Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Âm nhạc - Đề tài: Vận động “Quê hương tươi đẹp”

 I. YÊU CẦU:

1.Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài hát “Quê hương tươi đẹp” của dân ca Nùng.

- Trẻ vận động đúng giai điệu bài hát.

- Trẻ biết luật chơi và cách chơi trò chơi đoán tên bạn hát.

2.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng ghi nhớ.

3.Thái độ

- Trẻ hứng thú tích cực trong giờ học, giờ chơi.

- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh quê hương

- Máy vi tính, bài hát quê hương tươi đẹp, cò lả.

- Mũ chóp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 11570 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Hoạt động: Âm nhạc - Đề tài: Vận động “Quê hương tươi đẹp”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Vận động “Quê hương tươi đẹp”
Nghe hát: “Cò lả”
Chủ đề: Quê hương – đất nước – Bác Hồ - Tết thiếu nhi
Chủ đề nhánh: Quê hương
Lớp: 4-5 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Hường
 I. YÊU CẦU:
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát “Quê hương tươi đẹp” của dân ca Nùng.
- Trẻ vận động đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ biết luật chơi và cách chơi trò chơi đoán tên bạn hát.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng ghi nhớ.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tích cực trong giờ học, giờ chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh quê hương
- Máy vi tính, bài hát quê hương tươi đẹp, cò lả.
- Mũ chóp.
III. TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”.
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
+ Trong bài hát các bạn nhỏ yêu ai?
- Tóm tắt:À! Đúng rồi đó các bạn nhỏ yêu Hà Nội, yêu cha mẹ, yêu mái nhà thân thiết, yêu bạn bè, yêu cô giáo, yêu bờ hồ có tháp rùa sinh, yêu sông Hồng và được vào trong lăng thăm Bác Hồ đấy.
- GD: Các con biết không, Hà Nội là thủ đô của đất nứơc chúng ta, cũng là một quê hương ở đó có rất nhiều danh lam thắng cảnh, và mọi người trên mọi miền tổ quốc đều muốn được đến thủ đô để tham quan cảnh quê hương thì có rất nhiều cảnh khác nhau, nhưng quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên có rất nhiều kỷ niệm đẹp của cuộc sống gắn liền với ông bà, cha, mẹ, bạn bè, người thân, bà con láng giềng vì thế các con phải yêu mến quê hương, làng xóm của mình nhé! 
- Nhắn tin, nhắn tin!
- Cô Thảo đi về quê thăm quê ngoại và mời lớp chúng mình đến quê ngoại của cô chơi đó, các con có thích không? vậy giờ cô cùng các con đi chơi nhé!
2. Hoạt động 2: vận động theo nhạc “Quê hương tươi đẹp”
- Đến thăm nhà bà ngoại cô Thảo giờ lớp mình sẽ có quà tặng cho bà ngoại của cô Thảo đúng không các con. Vậy mình sẽ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ tặng bà nhé!
- À có một bài hát nói về quê hương đấy giờ chúng mình hãy nghe giai điệu và đoán tên bài hát mà chúng ta sẽ tặng cho bà ngoại cô Thảo nhé!
- Đó là giai điệu bài hát gì các con? Của dân ca gì?
- À! Đúng rồi đó là giai điệu bài hát “Quê hương tươi đẹp” của dân ca Nùng đấy.
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động bài hát “Quê hương tươi đẹp” của dân ca Nùng.
- Bây giờ lớp chúng mình hãy lắng nghe cô thể hiện lại lời của bài hát này nhé (cô hát nhún theo nhạc 1 lần).
- Bài hát “Quê hương tươi đẹp” của dân ca Nùng không chỉ hay mà vận động cũng rất đẹp. Để vận động được bài này các con chú ý xem cô vận động trước nhé!
- Lần 1: Cô hát, múa 1 lần theo nhạc.
- Cô tóm tắt nội dung: Bài hát “Quê hương tươi đẹp” của dân ca Nùng ca ngợi vẽ đẹp của quê hương Việt Nam có những cánh đồng lúa non xanh, có rừng ngàn cây và khi mùa xuân về mọi người quay quần bên nhau có những lời ca, tiếng hát để chào đón quê hương ngày một tươi đẹp hơn, thế nên các con phải biết yêu quý, bảo vệ quê hương mình nhé, mà trước hết các con hãy học cho ngoan, học giỏi đó cùng góp phần bảo vệ quê hương đấy các con!
- Lần 2: Bây giờ các con hãy vận động từng động tác trong bài hát “Quê hương tươi đẹp” 1 lần nữa để chúng ta tập cho đều, cho đẹp nhé!
+ Câu 1: “Quê hương em biết bao tươi đẹp” tay phải cô đưa từ dưới lên cao ngang đầu đồng thời kết hợp với nhún chân.
+ Câu 2: “Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây” tay phải cô giữ nguyên, tay trái cô đưa từ dưới lên cao ngang đầu đồng thời kết hợp với nhún chân.
+ Câu 3: “Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về” cô đưa hai tay thẳng đứng rồi nghiêng qua trái, nghiêng qua phải đồng thời kết hợp với nhún chân.
+ Câu 4: “Ngàn lời ca vui mừng chào đón” cô đưa hai tay thẳng đứng rồi uống tay vòng tròn từ từ dang hai tay sang hai bên đồng thời kết hợp với nhún chân.
+ Câu 5: “Thiết tha tình quê hương” cô đưa hai tay chéo về trước ngực đồng thời kết hợp với nhún chân.
- Cả lớp hãy cùng cô thể hiện lại lời bài hát này nhé! (Cô và cả lớp hát, nhún 1 lần theo nhạc).
- Bây giờ các con hãy cùng cô tập vận động cho đẹp để tặng bà ngoại cô Thảo nhé!
- Cho cả lớp múa cùng cô 1 lần
- Lớp, tổ, nhóm, cá nhân vận động.
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Hỏi trẻ vừa múa bài hát có tên là gì?
- Cho cả lớp múa lại.
3. Hoạt động 3:
- Cô cũng chuẩn bị một bài hát để tặng cho bà cô Thảo đấy! để xem thử nội dung bài hát của cô nói gì nhé! 
- Ở vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ rất là đẹp, cô sẽ dẫn các con đến đó chơi nhé. 
- Chuyển đội hình.
- Đưa bức tranh. Đồng bằng Bắc Bộ có gì đây các con? (quê hương có đồng lúa, cánh cò..)
- Ở ĐBBB có rất là nhiều làng điệu dân ca đấy các con. Và hôm nay cô đã chuẩn bị một bài hát để tặng cho bà cô Thảo và các con cũng liên quan đến đồng lúa và cánh cò đấy. Đó là bài hát “Cò lả” của dân ca đồng bằng Bắc Bộ mà giờ cô sẽ hát cho lớp mình nghe trước nhé!
- Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc và điệu bộ.
- Bài hát nói về gì các con? 
- Tóm tắt nội dung bài hát: Bài hát nói về những cánh đồng ruộng bát ngát, mênh mông, cò bay thẳng cánh. Hình ảnh cánh cò bay lả, bay la gợi lên khung cảnh êm đềm của làng quê. 
- Giáo dục: Để có một cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay như thế thì ta phải nhớ ơn các Bác nông dân, nên các con phải biết yêu quý công lao động của các bác nông dân đã làm ra cho chúng ta những hạt gạo để ta nấu cơm ăn, nên khi ăn cơm các con phải nhớ ăn hết xuất của mình và không được làm rơi vải cơm các con nhớ chưa nào.
- Cô hát lần 2: Để bài hát “Cò lả” của dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ được hay hơn cô sẽ hát kết hợp với nhạc và múa minh họa theo lời ca đấy. Giờ bạn nào thích múa cùng cô hãy đứng lên múa cùng cô đi nào.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? (Trẻ trả lời nếu không được cô sẽ nói; cô vừa hát bài “Cò lả” của dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ)
- Bây giờ các con hãy ngồi xuống và lắng nghe giai điệu bài hát?
- Sau khi nghe giai điệu bài hát con cảm nhận được điều gì? 
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Chuyển đội hình vòng tròn chơi trò chơi.
- Cô thấy lớp mình bạn nào cũng rất cố gắn để múa đẹp tặng cho bà cô Thảo nên cô tuyên dương lớp mình nào!
- Để thưởng cho các con cô tặng cho lớp mình một trò chơi.
- Đó là trò chơi: Đoán tên bạn hát
- Giờ các con hãy yên lặng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi nhé. Cho cả lớp chơi.
+ Cách chơi : cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp, sau đó cô mời bạn ở dưới hát, bạn ở dưới hát xong và cô mở mũ chóp hỏi tên bạn nào hát. 
+ Luật chơi : bạn nào không đoán được tên tên bạn hát sẻ nhảy lò cò 1 vòng, trò chơi tiếp tục.
- Tổ chức cho trẻ chơi (vài lần).
- Để các con nhớ lại nội dung bài múa chúng ta chuẩn bị tặng bà cô Thảo, bây giờ lớp mình sẽ vận động lại bài hát “Quê hương tươi đẹp” của dân ca Nùng nhé.
- Món quà cô cháu chúng ta tập luyện để tặng cho bà ngoại cô Thảo đã chuẩn bị xong, giờ chúng ta hãy đi về quê ngoại của cô Thảo nào.
- Đọc bài thơ “Em yêu nhà em” cho trẻ ra ngoài.

File đính kèm:

  • docVAN DONG QUE HUONG TUOI DEP.doc
Giáo Án Liên Quan