Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ Thăm nhà bà

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhớ tên bài thơ “Thăm nhà bà”, tên tác giả: Như Mao.

 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Nội dung giang của bai lam sao em gi ra?

 2. Kĩ năng:

 - Rèn cho trẻ biết đọc rõ lời bài thơ, thể hiện diễn cảm âm điệu vui tươi của bài thơ. Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, khả năng giao tiếp cho trẻ: Phát biểu to, rõ ràng, diễn đạt đủ câu, thể hiện sắc thái, ngữ điệu khi đọc thơ.

 - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy có chủ định.

 3. Thái độ:

 - Trẻ chú ý chăm chú nghe cô đọc thơ.

 - Tập trung chú ý tham gia giờ học sôi nổi.

 - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc động vật nuôi trong gia đình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 5492 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ Thăm nhà bà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG ĐỢT 1
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Gia đình
 Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ “ Thăm nhà bà” – Tác giả Như Mao
 Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
 Số lượng: 18 - 20 trẻ
 Thời gian: 20 – 22 phút
 Người thực hiện: Phạm Thị Mai Linh
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhớ tên bài thơ “Thăm nhà bà”, tên tác giả: Như Mao.
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Nội dung giang của bai lam sao em gi ra?
 2. Kĩ năng:
 - Rèn cho trẻ biết đọc rõ lời bài thơ, thể hiện diễn cảm âm điệu vui tươi của bài thơ. Phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, khả năng giao tiếp cho trẻ: Phát biểu to, rõ ràng, diễn đạt đủ câu, thể hiện sắc thái, ngữ điệu khi đọc thơ.
 - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy có chủ định.
 3. Thái độ:
 - Trẻ chú ý chăm chú nghe cô đọc thơ.
 - Tập trung chú ý tham gia giờ học sôi nổi.
 - Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc động vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
1. Địa điểm : Lớp học sạch sẽ, thoáng, đủ ánh sáng.
2. Đồ dùng dạy học
2.1. Đồ dùng của cô
 - Máy chiếu, máy tính, hình ảnh minh họa bài thơ bằng powerpoin.
 - Mô hình nhà bà: Ngôi nhà, cây cối, giếng nước, đống rơm, đàn gà
 - Nhạc bài hát: “cháu yêu bà”, “đàn gà trong sân”
2.2. Đồ dùng của trẻ
- Mũ gà con đủ cho trẻ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Các con ơi lại đây với cô. Hôm nay đi học các con thấy có vui không? 
- Có ạ!
- Chúng mình hãy cùng cô hát một bài hát thật vui nhé.
- Trẻ hát và vận động bài “Cháu yêu bà”
- Các con có yêu bà không?
- Có ạ
- Chúng mình có muốn cùng cô về quê thăm nhà bà không?
- Có ạ
Cô cho trẻ đi đến mô hình nhà bà
Trẻ đến thăm nhà bà cùng cô
- Các con ơi, đã đến nhà bà rồi. Các con thấy nhà bà như thế nào?
- Rất là đẹp ạ.
- Xung quanh nhà bà có những gì?
- Trẻ đàm thoại với cô về quang cảnh quanh nhà bà
Hướng trẻ đến đàn gà con và hỏi trẻ:
- Đây là con gì?
- Chúng mình thấy đàn gà có đáng yêu không?
- Đến thăm nhà bà có thật nhiều điều thú vị phải không nào. Đặc biệt từ cảm hứng về đàn gà con, nhà thơ Như Mao đã sáng tác bài thơ “Thăm nhà bà” chúng mình cùng lắng nghe cô đọc thơ nhé. 
- Đàn gà con
- Có ạ.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Thăm nhà bà” bằng các hình thức
* Cô đọc diễn cảm lần 1: Kết hợp cử chỉ, điệu bộ tại mô hình
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
 - Hỏi trẻ: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do tác giả nào sáng tác?
- Bài thơ “Thăm nhà bà” do tác giả Như Mao sáng tác
* Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp với hình ảnh minh họa.
- Bây giờ cô là gà mẹ, các con sẽ là các chú gà con chúng mình cùng đi chơi nhé.
- Trẻ làm các chú gà con vẫy cánh đi theo mẹ xúm xít về giữa lớp học.
- Bài thơ “Thăm nhà bà” không chỉ có lời thơ hay mà còn có những hình ảnh minh họa thật là đẹp. Các con hãy cùng hướng mắt lên màn hình để xem cô đọc bài thơ kết hợp với những hình ảnh minh họa nhé. 
- Trẻ theo dõi màn hình trình chiếu
- Hỏi trẻ: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ “Thăm nhà bà” do tác giả Như Mao sáng tác
* Trích dẫn giảng giải, đàm thoại theo nội dung bài thơ: “Thăm nhà bà”
Cô đọc đoạn 1:
 “ Đến thăm bà
 ...................
Chơi ngoài nắng”
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
 - Các con ạ, khi em bé đến thăm bà thì bà đi vắng rồi chỉ còn đàn gà con đang chơi ngoài sân thôi.
- Trẻ lắng nghe
 + Khi đến thăm nhà bà em bé đã nhìn thấy con gì?
- Đàn gà con
 + Đàn gà đang chơi ở đâu?
- Đàn gà chơi ngoài nắng.
Cô đọc đoạn 2: 
 “Cháu đứng ngắm
 Kêu chiếp chiếp”
Trẻ lắng nghe
 Đàn gà con trong bài thơ thật đáng yêu và em bé đã cất tiếng gọi. Đáp lại tình cảm của em bé, đàn gà con đã chạy thật nhanh và xúm quanh em bé đấy.
- Trẻ lắng nghe
 + Em bé đã gọi đàn gà con như thế nào?
- Em bé gọi bập bập bập.
 + Khi thấy tiếng gọi các chú gà con đã làm gì? 
- “Chúng lật đật
 Chạy thật nhanh”
+ Các chú gà con kêu như thế nào?
- Kêu chiếp chiếp
 Chúng mình cùng bắt chước tiếng kêu của các chú gà con nào?
- Trẻ đưa tay lên miệng giả làm tiếng kêu của gà con.
- Chúng mình thấy các chú gà con có đáng yêu không?
- Có ạ.
Cô đọc đoạn 3:
“ Gà mải miết
 ...
 Lùa vào mát”
- Đàn gà con thật đáng yêu phải không nào. Mặc dù trời nắng nhưng các chú vẫn mải miết nhặt thóc vàng. Và em bé trong bài thơ cũng rất thương đàn gà nên đã nhẹ nhàng lùa đàn gà vào mát để tránh nắng đấy.
+ Khi thấy đàn gà nhặt thóc ngoài nắng em bé đã làm gì?
- Em bé đã lùa đàn gà vào mát.
+ Qua bài thơ các con học tập điều gì?
- Trẻ trả lời
→ Giáo dục: Các con ạ, chúng mình hãy học tập tấm gương của em bé, hãy luôn yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi nhé.
2.2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ theo các hình thức
- Cô mời các con cùng đọc thơ với cô nhé
( cho cả lớp đọc thơ 1 lần)
- Cả lớp đọc thơ 1 lần
- Cô thấy cả lớp đọc thơ rất hay rồi bây giờ cô muốn các đội cùng thi đua xem tổ nào đọc thơ hay nhé
- Vâng ạ
- Cô lần lượt mời từng tổ lên đọc 
( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Tổ đọc thơ
- Có rất nhiều bạn nhỏ trong lớp chúng ta đọc thơ hay. Cô mời nhóm các bạn lên đọc
- Nhóm đọc thơ
 (Cho trẻ đọc thơ theo nhóm)
- Trong lớp chúng ta có 1 bạn không chỉ ngoan mà còn đọc thơ rất hay. Cô xin mời các con cùng đến với giọng thơ của bạn  
- Cá nhân trẻ đọc thơ
 ( cho cá nhân trẻ đọc thơ)
- Cho trẻ đọc thơ theo hình thức nâng cao: Đọc thơ nối tiếp, khi cô đưa tay về đội nào thì đội đó sẽ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ nối tiếp
3. Kết thúc
 - Các con ơi, hôm nay được về thăm nhà bà các con có vui không? Bây giờ đã đến giờ chúng mình phải về rồi. Cô cháu mình cùng về trường mầm non nhé
- Trẻ hát “Cháu yêu bà” và đi ra

File đính kèm:

  • doclop 3 tuoi_12169066.doc