Giáo án mầm non lớp Chồi - Kế hoạch giáo dục chủ đề “Thế giới động vật”

Trẻ biết thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.

- Trẻ biết phối hợp tay – mắt trong các vận động:

-Trẻ biết thể hiện khả năng nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện các bài tập

-Trẻ kiểm soát được vận động

- Trẻ có 1 số hành vi tốt trong ăn uống như biết mời cô, mời bạn, ăn từ tốn, nhai kĩ, tự lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn. .

-Trẻ tự vẽ nghuệch ngoạc

 

doc95 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Kế hoạch giáo dục chủ đề “Thế giới động vật”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT”
Thời gian thực hiện: 5 tuần
Từ ngày 21/ 12/ 2015 đến ngày 22/ 01/ 2016
STT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GHI CHÚ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
MT 1
MT 2
MT 3
MT 4
MT 5
MT 6
- Trẻ biết thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Trẻ biết phối hợp tay – mắt trong các vận động:
-Trẻ biết thể hiện khả năng nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện các bài tập
-Trẻ kiểm soát được vận động
- Trẻ có 1 số hành vi tốt trong ăn uống như biết mời cô, mời bạn, ăn từ tốn, nhai kĩ, tự lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn...
-Trẻ tự vẽ nghuệch ngoạc
- Cho trẻ tập thể dục sáng, thể dục chính khóa kết hợp cô làm mẫu.
+ Ném trúng đích bằng 1 tay.
+ Đập và bắt bóng tại chỗ.
+ Bật – Nhảy từ trên cao xuống (Cao 30 – 35 cm)
+ Bò chui qua cổng.
+ Chạy chậm 60 – 80 mét
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay, đánh răng đúng cách, biết thay và tự mặc quần áo
- Rèn cho trẻ cách cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 ngón tay
- HĐ thể dục sáng
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
HĐ trò chuyện trong các sinh hoạt hàng ngày
HĐ góc
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MT 7
MT 8
MT 9
MT 10
MT 11
- Trẻ biết sử dụng các giác quan để quan sát, xem xét, tìm hiểu đối tượng: nhìn, sờ, ngheđể nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng.
- Trẻ biết phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật
- Trẻ biêt nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng khi được hỏi.
- Trẻ biết so sánh số lượng hai đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn
- Trẻ biết chơi đóng vai( bắt chước các hành động của những người lớn như làm bác sĩ khám bệnh cho các con vật,)
-Tìm hiểu một số con vật sống trong gia đình
- Tìm hiểu một số con côn trùng.
- Nhận biết, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và hình tam giác.
+Phân loại các nhóm con vật khác nhau, giống nhau
+Mối quan hệ giữa con vật với môi trường sống của chúng.
- Đếm, nhận biết đối tượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5.
- Chia nhóm đối tượng trong phạm vi 5
+Trò chơi bác sĩ thú y, trò chơi bán thức ăn cho các con vật,bán hàng,
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ góc
- HĐ học, trò chuyện 
- HĐ học 
- HĐ học
-HĐ góc
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MT 12
MT13
MT14
MT 15
MT 16
MT 17
MT 18
MT 19
- Trẻ biết đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề Động vật
- Trẻ biết bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Trẻ biết chọn sách phù hợp với chủ đề để xem. Trẻ làm quen với cách đọc như đọc từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
- Trẻ biết lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
-Trẻ biết kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.
-Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi.
- Trẻ biết sử dụng được câu đơn, câu ghép
-Trẻ biết đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem.
- Thơ “Chim Én”
- Thơ “Rong và cá”
- Thơ “Nai con”
- Truyện “Chuyện về chàng Gà trống”
- Truyện “Kiến và ve sầu”
+ Cô và trẻ cùng đọc truyện, xem tranh, dạy trẻ cách lật giở từng trang sách, cách đọc chữ
+ Dạy trẻ cách giao tiếp với cô và bạn bè.
+ Dạy trẻ biết cách kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian trước, sau với sự hướng dẫn của cô.
+Dạy trẻ hiểu và sử dụng các từ chỉ con vật, các loại thức ăn của con vật:Con gà ăn thóc...
+ Dạy trẻ những câu thường sử dụng trong giao tiếp hằng ngày..
+Cho trẻ xem sách truyện, tạo tình huống để trẻ phải đề nghị người khác đọc cho trẻ nghe, biết tự giở sách xem tranh
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ góc
- HĐ góc, HĐ vui chơi
- HĐ trò chuyện trong các sinh hoạt hàng ngày
- HĐ trò truyện trong ngày
- HĐ trò chuyện
- HĐ góc
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
MT 20
MT 21
MT 22
MT 23
MT 24
MT 25
MT 26
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
-Trẻ biết vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc(vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa)
-Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm
- Biết sử dụng các kĩ năng vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc, đường nét
- Xé theo đường thẳng đường cong và dán thành sản phẩm có màu sắc, bố cục 
- Trẻ vui sướng chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp của các con vật
- Trẻ biết cách nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng
- Dạy hát: “Chú voi con ở bản đôn”
- Dạy hát: “Con chim non”
- Vận động: “Cá vàng bơi”
+Trẻ xếp, gấp các lá cây thành các con vật theo sự hướng dẩn của cô. 
- Vẽ con bọ dừa
- Xé dán quả trứng gà
+ Dạy trẻ cách bày tỏ cảm xúc của mình trước các sự vật, sự việc.
+ Cô hướng dẫn cho trẻ cách nhận xét sản phẩm trong giờ tạo hình cũng như trong các giờ chơi tạo ra sản phẩm.
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ chơi ngoài trời
- HĐ học 
- HĐ học 
- HĐ vui chơi, trò chuyện.
- HĐ học, HĐ góc, HĐ ngoài trời
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI
MT 27
MT 28
MT 29
MT 30
MT 31
-Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp: sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, ngoan, lễ phép, chơi đoàn kết với bạn.
- Trẻ biết xử lí các tình huống, các vấn đề thường hay gặp trong các hoạt động hàng ngày.
-Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể của mình
-Trẻ thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về động vật.
- Trẻ thích chăm sóc các con vật thân thuộc.
- Những người bạn tốt
- Bé yêu động vật trong rừng.
- Dạy trẻ kĩ năng giải quyết vấn đề qua truyện “Dê con nhanh trí”
- Món ăn bé yêu thích
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân qua bài hát “Rửa mặt như mèo
+ Dạy trẻ thấy được cái đẹp, cái hay, lợi ích của các loài động vật thông qua câu chuyện, bài hát, bài thơ..
+ Giáo dục trẻ yêu quý và biết chăm sóc, bảo vệ các con vật.
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động học
Hoạt động học, 
HĐ góc, HĐ vui chơi
HĐ góc
*Môi trường giáo dục:
a) Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng học:
- Trang trí phòng học đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với chủ đề động vật.
- Treo tranh chủ đề và chủ đề nhánh, trang trí bảng tin để thể hiện các mục tiêu giáo dục trẻ.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn với trẻ
- Các góc chơi thường xuyên của trẻ gồm 5 góc, cô giáo cần chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi cũng như nguyên vật liệu đa dạng, phong phú.
- Chuẩn bị truyện tranh, lô tô, album về các loài động vật
b) Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời:
- Lau dọn sạch sẽ các đồ chơi ngoài trời
- Chuẩn bị cát, nước, sỏi, các loại lá cây để trẻ tham gia chơi ngoài trời
- Sân bãi sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát cho trẻ hoạt động
Xét duyệt của chuyên môn Người lập kế hoạch 
 Vi Thị Thu Thủy
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH “MỘT SỐ LOÀI CHIM”
Thời gian thực hiện: Từ ngày 21/ 12/ 2015 đến ngày 25/ 12/ 2015
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ .
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu.
- Cho trẻ vào góc chơi tự do.
- Trò chuyện với trẻ về cách bảo vệ môi trường sống sạch sẽ
* Khởi động: Với bài Liên khúc các con vật
- Trẻ khởi động đi vòng tròn và tập các động tác khởi động theo cô làm mẫu.
* BTPTC: Tập với Con cào cào
- Hô hấp: Thổi nơ
- Động tác tay: 2 lần 8 nhịp
+ N1: 2 tay sang ngang. 
+ N2: 2 tay gập vào vai. 
+ N3 giống N1 
+ N4: Về TTCB
- Động tác lườn: 2 lần 8 nhịp
+ N1: 2 tay dang ngang, bàn tay ngửa 
+ N2: Tay trái chống hông, tay phải đưa qua bên trái, nghiêng người sang trái 
+ N3: Tay phải chống hông, tay trái đưa qua bên phải, nghiêng người sang phải
+ N4: Về TTCB
- Động tác chân: 2 lần 8 nhịp
+ N1: Hai tay sang ngang, tay ngửa, đồng thời đưa chân trái ra sau 
+ N2: Hai tay đưa về phía trước đồng thời đá chân về phía trước
+ N3: Thu chân và tay về giống nhịp 1
+ N4: Về TTCB
- Động tác bật: 2 lần 8 nhịp
+ Bật chân trước chân sau, tay chống hông
* Hồi tĩnh:
* Tập Earobic bài Con mèo con chuột
- Điểm danh, báo ăn.
Hoạt động học
PTNT
(LQVT)
Nhận biết, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác
PTTM
(ÂM NHẠC)
Dạy hát:
“Con chim non”_
N&L Lý Trọng
PTTC
Ném trúng đích bằng 1 tay
PTNN
(LQVH)
Thơ “Chim Én”
(Nhược Thủy)
PTTC-KNXH
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân qua bài hát “Rửa mặt như mèo
Chơi, hoạt động ở các góc
Góc xây dựng: Xây trang trại nhà bé 
Góc thư viện : Xem sách, tranh ảnh về các loài chim 
Góc thư viện : Xem sách, tranh ảnh, làm album về động vật
Góc vận động: Chơi vận động thô
Góc phân vai : Bác sĩ thú y 
Góc âm nhạc : hát múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề. 
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
Hoạt động chơi ngoài trời
- Ổn định lớp, cho trẻ hát hoặc đọc thơ trong chủ đề
- Cho trẻ đi dạo, quan sát thời tiết.trò chuyện
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi sau:
Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, Chuyển trứng, Trời nắng trời mưa, Nhảy qua hố nhỏ, Nhảy bao bố
Trò chơi học tập: Đố biết con gì, Tạo dáng con vật
Trò chơi dân gian: Thả đỉa ba ba, Lộn cầu vồng
Cho trẻ chơi trong khu thể chất vận động thô
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, vẽ các con vật trên sân trường.
Ăn, ngủ
- Cô phân công cho một số trẻ giúp cô kê bàn ghế, trải khăn, kê sập ngủ, xếp gối.
- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trước khi ăn.
- Cô động viên, nhắc nhở để trẻ ăn nhanh và ăn hết suất của mình.
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, dạy trẻ kỹ năng đánh răng đúng cách.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, mắc màn, đắp chăn cho trẻ khi trẻ ngủ.
Chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ
Chim én
Chim sâu
Chim vành khuyên
Con gà
Con chó
Con mèo
Con voi
Con gấu
Con khỉ
Cá chép
Cá lóc
Cá trê
Ôn lại những từ đã học trong tuần
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích
- Cô bao quát lớp và nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
- Cô cho trẻ hát, đọc thơ các bài hát trong chủ đề động vật
- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của trẻ.
Trả trẻ
- Cô nhắc trẻ sửa soạn trang phục, đầu tóc gọn gàng.
- Cô nhắc trẻ lấy đồ dùng cá nhân của mình, chào cô và ba mẹ khi về
- Cô trao đổi với phụ huynh những vấn đề cần thiết về tình hình trẻ trên lớp
Xét duyệt của chuyên môn	 Người lập kế hoạch
	 Vi Thị Thu Thủy
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thứ 2 Tổ chức dạo chơi, tăng cường vận động
 - Cho trẻ đi dạo quanh vườn trường,trò chuyện với trẻ về thời gian ngày hôm nay là thứ mấy? Đầu tuần hay cuối tuần
- Cho trẻ hát bài Cả tuần đều ngoan
- Trò chuyện về thời tiết, về chủ đề động vật
 1. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
+ Luật chơi:Khi nghe hiệu lệnh thì chuột phải chạy nhanh xung quanh vòng tròn.
+ Cách chơi:Cho lớp đứng thành vòng tròn ,chọn một cháu làm mèo,một cháu làm chuột đứng vào giữa vòng tròn quay lưng lại với nhau,khi cô và cả lớp nói bắt đầu thì bạn làm mèo sẽ đuổi bạn làm chuột chạy quanh vòng tròn,nếu mèo bắt được chuột thì sẽ đổi bạn khác làm chuột,cứ lần lược chơi như vậy.
2. Trò chơi vận động : Chuyển trứng
+Luật chơi:Không để rơi trứng
+Cách chơi:Chia trẻ thành 2 nhóm đứng trước vạch chuẩn cách 2 vòng tròn 1m. Mỗi cháu cầm 1 cái thìa và một quả trứng khi nghe hiệu lệnh thì đặt quả trứng vào thìa và đi về phía vòng tròn bước vào vòng tròn rồi đi về đưa cho bạn tiếp theo rồi đi về cuối hàng đứng,cháu thứ 2 tiếp tục như cháu thứ nhất,lần lược như thế cho đến hết trẻ.Nhóm nào chuyền trứng xong trước và không để rơi trứng thì nhóm đó thắng cuộc 
3. Trò chơi vận động : Nhảy qua hố nhỏ 
-Chuẩn bị: Vẽ những vòng tròn nối tiếp nhau làm hố cho ếch nhảy.
- Luật chơi: Trẻ nhày chụm hai chân
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 4 đội mỗi lượt chơi là hai đội chơi, trẻ thực hiện giả làm “Con ếch” bật liên tục từ hố nọ sang hố kia, vừa nhảy vừa kêu “Ộp ộp”.Bạn thứ nhất thực hiện xong rồi về cúi hàng cứ như thế cho hết bạn trong tổ.đội thực hiện xong trước là đội đó thắng.
4. Chơi tự do 
- Cô cho trẻ chơi tự do ở khu phát triển vận động thô như chơi đi cầu khỉ, đấm bốc, bật qua vật cản
Thứ 3, 5:
 - Cho trẻ hát Con chim non
- Ổn định lớp và trò chuyện với trẻ về một số loài chim
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi sau:
1. Trò chơi học tập: Tạo dáng con vật 
+ Luật chơi: Tạo đúng dáng của các con vật mà cô gọi tên
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn khi cô nói tên con vật gì thì trẻ sẽ tạo dáng của con vật đó,nếu tạo dáng không đúng sẽ đứng ra khỏi vòng tròn khác rồi hướng dẫn cho trẻ chơi lại.
2.Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng
+ Luật chơi: không được thả tay bạn ra
+ Cách chơi:chơi cả lớp,cô cho trẻ kết nhóm hai bạn cầm tay nhau vừa đọc bài đồng dao “lộn cầu vồng nước trong nước chảy”khi đọc hết câu đồng dao thì hai bạn cùng lộn ra sau và đọc lại câu đồng dao và lộn lại.
3.Trò chơi vận động: Nhảy bao bố
Chuẩn bị: Bao
Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội chơi, từng bạn của mỗi đội chơi đứng vào trong bao và trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh các đội chơi bắt đầu nhảy bao bố tới đích đã được quy định. Bạn nào về đích trước sẽ giành được 1 lá cờ. Bạn thứ nhất trong đội về đích thì bạn tiếp theo sẽ tiếp tục chơi và cứ lần lượt cho tới bạn cuối cùng trong nhóm. Đội chơi nào giành được nhiều cờ đội đó sẽ là đội chiến thắng
4. Chơi tự do 
- Cô chuẩn bị phấn và sân bãi sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ để trẻ vẽ những con vật trong gia đình.
- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
Thứ 4, 6:
 - Cho trẻ đi dạo quanh vườn trường, trò chuyện hỏi trẻ về các đồ dùng, đồ chơi trong sân trường.
- Đọc thơ ‘Chim chích bông”
- Chơi các trò chơi sau:
1.Trò chơi dân gian : Thả đỉa ba ba 
+Cách chơi: Vẽ 1 vòng tròn rộng 3 mét hoặc vẽ 2 đường thẳng song song, cách nhau 3 mét để làm sông. Khoảng 10 – 12 trẻ một lần chơi, trẻ đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong. Chọn 1 bạn vào trong vòng tròn vừa đi vừa đọc đồng dao:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà nấy phải chịu
Cứ mỗi tiếng hát lại đập nhẹ vào vai 1 bạn. tiếng cuối cùng rơi vào ai thì bạn đó phải làm đỉa. 
Đỉa đứng vào giữa sông, người chơi tìm cách qua sông, vừa lội vừa hát: “Đỉa ra xa tha hồ tắm mát”, đỉa phải chạy đuổi bắt người qua sông. Nếu chạm tay vào bạn nào chưa kịp lên bờ thì coi như bạn đó bị chết và phải làm đỉa thay cho bạn kia và trò chơi lại tiếp tục.
+Luật chơi: Người đọc đồng dao phải thuộc và đọc lưu loát, mỗi tiếng phải chạm đúng 1 bạn, không được bỏ sót bạn nào.
Người làm đỉa chỉ được chạy trong ao hoặc dưới sông, không được chạy lên bờ để bắt
Đỉa chạm vào bất cứ phần cơ thể nào của người qua sông đều được chấp nhận, miễn là người đó chưa lên bờ. 
2.Trò chơi học tập: Đố biết con gì 
- Cách chơi: Cô làm động tác mô phỏng vận động của các con vật kết hợp với những tiếng kêu của chúng và để trẻ biết đó là con gì. Ví dụ: Vịt đi lạch bạch và kêu cạc cạc cạc, gà trống gáy ò ó o.trẻ theo dõi và đoán đúng tên con vật. Ai đoán đúng tên con vật sẽ được lên mô phỏng những con vật mà mình biết để các bạn khác theo dõi và đoán tên.
3. Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa
Luật chơi: 
Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, mỗi bé phải trốn vào một nơi trú mưa. Ai không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: 
Chuẩn bị vẽ những vòng tròn trên sân sao cho vòng này cách vòng kia từ 30 -40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ chơi khoảng 3 - 4 vòng.
Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách của cô. Khi nghe hiệu lệnh của cô nói: “Trời mưa” thì mỗi trẻ tìm một nơi trú mưa nấp cho khỏi bị ướt (chạy vòng tròn). Ai chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài 1 lần chơi. Trò chơi tiếp tục, giáo viên ra lệnh “trời nắng” để trẻ đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên để trẻ tìm đường trú mưa.
4. Chơi tự do:
- Cô chuẩn bị cho trẻ một số đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi
- Cô bao quát, nhắc trẻ chơi đoàn kết, vui vẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Thứ 2, 4, 6 chơi các trò chơi sau
1. Góc xây dựng: xây trang trại nhà bé 
+ Chuẩn bị : Cổng, hàng rào.
- Các loại cây, cỏ.
- Miếng lắp ghép làm ngôi nhà.
+Thỏa thuận:Cô cho lớp hát “gà trống mèo con và cún con” trò chuyện hỏi trẻ về các thành viên trong gia đình .Vậy các con thích chơi gì?Cô cho trẻ về góc xây dựng, cô đi đến và hướng dẫn trẻ cách phân vai chơi, phân công việt của nhóm chơi.
+Thực hiện quá trình chơi:Cô cho trẻ tự chọn góc chơi và để trẻ chơi theo ý thích.
- Cô bao quát, gợi ý giúp trẻ thực hiện xây công trình của mình bằng cách trò chuyện, hỏi trẻ đồng thời hướng dẫn trẻ chơi.
+Kết thúc trò chơi :Cô đến góc nhận xét về công trình trẻ xây còn thiếu gì, những gì xây chưa hợp lí, trong quá trình chơi trẻ chơi như thế nào
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng.
2. Góc thư viện : xem sách,tranh ảnh 
+ Chuẩn bị :các loại sách,tranh ảnh về chủ đề. 
+Thỏa thuận: Cho trẻ về góc chơi, cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi
+Thực hiện quá trình chơi: Cô có thể ngồi xem tranh và trò chuyện cùng trẻ, hướng dẫn trẻ cách giở sách và cách xem sách.
+Kết thúc trò chơi :Cô đến góc nhận xét về công trình trẻ xây còn thiếu gì, những gì xây chưa hợp lí, trong quá trình chơi trẻ chơi như thế nào
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng.
3. Góc vận động : 
+ Chuẩn bị : Cô chuẩn bị ra sẵn đồ dùng , đồ chơi của ngày hôm đó .
+Thỏa thuận :Cho trẻ tự chọn đồ chơi rồi cho trẻ về góc chơi, cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi
+Thực hiện quá trình chơi:Cô bao quát và nhập vai cùng trẻ
- Hướng dẫn trẻ cách chơi với những đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong góc vận động.
 của lớp mình , cô có thể cùng chơi với trẻ.
+Kết thúc trò chơi:Cho trẻ nhận xét quá trình chơi của mình
- Trẻ sắp sếp và cất đồ dùng gọn gàng sau khi chơi xong.
Thứ 3, 5 chơi các trò chơi sau
1.Góc phân vai : Bác sĩ thú y 
+ Chuẩn bị : Dụng cụ của Bác sĩ thú y : kim tiêm, các lọ thuốc,....
+Thỏa thuận:Cho trẻ về góc chơi, cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi, bạn nào làm bác sĩ, bạn nào làm người đưa con vật đi khám,chữa bệnh bác sĩ làm những công việc 
+Thực hiện quá trình chơi:Cô cho trẻ tự chọn góc chơi và để trẻ chơi theo ý thích.
- Cô bao quát, gợi ý giúp trẻ thực hiện vai chơi của mình bằng cách trò chuyện, hỏi trẻ đồng thời hướng dẫn trẻ chơi.
+Kết thúc trò chơi :Cô có thể để trẻ tự nhận xét về góc chơi của trẻ.
2. Góc âm nhạc : hát múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề. 
+ Chuẩn bị: Nhạc cụ, mũ hóa trang.
- Băng nhạc, máy cát sét.
+Thỏa thuận:Cô cho trẻ kể tên một số bài hát quen thuộc về các con vật mà trẻ biết.
- Gợi ý cho trẻ cách múa hát, cách vận động theo nhạc.
- Phân công 1 trẻ có năng khiếu làm đội trưởng để hướng dẫn các bạn.
+Thực hiện quá trình chơi:Cô cho trẻ về góc chơi, mở nhạc giúp trẻ và cho trẻ cùng múa hát.
- Cô khuyến khích trẻ chọn cho mình những dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích để vận động.
+Kết thúc trò chơi :Cô có thể để trẻ tự nhận xét về góc chơi của trẻ.
- Tuyên dương những trẻ vận động đẹp và đúng nhạc, động viên các bạn còn yếu.
- Cho trẻ dọn dẹp góc chơi 
3.Góc thiên nhiên: Thả vật nổi, vật chìm.Chăm sóc cây.In khuôn cát.
+ Chuẩn bị :Một số vật nổi, vật chìm.
-Cây xanh.
-Nước, cát.
-Thùng tưới.
- Khuôn in
+Thỏa thuận:Cho trẻ về góc chơi, cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi
-Cô hướng dẫn cháu quan sát và nhận xét về vật nổi, vật chìm. Cách chăm sóc cây. Tính chất của cát ướt và khô.
+Thực hiện quá trình chơi: Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây, nhắc trẻ không bẻ cành, ngắt hoa
+Kết thúc trò chơi: Cho trẻ nhận xét quá trình chơi của mình,rồi thu dọn đồ dùng gọn gàng.
4. Góc thư viện : Xem sách, tranh ảnh, làm album về động vật
+ Chuẩn bị :các loại sách,tranh ảnh về chủ đề. 
+Thỏa thuận: Cho trẻ về góc chơi, cô hướng dẫn trẻ nhận vai chơi
+Thực hiện quá trình chơi :Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ
+Kết thúc trò chơi:Cho trẻ tự nhận xét quá trình chơi của mình, tuyên dương trẻ
Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2015
LÀM QUEN VỚI TOÁN
“NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt và gọi đúng tên hình vuông, hình chữ nhật.
- Trẻ biết một số đồ dùng đồ chơi có dạng hình vuông và hình chữ nhật.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm, quan sát và 

File đính kèm:

  • docdong_vat_2015_2016_moi_nhat.doc