Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Bé thích nghề gì nhất

Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu 50cm

- Chỉ số 9: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, biết đổi chân và dừng lại theo hiệu lệnh.

- Chỉ số 17: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp

- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong các hoạt động.

- Trẻ biết thực hiện được các vận động cơ bản theo yêu cầu: Chuyền bóng, Đi bước dồn.

 

doc69 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Bé thích nghề gì nhất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: BÉ THÍCH NGHỀ GÌ NHẤT
Thời gian thực hiện: 5 Tuần (Từ ngày 9/11/2015 đến ngày 12/11/2015)
Giáo viên thực hiện: Đào Thùy Hương
 Tào Thị Hằng
 Trịnh Thị Thu
Chủ đề nhánh: 
* Nhánh 1: Một số nghề truyền thống ở địa phương (1Tuần - Từ ngày 9/11/-> 13/11)
* Nhánh 2: Chào mừng ngày hội của cô giáo (1Tuần - Từ ngày 16/11-> 20/11/2015)
* Nhánh 3: Nghề nông nghiệp (1Tuần - Từ ngày 23/11->27/11/2015)
* Nhánh 4: Ưsc mơ của bé(1Tuần - Từ ngày 30/11->4/12/2015)
* Nhánh 5: Nghề giúp đỡ cộng đồng (1Tuần - Từ ngày 7/12->11//12/2015)
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
(Thời gian thực hiện: 5 Tuần – Từ 9/11 đến 11/12/2015)
Lĩnh vực phát triển
Mục tiêu
Nội dung
Ghi chú
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu 50cm 
- Chỉ số 9: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, biết đổi chân và dừng lại theo hiệu lệnh.
- Chỉ số 17: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong các hoạt động.
- Trẻ biết thực hiện được các vận động cơ bản theo yêu cầu: Chuyền bóng, Đi bước dồn.
- Chỉ số 16: Tự rửa mặt và chải răng hằng ngày
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, có ý thức khi đi vệ sinh.
- Chỉ số 26: Biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc
- Biết ăn nhiều loại thức ăn: ăn chín, uống nước đun sôi để khoẻ mạnh , không ăn uống những thứ có hại cho sức khoẻ. 
- Biết không tự ý uống thuốc.
- Bật xa 50cm, chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân và giữ được thăng bằng. 
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục về phía trước, biết đổi chân và dừng lại theo hiệu lệnh.
- Biết lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
- Trẻ phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong các hoạt động tô, vẽ hình, sao chép các hình ảnh về chủ đề nghề nghiệp, cắt, nặn, lắp ghép, xúc cơm, mặc quần áo.
- Thực hiện được các động tác của thể dục sáng: Tay, chân, bụng, bật đúng, nhịp nhàng.
+ Chuyền bóng qua đầu. Ném xa bằng hai tay. Đi bước dồn trước trên ghế thể dục.
- Biết tự rửa mặt khi ngủ dậy và trước khi ăn. Hàng ngày khi ngủ dậy và sau khi ăn biết chải răng sạch không còn bọt kem đánh răng và không làm ướt quần áo
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong dội nước, xả nước. Biết nhắc các bạn cùng thực hiện.
- Biết nhắc nhở mọi người không nên hút thuốc lá vì nó có hại cho sức khỏe: làm ảnh hưởng đến phổi, sẽ bị ho, ung thư. và biết tránh nơi có khói thuốc.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn: thịt, cá, rau, trứng để cung cấp các chất cho cơ thể, ăn chín, uống nước đun sôi để nguội và không uống nhiều nước ngọt, nước có ga. Biết không ăn nhiều đồ ngọt dễ gây béo phì, sâu răng, không ăn thức ăn để lâu, có mùi ôi thiu gây đau bụng.
- Không được tự ý làm một số việc khi chưa có hướng dẫn của người lớn như: Không được tự ý uống thuốc. Biết tự dùng thuốc là rất nguy hiểm đến tính mạng.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
- Chỉ số 29: Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân
- Biết biểu lộ xúc cảm vui buồn, sợ hãi, tức giận
- Chỉ số 51: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn
- Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức. 
- Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.
- Biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi - tiết kiệm nước, có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định.
- Có ý thức giữ gìn thành quả lao động của các nghề, tôn trọng người lao động.
- Nói được đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.
- Biết yêu quý, giữ gìn một số sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.
- Thích thú được tham gia và tìm hiểu về các nghề.
- Chỉ số 34: Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân
- Chỉ số 57: Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết
- Kể được những việc mà mình có thể làm được, không thể làm được và giải thích được lý do (ví dụ: Con có thể bê được cái ghế kia, nhưng con không thể bê được cái bàn này vì nó nặng lắm/vì con còn bé quáHoặc con có thể giúp mẹ xếp quần áo, trông em. Biết nói về sở thích của bản thân: Thích làm bác sĩ, thích làm cô giáo
- Biết bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau: Vui thì nét mặt tươi cười, phấn khởi. Buồn thì nét mặt ủ rũ. Tức giân thì nét mặt cau có
- Tham gia vào việc tổ chức các sự kiện của nhóm. Nhận và thực hiện vai của mình trong trò chơi cùng nhóm
- Biết vâng lời giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức: quét nhà, dải chiếu, dọn đồ dùng đồ chơi 
- Biết cố gắng hoàn thành công việc được giao: khi mẹ nhờ gấp quần áo, nhặt rau, chơi với emkhi cô nhờ phơi khăn, kê bàn ghế, lau chùi các góc chơi
- Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi: không đập, không bẻ gãy, biết tắt khóa vòi nước sau khi sử dụng. Bỏ rác vào thùng rác.
- Biết giữ gìn thành quả lao động của các nghề: khi ăn cơm không làm rơi vãi, mặc quần áo không được làm bẩn, làm ráchtôn trọng người lao động, tôn trọng các nghề: tôn trong cô giáo, chú bộ đội, quý trọng bác nông dân
- Nói được đặc điểm và sự khác nhau của 1 số nghề như: Nghề giáo viên: Dạy học; Bác sĩ: Khám bệnh cho mọi người; Công nhân: Xây nhà ở; Thợ may: May quần áo
- Biết yêu quý, giữ gìn một số sản phẩm truyền thống của địa phương: nghề nông, nghề khâu bóng.
- Tìm hiểu nghề: nghề nông, nghề nghiệp của bố mẹ trẻ, nghề bác sĩHứng thú: tập làm cô thợ may và tìm hiểu quá trình phát triển của cây lúa
- Biết mạnh dạn nói nên suy nghĩ của mình một cách lưu loát, không sợ sệt, rụt rè, e ngại với bố mẹ,cô giáo và các bạn.
- Trẻ biết cách đề nghị người khác giúp đỡ khi cần thiết (VD: trong tình huống là giờ học toán, trẻ biết đề nghị bạn hoặc cô giáo lấy cho thẻ số nếu trong rổ của trẻ không có thẻ số đó)
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
VÀ GIAO TIẾP
- Chỉ số 75: Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác.
- Chỉ số 67: Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, chất liệu của một số nghề.
- Sử dụng các từ biểu hiện lễ phép trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để miêu tả, kể lại những gì mà trẻ đã biết qua quan sát
- Chỉ số 73: Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp; 
- Chỉ số 79: Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. 
- Biết kể có trình tự về một sự việc nào đó để người nghe có thể hiểu được.
- Nhận biết, phát âm chính xác, rõ ràng được các chữ cái: e, ê - u, ư.
- Nhận dạng các chữ cái e, ê – u, ư trong các từ, trong bài thơ. Gọi tên và tô nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề “Bé thích nghề gì nhất”.
- Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt. Không nói leo, nói trống không, không ngắt lời người khác,Trẻ thể hiện sự tôn trọng người nói bằng việc chỉ đặt các câu hỏi khi họ đã nói xong
- Trẻ biết sử dụng các từ thông dụng và các loại câu đơn và câu đơn mở rộng để diễn đạt ý. Biết dùng các câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh (VD: Nếu hôm nay ngoan học giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng quà, Vì con chưa ngoan nên bố mẹ hơi buồn, bởi con chạy nhảy đùa nghịch nên con mới bị ngã.
- Nói được các từ chỉ tên gọi đặc điểm chất liệu đồ dùng của một số nghề: Nghề Bác sĩ là chữa và khám bệnh cho mọi người. Nghề cô giáo là dạy học. Nghề nông là làm ra thóc gạo
- Biết nói cảm ơn, xin lỗi, thưa, dạ, vâng phù hợp với tình huống giao tiếp.
+ Kể lại được việc con đã được quan sát các bác nông dân đang làm việc, con được quan sát hình ảnh của các cô thợ may đang đo quần ao, đang cắt vảiNói rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ biết điều chỉnh cường độ giọng nói: Nói đủ nghe, không nói quá to, không nói lí nhí. Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, nơi công cộng, khi người khác đang làm việc. Không nói to, vui đùa khi có người buồn, mệt. Giao tiếp với người khác với giọng điệu và cử chỉ thân thiện.
- Đọc được các chữ cái đã học trong môi trường xung quanh: o,ô,ơ, a,ă,â.
- Biết chọn sách để xem và kể về trình tự của một sự việc nào đó cho người khác hiểu: Hôm chủ nhật con được bố mẹ cho đi thăm Lăng Bác muốn vào Lăng phải xếp hàng, Sáng nay con ngủ dậy, con đánh răng, rửa mặt sau đó ăn sáng và mẹ con đưa con đi trường
- Nhận biết, phát âm được các chữ cái; e,ê, u,ư
- Nhận dạng được các chữ cái e,ê,u,ư trong các từ: nghề lái xe, bác đưa thưtrong bài thơ: “Chiếc cầu mới, ước mơ của tý”Gọi tên và tô được các nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu.
- Đọc diễn cảm bài thơ: Cái bát xinh xinh, Bó hoa tặng cô, ước mơ của Tý
- Bài ca dao, đồng dao: gánh gánh gồng gồng, đi cầu đi quán.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Chỉ số 98: Kể được một số nghề nơi trẻ sống.
- Chỉ số 119: Thể hiện được ý tưởng của bản thân thông qua các cách khác nhau
- Làm, sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, nhận xét và thảo luận về một số thí nghiệm. đơn giản.
- Biết so sánh, phân loại các đồ dùng đồ chơi, sản phẩm của nghề theo những dấu hiệu khác nhau.
- Chỉ số 107: Chỉ khối cầu và khối trụ theo yêu cầu
- Chỉ số 116. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc
- Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6. 
- Thêm, bớt nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6.
- Chia nhóm có số lượng 6 thành 2 phần bằng các cách khác nhau.
- Trẻ biết ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Trẻ kể được tên một số nghề phổ biến ở nơi trẻ sống; Là làm nông nghiệp, nghề khâu bóng. Kể được sản phẩm của nghề bóng là làm ra các quả bóng, sản phẩm của nghề nông là thóc gạo, hoa màu; công cụ để làm nghề khâu bóng là kim khâu, ghế khâu, Công cụ của nghề nghề nông là cày, cuốc
- Có những vận động minh họa/ múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô.
- Cho trẻ gieo hạt, và sử dụng kính lúp để quan sát nhận xét và đưa ra thảo luận về quá trình phát triển của cây.
- So sánh, phân loại sự giống và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của nghề theo những dấu hiệu khác nhau: Sản phẩm của nghề nông(ngô, thóc..), Sản phẩm của nghề mộc (bàn, ghế..)
- Lấy được các khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ có màu sắc, kích thước khác nhau khi nghe gọi tên (Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ)
Lấy và chỉ được một số vật quen thuộc có dạng hình hình học: quả bóng có dạng khối cầu, cái tủ khối chữ nhật
- Nhận ra quy luật sắp xếp: 1 cái áo- 1 cái quần lặp lại 1cái áo- 1 cái quần(hoặc ngược lại), và biết tiếp tục sắp xếp theo đúng quy luật. Nói được tại sao lại sắp xếp như vậy.
- Đếm đến 6. NB các nhóm có 6 đối tượng, NB số 6. Theo nhiều cách khác nhau
- Thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6, bớt hoặc thêm vào các nhóm cho đủ số lượng 6.
- Tách gộp nhóm 6 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau (1-5; 3-3; 2-4).
- Biết ý nghĩa của ngày 20/11, ngày NGVN: Là ngày hội của các thầy cô giáo. Các bạn học sinh múa hát mừng các thầy cô giáo
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản
- Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên, các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm về các nghề có màu sắc phù hợp.
- Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về hình dáng, màu sắc.
- Trẻ chăm chú lắng nghe hưởng ứng cảm xúc theo bài hát, bản nhạc. Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu của bài hát - bản nhạc trong chủ đề với các hình thức khác nhau
- Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc kết hợp với các giai điệu bài hát khác nhau.
- Thích thú được xem tranh, ảnh về các nghề.
- Cắt được hình, không bị rách. Đường cắt lượn sát theo nét cắt: Biết cắt hình ảnh về 2-3 nghề trong họa báo.
- Thể hiện ý tưởng của bản thân qua việc phối hợp, lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên, các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán: giấy, rơm, lá câyđể vẽ về công trình xây dựng, vẽ hoa tặng cô giáo, vẽ trang trí hình tròn, làm đồ dùng của nghề mộc, nghề may, cắt dán hình ảnh về các nghề trong họa báo. Có màu sắc phù hợp.
- Trẻ nhận xét được sản phẩm tạo hình của mình và của bạn: tô màu không chờm ra ngoài, mịn, nét cắt thẳng
- Biết chăm chú lắng nghe, thể hiện cảm xúc, hưởng ứng theo bản nhạc, bài hát. Biết vận động múa bài “Cô giáo miền xuôi” vỗ tay theo phách bài: “Cháu yêu cô chú công nhân, Bác đưa thư vui tính.”Biết vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài “Lớn lên cháu lái máy cày”. Biết vận động minh họa bài “Làm chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội”
- Biết sử dụng phách, xắc xô, song loankết hợp với giai điệu bài hát.
- Xem tranh ảnh về các nghề, trẻ biết trao đổi ngắm nhìn tranh ảnh của một số nghề, nói lên cảm xúc của mình: con thích làm nghề cô giáo, bác sĩ Vì nó có thể giúp ích cho mọi người.
 Người lên Tam Hưng, ngàythángnăm..
 Người duyệt
KẾ HOẠCH TUẦN I
Tên chủ đề nhánh: Một số nghề truyền thống ở địa phương
Từ ngày: 9/11 đến 13/11
Người thực hiện: TRỊNH THỊ THU
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ 
TDS
Điểm danh
* Đón trẻ: - Cho trẻ chơi với đồ chơi trong các góc chơi, Nghe các bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày, cháu yêu cô chú công nhân
- Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh sau khi trẻ ngủ dậy trẻ có biết vệ sinh răng, miệng, biết rửa mặt  không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo.(ĐGCS 16)
* TDS: Tập với bông: 
- Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm với nhạc bài hát “Ứơc mơ thần tiên”. Về hàng quay các khớp tay, chân.
- Trọng Động: 
+ ĐT Hô hấp: Làm gà gáy
+ ĐT Tay: Hai tay trước mặt, lên cao.(3 lần-8 nhịp)
+ ĐT Chân: Ngồi xuống đứng lên. .(3 lần-8 nhịp)
+ ĐT Bụng: Hai tay đưa lên cao, cúi gập người. .(3 lần-8 nhịp)
+ ĐT Bật: Bật tại chỗ.(3 lần-8 nhịp)
- Hồi tĩnh: đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân trường theo nhạc bài “ ngày mùa”
* Điểm danh chấm cơm.
HĐ học
Tạo Hình
Nặn cái cuốc
 (mẫu)
Thể Dục
VĐCB: Chuyền bóng qua đầu
TCVĐ: Cướp cờ
LQCC
Làm quen cc: e,ê
Toán
Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ
(ĐGCS 107)
KPXH
 Trò chuyện về nghề may đo
Âm Nhạc
- NDTT: Dạy hát bài: Lớn lên cháu lái máy cày
- NDKH: TC: Ai nhanh nhất
Nghe hát bài: Đi cấy
Văn Học
 Dạy trẻ đọc bài thơ: Cái bát xinh xinh
H Đ N T
- HĐCCĐ: Làm con cá từ lá cây khô.
- TCVĐ: Ném vòng cổ chai 
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Cho trẻ chơi với nước
- TCVĐ: Tạo dáng
- Chơi với đồ chơi 
ngoài trời.
- HĐCCĐ: Xếp các đồ dùng của nghề nông bằng hột hạt
- TCVĐ: Mèo đuổi 
chuột
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Quan sát trò chuyện về thời tiết, cây cối xung quanh sân 
trường.
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn
HĐCCĐ: HĐLĐ: Nhổ cỏ, tưới cây. 
- TCVĐ: Đoán xem ai vào.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
HĐ góc
- Góc XD (Trọng tâm): Xây dựng trang trại chăn nuôi (Chuẩn bị: các cây hoa, các khối gạch, hàng rào, mô hình ngôi nhà.)
+ Kỹ năng: Trẻ xây được khu trang trại, có các khu nuôi gia súc, gia cầm, có vườn cây, vườn rau.Xếp được các khối gạch chồng lên nhau, xây thẳng hàng.
+Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn, không làm ồn, không chạy nhảy lung tung.
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, Cô giáo
- Góc nghệ thuật: + Âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề: Lớn lên cháu lái máy cày, Bác đưa thư vui tính..
 + Tạo Hình: Vẽ, xé dán đồ dùng của nhà nông: cuốc, liềm
- Góc học tập: Đọc các chữ cái: e,ê, sắp xếp theo quy tắc 1-2.
Trò chuyện về một số nghề truyền thống ở địa phương 
(đgcs 98)
- Cho trẻ nghe bài hát: Em đi giữa biển vàng
- Dạy trẻ đọc bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
- Chuẩn bị đồ dùng học toán cùng cô
- Cho trẻ làm quen với bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày
- Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm dụng cụ lao động
- Làm quen bài thơ: Cái bát xinh xinh
- Lau dọn đồ dùng, góc chơi trong lớp.
- Liên hoan văn nghệ bình bầu bé ngoan cuối tuần.
Người Thực hiện Tam Hưng, ngàythángnăm..
 Người duyệt
Trịnh Thị Thu
KẾ HOẠCH TUẦN II
Tên chủ đề nhánh: CHÀO MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO
Từ ngày: 16/11 đến 20/11
Người thực hiện: Đào Thùy Hương
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ 
TDS
Điểm danh
* Đón trẻ: Nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong lớp, 
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh nhắc nhở trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
* TDS: Tập theo đĩa nhạc,với gậy: 
- Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi nhanh, đi chậm với nhạc bài
 “Leval polka”. Về hàng xoay các khớp cổ tay, cổ chân
- Trọng động
+ ĐT Hô hấp: đưa hai tay lên cao mắt nhìn theo tay, hít thở nhẹ nhàng, 
+ ĐT Tay: Hai tay đưa ra phía trước, cao bằng vai, lên cao. (3L x 8N)
+ ĐT Chân: Đá từng chân về phía trước. (3L x 8N)
+ ĐT Bụng: nghiêng người sang trái, sang phải. (3L x 8N)
+ ĐT Bật: Tách chụm. (3L x 8N)
- Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân theo nhạc bài “Cô giáo miền xuôi”
* Điểm danh chấm cơm.
HĐ học
Tạo Hình
Vẽ trang trí hình tròn 
(Mẫu)
Thể Dục:
Ném xa bằng 2 tay
TC: Thu hoạch quả
LQCC: Bé tô bé vẽ: nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu
Toán:
 So sánh, phát hiện và sắp xếp theo quy tắc của 2 đối tượng
KPXH
Trò chuyện về nghề giáo viên
Âm Nhạc: 
NDTT: Dạy vận động theo nhạc bài: Cô giáo miền xuôi
NDKH: Nghe hát: Cô giáo về bản
 TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Nghỉ ngày 20/11
H Đ N T
HĐCCĐ: Cho trẻ chơi với cát
- TCVĐ: Ném xa
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- HĐCCĐ: Vẽ đồ dùng của nghề giáo viên trên sân
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Làm hoa cánh bướm
-TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- HĐCCĐ: HĐLĐ: Nhổ cỏ, tưới cây.
- TCVĐ: Tìm bạn thân
- Chơi tự chọn
HĐ góc
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây
- Góc nghệ thuật: + Âm nhạc: Hát các bài hát: Cô giáo miềm xuôi, cô và mẹ
 + Tạo hình: xé dán, vẽ hình cô giáo
- Góc học tập ( Trọng tâm): Đọc các chữ cái e,ê. Sắp xếp theo quy tắc 1-2; 1-2-1, chia gộp nhóm số lượng 5 làm 2 phần.(Chuẩn bị: Thẻ chữ cái, các cây hoa, bút, sách vở)
+ Kỹ năng: Trẻ phân biệt và đọc được các chữ cái e,ê
 Chú ý quan sát và xếp được các đồ vật theo quy tắc đã cho
 Chia gộp được nhóm số lượng theo đúng yêu cầu của cô.
+ Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết theo nhóm, biết giữ gìn và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- ĐGCS 51 ở tất cả các góc chơi
- Tập văn nghệ chào mừng ngày 20/11
- Nghe bài hát: Cô giáo em là hoa ê ban
- Trò chuyện về môi trường xung quanh đối với con người
(ĐGCS 57)
- Chuẩn bị đồ dùng học toán
- Làm quen các động tác vận động theo nhạc bài: Cô giáo miền xuôi
- Chơi trò chơi: Nu na nu nống
- Làm hoa cúc, hoa cánh bướm tặng cô
- Tập văn nghệ chào mừng ngày 20/11
 Người thực hiện Tam Hưng, ngàythángnăm..
 Người duyệt
 Đào Thùy Hương
Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình
Vẽ trang trí hình tròn.
(mẫu) 
*Kiến thức:
- Trẻ hiểu cách vẽ trang trí hình tròn theo mẫu của cô
- Trẻ biết cách vẽ hình tròn, vẽ nét congđể trang trí hình tròn.
 Kỹ năng:
- Trẻ vẽ và trang trí hình tròn được theo mẫu của cô. Trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Tô màu mịn, không chờm ra ngoài, sắp xếp bố cục tranh cân đối hợp lý.
Thái độ:
- Biết giữ gìn,yêu quý sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
- Địa điểm: Trong lớp học
* Đồ dùng của cô:
- 3 Tranh vẽ mẫu của cô (1 tranh mẫu cơ bản, 2 tranh mẫu mở rộng)
- 1 hình tròn chưa trang trí
- Bài hát “Hộp bút chì màu, ước mơ của bé”
* Đồ dùng của trẻ: 
- Vở, bút sáp màu, bút dạ, màu nước 
- Giá treo sản phẩm, kẹp nhựa
 1. Ổn định tổ chức lớp - Tạo hứng thú (2-3 phút)
- Cho trẻ hát bài “ước mơ của bé”
- Các con vừa hát bài hát gì?
-Các con hãy kể về ước mơ của mình nào?
- Ngoài những nghề được kể trong bài hát các con còn biết các nghề gì? nghề họa sỹ chuyên vẽ và trang trí đấy. Hôm nay cô con mình cùng nhau tập làm họa sĩ trang trí hình tròn nhé.
2. Nội dung chính: (27-30 phút)
* Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu
- Cho trẻ nhận xét bức tranh của cô: Bức tranh được trang trí bằng hinhg gì, nét gì? Chú họa sỹ đã sử dùng màu gì để vẽ? Chú tô màu bức tranh như thế nào? cách tô màu, bố cục tranh.
- Giới thiệu 2 tranh mẫu mở rộng (cho trẻ nêu nhận xét)
* Cô hướng dẫn mẫu:
- Cô vẽ mẫu và phân tích cách vẽ, cách tô màu: Để vẽ được bức tranh đẹp đầu tiên cô có một hình tròn đã vẽ sẵn, cô sẽ vẽ một hình tròn nhỏ hơn ở phía trong. Sau đó vẽ viền của hình tròn to bằng các nét cong liền nhau, đều nhau. Bây giờ tô màu
* Trẻ thực hiện
- Nhắc trẻ về bàn ngồi nhẹ nhàng, ngồi ng

File đính kèm:

  • docchu_de_nghe_nghiep_20152016.doc
Giáo Án Liên Quan