Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Ngô Thị Hiên

I.Đón trẻ-thể dục -điểm danh.

1.Đón trẻ.(7h-8h)

-Giáo dục trẻ biết chào hỏi cô ,bố mẹ trước khi vào lớp.

-Rèn thói quen vào lớp cho trẻ.

-Tạo tình cảm cô và trẻ.

-Tạo niềm tin cho phụ huynh.

2.Thể dục sáng(8h-8h20)

-Giúp trẻ rèn luyện sức khỏe.

-Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ.

3.Điểm danh.(8h20-8h30)

-Trẻ nhớ tên mình và tên các bạn.

-Rèn cho trẻ thói quen biết vâng dạ,khi cô gọi đến.

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Ngô Thị Hiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 
kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ ở trường mầm non
Chủ đề : Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ ( 4 + 5 tuổi )
Thời gian: cả ngày 
Số lượng trẻ: cả lớp
Người soạn: Ngô Thị Hiên
Ngày thực hiện: 23/02/2016
I.Đón trẻ-thể dục -điểm danh. 
1.Đón trẻ.(7h-8h)
-Giáo dục trẻ biết chào hỏi cô ,bố mẹ trước khi vào lớp.
-Rèn thói quen vào lớp cho trẻ.
-Tạo tình cảm cô và trẻ.
-Tạo niềm tin cho phụ huynh.
2.Thể dục sáng(8h-8h20)
-Giúp trẻ rèn luyện sức khỏe.
-Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ.
3.Điểm danh.(8h20-8h30)
-Trẻ nhớ tên mình và tên các bạn.
-Rèn cho trẻ thói quen biết vâng dạ,khi cô gọi đến.
4.Hoạt động học.
 Giáo án âm nhạc.
 Chủ đề: Các loại rau mà bé thích.
 Đề tài: dạy hát: “ Cây bắp cải”
 Nghe hát: “ Bầu và Bí”
 Trò chơi âm nhạc: nghe tiếng hát tìm đồ vật
 Đối tượng trẻ:4-5 tuổi
 Số lượng trẻ:25-30 trẻ
	 Thời gian: 25- 30 phút
I.Mục đích - yêu cầu
1.Kiến thức
-Trẻ hát thuộc lời bài hát, biết được tên bài hát, tên tác giả.
-Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Cây bắp cải”.
2.Kỹ năng
-Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
-Phát triển tố chất âm nhạc, rèn luyện tai nghe nhạc qua trò chơi âm nhạc.
-Rèn luyện tính tự tin, tự nhiên khi biểu diễn.
3. Thái độ
-Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
-Trẻ hứng thú nghe cô hát, tích cực hưởng ứng theo cô, và có thể vận động theo cô.
-Có tinh thần hợp tác với nhóm.
-Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị
-Nhạc, bài hát “ Cây bắp cải” bài “ Bầu và Bí”
-Các bài hát chủ đề cho trò chơi
III.Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1.ổn định tổ chức:
-Nghe đố, nghe đố:
 Cũng gọi là bắp
Lá sắp vòng quanh
 Lá ngoài thì xanh
 Lá trong là trắng
 ( Là rau gì?)
2.Nội dung chính 
a: Dạy hát: bài cây bắp cải
-Vừa rồi các con đã trả lời xuất sắc câu hỏi của cô và hôm nay nhạc sĩ Thu Hồng cũng có bài hát nói về cây bắp cải đây. Chúng mình cùng khoanh tay đẹp lắng nghe cô hát bài “ Cây bắp cải” nhé
* Đàm thoại nội dung trích dẫn:
-Cô vừa hát bài hát gì? ai sáng tác?
-Cô hát lần 2 kết hợp nhạc
-Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài hát 1 lần nữa nhé.
( Cô kết hợp nhạc động tác minh họa ).
-Các con có biết bài hát nói về điều gì không?
*Giảng nội dung bài hát.
Bài hát nói về cây bắp cải xanh man mát, lá cải sắp vòng tròn, và ở giữa là búp cải non. Em bé trong bài hát đã rất thích bắp cải xanh đấy!.
-Rau bắp cải có nhiều vitamin A và chứa rất nhiều chất sơ đấy các con ạ, chính vì vậy chúng mình phải ăn thật nhiều rau để cơ thể khỏe mạnh nhé!
*Cô hát lần 3.
*Dạy hát.
-Cô tổ chức cho trẻ hát.
-Cả lớp hát cùng cô 2 đến 3 lần.
-Cô mời từng tổ hát.
-Mời nhóm bạn trai hát.
-Mời nhóm bạn gái hát.
-Cô mời cá nhân trẻ hát.
-( Cô động viên sửa sai )
b. Nghe hát: “ Bầu và Bí ” 
-Cô thấy hôm nay bạn nào cũng ngoan và hát rất hay. Cô cũng muốn gửi tới chúng mình bài hát “Bầu và Bí” của nhạc sỹ Phạm Tuyên.
-Cô hát lần1: Cô hát cả bài hát thể hiện tình cảm .
-Cô vừa hát bài hát “ Bầu và Bí” do nhạc si Phạm Tuyên sáng tác.
-Cô hát lần 2. Cô hát với nhạc và động tác minh họa.
-Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Hát gì? do ai sáng tác? 
-Các con ạ! Bài hát nói về trái bầu và trái bí yêu thương gắn bó với nhau tuy khác giống. Vì thế chúng mình là bạn bè thì phải biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau các con nhớ chưa?
c. Trò chơi âm nhạc: “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” vùa rồi cô thấy bạn nào cũng giỏi và xứng đáng được chơi trò chơi đấy! Các con có thích không?
+Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+Cách chơi: Một bạn nhắm mắt và một bạn sẽ đi giấu đồ vật, cả lớp sẽ hát và bạn nhắm mắt sẽ đi tìm đồ vật. Nhiệm vụ của cả lớp là sẽ hát khi bạn chưa đến gần đồ vật thì hát nhỏ và bạn đến gần đồ vật rồi thì sẽ hát to để bạn tìm thấy đồ vật.
+Luật chơi: trẻ nào lên chơi, mà không tìm thấy đồ vật thì sẽ nhảy lò cò.
Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
Nhận xét tuyên dương trẻ.
3.Kết thúc: cô nhận xét giờ học
-Cô thấy cả lớp mình hôm nay học rất ngoan hát hay chơi trò chơi cũng rất giỏi Cô khen cả lớp. Bên cạnh đó còn một số bạn chưa chú ý trong giờ học, giờ học sau các con chú ý học s hơn nhé! Tiết học hôm nay đã kết thúc rồi.
-Đố gì? đố gì?
-Rau bắp cải
-Bài hát “ Cây bắp cải” nhạc Hoàng Văn Yừn
-Trẻ lắng nghe
-Tổ hát
-Nhóm bạn trai hát
-Nhóm bạn gái hát
-Cá nhân trẻ hát
-Trẻ lắng nghe
-“Bỗu và Bí” nhạc sĩ Phạm Tuyên
-Vâng ạ!
-Có ạ!
II.Hoạt động ngoài trời (9h-9h30)
-Quan sát một số loại rau trong trường
-Thỏa mãn tính tò mò ham hiểu biết của trẻ
-Biết chơi trò chơi đúng luật
-Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, rèn sự chú ý ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ vận động cho trẻ.
-Trẻ biết lợi ích của các loại rau đối với đời sống con người.
+Cô cho trẻ quan sát song sau đó cho trẻ chơi trò chơi “dung răng dung rẻ”
-Cô phổ biến cách chơi luật chơi
-Tổ chức cho trẻ chơi
-Động viên trẻ hứng thú tham gia chơi
+ Chơi tự do: cho trẻ chơi theo ý thích. Cô bao quát lớp đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. Hoạt động góc ( 9h30 -10h )
+Góc xây dựng: xây vườn rau.
+Góc âm nhạc: hát múa các bài hát theo chủ đề thực vật.
+Góc thư viện: Xem tranh, ảnh về 1 số loại rau ăn lá và ăn củ.
+Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa 
*Hoạt động 1 Cô giới thiệu chủ đề chơi ở các góc.
-Cô gợi ý cách chơi các hoạt động ở nhóm.
-Trẻ trò chuyện với bạn về công việc trẻ làm ở góc chơi.
+Góc xây dựng: Xây vườn rau là góc chính:
-Bạn nào chơi ở góc xây dựng?
-Bạn nào làm nhóm trưởng?
-Các con dùng gì để chơi ở góc xây dưng?
+Tương tự với các góc:
-Góc âm nhạc
-Góc thư viện
-Góc phân vai.
+Biết liên kết giữa các góc. Các bác xây dựng về góc phân vai để uống nước...
-Cô cho trẻ tự phân nhóm chơi và chọn vai chơi.
- Hướng dẫn trẻ chọn nhóm chơi.
*Hoạt động 2 Quá trình chơi: 
-Cho trẻ về nhóm chơi,hướng dẫn trẻ kê góc chơi. tổ chức cho trẻ chơi.
-Cô đi từng nhóm quan sát, hướng dẫn, gợi ý cho cháu thể hiện vai, mối quan hệ giữa các vai, giữa các nhóm.
-Động viên trẻ tham gia chơi tích cực.
-Cô quan sát động viên, khen nghợi trẻ khi trẻ thực hiện tốt vai chơi.
*Hoạt động 3 Nhận xét sau khi chơi
-tổ chức cho trẻ đi thăm quan nhật xét nhóm mình, nhóm bạn.
-Cô nhận xét chung.
-Động viên nhóm chơi chưa tốt để lần sau trẻ cố gắng hơn
*Hoạt động 4 Kết thúc:
- Hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
IV. Hoạt động vệ sinh (10h -10h30):
-Cho trẻ đi vệ sinh.
-Trẻ biết cách rủa tay, lâu mặt, lau tay trước khi ăn.
-Giáo dục trẻ thói quen rửa tay, lau mặt không đùa nghịch.
-Trẻ lau song cô nhắc trẻ vào lớp ngồi xuống bàn chuẩn bị ăn trưa.
V.Giờ ăn trưa (10h30-11h30).
-Trẻ biết mời cô, mời các bạn trước khi ăn.
-Trẻ ngồi ăn ngoan, ăn hết suất, cầm thìa bằng tay phải.
-Giáo dục trẻ thói quen văn minh ăn uống, không nói chuyện khi ăn, không đùa nghịch.
-Ăn song cô nhắc trẻ cất dọn bát thìa, lau miệng, uống nước.
VI. Nghỉ trưa ( 11h30 -14h)
-Cho trẻ vận đọng nhẹ nhàng.
-Cho trẻ ngủ thoải mái và ngon giấc, cô trông trẻ ngủ, xử lý tình huống nếu có.
-Hết giờ đánh thức trẻ dạy cho trẻ đi vệ sinh.
VII. Vận động nhẹ, ăn quà chiều (14h-15h )
-Cô cho trẻ dậy từ từ, cô phụ dọn phòng ngủ.
-Cô cho trẻ đi vệ sinh và chải đầu.
-Cô cho trẻ ngồi vào bàn, giới thiệu món ăn và chia ăn cho trẻ.
-Khi trẻ ăn cô bao quát trẻ động viên trẻ ăn song để bát thìa gọn gàng.
-Khi trẻ ăn song cô nhắc trẻ cất ghế lau miệng, đi uống nước.
VIII. Hoạt động chiều( 15h-16h): 
-Dạy trẻ hát bài “ cây”
-Chơi tự do.
-Cô cho trẻ hát bài hát “quả” 
-Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
-Giáo dục trẻ.
-Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1.
+Hỏi trẻ tên tác giả, tên bài hát.
-Giảng nội dung bài hát.
-Cô đọc lần 2, lần 3.
-Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
-Tổ chức cho trẻ đọc từng câu theo cô đến hết bài.
-Hướng dẫn cho trẻ hát luân phiên.
-Tổ chức cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, các nhân.
-Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
*Củng cố: Gợi ý cho trẻ nhắc lại tên bài hát. Tác giả.
-Giáo dục trẻ
IX. Nêu gương vệ sinh trả trẻ
-Cô nhận xét chung nhắc nhở động viên trẻ để ngày sau cháu cố gắng hơn.
-Chuẩn bị quần áo, giầy dép gọn gàng cho trẻ.
-Trả trẻ tận tay cho các bậc phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ.

File đính kèm:

  • docxGiao_an_1_so_loai_rau.docx
Giáo Án Liên Quan