Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Một số con vật sống dưới nước

+ Đón trẻ vào lớp , trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và nhắc trẻ cất đồ cá nhân, hướng dẫn trẻ vào môi trường mới của chủ đề “Động vật”

(Luyện tập các kỹ năng: Chào cô, chào ông bà, bố mẹ, cất dày dép, Rót khô( bình không vòi))

+ Thể dục sáng theo nhạc cùng toàn trường( Tập với nơ)

* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu đi.

- Hô hấp: Hít thở sâu

+ Động tác 1: Tay – vai: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai.

+ Động tác 2: Chân: 2 tay chống hông, chân co chân duỗi

+ Động tác 3: Bụng – lườn: 2 tay chống hông soay người sang 2 bên.

+ Động tác 4: Bật: 2 tay đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách khép chân.

* Hồi tình: Đi nhẹ nhàng quanh sân theo nhạc.

 

doc54 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Một số con vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT
 Chủ đề nhánh: Một số con vật sống dưới nước
 Thực hiện từ ngày 14/12/15 đến 18/12/15 - Giáo viên thực hiện:
Thời gian
HĐ
Thứ 2
	( 14/12)
Thứ 3
(15/12)
Thứ 4
(16/12)
Thứ 5
(17/12)
Thứ 6
(18/12)
Đón trẻ
TD sáng
Điểm danh
+ Đón trẻ vào lớp , trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ và nhắc trẻ cất đồ cá nhân, hướng dẫn trẻ vào môi trường mới của chủ đề “Động vật”
(Luyện tập các kỹ năng: Chào cô, chào ông bà, bố mẹ, cất dày dép, Rót khô( bình không vòi))
+ Thể dục sáng theo nhạc cùng toàn trường( Tập với nơ)
* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu đi.
- Hô hấp: Hít thở sâu
+ Động tác 1: Tay – vai: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai. 
+ Động tác 2: Chân: 2 tay chống hông, chân co chân duỗi
+ Động tác 3: Bụng – lườn: 2 tay chống hông soay người sang 2 bên.
+ Động tác 4: Bật: 2 tay đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách khép chân.
* Hồi tình: Đi nhẹ nhàng quanh sân theo nhạc.
* Cô điểm danh từng trẻ.
Hoạt động học
Tạo hình:
Nặn con lươn
 ( Theo mẫu)
HĐKP
 Quan sát, tìm hiểu con cá vàng
LQVH
Dạy trẻ đọc thơ: 
Rong và cá
(Đa số trẻ chưa biết)
PTTC
VĐCB: Ném xa bằng một tay
TCVĐ: Sút bóng vào gôn
Âm nhạc
- NDTT: Dạy hát Cá vàng bơi
- NDKH:Nghe hát 
“ Hoa thơm bướm lượn”
 - Trò chơi ÂN: 
 Hãy làm theo tôi.
LQVT
Xếp xen kẽ
(1 -1 )
Luyện tập kỹ năng: đứng lên xuống ghế với các hoạt động sử dụng ghế.
Hoạt động góc
1. Góc tạo hình (góc trọng tâm)
Nội dung chơi: + Làm mũ các con vật 
 + Trẻ tô màu các con vật sống dưới nước.
 + Vẽ tranh, làm bộ sưu tập về các con vật sống dưới nước
* Yêu cầu: Trẻ biết tô màu, vẽ tranh các con vật sống dưới nước sau đó làm mũ và tạo thành các bộ sưu tập về các con vật sống dưới nước. 
* Chuẩn bị : Giấy, hồ dán, bút sáp, mầu nước, băng dính các loại, kéo
2. Góc gia đình.
Nội dung chơi + Chơi bán hàng: Bán các loại rau củ quả, thời trang củu bé.
 + Chơi nấu ăn: các món ăn được chế biến từ tôm, cá, cua...
 Thực hành cuộc sống: Cách cài khuy nhỏ.(kỹ năng mới)
Kỹ năng : Trẻ cài được khuy nhỏ.
3. Góc toán: 
Nội dung chơi : Cho trẻ so sánh dài ngắn, to nhỏ, xếp xen kẽ.
4. Góc xây dựng/ ghép hình:
Nội dung chơi
 Xây dựng ao cá, Lắp ghép theo ý thích
Hoạt động ngoài trời
HĐMĐ: 
Quan sát tranh trò chuyện về con cá
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự chon :
- HĐMĐ: 
- TCVĐ: Cáo và thỏ
- Chơi tự chon :
- HĐMĐ: Lao động nhặt lá
- TCVĐ: ô tô và chim sẻ
- HĐMĐ: Hát vận động bài Cá vàng bơi
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự chọn 
- HĐMĐ: quan sát vườn rau
- TCVĐ: thả đỉa ba ba.
- Chơi tự chọn: 
Luyện kỹ năng : Cất dày dép.
Hoạt động ăn ngủ 
Luyện tập các kỹ năng : Rửa tay, lau mặt, xúc miệng nước muối, lấy nước và uống nước.
Hoạt động chiều.
Làm quen với kỹ năng “Cài khuy nhỏ”
- Làm quen với bài thơ ‘ Rong và cá”
Bổ sung bài cho trẻ ở sách bài tập
Hoạt động ở các góc - V/s góc chơi động ở góc
- Vui văn nghệ, nhận xét cuối tuần, thưởng bé ngoan
 Giáo viên	Người duyệt
 Thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐ:Tạo hình
Nặn con lươn
 ( Theo mẫu)
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Lươn là loài cá sống ở dưới nước, có thân dài
- Biết cách lăn dọc, uốn cong để nặn được con lươn theo sự hướng dẫn của cô
2.Kỹ năng:
- Trẻ chia được đất lăn dọc, uốn cong để nặn thành hình giống con lươn
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm
* Không gian tổ chức: 
- Trong lớp
- Trẻ ngồi theo nhóm
* Đồ dùng của cô:
- Hình ảnh một số loài cá
- Vật mẫu của cô ( 3 vật)
Que chỉ, đất nặn.
- Đầu, đĩa có các bài hát trong chủ đề
* Đồ dùng của trẻ:
Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi
- Đất nặn, bảng con, khăn lau
1: Ôn định tổ chức – gây hứng thú:
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
 Cho trẻ xem một số hình ảnh về các loại cá, hỏi trẻ cá sống ở đâu, cho trẻ quan sát con lươn và nhận xét về đặc điểm, hình dáng . dẫn dắt trẻ vào bài.
 2: Nội dung : “ Nặn con lươn”
Cho trẻ quan sát mẫu nặn( mẫu cơ bản) của cô và nhận xét
- Cô nặn con gì đây? Nó có đặc điểm gi?( Nhỏ như ngón tay mình, thân dài, không có vây, đầu hơi to hơn một chút, đuôi nhỏ vút...)
- Cho trẻ quan sát 2 mẫu mở rộng
- Cô nặn mẫu cho trẻ quan sát, vừa nặn, cô vừa hướng dẫn trẻ cách nặn: Để nặn được con lươn, đầu tiên cô phải chia một lượng đất vừa phải, sau đó cô dùng 2 tay vê đất và lăn đều sao cho đất dài và tròn, cô lăn cho phần đầu hơi to hơn một chút, phần đuôi nhỏ vút, sau đó cô uốn cong để tạo thành hình giống hình con lươn, thế là cô đẫ nặn được hình con lươn rồi.
- Cho trẻ nói ý tưởng, cách chia đất và cách nặn của mình
* Vận động giữa giờ theo nhạc bài hát “Cá vàng bơi”
- Trẻ thực hiện
Cho trẻ về chỗ ngồi, mở nhạc nhỏ bài “Cá vàng bơi”
Cô bao quát động viên trẻ để tạo ra sản phẩm đẹp
Giúp đỡ những trẻ còn chưa biết cách chia đất và nặn
* Trưng bày sản phẩm
Cô giúp trẻ lên trưng bày sản phẩm cho cả lớp cùng xem, cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
- Sản phẩm của con đâu? Con nói cách nặn của mình cho cô và các bạn nghe nào.
- Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích?
3: Kết thúc: 
Cô nhận xét chung cả lớp và khen động viên trẻ
 Nhận xét trẻ cuối ngày:..............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 3 ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐKP
Quan sát, tìm hiểu con cá vàng
1 Kiến thức: 
- Trẻ biết tên gọi và nhận ra đặc điểm nổi bật của con cá vàng
- Biết cá bơi dưới nước và là động vật sống ở dưới nước
- Biết được ích lợi của con cá 
2 Kỹ năng: 
- Trẻ nói đúng tên các bộ phận của con cá( Đầu, mình, vây..)
- Nói được chức năng của một số bộ phận
- Phát triển cho trẻ kỹ năng quan sát - - Trẻ trả lời mạch lạc các câu hỏi của cô
3 Thái độ: 
Trẻ hứng thú với hoạt động học
Biết cách chăm sóc bảo vệ chúng.
* Không gian tổ chức: 
- Trong lớp
* Đồ dùng của cô:
- Hình ảnh, silde minh hoạ - Đĩa nhạc
- Chậu nước, con cá vàng
 * Đồ dùng của trẻ:
 2 bể cá cho trẻ chơi trò chơi
- Cá vàng cho trẻ chơi trò chơi thả cá.
 1: ổn định tổ chức:
Cô cùng trẻ hát bài “ Cá vàng bơi”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát : Cá sống ở đâu? Nhà bạn nào có bể cá? dẫn dắt trẻ vào bài.
 2: Nội dung 
* Quan sát con cá: 
- Cô đưa chậu cá ra cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ về con cá vàng
- Chúng mình biết đây là con cá gì? 
Con cá vàng có những gì? (Trẻ nhận xét đặc điểm của con cá như: Đầu, mình, vây và đuôi cá)
Phần đầu cá có những gì?
 Mang cá để làm gì?( Thở), phần mình có gì?
 Vây cá để làm gi?( để cá bơi được dưới nước)
 Đuôi cá để làm gì?( Lái khi bơi)
+ Cho lần lượt trẻ lên quan sát con cá
Cô chính xác lại các đặc điểm của con cá
- Con cá vàng đang làm gì? (Bơi)
Cô cho trẻ biết con cá bơi được là nhờ vây, còn đuôi cá làm bánh lái và cá là động vật sống ở dưới nước...
- Cá vàng có ích lợi gì? Làm đẹp cho mọi nhà, bắt bọ gậy để cho nước sạch
*Giáo dục trẻ : Biết chăm sóc và bảo vệ các con vật bé nhỏ
*Mở rộng: Ngoài con cá vàng ra các con còn biết các loại cá nào nữa: Trẻ kể tên cá cô trình chiếu các lại cá cho trẻ xem
Cho trẻ đứng lên hát và vận động theo nhạc bài cá vàng bơi.
* Trò chơi “ Thả cá” : 
 Cách chơi: cô cho trẻ đi theo đường hẹp mang cá thả vào chậu, đội nào thả được nhiều cá hơn thì đội đó chiến thắng. 
* Trò chơi “ bé khéo tay”
- Cho trẻ ngồi về bàn tô màu con cá vàng
 3: Kết thúc:
 Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng chuyển hoạt động
 Nhận xét trẻ cuối ngày:............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 4 ngày 16 tháng 12 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐ
LQVH 
Dạy trẻ đọc thơ: 
Rong và cá
(Đa số trẻ chưa biết)
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả (Phạm Hổ)
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ Rong và cá nói lên vẻ đẹp của cây rong và con cá dưới nước 
2 Kỹ năng: 
- Trẻ đọc thuộc lời thơ cùng với cô, ngắt ngỉ đúng câu
- Rèn cho trẻ trả lời đủ câu đủ ý theo nội dung của bài thơ
 3.Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
Trẻ yêu quý các con vật, có ý thức giữ gìn chăm sóc bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Không gian tổ chức: 
- Trong lớp
* Đồ dùng của cô:
 Hình ảnh minh họa theo nội dung bài thơ
- Tranh minh họa thơ.
- Đĩa nhạc: Cá vàng bơi
* Đồ dùng của trẻ:
Ghế đủ cho trẻ ngồi.
 1: ổn định tổ chức: 
- Hát: “Cá vàng bơi”
Cô hỏi trẻ trong bài hát nói về con vật gì?
Cô cho trẻ kể tên một số loại cá sống dưới nước mà trẻ biết
Ngoại các con các chúng mình còn thầy gì trong những bể cá nữa
Cô trò chuyện với trẻ dẫn dắt vào bài
 2: Nội dung chính: 
* Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả 
- Cô đọc mẫu:
- Lần 1: cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm( Trẻ ngồi hình chữ u)
Cô vừa đọc bài thơ gì? của nhà thơ nào?
- Lần 2 đọc kết hợp với tranh( Trẻ ngồi quanh cô)
* Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
+ Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
+ Bài thơ nói về điều gì? 
+ Cô rong xanh đẹp như thế nào?
+ Cô Rong xanh uốn lượn ở đâu?
+ Đàn cá thì bơi ở đâu, và bơi xung quanh ai?
+ Đuôi của con cá như thế nào? 
(Mỗi câu hỏi cho 3-4 trẻ trả lời
 - Cô trích dẫn thơ sau mỗi câu hỏi)
* Giáo dục: Yêu các con vật sống dưới nước, bảo vệ chăm sóc chúng.
* Cô đọc lần 3 kết hợp mô hình( Trẻ ngồi 3 hàng ngang)
* Dạy trẻ đọc thuộc thơ
- Cho cả lớp đọc cùng cô 3 lần
(Trong quá trình trẻ đọc thơ cô chú ý sủa sai cho trẻ)
Sau đó cô cho từng lên đọc tổ -> Tổ còn lại nhận xét tổ bạn đọc
 Cô nhận xét động viên các tổ đọc thơ
( chú ý hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm bài thơ)
Nhóm – cá nhân lần lượt lên đọc
Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cả lớp đọc lại cùng cô 1 lần.
 3 Kết thúc: 
Cô cho trẻ làm đông tác cá bơi xung quanh lớp 
 Nhận xét trẻ cuối ngày:..............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 5 ngày 17 tháng 12 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐ: PTTC
VĐCB: Ném xa bằng một tay
TCVĐ: Sút bóng vào gôn
1. Kiến thức:
- Trể biết tên vận động “ Ném xa bằng một tay”, biết cần phải có sự phối hợp tay, chân, mắt và định hướng để ném xa.
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “Sút bóng vào gôn”
2. Kỹ năng:
- Trẻ đứng vào vạch suất phát, một tay cầm túi cát đưa vòng từ dưới ở phía trước ra sau, lên cao và ném mạnh về phía trước - Trẻ có kỹ năng phối hợp tay, chân nhịp nhàng
- Trẻ sử dụng linh hoạt các cử động của bàn chân, cổ chân trong trò chơi: “ Sút bóng vào gôn”
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực, đoàn kết tham gia vào hoạt động, tham gia vào trò chơi.
* Không gian tổ chức: 
- Ngoài sân
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Trang phục mặc quần áo thể thao.
- Vạch chuẩn, túi cát, 20 quả bóng nhựa, 1 khung thành, sắc xô
- Nhạc bài hát: “ Richky – world cup 1998, My heart will go on”
* Chuẩn bị của trẻ:
- Trang phục sạch sẽ gọn gàng
- Vòng tập thể dục
- 20 túi cát
1. Khởi động: ( Đội hình vòng tròn): 
- Cho trẻ khởi động bằng cách di chuyển, đi chậm, đi nhanh, hai tay chống hông lần lượt từng chân một dậm gót, chạy chậm, chạy nhanh
- Các con đã thực hiện xong phần khởi động của mình, mời các con lên lấy dụng cụ và thực hiện bài đồng diễn cùng cô nào.
- Về đội hình 3 hàng ngang
2. Trọng động: ( Tập với vòng )
* BTPTC
+ Động tác 1: Tay – vai: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai. ( tập 4 lần, 4 nhịp) 
+ Động tác 2: Chân: 2 tay đưa ra phía trước, chân khụy gối ( tập 2 lần, 4 nhịp)
 + Động tác 3: Bụng: 2 tay đưa lên cao, chân bước sang ngang rộng bằng vai, cúi người xuống( tập 2 lần, 4 nhịp) 
+ Động tác 4: Bật: 2 tay đưa ra phía trước, lên cao, kết hợp bật tách khép chân ( tập 2 lần, 4 nhịp)
- Vừa rồi là một bài đồng diễn rất đẹp cô khen các con, mời các con lên cất dụng cụ rồi về chỗ nào
* Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diên cách nhau khoảng 3m
* VĐCB “ Ném xa bằng một tay”
Hôm nay cô dạy các con một vận động mới đó là vđ “Ném trúng đích bằng một tay”
- Để thực hiện được vận động này các con chú ý cô thực hiện nhé
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2, kết hợp phân tích cách thực hiện
( Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau trước vạch chuẩn, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh “Ném” tay cầm túi cát đưa vòng từ dưới ở phía trước ra sau, lên cao và ném mạnh về phía trước..)
- Mời 2 trẻ lên tập thử
- Tổ chức cho cả lớp luyện tập.
Lần 1: Lần lượt 2 trẻ một lượt tập
- Cô chú ý sửa kỹ năng cho trẻ.
Lần 2: đẩy nhanh tốc độ tập của trẻ( cho trẻ ném liền 3 lần)
Cổ vũ, động viên trẻ.
- Cô khen động viên trẻ
Vừa rồi cô thấy chúng mình rất giỏi, cô thưởng cho chúng mình một trò chơi.
* Trò chơi vận động “Sút bóng vào gôn”
Cách chơi: Cô chia các con thành 2 đội . Đội bóng xanh và đội bóng đỏ cô đã chuẩn bị khung thành và rất nhiều bóng cho 2 đội
- Nhiệm vụ của các con là lấy những quả bóng ở trong rổ và các con đặt ở điểm sút bóng và sút vào gôn.
Luật chơi: thời gian cho các đội là một bản nhạc “Richky – world cup”. Khi bản nhạc kết thúc, đội nào sút được nhiều bóng vào khung thành, đội đó sẽ chiến thắng.
Cô nhận xét và kiểm tra kết quả của 2 đội
3. Hồi tĩnh Cô mở nhạc “My heart will go on”
 cho trẻ cảm nhận.
Chúng mình đã cảm nhận được giai điệu của nhạc chưa? Mời 2 bạn ghép thành một đôi và cùng khiêu vũ nào.
 HĐÂm nhạc
- NDTT: Dạy hát Cá vàng bơi
- NDKH: - Nghe hát 
“ Hoa thơm bướm lượn”
- Trò chơi: 
Hãy làm theo tôi
1.Kiến thức :
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “ Cá vàng bơi” tả về vẻ đẹp của con cá vàng
- Biết tên bài hát nghe Hoa thơm bướm lượn
2.Kỹ năng 
 - Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát “Cá vàng bơi”
- Hát với giọng tự nhiên, thoải mái
- Thực hiện tốt trò chơi
3.Thái độ :
- Tích cực hưởng ứng theo bài hát
* Không gian tổ chức: 
- Trong lớp
* Đồ dùng của cô:
 Đàn ,đài, hình ảnh các loại cá
.* Đồ dùng của trẻ:
1 số dụng cụ âm nhạc( Sắc xô, phách)
1. ổn định tổ chức:
Cho trẻ xem bể cá vàng. sau đó trò chuyện về chú cá vàng.
- Cá vàng được nuôi trong bể cảnh rất đẹp, chúng không những để làm đẹp mà còn có ích lợi bắt bọ gậy cho nước thêm trong sạch.
- Cô có một bài hát rất hay nói về chú cà vàng, hôm nay cô sẽ dạy chúng mình nhé.
2. Nội dung chính
* Dạy hát: Cá vàng bơi
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả 
- Hai cô hát vận động trên nền nhac bài hát “Cá vàng bơi”
- Các con thấy bài hát này thế nào? 
Các con chú ý nghe cô hát lại nhé
- Cô hát mẫu
+ Lần 1: không nhạc ( Cô vừa hát xong rồi)
+ Lần 2: Cô hát cùng nhạc
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gi? 
- Bài hát nói về con gì?
* Giới thiệu nội dung bài hát “Bài hát nói về vẻ đẹp và ích lợi của con cá vàng”
+ Lần 3: Cô hát cùng nhạc
- Các con hát cùng cô bài hát này nhé!
- Cô dạy trẻ hát:
- Khi cô bắt nhịp 1 tay thì cô hát, khi cô bắt nhịp 2 tay thì các con hát, các con đã rõ chưa?
* Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô 2 lần ( Không nhạc)
- Cô cho trẻ hát 2 lần ( kết hợp nhạc đệm)
- Mời nhóm trẻ, cá nhân trẻ hát
- Khi trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có).
* Cách sửa
- Nếu trẻ hát sai về giai điệu: Cô hát mẫu chọn vẹn câu hát đó rồi bắt giọng cho trẻ hát lại đến hết bài
- Nếu trẻ hát sai lời ca: Cô có thể đọc lại lời kết hợp hát mẫu rồi bắt giọng cho trẻ hát lại câu hát sai đễn hết bài
- Mời từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên hát có nhạc đệm
Cô động viên, khen ngợi trẻ.
- Cho cả lớp hát và biểu diễn theo ý thích
* Trò chơi: Hãy làm theo tôi.
- Cô nói cách chơi: cô mở một bản nhạc sội động có hình ảnh các bạn nhảy, các con sẽ nghe nhạc, nhìn và nhảy theo các bạn trong hình nhé.
- Tổ chức cho trẻ chơi
Nghe hát: “ Hoa thơm bướm lượn”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca
- Cho trẻ ngồi gần cô
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
- Cho trẻ về ghế ngồi
- Lần 2: Cô biểu diễn minh họa.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ.
 - Cô và trẻ chào khách.
 Nhận xét trẻ cuối ngày:..............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
.........................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................... 
 Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐ LQVT
Xếp xen kẽ
(1 -1 )
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu cách xếp xen kẽ đơn giản
 ( 1 -1) cứ xếp 1 con cá rồi lại đến 1 con ếch
2.Kỹ năng:
- Trẻ sắp xếp được các đối tượng lặp lại theo quy tắc cho trước.
- Xếp từ trái sang phải
- Chơi trò chơi thành thạo
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 
* Không gian tổ chức: 
- Trong lớp
* Đồ dùng của cô:
- powerpoint có nội dung bài dạy.
Máy tính, đài, đĩa có các bài hát trong chủ điểm.
- 2 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_dong_vat_nam_2016.doc