Giáo án mầm non lớp Chồi - Khám phá khoa học - Bài dạy: Làm quen một số côn trùng có ích có hại

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

* Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số côn trùng

- Biết so sánh và tìm ra đặc điểm giống và khác nhau của chúng

* Kĩ năng:

- Phát triển khả năng ngôn ngữ

- Rèn cho trẻ khả năng trả lời câu hỏi, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng

- Rèn cho trẻ khả năng tư duy so sánh, phân tích

* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết lợi ích của một số côn trùng, biết bảo vệ côn trùng có lợi và phòng tránh côn trùng có hại

II. CHUẨN BỊ

*Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử, tranh ảnh một số côn trùng

* Đồ dùng của trẻ: Lô tô ong, bướm, ruồi

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Khám phá khoa học - Bài dạy: Làm quen một số côn trùng có ích có hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động có chủ đích: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Tên bài dạy: LÀM QUEN MỘT SỐ CÔN TRÙNG CÓ ÍCH CÓ HẠI
Người dạy: LẠI THỊ HUYỀN
Lớp mầm non: 4-5 Tuổi 2
Thời gian: 20-25 Phút
Ngày dạy: 28/03/2016
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên một số côn trùng
- Biết so sánh và tìm ra đặc điểm giống và khác nhau của chúng
* Kĩ năng:
- Phát triển khả năng ngôn ngữ
- Rèn cho trẻ khả năng trả lời câu hỏi, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng
- Rèn cho trẻ khả năng tư duy so sánh, phân tích
* Giáo dục: Giáo dục trẻ biết lợi ích của một số côn trùng, biết bảo vệ côn trùng có lợi và phòng tránh côn trùng có hại
II. CHUẨN BỊ
*Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử, tranh ảnh một số côn trùng
* Đồ dùng của trẻ: Lô tô ong, bướm, ruồi
* Nội dung tích hợp:
- GDAN: “Chị ong nâu và em bé”, “Con bướm”
- LQVH: Câu đố
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định – trò chuyện
- Cho cả lớp hát bài “Chị ong nâu và em bé”
- Bài hát nói về con vật gì?
- Con ong có ích hay có hại?
- Bài hát nói về chị ong nâu chăm chỉ siêng năng tìm mật giúp cho đời. Vậy hôm nay cô cháu mình cùng làm quen với một số côn trùng có ích có hại nhé!
2. Nội dung hoạt động
* Hoạt động 1: Làm quen một số côn trùng
+ Con Ong
Cô đố, cô đố
 Con gì bé tí
 Chăm chỉ suốt ngày
 Bay khắp vườn cây
 Tìm hoa gây mật 
 (Con ong)
-Đố các con biết đó là con gì?
- Cô cho trẻ quan sát tranh và đọc
- Ai giỏi lên chỉ các bộ phận của con ong nào? (Đầu, thân, chân, cánh)
- Ong bay được là nhờ gì? (Có cánh)
- Ong dùng gì để hút mật? (dùng mật)
- Con ong có các bộ phận như: Đầu, thân, chân, cánh, vòi. Ong dùng cánh để bay, dùng vòi để hút mật hoa, ong sống thành bầy đàn.
- Con ong hút mật hoa làm mật cho chúng ta ăn, mật ong ăn rất ngon và bổ.
+ Con Muỗi
 Ngủ phải tránh nó
 Kẻo mà đốt đau
 Mọi người bảo nhau
 Mắc màn để ngủ
 (Con muỗi)
-Cô cho trẻ quan sát tranh và đọc đồng thanh
- Cho trẻ lên chỉ các bộ phận của con muỗi
- Con muỗi dùng gì để hút máu người và động vật? (dùng vòi)
- Con muỗi sống ở đâu? (Sống ở chỗ tối, nước đọng, nơi ẩm ướt)
- Muỗi là con vật có ích hay có hại? (Có hại)
- Muỗi hút máu từ người này sang người khác, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt suất huyết.
- Các con phải diệt muỗi như thế nào? (Không để nước ở chai lọ, chum, khơi thông cống rãnh,)
- Muốn phòng tránh muỗi đốt các con phải làm gì? (Ngủ phải mắc màn)
* So sánh sự giống và khác nhau của con ong và con muỗi
- Giống: Đều là côn trùng, có 2 cánh, 2 mắt, nhiều chân, có vòi.
- Khác nhau:
+Ong: Là côn trùng có lợi, sống trong tổ, hút mật hoa và thụ phấn cho cây
+ Muỗi: Là côn trùng có hại, hút máu người, truyền các loại bệnh truyền nhiễm cho con người.
+ Con Bướm
-Lắng nghe lắng nghe
 Con gì mặc áo đẹp
 Bay rập rờn bên hoa
 Suốt ngày chỉ la cà
 Không chăm lo làm việc
 (con bướm)
-Cho trẻ quan sát tranh con bướm và cho trẻ đọc đồng thanh
- Cho trẻ lên chỉ bộ phận của con bướm (Đầu, thân, chân, cánh)
- Bướm cũng là động vật biết bay có đầu, thân, chân, cánh có nhiều loại bướm có màu sắc sặc sỡ.
- Bướm bay được là nhờ bộ phận nào? (nhờ cánh)
- Con bướm bay từ nhụy hoa này sang nhụy hoa khác giúp cho hoa kết thành quả.
- Con bướm là côn trùng có ích
+ Con Ruồi
 Vừa bằng hạt đỗ
 Ăn giỗ cả làng
 (Con Ruồi)
-Cho trẻ quan sát tranh con Ruồi
- Cho trẻ chỉ từng bộ phận của con ruồi
- Ruồi sống ở đâu? (Ở nơi dơ bẩn)
- Ruồi sống ở nơi dơ bẩn vì vậy các con phải diệt ruồi như thế nào? (Bằng vỉ ruồi, không vứt rác bừa bãi, không phóng uế)
- Ruồi sống ở chỗ bẩn sau đó bay vào thức ăn. Vì vậy các con phải đậy thức ăn lại
- Ruồi là côn trùng có ích hay có hại?
* So sánh sự giống và khác nhau của con ruồi và con bướm
- Giống nhau: Đều là côn trùng có, 2 cánh, 2 mắt.
- Khác nhau: Bướm là côn trùng có lợi, còn ruồi là côn trùng có lợi.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Trò chơi: Ai tinh mắt
Cho trẻ xem hình ảnh một số côn trùng và yêu cầu trẻ tìm nhừn côn trùng có ích (hoặc có hại)
-Luyện tập với rổ
Mỗi trẻ 1 rổ đựng lô tô côn trùng. Cô nói tên các con vật hoặc đọc câu đố về con vật nào thì trẻ giơ lô tô con vật đó lên
*Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng tổ”
Cô gắn 3 bức tranh con ong, bướm, ruồi. Cho trẻ chon 1 lô tô con vật trẻ thích vuawd đi vừa hát. Khi nghe hiệu lệnh của cô thì chạy về tổ con đó.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
* Giáo dục: Các con mà thấy những côn trùng có ích thì phải biết chăm sóc , bảo vệ chúng. Còn những côn trùng có hại thì phải tránh và đề phòng như thấy tổ ong thì đừng chọc phá, trước khi đi ngủ thì phải mắc màn để khỏi bị muỗi đốt nhé!
3. Kết thúc:
- Cả lớp hát bài hát “Con Bướm”
-Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Đố gì đố gì
-Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và đọc
- Trẻ lên chỉ
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và đọc
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ so sánh
-Nghe gì nghe gì
-Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và đọc
-Trẻ lên chỉ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và đọc
- Trẻ lên chỉ các bộ phận 
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ so sánh
-Trẻ lắng nghe và chơi
-Trẻ lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô
-Trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe
-Cả lớp hát

File đính kèm:

  • docxgiao_an_KPKH_con_trung.docx
Giáo Án Liên Quan