Giáo án mầm non lớp Chồi - Nhánh 3: Một số phương tiện giao thông đường hàng không

- Cô đến sớm mở cửa lớp cho thông thoáng phòng học, chuẩn bị nước và đồ dùng cho trẻ trong ngày.

- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.

* TD sáng:

+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi nhanh, đi chậm. Kết hợp với nhạc bài hát “Thật đáng yêu” Tập với vòng.

 ĐTHH: Hít vào thở ra

 ĐT tay: Hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống ( 2l x 4N)

 ĐT Bụng: Đứng cúi người về phía trước lên cao ( 2L x 4N)

 ĐT Chân: Hai tay chống hông, rồi khuỵu gối ( 2L x 4N)

 ĐT Bật: Bật chụm tách chân ( 2L x 4N)

+ Hồi tĩnh: Trẻ hát bài hát và đi vòng tròn quanh sân trường

-Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân

 

docx18 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Nhánh 3: Một số phương tiện giao thông đường hàng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
Nhánh 3: Một số phương tiện giao thông đường hàng không
Thực hiện từ ngày: 14/3-18/3 - Giáo thực hiện:.
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
TD sáng
- Cô đến sớm mở cửa lớp cho thông thoáng phòng học, chuẩn bị nước và đồ dùng cho trẻ trong ngày.
- Cô đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. 
* TD sáng: 
+ Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, đi thường, đi nhanh, đi chậm... Kết hợp với nhạc bài hát “Thật đáng yêu” Tập với vòng.
 ĐTHH: Hít vào thở ra
 ĐT tay: Hai tay đưa lên cao rồi hạ xuống ( 2l x 4N)
 ĐT Bụng: Đứng cúi người về phía trước lên cao ( 2L x 4N)
 ĐT Chân: Hai tay chống hông, rồi khuỵu gối ( 2L x 4N)
 ĐT Bật: Bật chụm tách chân ( 2L x 4N)
+ Hồi tĩnh: Trẻ hát bài hát và đi vòng tròn quanh sân trường
-Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân
Điểm danh
- Cô điểm danh trẻ đến lớp và báo ăn với nhà bếp
Hoạt động học
 Âm nhạc
- NDTT: Dạy hát bài “ Bạn ơi có biết ”
ST: Hoàng Văn Yến
- NDKH: Nghe hát bài “Anh phi công ơi” lơi thơ Xuân Quỳnh, nhạc của Xuân giao
-TC: Ai nhanh nhất
HĐKP
Tìm hiểu về PTGT đường hàng không.
Vận Động
- VĐCB: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 
1,5m x 30cm
-VĐÔN
Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm
- TCVĐ: Kéo co
LQVT
Toán
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt hình tam giác với hình vuông
Văn Học
 Dạy trẻ đọc thơ
«  Cô dạy »
Tác giả : Phạm Hổ
Tạo hình
Nặn máy bay
 (Tiết mẫu)
Hoạt động góc
1.Góc phân vai (TT)
Nội dung chơi: Bán hàng ăn, bán vé máy bay, nấu ăn
- KN: Trẻ biết đóng vai người bán vé máy bay, làm chú phi công lái máy bay, bán nước uống, thức ăn cho khách.
- CB: Đồ dùng nấu ăn, bán hàng nước giải khát, bánh kẹo, một số PTGT và một số đồ chơi khác
2. Góc Nghệ thuật:
Nội dung chơi: + Tô màu, vẽ, dán một số phương tiện giao thông đường hàng không
 + Trẻ hát múa các bài hát trong chủ điểm
3. Góc học tập: (TT)
Nội dung chơi: + Xem sách, tranh, truyện về các loại phương tiện giao thông
 + Ghép hình các phương tiện giao thông
 + Chơi lô tô, phân loại PTGT
4. Góc xây dựng, ghép hình: 
Nội dung chơi: Xây dựng sân bay có nhiều máy bay đậu. 
Hoạt động ngoài trời
- HĐMĐ: 
Trò chuyện về thời tiết trong ngày
- TCVĐ : Máy bay	
- Chơi với cát và nước
- HĐMĐ:
Quan sát tranh máy bay
- TCVĐ:
Trèo thuyền
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- HĐMĐ: 
Vẽ máy bay trên sân trường
- TCVĐ: 
Ô tô và chim sẻ
- Chơi với nước và cát.
- HĐMĐ: 
 - Lao động nhổ cỏ vườn rau
- T/CVĐ : Máy bay
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
 HĐMĐ: 
- Đọc thơ cho trẻ nghe
- TCVĐ: Thuyền về bến
- Chơi với nước và cát.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ xem các PTGT trên ti vi
- Cô hướng dẫn trẻ cách gấp máy bay
 - Cho trẻ chơi ở các góc.
- Cho trẻ về góc tạo hình: Tô màu tranh về các loại PTGT
- Cô và trẻ chuẩn bị các đồ dùng cho tiết toán.
- Cho trẻ chơi ở góc nấu ăn, tạo hình
- Cho trẻ làm quen với bài thơ “Cô dạy”.
- Cho trẻ xem ti vi, băng đĩa về các loại PTGT.
- Cho trẻ chơi ở góc xây dựng
- Cho trẻ đọc thơ:
 “ Cô dạy”.
- Cho trẻ vệ sinh các góc cùng cô.
- Cho trẻ lau dọn đồ dùng ở các góc
- Biểu dương cuối tuần.
- Chơi tự chọn ở các góc.
Giáo viên thực hiện
Duyệt kế hoạch tuần
.
.
Kim An, ngày  tháng  năm 2016
Hiệu phó CM
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 Tạo hình
 Nặn máy bay 
( Tiết mẫu)
1. Kiến thức 
- Trẻ biết máy bay là phương tiện giao thông đường hàng không
- Biết cách chia đất, lăn tròn, ấn dẹt để nặn thành hình máy bay theo mẫu.
2. Kĩ năng:
- Trẻ thực hiện được các thao tác: Chia đất, lăn đất, lăn tròn, lăn dài... để nặn .
- Trẻ nặn được những chiếc máy bay theo ý tưởng của mình
3. Thái độ: 
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm do mình làm ra.
- Giáo dục trẻ khi đi trên xe không được xô đẩy, đùa nghịch.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u
 * Đồ dùng của cô
- Một số hình ảnh máy bay cho trẻ quan sát.
- Mẫu của cô
( 2-3 vật mẫu) 
- Nhạc bài hát 
“ Bạn ơi có biết ”
- Bàn chưng bày
* Đồ dùng của trẻ
Đất nặn, bảng con, khăn lau 
 1: Ổn định tổ chức.
- Hát theo nhạc bài hát: “ Bạn ơi có biết ”
 + Bài hát nói về những phương tiện giao thông nào?
 + Máy bay bay ở đâu?
 + Cô con mình cùng quan sát một số hình ảnh máy bay nhé.
 + Hôm nay các con cùng cô nặn những chiếc máy bay thật đẹp nào.
2 : Nội dung 
* Cô cho trẻ quan sát vật mẫu:
- Cô đã nặn được một chiếc máy bay rất đẹp, cô mời chúng mình cùng quan sát nhé!
- Cô chỉ vào từng bộ phận của máy bay cho trẻ quan sát và hỏi trẻ.
- Cô đố các con biết đây là phần gi? ( Phần thân máy bay đấy các con ạ)
- Phần thân máy bay có dạng gì?
- Đây là phần gì? ( Phần đầu), phần đầu có đặc điểm gì? ( Hơi nhỏ hơn)
- Thế còn phần đuôi máy bay?
- Hai cánh thì sao?
* Cô nặn mẫu cho trẻ quan sát
 - Vừa nặn cô vừa nói cho trẻ cách nặn: Đầu tiên cô chia đất, làm mềm đất, cô nặn phần thân máy bay trước, để nặn được phần thân, cô véo đất, bóp đất, lăn dài đất và cô đã làm được phần thân của máy bay rồi, sau phần thân cô sẽ nặn tiếp phần cách của máy bay...vừa nặn cô vừa hướng dẫn trẻ.
- Chúng mình thử làm động tác lăn tròn, ấn dẹt xem nào! Làm động tác lăn dài, ấm dẹt đất nào.
- Cô cho trẻ nói lên ý tưởng nặn của mình.
* Trẻ thực hiện
- Cô mời tất cả các con lấy đất nặn và đồ dùng cô đã chuẩn bị trước cho chúng mình nào.
- Các con đã đủ đồ dùng chưa? Mời tất cả các con ngồi vào bàn nào. 
Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chậm, gặp khó khăn.
Động viên, khuyến khích trẻ.
Cô bật nhạc nhỏ trong khi trẻ thực hiện.
* Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình 
Cô cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình và của bạn . (3- 4 trẻ)
Cô hỏi trẻ thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
Cô nhận xét những sản phẩm đẹp.
Động viên, khuyến khích trẻ lần sau cố gắng hơn.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét chung cả lớp và khen động viên trẻ. 
 Nhận xét trẻ cuối ngày
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐKhám phá 
Tìm hiểu về PTGT đường hàng không
 1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, biết nơi hoạt động, công dụng của một số phương tiện giao thông đường hàng không (máy bay trực thăng, máy bay phản lực...)
- Trẻ biết một số đặc điểm của máy bay.
2.Kỹ năng:
- Nói đúng tên các bộ phận như: Đầu máy bay, thân, cánh, đuôi...
- Trả lời câu hỏi của cô to rõ ràng, mạch lạc
3.Thái độ:
- Trẻ biết ý nghĩa của máy bay đối với đời sống con người.
- Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học . 
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm, hình chữ u
* Đồ dùng của cô :
- Một số bài hát trong chủ điểm“Bạn ơi có biết, anh phi công ơi”
- Máy tính
- Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông đường hàng không 
* Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ một rổ đựng lô tô về một số phương tiện giao thông đường hàng không.
- Một số máy bay bằng giấy cho trẻ chơi trò chơi
 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài “Bạn ơi có biết”
- Cô hỏi trẻ: Bài hát này nói về những PTGT nào?
- Các con đã nhìn thấy máy bay bao giờ chưa?
- Máy bay là PTGT đường gì? Có những đặc điểm gì?Hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu về PTGT đường hàng không nhé 
 2: Nội dung
 *Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh các phương tiện giáo thông( Máy bay phản lực, máy bay trực thăng, kinh khí cầu)
Có rất nhiều loại PTGT đường hàng không, hôm nay cô con mình cùng quan sát và tìm hiểu về chiếc máy bay nhé
* Cô cho trẻ quan sát hình ảnh máy bay.
- Máy bay bay ở đâu? 
- Máy bay bay nhanh hay chậm. 
- Cô chỉ vào từng phần của máy bay: Đây gọi là phần gì? Phần thân máy bay có đặc điểm gì? Phần đầu, phần đuôi như thế nào?
- Đây là cài gì? Các con có biết cánh máy bay làm nhiệm vụ gì không?
- Máy bay gọi là PTGT nào? Vì sao? 
Máy bay bay trên bầu trời nhờ vào động cơ và 2 cánh giữ thăng bằng khi bay, máy bay chở khách đi từ nơi này đến nơi khác .Máy bay bay trên bầu trời nên được gọi là PTGT đường hàng không.
 * Chia trẻ ngồi thành 4 nhóm( Mỗi nhóm quan sát một máy bay
- Cho từng tổ lên nói về đặc điểm của từng bộ phận của máy bay.
- Cô chốt lại:
* Máy bay là PTGT đường hàng không, hoạt động trên bầu trời, chở được nhiều người và hàng hóa đi từ nơi này đến nơi khác, bay rất nhanh.
 * Trò chơi 1: “Nhanh và khéo”
- Cách chơi: Cô cho trẻ đi theo đường hẹp lên gắn máy bay, trong 1 bản nhạc đội nào gắn được nhiều máy bay hơn là đội đó chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi.
* Trò chơi 2: Bé khéo tay
- Các con chơi có vui không ? Có thích làm chú phi công lái máy bay không? Vậy các con về nhóm gấp, tô màu, vẽ máy bay nhé !
- Cô cho trẻ về nhóm trẻ tự chọn, xong cho trẻ chơi với máy bay giấy
*Giáo dục trẻ: PTGT đường hàng không có rất nhiều lợi ích cho chúng ta, như chở người, hàng hóa và chở lính đi bảo vệ vùng trờiCác con chưa được đi máy bay nhưng nếu có dịp được đi thì các con nhớ là khi ngồi trên máy bay phải thắt dây an toàn và nghe theo lời người lớn nhé ! 
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
- NDTT: 
Dạy hát bài 
 “ Bạn ơi có biết ”
ST: Hoàng Văn Yến
- NDKH: Nghe hát bài 
“ Anh phi công ơi” lời thơ : Xuân Quỳnh, nhạc của Xuân giao
-TC: Ai nhanh nhất
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “ Bạn ơi có biết”, biết tên tác giả Hoàng Văn Yến
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “Bạn ơi có biết” bài hát nói về rất nhiều loại PTGT, mỗi loại có một nơi hoạt động riêng nhưng chúng đều có tác dụng là trở người và trở hàng hóa.
2.Kỹ năng:
- Trẻ hát thuộc lời và hát đúng giai điệu của bài hát
- Trẻ hát với giọng tự nhiên, vui tươi thoải mái
- Thực hiện tốt trò chơi
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
* Không gian tổ chức
- Trong lớp học
- Trẻ ngồi hình chữ u.
* Đồ dùng của cô:
- Đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm
“ Bạn ơi có biết, Anh phi công ơi ”
* Đồ dùng của trẻ:
- Vòng thể dục
- Sắc xô, mũ múa
1: Ôn định tổ chức – gây hứng thú:
-C ô trò chuyện với trẻ về các phương tiện giao thông, hỏi trẻ về tiếng kêu, nơi hoạt động và công dụng của chúng.
2: Nội dung: 
*Dạy hát bài: Bạn ơi có biết.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát: Bạn ơi có biết (lần1)
 + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
 + Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2: Giới thiệu nội dung bài hát và tính chất của bài hát 
 + Giảng giải nội dung bài hát
((Bài hát nói đến rất nhiều các loại phương tiện giao thông, Ô tô và xe máy thì đi trên đường bộ, thuyền bè thì đi dưới nước, máy bay thì đi trên bầu trơi, và tất cả các phương tiện giao thông đó đều đi đúng làn đường của mình và đều giúp cho việc trở người và hàng hóa..) 
+ Bài hát này các con hát với giọng vui tươi đấy.
- Cô hát lần 3: Cô hát cùng nhạc
- Bây giờ các con hát cùng cô bài hát này nhé!
* Cô dạy trẻ hát:
- Các con chú ý, khi cô bắt nhịp 1 tay thì cô hát, khi cô bắt nhịp 2 tay thì các con hát, các con đã rõ chưa?
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 2 lần
(Không nhạc)
- Cô cho cả lớp hát 2 lần (kết hợp nhạc đệm)
- Mời tổ, nhóm trẻ, cá nhân trẻ hát 
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có).
* Cách sửa sai
- Nếu trẻ hát sai về giai điệu: Cô hát mẫu chọn vẹn câu hát đó rồi bắt giọng cho trẻ hát lại đến hết bài
- Nếu trẻ hát sai lời ca: Cô có thể đọc lại lời kết hợp hát mẫu rồi bắt giọng cho trẻ hát lại câu hát sai đễn hết bài
- Mời từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên hát có nhạc đệm
* Hát nâng cao
- Để bài hát được hay hơn, vui nhộn hơn, có thể vừa hát vừa vận động theo nhạc như, dậm chân, nhún chân, lắc mông nữa đấy, chúng mình có thích thử không?
- Cho cả lớp hát và thể hiện động tác theo ý thích (Trẻ đứng vòng tròn) hát và thể hiện theo ý thích của mình
Cô động viên, khen ngợi trẻ.
* Nghe hát “Anh phi công ơi”
-Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
-Cô hát lần 1 cho trẻ nghe (Trẻ ngồi quanh cô)
-Hỏi trẻ tên bài hát
-Cô hát lần 2 kết hợp minh họa(Trẻ ngồi hình chữ u) 
- Lần 3 cho trẻ nghe đĩa
* T/C: “Ai nhanh nhất”
-Cách chơi: Cô có 5 chiếc vòng, cô mời 6 hoặc 7 bạn lên chơi cô và các con cùng hát hoặc đọc thơ, khi cô lắc sắc xô thì các con nhảy nhanh vao vòng, bạn nào chưa nhảy được vào vòng là phải nhảy lò cò
Luật chơi: Khi nào cô lắc sắc xô thì các con mới được nhảy vào vòng
4: Kết thúc.
Cô nhận xét và khen động viên trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày
....
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 Văn học:
Dạy trẻ đọc thơ
«Cô dạy»
Tác giả : Phạm Hổ
 1 .Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bài thơ còn nhắc nhở bé khi đi trên đường bộ thì nhở đi trên vỉa hè.
 2. Kĩ năng:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
- Trẻ biết ngắt nhịp khi đọc
3 .Thái độ:
- Hứng thú tham gia vào hoạt động.
* Không gian tổ chức
- Trong lớp
- Trẻ ngồi hình chữ u, hàng ngang
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính, đầu, đĩa
- Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Mô hình có nội dung bài thơ
- Bài hát : “ Bạn ơi có biết”
* Đồ dùng của trẻ
-Một số máy bay giấy cho trẻ chơi trò chơi
1: Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng hát bài : “ Bạn ơi có biết”
- Cô vừa cho các con hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc đến những phương tiện giao thông đường nào? Những phương tiện giao thông đó hoạt động ở đâu? Máy bay thì bay trên đường không, ô tô thì chạy đường bộ... và đó cũng là nội dung bài thơ “Cô dạy” Mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đấy. 
 2: Nội dung 
* Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ:
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1(đọc diễn cảm).
+ Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 2(dùng hình ảnh minh hoạ).
- Cô giảng nội dung bài thơ (Bài thơ nói về các phương tiện giao thông Ô tô, xe máy, máy bay tàu thuyền, mỗi loại PTGT lại hoạt động ở nơi khác nhau và bài thơ còn nhắc nhở chúng ta khi tham gia giao thông phải biết chấp hành luật lệ giao thông, và khi đi bộ cũng nhớ là phải đi trên vỉa hè...)
- Cô đàm thoại nội dung bài thơ kết hợp đọc trích dẫn 
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ? của tác giả nào? 
+ Bài thơ có nhắc đến những loại phương tiện giao thông đường nào?
+ Máy bay thì bay ở đâu? Ô tô chạy ở đâu? Thế còn tàu thuyền thì đi ở đâu?
- Cô đọc lần 3 kết hợp mô hình sân khấu
* Cô dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
- Sau đó cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động viên những trẻ đọc bé, chưa thuộc
* Giáo dục trẻ: Khi các con được bố mẹ cho đi chơi, được ngồi trên xe thì các con chú ý không được thò đầu và tay ra ngoài rất nguy hiểm và khi đi bộ các con phải nhớ đi bên phải của mình, các con nhớ chưa.
* Cô cho trẻ chơi trò chơi “Máy bay giấy”
 3: Kết thúc
- Nhận xét chung, khen động viên trẻ.
Nhận xét trẻ cuối ngày
....
Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 Thể dục
- VĐCB: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 
1,5m x 30cm
-VĐÔN
Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm
- TCVĐ: Kéo co
1. Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài tập “Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5mx30cm”.
- Trẻ hiểu được cách trườn sấp kết hợp trèo qua ghế.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “kéo co” thành thạo
2. Kỹ năng
- Trẻ trườn phối hợp tay chân nhịp nhàng, tay nọ chân kia một cách khéo léo.
- Trẻ chơi trò chơi “kéo co” 1 cách thành thạo.
3. Thái độ:
- Yêu thích tập luyện thể dục thể thao
-Địa điểm tổ chức: Ngoài sân
- Đội hình dạy trẻ: Trẻ đứng thành 2 hàng
-Xây dựng MTHT: - Sân tập rộng, bằng phẳng, rộng rãi, thoáng mát.
- Đồ dùng của cô:
- Ghế thể dục
- Dây thừng
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ xúm xít bên cô
- Trò chuyện với trẻ về một số PTGT mà trẻ biêt.
2. Nội dung
*. Khởi động
 Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu, đi bằng gót bàn chân, đi thường, đi bằng ngón chân, bàn chân, đi thường .. sau đó đứng về đội hình 2 hàng dọc và chuyển đổi thành 4 hàng ngang.
*. Trọng động: BTPTC
- ĐT Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao (4 lần 4 nhịp)
- ĐT Chân: ngồi khụy gối (4 lần 4 nhịp)
- ĐT Bụng: đứng quay người sang 2 bên (2lần 4 nhịp)
- ĐT Bật: bật tách khép chân (2lần 4nhịp)
+. VĐCB: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế
Cô giới thiệu tên bài tập
- Cô làm mẫu lần 1: động tác chính xác, hiệu lệnh rõ ràng
- Cô làm mẫu lần 2: kêt hợp với giải thích động tác:
+ Tư thế chuẩn bị: Cô nằm sát sàn chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập, tay trái đưa lên. Khi có hiệu lệnh “Trườn” cô trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng, tay nọ chân kia. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại. Khi trườn đến ghế thì đứng lên hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế rồi bước từng chân qua ghế.
- Cô vừa thực hiện vận động gì?
- Cô mời trẻ khá lên thực hiện. Cô sửa sai cho trẻ
- Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện: Lưu ý sửa sai cho trẻ
- Lần 2: Cho hai đội thi đua thực hiện
- Lần 3 cho trẻ yếu lên thực hiện
+ Cô hỏi lại trẻ tên vận động
 Cô nhận xét và khen trẻ
*VĐÔN: Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm
- Cô thấy các con đã thực hiện vận động: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế rất giỏi bây giờ chúng mình cùng thực hiện với cô vận động: Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm
- Giới thiệu vận động “Bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm”
- Cô hỏi trẻ cách bật nhảy từ trên cao xuống 30 – 35 cm” (Nếu trẻ trả lời chưa rõ cô nhắc lại cách ném)
- Mời 1 – 2 trẻ lên thực hiện, cô và trẻ nhận xét.
- Mời lần lượt trẻ thực hiện.
- Cô hỏi lại trẻ tên vận động.
* Trò chơi: Kéo co
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội đứng 1 bên dây thừng. Khi có hiệu lệnh đội nào kéo được cờ về phía đội mình thì đội đó giành chiến thắng.
- Trẻ chơi.
- Cô cùng trẻ nhận xét- Tuyên dương trẻ
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Củng cố - nhận xét - động viên trẻ
 Nhận xét trẻ cuối ngày
....
 Thứngày.thángnăm.
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt hình tam giác với hình vuông
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và gọi tên các hình: Hình tam giác, hình vuông
- Trẻ biết đặc điểm của hình vuông và hình tam giác
- Trẻ hiểu được các yêu cầu của trò chơi “Nói nhanh nói đúng”
2. Kỹ năng
- Trẻ so sánh, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa hình tam giác và hình vuông
- Trẻ chơi các trò chơi“Chiếc túi kì diệu, Về đúng nhà” thành thạo.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Địa điểm tổchức: Tại lớp
- Đội hình: ngồi
hình chữ U
- Môi trường họctập: Sắp xếp đồ dùng theo chủ đề giao thông
 -Đồ dùng của cô:
- Rổ đựng những đồ dùng các loại hình
- Một số đồ dùng trong lớp hình tam giác hình vuông
Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng 2 hình: Hình tam giác, hình vuông
1.Ổn định lớp:
- Cho trẻ xúm xít quanh cô, trò chuyện về chủ đề và dẫn dắt vào bài
2. Nội dung
a. Ôn nhận biết hình tam giác, hình vuông
* Trò chơi: Nói nhanh nói đúng.
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm 2 hình, các con hãy nói cho cô biết trong rổ của con có hình gì?
- Lần 1: Cô nói tên hình – Trẻ giơ hình và nói màu sắc của hình.
- Lần 2: Cô nói màu sắc – Trẻ giơ hình và nói tên hình.
b. Nhận biết, phân biệt hình tam giác , hình vuông
- Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng cô mời các con hãy lên lấy rổ đồ dùng và về chỗ ngồi của mình.
- Cô cho trẻ chọn que tính và xếp hình tam giác, hình vuông.
- Hình tam giác con xếp được bằng mấy que tính? 
- Cô cho trẻ chỉ tay vào đếm
- Hình tam giác có đặc điểm như thế nào?
(Có 3 cạnh, 3 góc)
* Cô khái quát lại: Hình tam giác là hình phẳng có 3 cạnh, có 3 góc.
* Cô hỏi trẻ ai xếp được hình vuông?
- Cô hỏi trẻ con xếp được hình gì?
- Ai xếp được hình vuông giống bạn?
- Hình vuông con xếp được bằng mấy que tính?
- Cô cho trẻ chỉ tay và đếm xem có đúng là 4 que tính không
- Hình vuông có đặc điểm như thế nào?
(Có 4 cạnh, có 4 góc)
- Các cạnh của hình vuông như thế nào?
- Để biết được các cạnh của hình vuông có đúng là bằng nhau không các con hãy thu 4 que tính lại chống 1 đầu xuống sàn xem các que tính như thế nào với nhau.
* Cô khái quát lại: Hình vuông là hình phẳng có 4 cạnh đều bằng nhau, và có 4 góc.
- Các con hãy nhìn xung quanh lớp xem có đồ dùng đồ chơi gì có dạng hình vuông hoặc hình tam giác?
* So sánh hình vuông với hình tam giác:
-

File đính kèm:

  • docxhang_khong.docx