Giáo án mầm non lớp chồi - Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

Hoạt động góc 1) Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé

2) Góc nghệ thuật: hát múa các bài về cơ thể bé

Hoạt động chiều Xâu vòng

T/c: Chi chi chành chành Lăn bóng

T/c: Nu na nu nống Thơ: Rửa tay

T/c: bóng tròn to Hát chiếc khăn tay

T/c:Kéo cưa - Văn nghệ cuôi tuần

T/c Bò bọ dừa

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể trẻ, biết cơ thể trẻ lớn lên và thay đổi theo thời gian ( Cao hơn, gầy hơn.)

- Cần ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh

- Biết một số trang phục, đồ dùng của bé ( Gọi tên các đồ dùng trang phục đó )

- Biết tháo lắp vòng

- Biết chú ý lắng nghe cô đọc thơ và đọc theo cô từ cuối

- Biết lắng nghe cô hát và vỗ tay theo nhịp, vận động múa cùng cô những động tác đơn giản.

- Biết quan sát vừơn rau, biết chơi các đồ chơi ngoài trời như bóng tròn to, nu na nu nống .

- Biết giữ gìn đồ dùng trang phục của bé.

 

doc65 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Tuần 2: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
( Thực hiện từ ngày 08/10 -> 12/10/2012)
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thứ
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô trò chuyện với trẻ về nhu cầu dinh dưỡng đối với sức khỏe bản thân
- Cho trẻ xem tranh về bản thân
- Trò chuyện về những người chăm sóc bé.
- Thể dục sáng: Bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
Hoạt động học có chủ đích
Phát triển thể chất:
- Lăn bóng
Phát triển nhận thức
- Nhận biết quần áo của bé
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ: Rửa tay
Phát triển tình cảm XH
Hát: chiếc khăn tay
T/c: Nghe âm thanh to nhỏ
Phát triển Thẩm mỹ
Sâu vòng
Hoạt động ngoài trời
Quan sát rau
T/c: Bóng tròn to
Quan sát thiên nhiên
T/c: Trời nắng trời mưa
Quan sát những dụng cụ chế biến thức ăn
T/c: Bóng bay
Xem tranh 1 số đồ dùng cần cho bé
T/c: Thổi bóng
 Quan sát cây bàng
T/c: Dung dăng dung dẻ
Hoạt động góc
1) Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
2) Góc nghệ thuật: hát múa các bài về cơ thể bé
Hoạt động chiều
Xâu vòng
T/c: Chi chi chành chành
Lăn bóng
T/c: Nu na nu nống
Thơ: Rửa tay
T/c: bóng tròn to
Hát chiếc khăn tay
T/c:Kéo cưa
- Văn nghệ cuôi tuần
T/c Bò bọ dừa
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể trẻ, biết cơ thể trẻ lớn lên và thay đổi theo thời gian ( Cao hơn, gầy hơn..)
- Cần ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh
- Biết một số trang phục, đồ dùng của bé ( Gọi tên các đồ dùng trang phục đó )
- Biết tháo lắp vòng
- Biết chú ý lắng nghe cô đọc thơ và đọc theo cô từ cuối
- Biết lắng nghe cô hát và vỗ tay theo nhịp, vận động múa cùng cô những động tác đơn giản.
- Biết quan sát vừơn rau, biết chơi các đồ chơi ngoài trời như bóng tròn to, nu na nu nống.
- Biết giữ gìn đồ dùng trang phục của bé.
III- CHUẨN BỊ:
- Tranh để trang trí lớp ở chủ đề lớn, tranh để dán ở xung quanh lớp, tạo góc mở để trẻ họat động.
- Tranh về các trang phục của bé, hình ảnh về bạn trai, bạn gái.
- Trang thơ: Rửa tay
- Khối gỗ để trẻ xếp nhà cho bé
- Xắc xô, trống lắc
- Tranh phục vụ cho nội dung bài dạy
IV- Phối hợp với phụ huynh.
- Tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục trẻ ngoan ngoãn, biết vệ sinh sạch sẽ, biết ăn uống đủ chất, biết yêu thương bạn bè.
- Tuyên truyền với phụ huynh cùng sưu tầm tranh ảnh để làm nổi bật chủ đề, các phế liệu để làm đồ chơi cho trẻ, kết hợp với cô giáo để cùng nuôi dạy trẻ.
- Kết hợp với phụ huynh cùng dạy trẻ các bài thơ: Chùi mũi, rửa tay.
- Giáo dục trẻ biết chào hỏi người lớn, chào cô và các bạn
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp.
- Cùng giáo dục trẻ ăn uống vệ sinh sạch sẽ trong ngày.
	V- Thể dục sáng: Bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tập các động tác kết hợp với bài hát, tập các động tác phối hợp nhịp nhàng.
- Giáo dục trẻ: Chơi ngoan đoàn kết, hàng ngày tập thể dục cho người khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị: - Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ.
3. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1:- Khởi động: Cho trẻ đi vòng quanh lớp 1-2 vòng rồi đứng tập
- Trọng động: BTPTC
* Hoạt động 2: “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- Động tác 1: - Động tác 1: “ Đưa tay . Cúi cái đầu”
+ Trẻ đưa 2 tay ra cầm tai
- Động tác 2: “ ồ sao bé không lắc”
+ 1 tay chống hông tay kia chỉ bạn
- Động tác 3: “ ồ sao bé  lắc”
+ 1 tay chống hông tay kia chỉ sang bạn
- Động tác 4: “ Đưa tay  đùi này”
+ Cúi người xuống 2 tay chống gối lắc nhẹ
- Động tác 5: “ ồ  không lắc”
+ 1 tay chống hông tay kia chỉ sang bạn
- Động tác 6: “ là la . Là lá”
+ Đứng tự nhiên 2 giơ cao quay 1 vòng
- Trẻ tập các động tác đến hết lời ca
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi 1- 2 vòng quanh phòng tập.
VI. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
Góc nghệ thuật: Hát các bài hát nói về cơ thể bé
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các khối gỗ để xếp nhà cho bé
- Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc như sắc xô, trống lắc, hát các bài hát về cơ thể bé.
- Rèn trẻ ghi nhớ, sáng tạo, sự khéo léo.
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn đoàn kết
b. Chuẩn bị
- Các khối gỗ, sắc xô, phách trẻ
c. Tổ chức các hoạt động
- Cô cho trẻ vào góc chơi, cô chơi cùng trẻ
- Cô vừa xếp khối gỗ vừa nói cho trẻ hiểu
- Cô hát và vỗ tay theo nhịp bài hát, động viên trẻ hát và vỗ tay
- giáo dục trẻ chơi ngoan đoàn kết.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 8 tháng 10 năm 2012
	I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh.
- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn
	- Cô trò chuyện với trẻ buổi sáng ngủ dậy phải làm gì, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học
- Cho trẻ xem tranh về chủ đề bản thân
- Cho trẻ tập thể dục: “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
	II) Hoạt động học có chủ đích.
Phát triển thể chất:
Lăn bóng.
	1- Mục đích yêu cầu.
	- Trẻ biết cầm bóng bằng hai tay lăn cho bạn
	- Rèn sự khéo léo nhịp nhàng, trẻ tự tin, giúp phát triển thể lực cho trẻ.
	- Giáo dục hàng ngày tập thể dục cho người khỏe mạnh.
	2- Chuẩn bị:
- Bóng nhựa
	3- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động cho trẻ đi 1 vòng quanh lớp
* Hoạt động 2: 
- Trọng động: Lăn bóng bằng hai tay
- Cô giới thiệu tên bài: “ Lăn bóng bằng hai tay”
- Cô làm mẫu 2 lần, vừa làm cô vừa phân tích động tác cô cầm bóng bằng 2 tay lăn bóng cho bạn.
- Trẻ thực hiện
- Cho 2- 3 trẻ cùng ngồi lăn bóng đến cho cô, cô lăn lại cho trẻ.
- Động viên khuyến khích trẻ lăn khéo
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhành trong phòng học 1- 2 vòng.
- Trẻ vừa đi vừa vẫy tay trẻ đi chậm sau đó cho trẻ đi nhanh dần rồi chậm lại
- Trẻ chú ý xem cô làm mẫu
- Trẻ lăn bóng lại cho cô
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh lớp
III: Hoạt động ngoài trời
1.Chơi có mục đích: Quan sát vườn rau
2.Chơi vận động: Bóng tròn to
3.Chơi tự do
a. yêu cầu:
- Trẻ biết gọi tên của một số loại rau
- Trẻ biết cách chơi trò chơi cùng cô
- Giáo dục trẻ ngoan đoàn kết
b. Chuẩn bị
- Sân sạch sẽ bằng phẳng
- Vườn rau
c. Tổ chức hoạt động:
- Cô đưa các cháu đi thăm quan vườn rau, giới thiệu cho các cháu biết tên gọi của 1 số loại rau.
- Tổ chức cho các cháu chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết
IV. Hoạt động góc
1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
2. Góc nghệ thuật: Hát các bài về cơ thể bé
- Cô cho trẻ vào các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi và quan sát trẻ trong khi chơi
 V.Hoạt động chiều
* Xâu vòng: 
 Cô hướng dẫn trẻ xâu vòng: xâu xen kẽ các màu để tạo nên nhữg chiếc vòng đẹp.
* Hoạt động tự chọn
- Trò chơi: Chi chi chành chành
- Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ
- Cô bao quát trẻ trong khi chơi
* Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ
 VI. Nhận xét cuối ngảy 
...............................................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 09 Tháng 10 năm 2012
	I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh.
	- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn
	- Cô trò chuyện với trẻ về trang phục của bé,( tên gọi và cách sử dụng)
	- Cho trẻ tập thể dục: “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
	II) Hoạt động học có chủ đích.
Phát triển nhận thức
 Nhận biết quần áo của bé
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số đồ dùng như quần, áo, mũ , khăn..
- Rèn sự quan sát khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ quần áo của mình.
2.chuẩn bị
- Một ba lô có đồ dùng của bé ( Quần áo, mũ )
3. Tổ chức hoạt động
Họat động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
- Trò chuyện cùng trẻ nói về một số đồ dùng, trang phục của bé.
- Hát “ Chiếc khăn tay”
* Hoạt động 2: Nhận biết đồ dùng của bé
- Chơi cái túi kỳ lạ
- Lấy một ba lô của trẻ và lấy lần lượt từng đồ dùng ra và hỏi
+ Cái gì đây?
+ Để làm gì?
+ Cái gì đây nữa?
+ Áo màu gì?
+ Cái gì đây?
+ Để làm gì?
- Tiếp tục lấy khăn ( Nếu trẻ nào chưa biết cô nói và cho trẻ nói the)
- Chú ý đến cháu đang tập nói và nói chưa rõ.
* Hoạt động 3: 
- Cho trẻ chơi: Thi xem ai nhanh
- Cô gọi trẻ lên lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô
- Cháu Quỳnh Chi lấy quần áo nào?
- Cháu Bìnhlấy áo nào?
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng, quần áo sạch sẽ.
- Trẻ kể tên
- Trẻ hát và vỗ tay cùng cô
- Trẻ xem
- Cái quần
- Để mặc
- Cái áo
- Màu đỏ
- Cái mũ
- Đội lên đầu
- Lau tay, lau mũi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe
III: Hoạt độnh ngoài trời
1.Chơi có mục đích: Quan sát thiên nhiên
2.Chơi vận động: Trời nắng trời mưa
3.Chơi tự do
a. Yêu cầu:
- Trẻ biết được cảnh quan thiên nhiên trong trường
- Trẻ biết cách chơi trò chơi cùng cô
- Giáo dục trẻ ngoan đoàn kết, biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên trong trường
b. Chuẩn bị
- Sân sạch sẽ bằng phẳng
c. Tổ chức hoạt động:
- Cô đưa các cháu đi thăm quan quang cảnh thiên nhiên trong trường, giới thiệu cho trẻ biết một số loại cây, hoa xung quanh trường.
- Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ
- Cô quản lý trẻ chơi an toàn
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết
IV. Hoạt động góc:
1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
2. Góc nghệ thuật: Hát các bài về cơ thể bé
- Cô cho trẻ vào các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi và quan sát trẻ trong khi chơi
 V. Hoạt độg chiều:
 * Lăn bóng
- Cô cho trẻ lăn bóng theo nhóm, tổ , cá nhân
- Trẻ biết chơi trò chơi
* Hoạt động tự chọn
- Trò chơi: Nu na nu nống
- Cô cho trẻ ngồi hình chữ U
- Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ 2- 3 lần
- Cô bao quát trẻ trong khi chơi
* Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ
 VI.NHận xét cuối ngày
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
 Thứ 4 ngày 10 Tháng 10 năm 2012
:
	I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh.
	- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn
	- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể ( Chân, tay, miệng, mắt..
	- Cho trẻ tập thể dục: “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
	II) Hoạt động học có chủ đích.
Phát triển ngôn ngữ
Thơ: Rửa tay
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ, đọc theo cô từ đầu đến cuối của câu.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngũ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: - Tranh vẽ theo nội dung bài thơ
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ nói về các bộ phận trên cơ thể bé.
- Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát 1 số chi tiết nổi bật trên bức tranh.
- Cô chỉ vào tranh và hỏi trẻ
+ Cái gì đây?
+ Tay dùng để làm gì?
* Hoạt động 2: Đọc thơ “ Rửa tay”
- Cô đọc mẫu lần 1: Bài thơ “ Rửa tay” 
- Cô đọc lần 2: Giảng nội dung bài thơ
Bài thơ nói về một em bé có đôi bàn tay sạch được ngồi vào bàn xúc cơm ăn đấy.
- Giáo dục trẻ hàng ngày phải giữ vệ sinh cho cơ thể luôn sạch sẽ.
- Cô đọc thơ và khuyến khích trẻ đọc theo cô 3- 4 lần.
* Hoạt động 3: Đàm thoại với trẻ
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Tay dùng để làm gì?
* Hoạt động 4: Trò chơi “ Dấu chân, dấu tay”
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi và cho trẻ chơi 2- 3 lần.
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát tranh
- Cái tay
- Xúc cơm
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ nghe cô giảng nội dung bài thơ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe và đọc thơ theo cô 3- 4 lần
- Rửa tay
- Cái tay
- Xúc cơm
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
	III. Hoạt động ngoài trời:
- Quan sát những dụng cụ chế biến thức ăn
- Trò chơi: bóng bay
IV: Hoạt động góc
1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
2. Góc nghệ thuật: hát các bài hát về cơ thể bé
- Cô cho trẻ vào các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi và luật chơi
- Cô bao quát trẻ chơi và quản lý trẻ trong khi chơi
 V. Hoạt động chiều: 
- Ôn bài: đọc thơ “ Rửa tay”
- Cô cho trẻ đọc thơ theo nhóm, tổ, cá nhân.
* Hoạt động tự chọn
- Trò chơi: Bóng tròn to
- Cô hướng dẫn trẻ chơi và luật chơi
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi và bao quát trẻ chơi.
* Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ
 VI. Nhận xét cuối ngày
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 11 Tháng 10 năm 2012
	I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh.
	- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn
	- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể ( Chân, tay, miệng, mắt..
	- Cho trẻ tập thể dục: “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
	II) Hoạt động học có chủ đích.
Phát triển tình cảm xã hội
Hát: Chiếc khăn tay
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe cô hát, vỗ tay và hát theo cô.
- Rèn khả năng cảm thụ âm nhạc, sự mạnh dạn tự tin cho trẻ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn chiếc khăn tay.
2. Chuẩn bị
- Khăn tay 1 cái
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện nói về đồ dùng trang phục của bé
- Cho trẻ xem chiếc khăn tay
- Hỏi trẻ đây là cái gì?
- Trên khăn có gì?
- Khăn để làm gì?
* Hoạt động 2: hát “ Chiếc khăn tay” 
- Cô hát lần 1 bài hắt chiếc khăn tay của tác giả văn Tấn
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung chiếc khăn tay mẹ may cho em, trên khăn có thêu 1 cành hoa thích chiếc khăn này để lau tay chùi mũi nên bé giữ gìn nó rất cẩn thận.
- Giáo dục trẻ giữ gìn chiếc khăn tay luôn sạch sẽ
- Cô hát cho trẻ nghe 3-4 lần khuyến khích trẻ vỗ tay và hát theo cô.
* Hoạt động 3: Vận động múa “ Chiếc khăn tay”
- Cô múa cho trẻ xem 2 lần
- Khuyến khích trẻ múa theo cô các động tác đơn giản ( nhúm chân.)
- Trò chuyện cùng cô
- Cái khăn
- Cành hoa, con chim
- Để lau tay, lau mũi
- Trẻ nghe cô hát
Trẻ lắng nghe cô giảng nội dung bài thơ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và vỗ tay theo cô 3- 4 lần
- Trẻ bắt chiếc múa theo cô
III. Hoạt động ngoài trời:
1.Chơi có mục đích: Xem tranh 1 số đồ dùng cần cho bé
2.Chơi vận động: Thổi bóng
3.Chơi tự do
a. yêu cầu:
- Trẻ biết được một số đồ dùng của bé như: bàn chải, khăn mặt, quần áo
- Trẻ biết cách chơi trò chơi cùng cô
- Giáo dục trẻ ngoan đoàn kết, biết giữ gìn đồ dùng của mình.
b. Chuẩn bị
- Sân sạch sẽ bằng phẳng
c. Tổ chức hoạt động:
- Cô cho trẻ xem tranh 1 số đồ dùng cần cho bé như tranh bát, thìa, ca, quần áo.
- Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ
- Cô quản lý trẻ chơi an toàn
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết
IV. Hoạt động góc:
1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
2. Góc nghệ thuật: Hát các bài về cơ thể bé
- Cô cho trẻ vào các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi và quan sát trẻ trong khi chơi.
 V. Hoạt động chiều: 
 * Hát “ Chiếc khăn tay”
- Cô cho trẻ hát theo nhóm, tổ , cá nhân
- Trẻ biết chơi trò chơi
 * Hoạt động tự chọn
- Trò chơi: Kéo cưa lửa sẻ
- Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ 2- 3 lần
- Cô bao quát trẻ trong khi chơi
* Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ
 VI. Nhận xét cuối ngày
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 6 ngày 12 Tháng 10 năm 2012
	I) Đón trẻ - Trò chuyện - TD sáng - Điểm danh.
	- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, chào ông (bà, bố, mẹ), chào các bạn
	- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể ( Chân, tay, miệng, mắt..
	- Cho trẻ tập thể dục: “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
	II) Hoạt động học có chủ đích.
Phát triển nhận thức
Xâu vòng 
1.Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết dùng dây để sâu những hạt vòng lại với nhau. 
- Luyện kỹ năng quan sát, phân biệt, và sự khéo léo của đôi tay, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình và chơi đoàn kết với bạn bè
2. Chuẩn bị;
 Dây để xâu một đầu thút nút, một đầu cứng để xâu, hạt màu đã đục lỗ
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ Hoạt động 1: Cô đưa búp bê ra chào cả lớp.
Búp bê đến chơi có quà tặng lớp mình, xem là món quà gì nhé.
Búp bê tặng cho lớp mình rất nhiều hạt, hạt màu xanh, hạt màu đỏ, lại cả một cái vòng rất đẹp nữa.
Chúng mình có thấy vòng có đẹp không?
Chúng mình có muốn xâu các hạt này thành vòng giống vòng của búp bê không.
Búp bê đã dùng các hạt này để xâu thành vòng đấy.
+ Hoạt động 2: Cô xâu mẫu
 Tay phải cô cầm vào đầu dây cứng, tay trái cô cầm hạt để hở lỗ. Cô cầm đầu dây xâu qua lỗ, thế là cô xâu được hạt màu đỏ rồi, cô lấy hạt màu xanh cầm để hở lỗ cô xâu tiếp. Cứ như thế cô xâu các hạt xanh, đỏ xen kẽ nhau được nhiều hạt cô buộc hai đầu dây lại với nhau thành cái vòng, cô đeo vào tay con thấy đẹp không( cô xâu mẫu 2 lần)
Cô phát hạt và dây cho trẻ xâu.
Trẻ xâu cô quan sát nhắc trẻ xâu cho đúng, xâu xen kễ các màu với nhau.
Cô hỏi trẻ: 
Cháu xâu cái gì?
Cháu nào không xâu được cô cầm tay trẻ xâu.
Trẻ xâu xong cô buộc cho trẻ và cho trẻ đeo vào tay.
Cô khuyến khích trẻ xâu được nhiều vòng.
Cô khen những trẻ xâu đẹp. Nhắc trẻ xâu chưa được cần cố gắng.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “ Ai khéo tay”
- Cô chia lớp thành 2 tổ, cho các tổ thi đua sâu vòng. Tổ nào sâu được nhiều vòng tổ đó chiến thắng ( Thời gian 5 phút)
- Sau đó cô kiểm tra và khen trẻ
Cả lớp chào búp bê
Quan sát
Có ạ
Có ạ
Quan sát cô xâu mẫu
Trẻ thi nhau xâu
Cái vòng ạ
Trẻ đeo vòng vào tay
Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
Trẻ kiểm tra cùng cô
III)Hoạt động ngoài trời:
Quan sát cây bàng
Chơi t/c: Dung dăng dung dẻ
IV) Hoạt động góc:
1. Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
2. Góc nghệ thuật: hát các bài hát về cơ thể bé
- Cô cho trẻ vào các góc chơi, hướng dẫn trẻ chơi và luật chơi
- Cô bao quát trẻ chơi và quản lý trẻ trong khi chơi
 V. Hoạt động chiều: 
* Văn nghệ cuối tuần.
- Cô cho trẻ sang phòng Kisdmart
* Hoạt động tự chọn
- Trò chơi: Bò bọ dừa
- Cô hướng dẫn trẻ chơi và luật chơi
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi và bao quát trẻ chơi.
 * Vệ sinh- nêu gương- Trả trẻ
 VI) Nhận xét cuối ngày
....................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Tuần 3: Đồ dùng trang phục của bé
( Thực hiện từ ngày 15/10 -> 19/10/2012)
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thứ
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô trò chuyện với trẻ về trang phục của bé
- Cho trẻ xem tranh về trang phục của bạn trai, bạn gái
- Nói cho trẻ biết tác dụng của từng đồ dùng trang phục đó.
- Thể dục sáng: Bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
Hoạt động học có chủ đích
Phát triển thể chất:
- Ném bóng trúng đích
Phát triển nhận thức
- Sâu vòng đeo tay
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ: Giờ ăn
Phát triển thể chất
Ném bóng trúng đích
Phát triển tình cảm xã hội
Hát: Đôi dép
T/c: Nghe âm thanh to nhỏ
Hoạt động ngoài trời
Quan sát vườn hoa
T/c: Bóng tròn to
Quan sát cây cối trong trường
T/c: Trời nắng trời mưa
Xem tranh trang phục bạn trai, bạn gái
T/c: chi chi chành chành
Quan sát vườn rau
T/c: Trời nắng trời mưa
 Dạo chơi, nhặt lá rụng sân trường
T/c: Nu na nu nống
Hoạt động góc
1) Góc xây dựng: Xếp nhà cho bé
2) Góc nghệ thuật: hát múa các bài về cơ thể bé
Hoạt động chiều
Nghe cô kề chuyện
T/c: Bò bọ dừa
Lăn bóng
T/c: Chi chi chành chành
Xâu dây hoa
T/c: nu na nu nống
Thơ: Giờ ăn
T/c:Kéo cưa
- hát: Đôi dép
T/c Bò bọ dừa
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trẻ biết ném bóng trúng đích
- Biết một số trang phục

File đính kèm:

  • docChủ đề Đồ dùng trang phục của bé.doc
Giáo Án Liên Quan