động vật, về ngày hội của bà và mẹ 
* Thơ: ; “Kể cho bé nghe”; “ Đàn gà con”; “Con trâu”; “Rùa con tìm nhà ”; “Rùa con đi chợ”; “ Cá ngủ ở đâu” “ Đồng dao về loài vật”; “ Chú ếch con ”; “Chim đánh thức”; “Chim én”; “Con chuồn chuồn ớt”; “ Ong tha mồi”; “Chuồn chuồn”; “ Đàn kiến”; “Anh nhím”; “ Con khỉ”; “Mẹ cáo dặn”; “Dán hoa tặng mẹ ”; “Bé ngoan”;...
* Truyện: “Gà trống”; “Ba chú lợn con”; “Trống choai và mặt trời”;“ Vịt bầu ”; “Bê con ham chơi”; “Nhím con kết bạn”; “Thi hát ”; “Cao và thấp”; “ Con vật rơi xuống nước”; Thêm sức chiến đấu”; “ Cá diếc con ”; “Con rùa vàng” ; “ Cổ tích về loài bướm” ; “Chim vàng anh ca hát” ; “Chim con và gà con ”; “ Thỏ con ăn gì”; “ Bà và cháu”; “Gọi mẹ”; “Ba người bạn”; “Chuột, Gà trống và mèo”’ “Thỏ con thông minh”; “Những cánh cò” 
- Nghe, đọc ca dao, đồng dao, giải câu đố về chủ đề Thế giới động vật: “Ếch ở dưới ao”; “Con chim se sẻ”; “Rì rà rì rà ”; “Con vỏi con voi” ....
- Giáo viên tổ chức cho trẻ đóng kịch để thể hiện lại hành động của các nhân vật trong truyện mà trẻ đã được nghe, được hiểu dưới sự giúp đỡ của cô 
- Chơi trò chơi phát triển ngôn ngữ: “Nhìn hình gọi đúng tên”; “ Gấu vào rừng ”; “Con gì ”; “Mèo bắt chuột ”; “ Con vật đang ở đâu”; “ Đoán tên con vật qua động tác hoặc tiếng kêu”; “Âm thanh của rừng xanh”; “ Làm động tác của con vật”’ “ Thăm nhà bạn”...
- Kể lại những gì thấy về một buổi tham quan công viên, vườn bách thú 
- Làm tranh sách, Bộ sưu tập về thế giới động vật: vật nuôi trong nhà, sống trong rừng, dưói nước, côn trùng( dưới sự giúp đỡ của cô giáo)
- Giáo viên cùng trẻ tổ chức làm tranh, hình ảnh các con vật từ cách ép lá khô, từ vật liệu thiên nhiên
- Làm bưu thiếp, thiệp chúc mừng tặng bà, mẹ và cô giáo nhân ngày 8/3( dưới sự giúp đỡ của cô giáo)
4. Phát triển thẩm mỹ:
 - Chỉ đạo giáo viên tổ chức hướng dẫn cho trẻ ca hát, vỗ tay và tập gõ đệm và sử dụng một số dụng cụ âm nhạc theo tiết tấu, theo phách, nhịp và vận động phù hợp theo nhạc cùng cô các bài về thế giới động vật, về ngày hội của bà và mẹ: “Đàn vịt con”; “Chim chích bông”; “Ai cũng yêu chú mèo”; “Trời nắng trời mưa”; “Cá vàng bơi ”; “ Chú ếch con”; “Con chuồn chuồn”; “ Voi làm xiếc”; “ Vì sao con chim hay hót”; “ Đố bạn”; “Rửa mặt như mèo”; “Kìa con bướm vàng”; “Quà 8 - 3”; “Cá vàng bơi”
- Giáo viên cho trẻ nghe hát, nghe nhạc các bài có nội dung liên quan đến chủ đề: “Bắc kim thang ”; “Gà gáy le te ”; “Lý hoài nam ”; “Con cò ”; “Thật đáng chê”; “Hoa thơm bướm lượn ”;“ Em như chim bồ câu trắng ”; “Cò lả”; “ Vật nuôi”; “ Chim bay”; “ Lí con sáo”...
- Giáo viên tiếp tục hướng dẫn, củng cố, rèn luyện cho trẻ Chơi trò chơi âm nhạc: “Tai ai thính”; “Sol mi”; “Mèo con cún con và chim gõ kiến ”; “Ai nhớ nhanh’; “ Nghe tiếng hát tìm động vật”; Bắt chước cách vận động của các con vật”; “ Gà gáy vịt kêu”; “Thỏ nhảy vào chuồng”; “ Năm chú vịt”; “Chim bay”; “Phi ngựa” 
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ vẽ, nặn, xé, dán, cắt dán, tô màu theo mẫu hoặc theo ý thích; một số đề tài: “ Vẽ tô màu con gà con”; “ Nặn con chim”; “Vẽ vảy cá ”; “Vẽ con rùa ”; “ Nặn các loại chim, côn trùng”; “Nặn một số con vật sống trong rừng”; “Tô màu các loại côn trùng”; “Tạo hình các con vật bằng vân tay”; “Tạo hình con bướm bằng vân tay”; “ Tô màu động vật sống trong rừng”; “ Tô màu con hươu cao cổ”; “ Cắt dán con cá”; “Tạo hình các con vật từ nguyên vật liệu thiên nhiên”; “Dán hoa tặng bà và mẹ”; “ Vẽ hoa tặng bà và mẹ” 
- Giáo viên tổ chức cho trẻ làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên: gấp hình các con vật sống trong rừng, trong nhà, dưới nước, làm con vật từ rau củ quả, vỏ sò, ốc hến, lá cây vỏ củ lạc của riềng, củ gừng, lá cây, tạo hình một số côn trùng từ hột hạt, lá tre, lá trúc ...
5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
 - Giáo viên tạo cơ hội để cùng trẻ quan sát trò chuyện về những con vật mà bé thích
- Giáo viên cho trẻ tham quan, dạo chơi (nếu có điều kiện) công viên, vườn bách thú, giúp trẻ cảm nhận được sự phong phú đa dạng của thế giới động vật qua đó biết yêu quý và bảo vệ và chăm sóc vật nuôi, tôn trọng người chăn nuôi
- Tổ chức cho trẻ làm trực nhật, chăm sóc góc thiên nhiên, tập chăm sóc vật nuôi gần gũi
- Chỉ đạo giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp với người chăn nuôi khi đi tham qua sở thú, vười bách thú, trại chăn nuôi, thăm những người nuôi thú ...
- Trao đổi tập cắt, dán các hình ảnh, nhận biết hành vi bảo vật nuôi, động vật quý hiếm, các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng từ hoạ báo dưới sự giúp đỡ của cô giáo và bố mẹ
- Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi phân vai, đóng vai: “Phòng khám thú y”; “Cửa hàng bán thực phẩm sạch”; “ Cửa hàng ăn uống”; “trại chăn nuôi”; “Cửa hàng bán hải sản tươi sống ”; “ Rạp xiếc”; “ Cửa hàng bán thú nhồi bông”; “Cửa hàng bán cá cảnh”; “Công việc của bà và mẹ ”; “Bé tập làm nguời lớn”; “Tập làm bánh cho chim ăn” 
- Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi xây dựng - lắp ghép: “ Xây dựng trại chăn nuôi ”; “Xây dựng vườn rau, ao cá ”; “Xây dựng vườn bách thú”; “Xếp những bông hoa bằng hột hạt ”; “Xây dựng vườn hoa, ao cá ”; lắp ráp chuồng trại, ao cho vịt, cá, tôm, cua, ếch, bơi.... từ những hình hình học ...
- Ghép hình các con côn trùng, chim, các con vật sống dưới nước, trong rừng, trong nhà...
- Chỉ đạo giáo viên tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, học tập: “Rồng rắn lên mây”; “Nu na nu nống”; “Mèo đuổi chuột”; “Kéo co”; “Thả đỉa ba ba”; “Lộn cầu vồng”; “rềng rềng ràng ràng”; “ Bịt mắt bắt dê” “ Cắp cua” “Đi cầu đi quán”; “Bắt vịt trên cạn”; “ Trốn tìm” “Tập tầm vông”; “Chim bay còn bay”; “Con gì kêu ”; “Bé làm đồ chơi yêu thích ”; “ Âm thanh của rừng xanh ”; “Rút tranh gọi tên”; “Con gì biến mất”; “Con vật gì ở dưới nước”; “ Đàn ong”; “ Bắt bướm”; “ Nhặt ốc”; “ Ngôi nhà kì lạ ”; “Đố biết con gì”; “Những con vật nào ”; “ Tiếng con vật gì”; “ Sói và dê”; “ Gấu và người thợ săn”; “ Mẹ nào con nấy”; “Mèo và chim sẻ”; “Cho thỏ ăn”; “Chó xói sấu tính”; “ Con quạ và Gà con”; “ Thi xem ai xếp nhanh”; “Cò bắt ếch” 
- Biết tôn trọng, yêu quý những người chăn nuôi, biết chăm sóc, bảo vệ vật nuôi gần gũi 
- Tập cất dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi xong. Tập tự làm một số công việc tự phục vụ cho bản thân, giúp bố mẹ
- Tổ chức cho trẻ thực hành một số hành vi chào đón khách đến nhà, nhận quà bằng hai tay, biết nói cảm ơn, xin lỗi và một số hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng 
- Giáo viên hướng dẫn và giáo dục các cháu thực hiện một số quy định ở nhà và ở trường, biết giữ gìn dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi. 
**************************************************
MẠNG HOẠT ĐỘNG: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (5 tuần)
Tuần 1: Một số con vật nuôi trong nhà.
Từ ngày (29/2 -4/3/2016). 
Tuần 2: Ngày hội của bà và mẹ.
Từ ngày (7/3 - 11/3/2016).
Tuần 3: Một số con vật sống dưới nước. 
Từ ngày (14/3 -18/3/2016).
Tuần 4: Một số loại chim, côn trùng.
Từ ngày (21/3 - 25/3/2016).
Tuần 5: Một số con vật sống trong rừng. 
Từ ngày (28/3 - 1/4/2016).
* Nội dung: 
-Trẻ gọi được tên của các con vật nuôi trong gia đình.
-Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của các của các con vật nuôi.
-Trẻ biết ăn thịt gà, thịt vịt rất tốt cho cơ thể.
- Các con vật này rất có ích cho con người.
* Hoạt động:
1. Phát triển thẫm mỹ:
- GDÂN: Hát múa theo nhịp bài hát: “Rửa mặt như mèo”.
NH: Gà gáy le te.
TC: Gà gáy vịt kêu.
- HĐTH: Vẽ, tô màu con gà con.
2. Phát triển nhận thức:
- LQVT: Số lượng 5.
- KPKH: Một số con vật nuôi trong gia đình.
3. Phát triển vận động:
- Đi trong đường hẹp có cầm vật trên tay.
TC: Mèo và chim sẻ.
ĐH: Hàng ngang.
HT: Chân3.
4. Phát triển ngôn ngữ:
LQVH: Thơ: “Đàn gà con”.
5. Phát triển tình cảm - xã hội:
- HĐNT: Mèo đuổi chuột.
- HĐVC:
+ TCHT: Con gì kêu.
+ TCVĐ: Mèo và chim sẻ.
+TCPV: Cửa hàng ăn uống.
+TCXD: Xây dựng trại chăn nuôi.
* Nội dung: 
-Trẻ biết ngày 8-3 là ngày của bà và mẹ.
-Trẻ biết ơn bà và mẹ.
* Hoạt động:
1. Phát triển thẫm mỹ:
- GDÂN: Hát múa bài: “Quà 8 – 3”.
NH: Ru con.
TC: mi sol.
- HĐTH: Vẽ hoa tặng bà và mẹ.
2. Phát triển nhận thức:
- LQVT: Sắp xếp các đối tượng theo quy tắc.
- KPKH: Tìm hiểu về ngày hội của bà và mẹ.
3. Phát triển vận động:
- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng dọc.
ĐH: Hàng ngang.
HT: Tay 4, Chân 4.
TC: Chuyển trứng.
4. Phát triển ngôn ngữ:
- LQVH: Thơ: “Dán hoa tặng mẹ”.
5. Phát triển tình cảm-xã hội:
- HĐNT: Kéo co
- HĐVC:
TCHT: Con gì biến mất.
TCVĐ: Quạ và gà con.
- TCPV: Cửa hàng bán hoa.
- TCXD: Xây dựng trại chăn nuôi..
* Nội dung: 
-Trẻ gọi tên các con vật sống dưới nước.
-Biết đặc điểm riêng của các con vật đó.
- Biết ăn tôm cá rất tốt cho cơ thể.
* Hoạt động:
1. Phát triển thẫm mỹ:
- GDÂN: Cá vàng bơi.
VĐ: Vỗ tay theo nhịp.
NH: Bắc kim thang.
TC: Nghe tiếng hát tìm động vật
- HĐTH: Cắt, dán con cá. 
2. Phát triển nhận thức:
- LQVT: Gộp hai nhóm trong phạm vi 5
- KPKH: Một số con vật sống dưới nước.
3. Phát triển vận động:
-Bật xa 20 – 25 cm.
TC: Cò bắt ếch.
ĐH: Hàng ngang.
HT: Chân 1.
4. Phát triển ngôn ngữ:
- LQVH: Truyện: “Cá diếc con”.
5. Phát triển tình cảm-xã hội:
-HĐNT: Cắp cua
-HĐVC:
-TCHT: Hãy đoán nhanh.
- TCVĐ: 
Cò bắt ếch.
- TCPV: Cửa hàng bán hải sản. 
-TCXD: xây dựng ao cá.
* Nội dung: 
- Trẻ gọi được tên của một số loại chim, và côn trùng.
- Biết yêu quý bảo vệ chúng.
* Hoạt động:
1. Phát triển thẫm mỹ:
GDÂN: Hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm bài: Con chuồn chuồn.
NH: Chim chích bông.
TC: Mèo con cún con và chim gõ kiến. 
HĐTH: Tô màu các loài chim, côn trùng.
2. Phát triển nhận thức:
- LQVT: Tách thành hai nhóm.
- KPKH: Một số loài chim.
3. Phát triển vận động:
-Ném xa bằng 2 tay.
TC: Bắt bướm.
ĐH: Hàng ngang.
HT:Tay 1.
4. Phát triển ngôn ngữ:
LQVH:Thơ: “Ong và bướm”.
5. Phát triển tình cảm-xã hội:
-HĐNT: Chim bay cò bay .
-HĐVC:
+TCHT: Đố biết con gì
+TCVĐ: Đàn ong.
+TCPV: Cửa hàng bán vật nuôi
+TCXD: Xây dựng vườn hoa nuôi ong.
* Nội dung: 
- Trẻ gọi được tên của các con vật sống trong rừng.
- Biết đặc điểm của các con vật đó.
* Hoạt động:
1. Phát triển thẫm mỹ:
GDÂN: Đố bạn
VĐ: Minh họa
NH: chú voi con ở bản đôn
TC: Tiếng hát to tiếng hát nhỏ
HĐTH:Tô màu hươu cao cổ.
2. Phát triển nhận thức:
- LQVT: Nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn giữa 2 đối tựơng sử dụng đúng từ to hơn- nhỏ hơn - KPKH: Một số con vật sống trong rừng.
3. Phát triển vận động:
- Bò chui, bật về phía trước.
ĐH: Hàng ngang.
HT: Bụng 1, chân 5.
4. Phát triển ngôn ngữ:
LQVH: Truyện: “Thỏ con thông minh”.
5. Phát triển tình cảm-xã hội:
-HĐNT: Bịt mắt bắt dê
-HĐVC:
-TCHT: Con này ăn gì.
TCVĐ: Cáo và thỏ.
- TCPV: Bác sĩ thú y.
TCXD: Xây dựng vườn bách thú.
*******************************
CA CHIỀU TỪ NGÀY 30/2 - 1/4/2016
KẾ HOẠCH TUẦN I
MỘT SỐ CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết quan sát, so sánh và nhận xét sự giống nhau theo những dấu hiệu rõ nét.
 - Biết phân nhóm các con vật theo dấu hiệu đặc trưng về sinh sản, thức ăn, nơi sống và tìm dấu hiệu chung. 
 - Biết kể chuyện về các con vật trong nhà.
 - Phát triển óc quan sát và tính ham hiểu biết cho trẻ.
 - Yêu quý vật nuôi, mong muốn được chăm sóc vật nuôi, có 1 số thói quen, kỹ năng chăm sóc bảo vệ vật nuôi. 
II. Kế hoạch tuần: 
 Ngày
Thứ 2. 29. 2
Thứ 3. 1. 3
Thứ 4. 2. 3
Thứ 5. 3. 3
Thứ 6. 4. 3
Hoạt động
Đón trẻ, trò chuyện, thể dục buổi sáng và hoạt động ngoài trời
- Cô đón trẻ vào lớp, giới thiệu nơi cất cặp, áo mũ cho trẻ. 
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ.
- Trò chuyện với trẻ về 1 số vật nuôi trong nhà.
- Thể duc buổi sáng: Tập kết hợp bài: Con cào cào - Hồi tĩnh: Con công
- Hoạt động ngoài trời: Cô cho trẻ dạo quanh sân trường. Cô cho trẻ quan sát thời tiết, lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi...
+ Cho trẻ xem tranh và trao đổi với trẻ về 1 số vật nuôi trong nhà.
+ Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
+ Cho trẻ chơi với thiết bị ngoài trời.
Hoạt động có chủ đích
- Khám phá khoa

File đính kèm:

  • docchu_de_dong_vat.doc
Giáo Án Liên Quan