Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học: Giao thông

* Đón trẻ:

- Cô nhắc trẻ chào cô, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.

* Trò truyện:

- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.

- Cùng trẻ trò chuyện về một số luật giao thông đường bộ.

* Điểm danh:

- Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.

* Thể dục sáng:

a. Khởi động :

- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.

 b.Trọng động:

Bài tập buổi sáng với nhạc.

c. Hồi tĩnh:

- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc.

 

doc27 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề học: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN I
TT
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1
Đón trẻ, trò chuyện
* Đón trẻ: 
- Cô nhắc trẻ chào cô, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
* Trò truyện: 
- Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
- Cùng trẻ trò chuyện về một số luật giao thông đường bộ.
2
Điểm danh,
thể dục sáng.
* Điểm danh:
- Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
* Thể dục sáng:
a. Khởi động : 
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường.
 b.Trọng động: 
Bài tập buổi sáng với nhạc.
c. Hồi tĩnh: 
- Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc.
3
Hoạt động học
KPKH: Tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ.
TD: Bật qua vật cản 15 - 20cm.
LQCC:
LQ chữ l h k.
TH: Xé, dán cột đèn hiệu giao thông.
LQVT: Tách, gộp trong phạm vi 9. Chia nhóm có số lượng 9 ra làm 2 phần.
LQVH: Thơ: “Em không như chú mèo.” Tác giả: Phạm Thị Hường.
AN: Bài hát: “ Cô dạy cho bé bài học giao thông” . Sáng tác: Lâm Trọng Tường.
4
Hoạt động góc.
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: tài xế.
 - Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố.
 - Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ.
 - Góc Nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ xe đạp, sưu tầm tranh ảnh về các loại xe.
5
Hoạt động ngoài trời.
HĐCCĐ: -Quan sát xe máy.
TCVĐ: Đèn xanh, đèn đỏ.
T/c tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường.
- Dạo chơi sân trường.
HĐCCĐ: Quan sát: xe đạp
Trò chơi: Trốn tìm
- T/c tự do: Xâu hạt.
- Dạo chơi sân trường.
HĐCC: Quan sát: Thời tiết
Trò chơi: Kéo co.
- T/c tự do: Chơi với xich đu.
6
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
- Vệ sinh, rửa tay chuẩn bị ăn trưa: Cô gợi ý trẻ rửa tay và sữ dụng nước đúng cách.
- Một số trẻ làm nhiệm vụ trực nhật rửa tay trước và giúp cô kê bàn ăn, chuẩn bị chỗ ngủ. 
- Cô nhắc trẻ sau khi ăn nhớ rửa miệng, rửa tay, uống nước và đi ngủ.
7
Hoạt động chiều
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
- Làm quen vận động: “Bật qua vật cản 15 - 20cm
”.
- Chơi tự do các góc chơi.
- Ôn bài cũ.
- Làm quen kỹ năng: “Xé, dán cột đèn hiệu giao thông”.
- Thực hiện vở chữ cái l h k.
- Chơi tự do các góc chơi.
- Cho trẻ làm bài tập toán số 10.
- Làm quen bài hát: “Cô dạy cho bé bài học giao thông”.
- Chơi tự chọn.
Ôn các bài thơ, bài hát theo chủ đề.
- Chơi tự do theo ý thích.
- Nêu gương bé ngoan.
8
Trả trẻ
+ Cô nhận xét chung trong một buổi học.
- Vệ sinh trước khi trả trẻ.
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
Giáo viên lập kế hoạch
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2017
 Chủ đề nhánh: MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi tự do.
 - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
 - Trò chuyện về một số luật giao thông đường bộ.
II/ ĐIỂM DANH, TDS
 - Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc.
III/ HOẠT ĐỘNG HỌC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Tìm hiểu một số luật giao thông đường bộ.
A. Mục đích, yêu cầu:
- Dạy trẻ biết một số kiến thức về một số Luật giao thông phổ biến trên đường bộ:
 + Trẻ biết nội dung và ý nghĩa của một số biển báo phổ biến.
- Phát triển ở trẻ khả năng chú ý, quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện cho trẻ ngôn ngữ nói mạch lạc, đủ từ, đủ câu. 
- Trẻ biết cách chơi các trò chơi do cô tổ chức.
- Trẻ hứng thú tham gia học tập có nề nếp. 
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ và chỉ dẫn của các biển báo.
B. Chuẩn bị;
- Các hình ảnh về ngã tư đường phố 
- Một số biển báo giao thông. 
- Một số bài hát, câu đố về đường giao thông và biển báo.
C. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động ổn định
- Cô đọc câu đố: đố trẻ về các loại đường giao thông
+ “Đường gì tàu chạy sóng xô
Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi”. (Là đường gì?)
+ “Đường gì mà lại có ray
Xình xịch tàu chạy đêm ngày bạn ơi”. (Là đường gì?)
-> Cô chốt lại: đường biển, đường sắt.
 2. Hoạt động trọng tâm: 
a/ Cung cấp kiến thức
- Cô vừa đọc câu đố về những loại đường giao thông nào?
- Ngoài ra còn những loại đường giao thông nào con biết?
=> Có rất nhiều loại đường giao thông khác nhau và mỗi loại đường lại có cách đi khác nhau. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về 1 số biển báo và luật giao thông đường bộ qua những trò chơi nhé. Để những trò chơi vui hơn, cô sẽ chia lớp ra làm 3 đội chơi.
- Cô cho 3 đội giới thiệu về đội của mình 
b. Luyện tập 
* Trò chơi 1: Phản ứng nhanh
- Cách chơi: cô đưa ra các hình ảnh và đặt câu hỏi tương ứng với mỗi tranh tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, các đội sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời. Đội nào trả lời trước, đúng sẽ được 2 bông hoa, nếu trả lời sai đội khác có quyền trả lời.
- Cô đặt câu hỏi cho trẻ suy nghĩ và trả lời:
 Tranh 1: Vẽ đường giao thông nông thôn hỏi trẻ có nhận xét gì về bức tranh?
 Tranh 2: Vẽ ngã tư đường phố:
Có nhận xét gì về bức tranh?
- Khi tham gia giao thông người đi bộ và các loại xe phải đi như thế nào?
- Đèn hiệu giao thông cho ta biết điều gì?
- Tại ngã tư đường phố không có đèn hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai? 
+ Khi ngồi trên các phương tiện giao thông phải chấp hành như thế nào?
+ Khi đi xe mô tô, xe gắn máy mọi người bắt buộc phải làm gì? 
- Đường giao thông thành phố và nông thôn có điểm gì khác nhau?
+ Người đi bộ đi ở đâu? Tại sao mọi người không được đi bộ dưới lòng đường?
+ Người đi bộ trước khi sang đường phải làm gì?
+ Các con nên chơi ở đâu để đảm bảo an toàn? 
-> Sau mỗi câu trả lời của trẻ, cô khẳng định nếu trẻ trả lời đúng hoặc cung cấp kiến thức nếu trẻ trả lời chưa chính xác.
*Trò chơi 2:“Đội nào giỏi hơn”
- Cách chơi: 3 đội tham gia – mỗi đội 4 bạn
+ Đội 1: gắn các PTGT đúng với đèn hiệu giao thông
+ Đội 2: gắn đèn hiệu giao thông đúng với các PTGT đang đi trên đường phố.
+ Đội 3: Gắn chữ S vào hình ảnh sai, gắn chữ Đ vào các hình ảnh đi đúng luật giao thông
- Luật chơi: lần lượt từng bạn lên chơi, đi và về đúng bên phải đường.
- Thời gian chơi diễn ra trong một bản nhạc, đội nào gắn xong và đúng hết là đội chiến thắng.
- Trước khi chơi, cô cho trẻ quan sát các bức tranh.
3. Hoạt động Kết thúc 
- Cho trẻ hát bài “Đường em đi” 
IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC	
 - Góc phân vai: Chơi đóng vai: tài xế.
 - Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố.
 - Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ.
 - Góc Nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ xe đạp, sưu tầm tranh ảnh về các loại xe.
A/ Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết chơi trò chơi đóng vai chú cảnh sát giao thông.
- Biết xây dựng ngã tư đường phố.
- Trẻ biết xem tranh, ảnh, gọi tên phương tiện giao thông.
2.Kĩ năng:
- Rèn sự khéo léo cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
3.Giáo dục:
-Trẻ hứng thú trong giờ học, hiểu biết về luật giao thông đường bộ khi đi trên các phương tiện giao thông đường bộ.
B/ Chuẩn bị:
-Bộ đồ chơi xây dựng. Đồ chơi gia đình . Bộ đồ chơi nấu ăn. Bộ đồ cảnh sát, đồ chơi bác sĩ. Một số đồ dùng đồ chơi khác
C/ Tiến hành:
1/ Hoạt động ổn định
- Cô và trẻ cùng hát: “Em tập lái ô tô”. Trò chuyện về các loại xe.
- Cô giới thiệu các góc chơi.
2/ Hoạt động nhận thức
- Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Hãy kể tên các góc chơi mà con biết? Góc xây dựng cô cần bao nhiêu bạn? Tương tự các góc còn lại cô cũng hỏi như vậy?
- Ở góc xây dựng con sẽ chơi trò chơi gì? Bạn nào sẽ chơi ở góc xây dựng? Ai sẽ là chủ công trình? Bạn nào chở nguyên vật liệu? Ai sẽ là thợ xây? Người chủ công trình phải làm gì?
-Tương tự các góc còn lại cô cũng hỏi như vậy.
- Cô cho trẻ về các góc chơi của mình, cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi. Cô đến từng góc chơi (góc phân vai) cô gợi hỏi trẻ .Con đang chơi ở góc chơi nào? Ở góc phân vai con con chơi trò chơi gì vậy?
- Con đóng vai gì ở góc phân vai? Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi với nhau, cô gợi ý trẻ sang các góc chơi khác chơi cùng các bạn,( trẻ góc xây dựng sang góc phân vai mua hàng) kịp thời sử lý các tình huống 
3/ Hoạt động kết thúc	
-Cô cho trẻ đi thăm quan từng góc chơi. Ai có nhận xét gì về góc xây dựng? Cô cho trẻ nhận xét góc xây dựng.Cô nhận xét khái quát từng vai chơi, thái độ chơi.
V/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: - Quan sát xe máy.
TCVĐ: Đèn xanh, đèn đỏ.
T/c tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường.
A/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm cấu tạo, hình dạng, âm thanh, ích lợi của xe máy. thông qua đó giáo dục trẻ ý thức về an toàn giao thông.
- Trẻ biết chơi trò chơi, có ý thức trong khi chơi.
- Trẻ đoàn kết, hứng thú tham gia vào buổi hoạt động.
B/ Chuẩn bị
- Xe đạp để ở sân trường.
- Cờ xanh, cờ đỏ, cờ vàng.
- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.
C/ Cách tiến hành
1/ Hoạt động ổn định
Trước khi ra ngoài quan sát cô nói rõ nội dung của buổi hoạt động.
- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát.
2/ Hoạt động trọng tâm
a/ Cung cấp kiến thức
- Cô cho trẻ đứng xung quanh chiếc xe máy.
bạn nào cho cô biết đây là xe gì?
- Xe đạp có đặc điểm gì?
- Phần đầu xe gồm có gì?có tác dụng để làm gì?
- Phần thân xe gồm có gì? Có tác dụng gì?
- Phần đuôi xe gồm có gì? để làmgì?
- Bánh xe có dạng hình gì? xe máy có bao nhiêu bánh xe?
- Xe máy dùng để làm gì? Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
- Xe máy muốn chạy được cần phải có ngừoi điều khiển. vậy người điều khiển xe đạp phải làm gì như thế nào? để tham gia giao thông được an toàn?
- Các con khi ngồi trên xe máy phải ngồi như thế nào?
- Các con thử làm chú lái xe nào? 
b/ Luyện tập:
- TC: “Đèn xanh, đèn đỏ”
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trên sân trường.
3/ Hoạt động kết thúc: 
- Cô cho trẻ vê sinh, xếp hàng vào lớp.
VI/ HOẠT ĐỘNG VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
- Cô cho trẻ thao tác vệ sinh rửa tay- rửa mặt theo các bước.
- Cô nhắc trẻ kê bàn giúp cô, cô chia cơm đem đến cho từng trẻ.
- Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
- Quan tâm đến những trẻ yếu và khó ngủ.
VII/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Làm quen vận động: “Bật qua vật cản 15 - 20cm
”.
 - Chơi tự do các góc chơi.
VIII/ TRẢ TRẺ
 - Cô nhận xét chung trong một buổi học.
 - Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
 - Cho trẻ đi vệ sinh.
 - Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ trong ngày.
IX/ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
(Thứ ba ngày 7 tháng 3 năm 2017)	
 Chủ đề nhánh: MỘT SỐ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN
 - Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, cô hướng trẻ vào các góc chơi tự do.
 - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ.
 - Trò chuyện về một số luật giao thông đường bộ.
II/ ĐIỂM DANH, TDS
 - Cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt.
 - Tập thể dục sáng theo nhạc.
III/ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Cho trẻ dạo chơi sân trường, hít thở không khí trong lành 5-7 phút.
IV/ HOẠT ĐỘNG HỌC: Thể dục
 Đề tài: Bật qua vật cản 15 - 20cm.
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập “Bật qua vật cản”, hiểu rằng việc tập thể dục, rèn luyện thể dục thể thao rất có ích với sức khỏe của bản thân.
- Nắm vững cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động và hiểu cách tuân thủ luật chơi giúp giữ gìn sự an toàn cho bản thân và cho bạn.
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kĩ năng nhún lấy đà bật qua vật cản có độ cao từ 15-20cm.
- Trẻ có kĩ năng phối hợp tay, mắt để ném trúng đích nằm ngang một cách chính xác thông qua trò chơi “Thi ném túi cát”. Thực hiện đúng cách chơi, luật chơi.
- Trẻ thể hiện sức mạnh, sự khéo léo để thực hiện các vận động.
3. Thái độ:
- Trẻ thích tập thể dục, có ý thức rèn luyện thể lực.
- Trẻ tự tin, hứng thú, tích cực khi tham gia vào các hoạt động.
- Tôn trọng luật chơi, hợp tác đoàn kết với bạn.
B/ CHUẨN BỊ:
- Nhạc khởi động, hồi tĩnh, nhạc BTPTC và TCVĐ: lifeboy, con heo đất, chicken dance, goodbye song.
- Vật cản: Cao 15 cm (8 cái); cao 18 cm (3 cái); cao 20 cm (3 cái).
- Hộp đựng bao cát trong trò chơi vận động.
C/ CÁCH TIẾN HÀNH: 
1. Ổn định tổ chức:
- GV trao đổi với trẻ: Các con thích môn thể thao nào nhất? Chơi các môn thể thao để làm gì?
2. Hoạt động trong tâm:
a. Khởi động:
- Cho trẻ khởi động vận động toàn bộ thân thể theo nhạc bài: Gà gáy le te (theo đội hình vòng tròn).
- Trẻ về đội hình theo sơ đồ hình tháp tập BTPTC.
b. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập với vòng thể dục trên nền nhạc bài Hoola hoola.
- Tay: Hai tay đưa ra trước, soong soong mặt đất, lên cao (4 lần x 8 nhịp).
- Bụng – lườn: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người sang 2 bên (3 lần x 8 nhịp).
- Chân: Một chân bước lên trước khuỵu gối vuông góc kết hợp đưa 2 tay ra phía trước, lên cao (3 lần x 8 nhịp)
- Bật về phía trước (4 lần x 8 nhịp).
(Sau 2 động tác: tay, bụng – lườn trẻ chuyển đội hình chữ V tiếp tục thực hiện hai động tác chân, bật).
* Vận động cơ bản: Bật qua vật cản cao 15-20cm
- Các con hãy quan sát xem buổi tập hôm nay cô chuẩn bị những đồ dùng gì? Theo các con thì chúng ta sẽ tập bài tập gì với những vật cản này?
- Giáo viên giới thiệu tên bài tập: Bật qua vật cản cao 15-20cm.
- Ai muốn thử sức bật qua những vật cản này?
- Theo con để có thể bật qua được vật cản chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích động tác: Đứng tự nhiên trước vật cản, hai tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” thì đưa 2 tay ra phía trước đồng thời kiễng trên 2 nửa bàn chân trên, sau đó trùng đầu gối kết hợp đưa 2 tay ra phía sau để tạo đà. Khi hiệu lệnh “Bật” thì nhún bật cao qua vật cản. Tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên và đưa tay ra phía trước để giữ thăng bằng.
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp tập luyện theo sơ đồ như sau: 
 x x x x x 
 x x x x x 
+ Lần 1, 2: Lần lượt mỗi hàng 2 trẻ lên tập bật qua vật cản 15 cm (mỗi trẻ bật qua 3 vật cản). GV chú ý quan sát, sửa kĩ năng cho trẻ. Tăng dần tốc độ của giờ học.
+ Lần 3: Giáo viên tăng số lượng vật cản (4 vật cản cao 15 cm).
+ Lần 4: Giáo viên thay vật có độ cao 18 cm, 20 cm ở hai hàng. Cho trẻ so sánh sự khác nhau về độ cao của 3 mức vật cản. Khuyến khích trẻ nào có đủ tự tin có thể vượt qua chướng ngại vật có độ cao 18 cm, 20 cm (phân loại trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tập theo khả năng)
* Trò chơi vận động: Thi ném túi cát
- Tiếp theo các con hãy đoán xem cô chuẩn bị đồ dùng gì cho trò chơi tiếp theo? 
- Cho trẻ thò tay vào hộp kín đoán đồ dùng trong hộp (túi cát). Những túi cát này sẽ được dùng để chơi trò chơi gì? Ai có thể nhắc lại cách chơi?
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi:
 + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xanh và đội đỏ mỗi đội 8 bạn, đứng xung quanh vòng tròn hướng vào đích. Khi có tiếng nhạc vang lên các thành viên trong đội đỏ lấy bao cát màu đỏ ném vào đích màu đỏ, đội xanh lấy bao cát màu xanh ném vào đích màu xanh. Kết thúc bản nhạc đội nào ném được nhiều và đúng bao cát vào đích của độimình là đội đó thắng cuộc.
 + Luật chơi: Số bao cát của mỗi đội chỉ được tính khi nằm trong vòng đích và đúng với màu của đội mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. Lần 2 cho trẻ di chuyển theo nhạc nhanh, chậm. Nhạc dừng thì lấy bao cát ném vào đích của đội mình. Cứ như vậy trẻ thực hiện trò chơi trong khoảng 2-3 lần nhạc.
- Giáo viên bao quát chỉnh sửa tư thế ném cho trẻ (nếu trẻ thực hiện chưa đúng).
- GV động viên trẻ hứng thú tham gia chơi. Khuyến khích trẻ đếm, so sánh số bao cát sau mỗi lượt chơi.
3. Kết thúc: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng các cơ theo nhịp bài hát “Goodbye song”
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi, động viên tất cả trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC
 Đề tài: LQ chữ l h k.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức:
 	- Trẻ nhận biết được chữ cái h k trong tiếng và trong từ.
 	- Biết được cấu tạo của chữ cái h và k. So sánh điểm giống và khác nhau của chữ h và k. 
 2. Kỹ năng:
	- Kỹ năng phát âm đúng âm của chữ h và k.
	- Rèn thao tác nhanh nhẹn.
	- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời trọn câu.
 3. Giáo dục:
 	- Giáo dục cháu biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa.
B.CHUẨN BỊ:
- Các thẻ chữ cái
Một số hình hoa, lá có mang chữ h và k.
Lá cây tùng bách
C. Tiến trình hoạt động
 1.Ổn định tổ chức 
 - Cô và trẻ cùng hát: “Lái ô tô”. Trò chuyện về nội dung bài hát.
 2. Hoạt động trọng tâm
a/ Cung cấp kiến thức
 - Cô cho trẻ xem hình ảnh “lái xe khách.
 - Trong từ: “lái xe khách” có chữ cái nào con học rồi. Cho trẻ lên tìm.
* Làm quen chữ l:
 - Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với chữ l.
 - Cô phát âm 3 lần, mời cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm.
 - Cô mời trẻ nhận xét về cấu tạo chữ l?
 - Cho trẻ xem các kiểu chữ l.
* Tương tự cô cho trẻ làm quen với cữ h, k.
* So sánh chữ l, h, k.
 - Giống nhau: Gồm 1 nét sổ thẳng.
 - Khác nhau: chữ h có nét móc xuống, chữ k có nét xiên trái kết hợp nét xiên phải.
 - Cho trẻ nhắc lại điểm giống nhau và khác nhau của chữ l h h.
b/ Luyện tập
 * Trò chơi 1 “Ai hanh hơn”
- Cô nêu cách chơi và luật chơi. Cho cháu chơi 2-3 lần.
* Trò chơi 2: Trò chơi “Ong tìm chữ”
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi chữ cái với nhau
3/ Hoạt động kết thúc: Hát bài: “Em tập lái ô tô”.
V/ HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Chơi đóng vai: tài xế.
 - Góc xây dựng: Xây ngã tư đường phố.
 - Góc Học tập: Trẻ xem tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ.
 - Góc Nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ xe đạp, sưu tầm tranh ảnh về các loại xe.
A/ Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết chơi trò chơi đóng vai chú cảnh sát giao thông.
- Biết xây dựng ngã tư đường phố.
- Trẻ biết xem tranh, ảnh, gọi tên phương tiện giao thông.
2.Kĩ năng:
- Rèn sự khéo léo cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
3.Giáo dục:
-Trẻ hứng thú trong giờ học, hiểu biết về luật giao thông đường bộ khi đi trên các phương tiện giao thông đường bộ.
B/ Chuẩn bị:
-Bộ đồ chơi xây dựng. Đồ chơi gia đình . Bộ đồ chơi nấu ăn. Bộ đồ cảnh sát, đồ chơi bác sĩ. Một số đồ dùng đồ chơi khác
C/ Tiến hành:
1/ Hoạt động ổn định
- Cô và trẻ cùng hát: “Em tập lái ô tô”. Trò chuyện về các loại xe.
- Cô giới thiệu các góc chơi.
2/ Hoạt động nhận thức
- Lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Hãy kể tên các góc chơi mà con biết? Góc xây dựng cô cần bao nhiêu bạn? Tương tự các góc còn lại cô cũng hỏi như vậy?
- Ở góc xây dựng con sẽ chơi trò chơi gì? Bạn nào sẽ chơi ở góc xây dựng? Ai sẽ là chủ công trình? Bạn nào chở nguyên vật liệu? Ai sẽ là thợ xây? Người chủ công trình phải làm gì?
-Tương tự các góc còn lại cô cũng hỏi như vậy.
- Cô cho trẻ về các góc chơi của mình, cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi. Cô đến từng góc chơi (góc phân vai) cô gợi hỏi trẻ .Con đang chơi ở góc chơi nào? Ở góc phân vai con con chơi trò chơi gì vậy?
- Con đóng vai gì ở góc phân vai? Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi với nhau, cô gợi ý trẻ sang các góc chơi khác chơi cùng các bạn,( trẻ góc xây dựng sang góc phân vai mua hàng) kịp thời sử lý các tình huống 
3/ Hoạt động kết thúc	
- Cô cho trẻ đi thăm quan từng góc chơi. Ai có nhận xét gì về góc xây dựng? Cô cho trẻ nhận xét góc xây dựng.Cô nhận xét khái quát từng vai chơi, thái độ chơi.
VI/ HOẠT ĐỘNG VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
 - Cô cho trẻ thao tác vệ sinh rửa tay- rửa mặt theo các bước.
 - Cô nhắc trẻ kê bàn giúp cô, cô chia cơm cho trẻ nhắc trẻ mời cô, mời bạn.
 - Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
 - Quan tâm đến những trẻ yếu và khó ngủ.
VII/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Thực hiện vở chữ cái l h k.
 - Chơi tự do các góc chơi.
VIII/ TRẢ TRẺ
- Cô nhận xét chung trong một buổi học.
- Sửa sang lại quần áo,

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_giao_thong.doc
Giáo Án Liên Quan