Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Bàn tay kì diệu

I.Mục đích – yêu cầu.

1, Kiến thức.

- Trẻ biết mỗi người có hai bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể, hai bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc. Da bàn tay và da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô hay ráp, nhẵn hay mịn, cứng hay mềm của các vật xung quanh.

- Trẻ biết tên gọi, tác dụng của các ngón tay, móng tay và một số bộ phận

docx6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Bàn tay kì diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Khám phá khoa học - Môi trường xung quanh.
 Chủ đề: Bản thân.
 Đề tài : Bàn tay kì diệu.
 Đối tượng: 5 – 6 tuổi.
 Thời gian : 25 – 30 phút.
 Ngày dạy :
 Người soạn và dạy:
I.Mục đích – yêu cầu.
1, Kiến thức.
Trẻ biết mỗi người có hai bàn tay, bàn tay là một trong những bộ phận của cơ thể, hai bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc. Da bàn tay và da trên khắp cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô hay ráp, nhẵn hay mịn, cứng hay mềmcủa các vật xung quanh.
Trẻ biết tên gọi, tác dụng của các ngón tay, móng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể.
2, Kĩ năng.
Trẻ gọi tên chính xác các bộ phận của bàn tay, tên gọi của các ngón tay.
Giúp trẻ rèn luyện kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay trong các hoạt động hàng ngày.
Rèn cho trẻ kĩ năng cầm nắm các vật và đặc điểm bên ngoài qua đôi bàn tay.
Trẻ biết cách chơi trò chơi.
Rèn trẻ kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Rèn trẻ tự tin mạnh dạn trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.
3, Thái độ.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc đôi bàn tay sạch sẽ.
Trẻ ham thích hoạt động, rèn luyện sự khéo léo đôi bàn tay.
II.Chuẩn bị.
1, Chuẩn bị của cô:
Nhạc bài hát: cùng bóp vai, năm ngón tay ngoan.
3 hộp kín, bên trong 3 hộp chứa lần lượt quả gấc, quả cam, quả chôm chôm. Trên nắp hộp có vòng tròn vừa tay để trẻ sờ các loại quả mà không nhìn thấy được
Hình ảnh một số hoạt động qua đôi bàn tay: nặn tò he, chơi đàn, vẽ tranh,ông đồ viết thư pháp.
Giáo án đầy đủ.
Que chỉ, xắc xô.
2, Chuẩn bị của trẻ.
Trang phục gọn gàng.
Đội hình chữ U.
Chai nước nóng và lạnh.
Quả bong với các chất liệu khác nhau: nhựa, cao su, da, gai.
III.Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1:Gây hứng thú
Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: Cùng bóp vai.
Các con vừa hát bài hát gì? Các con bóp vai cho bạn nhờ bộ phận gì?
Ngoài ra, trên cơ thể các con còn bộ phận nào nữa?
*Hoạt động 2: Nội dung.
Các bộ phận của bàn tay
Các con hãy ngắm nhìn đôi bàn tay của mình đi nào.
Mỗi người có ngón mấy tay? Cô và trẻ cùng đếm.
Hãy kể tên các bộ phận của đôi bàn tay.
Móng tay dung để làm gì?
Bàn tay và ngón tay của con người có đặc điểm gì? Tên gọi của các ngón tay là gì?
Tay làm được gì?
Hàng ngày bàn tay giúp các con làm những công việc gì?
Ngay bây giờ các con hãy dung đôi bàn tay để làm các công việc phục vụ bản thân nào.
Có trò chơi gì cần dùng đến đôi tay? Các con hãy chơi với nhau và nói kết quả cho cô biết.
Các con hãy dấu tay vào đi và chơi các trò chơi đó nào.
Các con ạ, bàn tay giúp các con cầm bút, cầm thìa ăn cơm, chơi đồ chơi và rất nhiều công việc khác. Vậy không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có đôi bàn tay?
Các con hãy tham gia trải nghiệm với những quả bong cùng cô nào.
Chia lớp thành 2 đội và trải nghiệm theo hướng dẫn của cô.
+ Dấu tay, lấy bong và nêu kết quả.
+ Dùng 1 tay lấy bóng, tung bóng và nói kết quả.
+ Dùng 2 tay lấy bong, tung bong và đưa ra kết quả.
Trò chuyện với trẻ về kết quả khi lấy các loại bóng khác nhau.
Các con ạ. Ngoài việc giúp các con làm các công việc hàng ngày dễ dàng thì những đôi bàn tay khéo léo của nghệ sĩ còn làm nên những sản phẩm rất đẹp để mọi người thưởng thức nữa đấy. Đó là đôi bàn tay khéo léo của ai mời các con hướng lên màn hình.
*Khi trẻ đang quan sát trên màn hình cô đặt câu hỏi mở hướng dẫn trẻ gọi tên các hoạt động trong hình minh họa.
Các bác đang làm gì?
Họ cần gì để nặn tò he?
Khi nặn bàn tay và ngón tay của các bác như thế nào?
Bạn đang làm gì?
Bạn chơi đàn bằng bộ phận nào của bàn tay?
Cách di chuyển các ngón tay của bạn trên phím đàn như thế nào?
Chú họa sĩ đang vẽ tranh gì? Chú cầm bút bằng bộ phận nào của cơ thể?
Đây là ai? Ông đồ đang làm gì?
Nhờ vào bộ phận nào của cơ thể mà ông đồ viết được chữ thư pháp?
Viết chữ thư pháp là bộ môn nghê thuật cần sự khéo léo và rèn luyện rất lâu mới có thể làm được.
Phát triển xúc giác của đôi tay.
Ngoài việc giúp con người làm những công việc hàng ngày, qua đôi bàn tay ta còn cảm nhận được rất nhiều điều thú vị. Mời các con hãy cùng đi lấy đồ chơi mình thích nào.
+ Con đang cầm đồ chơi gì? Con thấy vỏ nó như thế nào? Vì sao con biết?
+ Con đang cầm chai nước gì? Vì sao con biết?
+ Nhờ vào bộ phận nào của cơ thể mà ta cảm nhận được độ nóng, lạnh của chai nước?
=>GD: Các con ạ! Da bàn tay và da trên khắp cơ thể của chúng ta cảm nhận được sự nóng hay lạnh, thô ráp, sần sùi hay nhẵn mịn, tròn hay dài của mọi vật xung quanh.
Vậy nếu không có đôi tay thì sao? Làm thế nào để đôi bàn tay luôn sạch sẽ khỏe mạnh?
Để tiếp tục cảm nhận hình dạng, bề mặt của các vật, mời các con cùng tham gia chiếc hộp kì lạ sẽ rõ nhé.
+ CC: Trò chơi gồm 3 đội, mỗi đội 3 bạn. Thành viên của 3 đội phải lần lượt lên lấy các vật theo yêu cầu của cô. Vật được để trong 3 thùng kín.
+ LC: chơi theo luật tiếp sức. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, kết thúc đội nào lấy được nhiều vật đúng yêu cầu sẽ thắng cuộc.
*, Hoạt đông 3: Kết thúc.
Củng cố, nhận xét.
Cô và trẻ hát và vận động bài : Năm ngón tay ngoan.
Chuyển hoạt động.
Trẻ hát và vận động.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời theo ý hiểu.
Trẻ quan sát.
Trẻ thực hiện.
Trẻ kể tên.
Trẻ trả lời.
Cầm thìa, cầm bút, cầm bát, mặc quần áo, đi dép, đánh răng,.
Trẻ thực hiện.
Trẻ chơi TC.
Trẻ trả lời.
Trẻ hứng thú tham gia.
Không thực hiện được lấy vì đã dấu tay.
Trẻ lấy được bóng và tung bóng nhưng rất khó.
Trẻ thực hiện lấy và tung bóng dễ dàng nhờ có 2tay.
Trẻ lắng nghe và quan sát.
Trẻ trả lời .
Trẻ lắng nghe.
Trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích.
Trẻ nói về đồ chơi mình cầm trên tay và trả lời câu hỏi.
Trẻ trả lời.
Đôi bàn tay.
Trẻ lắng nghe GD.
Trẻ trả lời 
Trẻ tham gia TC.
Trẻ nghe CC và LC.
Trẻ nghe cô nhận xét.
Trẻ hát và vận động cùng cô.

File đính kèm:

  • docxGiao_an_kham_pha_khoa_hoc.docx
Giáo Án Liên Quan