Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Tìm hiểu nước và các nguồn nước trong thiên nhiên

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết các nguồn nước có trong tự nhiên.

- Biết tính chất, đặc điểm, ích lợi của nước.

- Biết làm 1 số thí nghiệm với nước

- Biết chú ý lắng nghe và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thành, hồn nhiên. Trả lời được câu hỏi của cô

2. Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng phát âm đúng , diễn đạt mạch lạc.

- Phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo, phán đoán, tưởng tượng của trẻ.

- Kỹ năng quan sát

- Kỹ năng luyện tập, thực hành

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 7600 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Tìm hiểu nước và các nguồn nước trong thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh vực phát triển nhận thức
hoạt động chính: “tìm hiểu nước và các nguồn nước trong thiên nhiên”
hoạt động bổ trợ:
 - Giáo dục phát triển nhận thức
 - Giáo dục phát triển ngôn ngữ
 - Ngày soạn: .....................
 - Ngày dạy:........................
 - Người soạn – giảng : Tô Thị Hoài 
 - Đối tượng: Lớp MG 5-6 tuổi
 - Thời gian: 35- 40 phút
Mục Đích Yêu Cầu:
Kiến thức:
Trẻ biết các nguồn nước có trong tự nhiên.
Biết tính chất, đặc điểm, ích lợi của nước.
Biết làm 1 số thí nghiệm với nước
Biết chú ý lắng nghe và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thành, hồn nhiên. Trả lời được câu hỏi của cô
Kỹ năng:
Rèn trẻ kỹ năng phát âm đúng , diễn đạt mạch lạc.
Phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo, phán đoán, tưởng tượng của trẻ.
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng luyện tập, thực hành
Thái độ:
 Trẻ biết giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch, biết sử dụng nước tiết kiệm
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
Máy chiếu, máy vi tính
Các Sile chiếu 
1 khay đựng, 1 chai nước, 3 cốc nước, 2 thìa, 1 bát, 1 hộp sữa, 1 túi muối và 1 túi đường
5 bát nước
1 viên đá to
Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 1 khay đựng, 1 chai nước, 3 cốc nước, 2 thìa, 1 bát, 1 hộp sữa, 1 túi muối và 1 túi đường
Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
1.Trò chuyện về chủ điểm: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên.”
- Các con ơi! Lại đây với cô nào! Cô giới thiệu với lớp mình, hôm nay có các cô các bác trong trường về dự với lớp mình xem lớp mình học có ngoan có giỏi không đấy. Các con hãy nổ một tràng pháo tay thật to để đón chào các cô các bác nào.
 + Sile1: (Mở sile chào mừng)
- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “trời nắng trời mưa”.
 + Sile 2:(Cô dùng âm thanh: mưa to, sấm chớp để trẻ về tổ) .
- Vừa rồi là âm thanh gì nhỉ?
- Âm thanh đó báo hiệu hiện tượng thiên nhiên gì ?
- Các con ạ! Mưa cung cấp cho con người rất nhiều nước nhưng không biết nước mang lại lợi ích gì và có những nguồn nước nào trong tự nhiên, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.
2.Nội dung chính:
2.1 Các nguồn nước có trong tự nhiên:
- Trong tự nhiên có rất nhiều các nguồn nước.Con đã nhìn thấy nước ở những đâu?.
- Có một bạn nhỏ rất thích đi chơi và chúng mình cùng lắng nghe xem bạn đang ở đâu nhé:
 Rộng mênh mông
 Bờ cát trắng
 Tớ tắm nắng
 Nước mặn lắm cơ
Đố các bạn biết tớ đang ở đâu?
- Bạn nào được đi biển rồi, chúng mình hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe về biển nào? 
+ Sile3: Nước biển
- Các con nhìn xem biển có những gì?
- Nước biển có vị như thế nào?
- Các con có biết vì sao nước biển mặn không?
( Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và không ít các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu nhưng chưa có câu trả lời chính xác, nhà khoa học của Mỹ cho rằng: nước biển mặn là do hàm lượng muối cao sinh ra từ đá trên đất liền. Đó là câu trả lời thuyết phục nhiều người nhất cho đến nay. Và nếu bạn nào muốn biết rõ hơn khi nào lớn chúng mình sẽ đi nghiên cứu vấn đề này nhé.)
- Nước biển có dùng để nấu ăn được không? Vì sao?
+ Sile 4: Tắm biển
 ( Nước biển không dùng để nấu ăn được do hàm lượng muối cao, nhưng vì có nước biển lên các loài tôm, cá, cua ,và các sinh vật khác sống trong nguồn nước mặn mới sinh sống được. Các loại động vật biển đó mang lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế nước ta. Biển còn là nơi nghỉ mát, tắm nắng giúp con người sảng khoái trong mùa hè nóng bức).
+ Sile5: Nước sông.
Ngoài nước biển cô còn có hình ảnh nước sông:
- Cô đố lớp mình sông và biển nơi nào nhiều nước hơn?
(Lượng nước ở sông bao giờ cũng ít hơn lượng nước ở biển vì biển rộng hơn sông).
- Theo các con nước sông có mặn như nước biển không?Vì Sao?
( Nước sông không mặn vì khi nước bốc hơi tạo thành mưa không mang theo lượng muối nào cả)
- Các con có biết nước từ đâu chảy đến sông và nước sông lại chảy ra đâu không?
( Nước mưa từ trên vùng cao chảy xuống sông và nước sông sẽ chảy ra biển ).
- Không biết nước từ trên cao chảy xuống sông bằng con đường nào nhỉ? Cô mời các con xem hình ảnh tiếp theo nhé
+ Sile 6: Suối
- Suối được bắt nguồn từ những vùng cao, khi mưa xuống nước sẽ chảy qua các khe đá, qua những luồng cây và chảy ra sông
+ Sile 7: Ao, hồ .
- Chúng mình nhìn xem đàn vịt này đang bơi ở đâu?
- Vì sao con biết đây là ao, hồ?( vì ao hồ nhỏ hơn sông biển ).
- Ao, hồ từ đâu mà có? ( Do con người đào đất mưa nhiều tạo thành ao, hồ hoặc nước sông chảy vào những chỗ chũng )
- Các con có biết ao, hồ, sông, suối mang lại lợi ích gì không?
+ Sile 8: Nuôi sống các loài sinh vật sống dưới nước.
+ Sile9: Dùng để tưới tiêu
+Sile 10: Cung cấp nước cho các nhà máy điện sản xuất ra điện thắp sáng hàng ngày.
- Nước ao, hồ, sông, suối có dùng để nấu ăn được không? Vì Sao?
* Các con lắng nghe cô đọc 1 đoạn lời thoại và đoán xem đó là câu chuyện cổ tích nào nhé?
 “Bống bống bang bang
 Mày ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
 Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”
- Bống được chị Tấm thả vào đâu?
+ Sile 11: Nước giếng 
- Các con có biết vì sao người ta lại gọi là Giếng không? (Vì giếng được đào rất sâu)
- Nước giếng từ đâu mà có? ( ở dưới lòng đất có rất nhiều mạch nước ngầm đào sâu vào mạch sẽ có nước quanh năm) 
- Nước giếng dùng để làm gì?
+ Si le 12: Nấu ăn
+ Sile 13: đánh răng, rửa mặt
+ Sile 14: Tắm giặt
Nước giếng là nguồn nước sạch chủ yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người
+ Sile 12: Giếng làng
Có những cái giếng được đào rất to và rất sâu xuống lòng đất cung cấp nước cho cả làng sinh hoạt
- Ngoài các nguồn nước trong tự nhiên con còn biết các nguồn nước nào khác nữa?
+ Sile 13: Nước máy được lấy từ các giếng khoan hoặc từ sông hồ qua hệ thống xử lý nước sạch mới dùng được.
+ Sile 14: Nước bể dùng trong sinh hoạt hằng ngày
+ Sile 15: Hình ảnh bạn nhỏ đang tưởng tượng.
- Con thử tưởng tượng xem nếu không có nước thì điều gì sẽ xảy ra ? 
+ Sile 16: Cây khô, đất khô.
- Cây khô, đất khô sẽ dẫn đến điều gì?
Sile 17: Sinh vật không có chỗ sinh sống.
Sile 18: Con người không sống được.
Nước mang lại lợi ích rất lớn cho cuộc sống
2.2 Khám phá tính chất, đặc điểm của nước.
- Vừa rồi chúng mình đã tìm hiểu các nguồn nước có trong tự nhiên. bây giờ cô sẽ cho chúng mình tiếp xúc và chơi với nước xem nước có những điều kì diệu nào nhé.
Trước tiên, cô có một phích nước. Cô đổ nước ra cốc. - Các con quan sát xem đây là nước gì ?
- Tại Sao con biết đây là nước nóng ? 
- Nước nóng có thể cho tay vào không? vì Sao?
- Cô có 1 tấm mê ca, tấm mê ca này có gì không ?
Cô úp lên mặt cốc hiện tượng gì xảy ra?
=> Kết luận: khi nước ở nhiệt độ cao sẽ bay lên và chuyển thành thể hơi.
- Còn khi ở nhiệt độ thấp thì sao ? theo con nước sẽ chuyển sang thể gì ?
Cô cho trẻ xem viên đá. Mời 1 bạn lên sờ tay vào viên đá và nói cho các bạn biết cảm giác của mình?
- ở nhiệt độ thấp nước chuyển thành thể rắn rất lạnh dùng để giải khát trong mùa hè nóng bức .
- ở nhiệt độ bình thường như thế này nước ở thể lỏng
=> Kết luận: nước có thể tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng,và hơi
* Bây giờ chúng mình cùng cô đi khám phá tính chất của nước nhé. 
+) Nước không màu:
- Mỗi bạn có 1 chai nước đã được đun sôi và để nguội, nước này có uống được không ? và nó đang ở thể gì?
Các con còn có 3 cốc, 2 thìa, 1 hộp sữa, 1 cái bát,1 ít muối và 1 ít đường. Các con hãy quan sát cốc có vạch số mấy? 
Các con hãy đổ nước vào 1 cốc đến vạch số 7 và đổ sữa vào 1 cốc đúng đến vạch số 6 nào? 
- Con nhìn xem màu của sữa và màu của nước như thế nào? Có gì khác nhau?
- Nước có màu không? 
- Cô cháu mình kiểm tra tiếp nhé! Các con hãy cho 1 thìa vào cốc nước 1 thìa vào cốc sữa và nhận xét xem cốc nào nhìn thấy thìa? Vì Sao lại nhìn thấy? Và vì Sao không nhìn thấy?
- Con rút ra kết luận gì?
=> Kết luận: Nước không có màu
+) Nước không có mùi:
- Các con hãy đưa cốc nước và cốc sữa lên mũi ngửi xem có mùi gì không?
=> Kết luận: Nước không có mùi
+) Nước không có vị:
Bây giờ các con hãy uống một ngụm sữa rồi uống một ngụm nước và nhận xét xem vị của 2 loại nước này như thế nào?
- Con rút ra kết luận gì?
=> Kết luận: nước không có vị
* Trò chơi thư giãn: “Những li nước”
Các con cùng cô chơi trò chơi với những li sữa nhé
Cho trẻ vừa đọc thơ vừa làm động tác mô phỏng và uống hết cốc sữa:
 “ Thêm ít đường
 Thêm ít sữa
 Li nước bổ 
 Li nước thơm
 Đưa lên miệng
 Uống một hơi
 ái chà chà
 Ngon tuyệt"
Các con thấy uống sữa có sảng khoái không? các con cất cốc sữa này ra đằng sau nhé.
Bây giờ chúng mình tiếp tục tìm hiểu sự kỳ diệu của nước nhé
+) Các con ạ! Nước không màu, không mùi, không vị nhưng lại rất kỳ diệu đấy 
Trong rổ các con có một túi muối và một túi đường, nhưng làm thế nào để biệt được đâu là muối đâu là đường? 
 Con hãy chia 1 cốc nước ra thành 2 cốc bằng nhau. 
Bây giờ các con hãy đổ túi muối vào 1 cốc nước, sau đó lấy thìa quấy đều lên. Hiện tượng gì xảy ra?
- Con nếm thử xem nước có vị gì?
 Lấy túi đường đổ vào cốc nước còn lại dùng thìa quấy đều lên. Hiện tượng gì xảy ra?
 Con nếm thủ xem nước có vị gì?
Qua thí nghiệm này con rút ra kết luận gì?
- Ngoài muối và đường con còn biết nước có thể hoà tan những gì nữa?
=> Kết luận: nước có thể hoà tan một số thứ như: muối và đường.
- Theo con nước có cần thiết đối với đời sống của con người không?
- Vậy mọi người phải làm gì để có nguồn nước sạch? 
( Không vứt rác xuống ao,hồ, sông, biển)
- Để tiết kiệm nước chúng ta phải làm gì? 
 Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước.
3. Kết thúc hoạt động:
- Trò chơi với những bát nước đầy vơi khác nhau:
- Cô có mấy bát nước?
- Mực nước trong bát như thế nào?
- Cô gõ vào từng bát và hỏi trẻ âm thanh phát ra ở từng bát như thế nào? có khác nhau không?
- Bây giờ cô gõ vào bát theo nhịp bài hát: “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” cả lớp mình đứng thành vòng tròn hát và vận động theo nhịp bài hát nhé.
- Giờ học đã kết thúc rồi, để giữ vệ sinh sạch sẽ chúng mình phải làm gì? ( cho trẻ đi rửa tay với nước)
 Vỗ tay
- Trẻ hát và vận động
Trẻ về tổ
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời
Trẻ kể
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
 Trẻ trả lời theo ý trẻ
Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ kể
Trẻ tưởng tượng
Trẻ phán đoán
Nước nóng
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời theo ý trẻ
Nước bốc hơi
Trả lời theo ý hiểu
Trả lời
Trẻ đổ
 Trẻ trả lời theo ý trẻ
 Trẻ trả lời
 Trẻ trả lời theo ý hiểu
 Trẻ trả lời theo ý trẻ
Trẻ ngửi và nhận xét
Trẻ uống và nhận xét
Trẻ nêu
Trẻ làm động tác 
Hạt muối to hơn hạt đường
Trẻ trả lời
Trẻ nếm và nhận xét
Trẻ đổ
Trẻ nhận xét
Trẻ trả lời theo ý hiểu
Trẻ kể
Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ đếm
Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ hát và vận động
Phòng giáo dục và đào tạo huyện đông triều
Trường mầm non hoa lan
******************
Giáo án phát triển nhận thức
Môn khám phá khoa học:
“Tìm hiểu về nước và các nguồn nước trong tự nhiên”
 Giáo viên dạy: Đoàn Thị Thu Hiền
 Đối tượng: Lớp MG 5- 6 tuổi
 Trường: Mầm non Hoa Lan- Đông Triều- Quảng Ninh
Năm học: 2009 - 2010

File đính kèm:

  • dockham_pha_hien_tuong_tu_nhien.doc
Giáo Án Liên Quan