Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 1: Các con vật sống dưới nước

- TCVĐ: Câu ếch, thi xem ai nhanh.

- TCHT: Ai nói nhanh, Quan sát bể cá.

- Chơi tự do.

Góc xây dựng: Xây ao nuôi cá

Góc phân vai: Bán thức ăn, nấu ăn

Góc toán: Chơi đôminô, nối số

Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu, nặn, cắt dán một số loại cá

góc thư viện: Làm album ảnh một số loại động vật sống dưới nước.

Góc trò chơi dân gian : chơi cắp cua bỏ giỏ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 1: Các con vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : CÁC CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Từ ngày : 27/3-31/3/2017
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ - ăn sáng- thể dục sáng - điểm danh- cho cháu xem video về những con sống trong rừng - về một số động vật quý hiếm của rừng xanh.
Hoạt động học
*PTNT:
KPXH
Một số con vật sống dưới nước
*PTTC:
Thể dục
Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa tối thiểu 4m.
PTNT:
*Toán
Tạo nhóm trong phạm vi 10.
*PTTM: 
Vẽ 1 số động vật sống dưới nước.
PTTM 
VĐ: Tôm cua cá thi tài
Nghe: chim bay.
TC: Hát theo hình vẽ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TCVĐ: Câu ếch, thi xem ai nhanh.
- TCHT: Ai nói nhanh, Quan sát bể cá.
- Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC 
Góc xây dựng: Xây ao nuôi cá
Góc phân vai: Bán thức ăn, nấu ăn
Góc toán: Chơi đôminô, nối số
Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu, nặn, cắt dán một số loại cá
góc thư viện: Làm album ảnh một số loại động vật sống dưới nước.
Góc trò chơi dân gian : chơi cắp cua bỏ giỏ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Dạy trẻ ăn uống hợp vệ sinh.
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
*PTNN
Truyện: cá diếc con,
*Nêu gương , vệ sinh, trả trẻ.
* Xem đoạn video về các con vật sống dưới nước. 
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
PTNN:
LQCC: I
* Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
* Lao động
* Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ hai, ngày 27 tháng 03 năm 2017
* Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp trò chuyện với trẻ về chủ đề, cho trẻ tham quan lớp. Chơi tự do.
* Ăn sáng.
* Thể dục sáng: Thể dục đồng diễn.
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Cháu thuộc lời bài hát “ Thể dục sáng” và tập dung các động tác của bài thể dục đồng diễn.
- Cháu tập nhịp nhàng theo lời bài hát, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Gd cháu thường xuyên tập thể dục sáng để có sức khỏe tốt.
II/ Chuẩn bị:
Sân tập rộng rãi.
Lời bài hát.
Máy hát
Thời gian: 7h30- 8h00.
Địa điểm : Sân trường.
III/ Tiến trình:
* Hoạt động 1: khởi động với bài hát ‘ Thể dục sáng”
Cô cho cháu đi thành vòng tròn kết hợp bài hát “ Thể dục sáng”, thực hiện các kiểu đi, chạy rồi chuyển đội hình 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
* Hoạt động 2 : Tập thể dục đồng diễn.
- Khởi động các khớp: Cô cho trẻ khởi động các khớp
+ Hô hấp: Cá thở.
+ Động tác tay: đưa tay ra phía trước,sang ngang.
N1: Chân đưng rộng ngang vai, hai tay đưa sang ngang.
N2: đưa hai tay ra phía trước.
N3: như N1.
N4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người.
N5,6,7,8: Thực hiện như N1,2,3,4.
+ Động tác bụng: Đưng cúi gập người về trước.
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
N1: Quay người sang phải.
N2: Đứng thẳng.
N3: Quay người sang trái
N4: Đứng thẳng.
N5,6,7,8: Thực hiện như N1,2,3,4.
+ Động tác chân: Khuỵu gối
TTCB: Đứng thẳng, hai gót chân chụm vào nhau, hai tay chống hông.
N1: Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu.
N2: Đứng thẳng lên
N3-8: Tương tự.
+ Động tác bật: Bật đưa chân sang ngang.
N1: Bật đưa hai chân sang ngang, kết hợp dưa hai tay dang ngang.
N2: Bật lên thu hai chân về, hai tay xuôi theo người.
N3-8:Tương tự
 ( Cô hướng dẫn cháu tập đều và nhịp nhàng)
* Hoạt động 3: hồi tỉnh
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vun tay hít thở nhẹ nhàng
- Khám tay.
* Hoạt động 4: Điểm danh.
- Cô cho trẻ điểm danh.
- Cô nhận xét và cho trẻ vào lớp
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I. Mục đích:
 	-Trẻ gọi đúng tên và phân biệt được một số con vật sống dưới nước 
	- Trẻ biết được nuôi các con vật sống dưới nước rất có ích 
	- Rèn kỹ năng tri giác phát triển tư duy khả năng chú ý ghi nhớ 
	- Rèn khả năng phát âm làm giàu vốn từ cho trẻ 
	- Trẻ biết yêu quý bảo vệ chăm sóc các con vật, biết yêu biển đảo Việt Nam và biết an nhiều chất có lợi cho sức khỏe. 
II. Chuẩn bị 
 - Cô và trẻ sưu tầm về một số bài thơ, bài hát về các con vật sống dưới nước
 - Tranh ảnh vẽ về các con vật sống dưới nước
 - Tranh lô tô về các con vật sống dưới nước
 - 2 mô hình hồ nước
 - Một số con vật sống dưới nước bằng nhựa có gắn chữ số
 - Vòng thể dục
III. Địa điểm, thời gian:
 - Thời gian: 30- 35 phút.
 - Địa điểm: Lớp học.
III Tổ chức hoạt động
STT
CẦU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1
2
3
4
Hoạt động 1: Bé vui ca hát
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
Hoạt động 3: bé thi tài
Hoạt động 4: Kết thúc
 - Hát và vận động bài hát “Tôm, cá, cua thi tài”
 “Loaloaloa
 Nghe đây, nghe đây”
Hôm nay, Thủy Vương sẽ mở hội thi tài xem ai sẽ là người bơi giỏi nhất. Tất cả các loài vật sống dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, trai đều có thể tham gia hội thi.
 Bây giờ, xin mời lần lượt các thí sinh vào dự thi!
*Các khán giả muốn biết thí sinh thứ nhất là ai thì phải giải được câu đố sau:
“Con gì có vẩy có vây
Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ”
 - Cho trẻ quan sát mô tả những đặc điểm rõ nét của con cá:
 + Con cá có 3 phần đầu, mình, đuôi, đầu có 2 mắt, có mang, miệng.
 + Thân cá có vây, vẩy và cuối cùng là đuôi cá.
 + Cá bơi bằng đuôi, thở bằng mang, lái bằng vây.
 + Cho trẻ làm động tác cá bơi
- Thế các bạn có biết thí sinh cá đến từ đâu không?
- Cô nói: Bạn cá đến từ vùng biển xa xôi của tổ quốc đó là vùng đảo Hoàng Sa. Các bạn có muốn tìm hiểu về nơi sinh sống của bạn cá không?
- Cô cho trẻ xem cảnh biển ở Hoàng Sa.
 * Xin mời thí sinh thứ hai: 
 “ Thân gần đầu 
 Râu gần mắt 
 Lưng còng co quắp 
 Mà bơi rất tài ”
 Đố các cháu biết đó là con gì?”
 - Cô treo tranh con tôm lên bảng 
 - Con tôm có những bộ phận gì? 
(Con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, râu gần mắt, lưng thì cong tôm bơi thụt lùi nhưng bơi rất là giỏi)
 *Cho trẻ so sánh con cá với con tôm
 *Xin mời thí sinh thứ ba:
 “ Con gì tám cẳng 2 càng 
 Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ”
 Đố là con gì 
 - Cô cho trẻ quan sát con cua
 - Con cua có những bộ phận gì 
(Con cua có 8 cẳng 2 càng có mai rất cứng cua nấu ăn rất là ngon và rất là bổ) 
 - Cô cho trẻ đếm càng cua và cẳng cua 
- Để thay đổi không khí bạn cua hãy kể một số đặt điểm nổi bật nơi mình sinh sống đi.
- Cua sống nơi vùng biển có rất nhiều con vật sinh sống nơi một hòn đảo xa xôi ở biển đông nước ta. Các bạn có đoán được tôi đến từ đâu không? Tôi là cu dan vùng đảo Trường Sa đấy.
+ Thế đảo Trường Sa là của ai thế các bạn?
*Tương tự như vậy cô cho trẻ tìm hiểu về ốc, trai, bạch tuộc và đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ trả lời
* Cô khái quát: Tất cả những con vật này sống dưới nước nên gọi là động vật sống dưới nước, động vật này đều có ích cho con người là nguồn thức ăn có chứa nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người các cháu phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng để cho chúng lớn cho các cháu ăn hàng ngày nhé 
* Trò chơi “Phân loại thí sinh”
 - Mỗi trẻ có tranh lô tô về một số con vật sống dưới nước.
 - Cô tổ chức thi xem ai chọn nhanh, đúng theo yêu cầu của cô.
 + Hãy chọn những con vật bơi thụt lùi
 + Hãy chọn những con vật có vây.
 + Hãy chọn những con vật bò ngang.
 - Nhận xét, tuyên dương
*Trò chơi “Lấy số báo danh”
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi tương tự trò chơi “Con gì biến mất”. Con vật nào biến mất đầu tiên sẽ có số báo danh là 1, con biến mất thứ hai có số báo danh là 2,
 - Nhận xét, tuyên dương
*Trò chơi “Ai nhanh hơn”
 Sau khi đã phân loại các thí sinh và cho các thí sinh lấy số báo danh, bây giờ Thủy Vương sẽ tiến hành việc thả các thí sinh vào trong hồ nước để bắt đầu cuộc thi. Nhưng một mình Thủy Vương thì không thể thả hết các con vật này vào hồ nước được nên rất muốn nhờ các bạn nhỏ lớp Lá 14 thả giúp.
 Vậy bây giờ các con có muốn giúp Thủy vương thả các thí sinh vào trong hồ nước không?
 - Cách thả: cô chia lớp ra làm hai đội. Trên mình các thí sinh đã được gắn số báo danh là các chữ số từ 1 đến 8. Khi nghe hiệu lệnh của Thủy Vương yêu cầu thả thí sinh số báo danh nào thì lần lượt hai bạn ở hai đội sẽ bật qua 3 cái vòng chạy lên tìm con vật có gắn chữ số đó giơ lên, đọc chữ số. Ai tìm đúng, đọc số đúng thì mới được thả con vật xuống hồ nước. Hết giờ chơi, đội nào thả được nhiều con vật xuống hồ nước hơn thì đội đó thắng. Đội thua phải nhảy lò cò một vòng
 - Trẻ chơi, cô bao quát, động viên trẻ
 - Nhận xét, tuyên dương .
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện vở « KHKH »
+ Hãy nói tên các con vật có trong bức hình.
+ Tô màu các con vật sống được cả trên cạn và dưới nước.
- CÔ cho trẻ thực hiện.
- Nhận xét
- GD : các bạn ơi để có một môi trường sống tốt cho các chú tôm cua, cá thì chúng ta phải làm gì?( bảo vệ nguồn nước)
 - Cho trẻ hát, đọc thơ những bài hát, thơ có nội dung về một số con vật sống dưới nước và ra chơi
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* TCVĐ : Câu ếch
* TCHT:Ai nói nhanh.
* Chơi tự do.
I/ MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ câu ếch”,biết chơi trò chơi “ Ai nói nhanh”
- Trẻ chơi trò chơi đúng luật, rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ khi chơi, biết dùng lời nói của mình trả lời nhanhh và phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc đọc đồng dao.
-Trẻ biết đoàn kết khi chơi, tham gia tích cực vào trò chơi, biết ăn nhiều thủy hải sản.
II/ CHUẨN BỊ:
Vòng tròn to làm ao chú ếch
Cần câu ếch
Một số câu đố về con vật sống dưới nước.
Thời gian: 8h00- 8h30.
Địa điểm: Sân trường.
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: trò chơi “ Câu ếch”
- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “ Câu ếch”
+ CÁc bạn có muốn câu ếch không?
- Bây giờ chúng ta cùng nhau câu ếch qua trò chơi dân gian “ Câu ếch” nhe!
- Cô nói cách chơi:
+ Cách chơi: Cô có một vòng tròn to làm ao cho những chú cá, một bạn đứng ngoài vòng tay cầm cần câu đóng vain người câu ếch. Ếch ở trong ao vừa hát lời đồng dao vừa nhảy ra ngoài ao. Người đi câu khéo léo dùng cần câu đuổi theo câu ếch, dây câu chạm vào ếch nào thì ếch đó thay đổivai trò trở thành người câu ếch.
- Cho trẻ chơi thử
- Cho trẻ chơi thật vài lần 
- Hỏi lại tên trò chơi
*Hoạt động 2:giải câu đố
- Cô cho đọc thơ : Rong và cá di chuyển vòng tròn.
+ Bây giờ chúng ta cùng nhau thử tài trí nhớ qua trò chơi “ Ai nói nhanh” nhé!
+ Luật: Nói nhanh tên con vật cô yêu cầu.
+ Cách chơi: Cô sẽ nói đặc điểm của con vật các bạn có nhiệm vụ nói nhanh tên con vật dó và ngược lại.
- CÔ cho trẻ chơi và nhận xét mỗi lần chơi.
* Hoạt động 3: Chơi tự do
 - Cô hướng trẻ vào chơi tự do với chong chóng, bóng ,lộn cầu vòng, cầu tuột, xích đu và các trò chơi dân gian,
- GD: Khi chơi phải đoàn kết, giúp đở bạn cùng chơi.
* Hoạt động 4: Nhận xét
- Các con vừa được chơi những trò chơi gì?
- Cô cho trẻ nhặc lá rơi xung quanh sân trường
- Nhận xét buổi chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: Xây ao nuôi cá
Góc phân vai: Bán thức ăn, nấu ăn
Góc học tập: Chơi đôminô, nối số
Góc tạo hình: Cho trẻ vẽ tô màu, nặn, cắt dán một số loại cá
góc thư viện: Làm album ảnh một số loại động vật sống dưới nước.
Góc trò chơi dân gian : Chơi cắp cua bỏ giỏ.
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
* Góc xây dựng:
+ Trẻ biết sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau để tạo nên mô hình ao cá.
+ Rèn khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng cho trẻ, xếp cạnh nhau để tạo thành mô hình.
*Góc phân vai:
+ Trẻ biết bán thức ăn cho động vật và biết chế biến một số loại thức ăn từ cá.
+ Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử vá cách đối đáp với nhau người bán và người mua. Biết chế biến thức ăn hợp vệ sinh.
* Góc tạo hình:
+ Cháu biết dùng kéo để cắt dán , vẽ, nặn, tô màu một số loại cá.
+ Rền kỹ năng phết hồ , xé, dán và kỹ năng khéo léo cho trẻ.
* Góc sách
+ Biết sử dụng nguyên vật liệu để làm tranh,ảnh,sách các loài động vật sống dưới nước.
+ Biết sưu tầm tranh,ảnh về các loài động vật sống dưới nước.
* Góc học tập:
+ Trẻ biết nối số và khoanh tròn động vật sống dưới nước, và biết chơi cờ đômino.
+ Phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ.
* Góc trò chơi dân gian:
+ Trẻ biết chơi trò chơi “ Cắp cua bỏ giỏ”
+ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc đọc đồng dao.
II/ CHUẨN BỊ:	
- Khối gổ, cây xanh.các con vật quen thuộc
- Một số loại cá
- Kéo, hồ, giấy, 
- Bút chì,bút màu,tranh các con vật
- Thức ăn của các con vật.
- Cờ đôminô.
- Album.
- Hột hạt.
- Tranh một số con vật .
†Thời gian: 9h20-10h00
†Địa điểm: Trong lớp
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài.
+ Tình huống: Các con ơi hôm nay các bạn nhìn xem cô mang đến lớp những gì nè!
+ Các bạn biết cá là động vật sống ở đâu không?
+ Các con nhìn xem lớp mình cô chuẩn bị mấy góc chơi ?(5 góc chơi)
+ Đó là những góc nào?
* Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi
- Các bạn ơi để cá có nơi sinh sống thì các bạn phải làm gì?
+ Con xây ao cá như thế nào?
+ Con xây gì trước?
+ Trong hàng rào con sẽ xây gì?
+ Ngoài cá con còn xây thêm gì nửa?
- Các bạn biết nuôi cá để làm gì không?
+ Đề cá mau lớn thì các con làm gì?
+ Con đi đâu để mua thức ăn cho cá?
+ Thế ở góc phân vai con sẽ chơi gi?
+ Con bán những gì?
+ Người bán thì làm thế nào? Người mua thì phải làm gì?
+ Ngoài ra các loại cá còn chế biến được rất nhiều món ăn, vậy các bạn ở góc phân vai hãy giúp cô chế biến những món ăn dinh dưỡng từ cá để làm các chú công nhân xây dựng ăn nhe!
+ Vậy bạn nào sẽ chơi ở góc phân vai
- Còn ở góc nghệ thuật cô sẽ cho các con cắt,vẽ,nặn các loài động vật sống dưới nước nhe!
+ Thế các con có biết những loài động vật nào sống dưới nước?
+ Ở góc nghệ thuật cô có chuẩn bị giấy,bút màu để vẽ các con tạo nên những loại động vật sống dưới nước thật đẹp nhe!
+ Cô có chuẩn bị đất nặn thế các con sẽ làm gì với đất nặn?
+ Các con sẽ nặn như thế nào?dùng kỹ năng gì để nặn?
+ Các con sẽ vẽ gì?vẽ như thế nào?
+ Khi tô màu thì các con sẽ tô như thế nào?
+ Vậy bạn nào chơi ở góc nghệ thuật?
- Còn ở góc thư viện hôm nay cô sẽ cho các con làm tranh,ảnh,sách,ambull các loài dộng vật sống dưới nước nhe!
+ Thế các con sẽ làm album các con vật nào?
+ Các con sẽ làm như thế nào để các được tranh,ảnh đẹp?
+ Con làm các tranh,ảnh,sách abulm để làm gì? 
- Còn ở góc học tập các bạn hãy giúp cô nối số tương ứng và khoanh tròn giúp cô những loài động vật sống dưới nước.
- Ngoài ra cô còn có chuẩn bị đồ chơi ở góc dân gian các bạn hãy cùng nhau chơi trò chơi “ Cắp cua bỏ giỏ “ nhe!
* Hoạt động 3: Quá trình chơi.
- Cô cho hát “ CÁ vàng bơi” và trẻ lấy thẻ đeo, cấm cờ vào góc chơi.
- Cô đi bao quát, giúp đỡ trẻ.
- Cô gợi ý trẻ liên kết góc chơi.
+ Các bạn ở góc xây dựng khi xây xong thì các con đến góc phân vai để mua thức ăn cho những chú cá và hãy sang góc toán để cùng các bạn học thêm nhiều kiến thức bổ ích. 
* Hoạt động 4: nhận xét, kết thúc.
- Cô đến từng góc chơi nhận xét quá trình chơi của cháu.
- Đến góc xây dựng đàm thoại công trình xây dựng.
- Cô mời một trẻ lên giới thiệu công trình xây dựng .
- Cô nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Dạy trẻ ăn uống hợp vệ sinh.
*Nêu gương cấm cờ, vệ sinh, trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ..ngày..thángnăm
1. Tên những trẻ nghỉ học và lý do:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tình trạng sức khỏe của trẻ ( Những trẻ có biểu hiên bất thường về ăn, ngủ, vệ sinh, bệnh tật):
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Thái độ, trạng thái, xúc cảm và hành vi của trẻ( Những trẻ có biểu hiện đặt biệt tích cực và tiêu cực về thái độ, cảm xúc, hành vi)
- Sự tích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Sự hứng thú tích cực tham gia hoạt động của trẻ:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Kiến thức, kỹ năng của trẻ: Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ thực hiện tốt( Chưa tốt) Lí do?
- Kiến thức:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kỹ năng:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được, lí do chưa thực hiện được, những thay đổi tiếp theo:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ ba, ngày 28 tháng 03 năm 2017
* Đón trẻ: Cô đón trẻ vào lớp trò chuyện với trẻ về chủ đề, cho trẻ tham quan lớp. Chơi tự do.
* Ăn sáng.
* Thể dục sáng: Thể dục đồng diễn.
+ Hô hấp: cá thở.
+ Động tác tay: đưa tay ra phía trước,sang ngang.
+ Động tác bụng: Đưng cúi gập người về trước.
+ Động tác chân: Khuỵu gối
+ Động tác bật: Bật đưa chân sang ngang.
* Điểm danh.
* Như ngày thứ hai, ngày 27 tháng 03 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: NÉM VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY TỪ KHOẢNG CÁCH XA TỐI THIỂU 4 M 
I. MỤC TIÊU: 
- Trẻ biết thực hiện vận động ném xa bằng hai tay ở khoảng cách xa tối thiểu 4m.
- Trẻ biết phối hợp tay nhịp nhàng để bắt bóng, không làm rơi bóng xuống đất. Rèn kĩ năng ném đúng hướng, kĩ năng phản ứng nhanh nhẹn.
- Cháu thích tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao. Ăn nhiều thịt cá cho có nhiều sức khỏe.
II.CHUẨN BỊ
Sân tập rộng, thoáng mát, sạch sẽ.
Dây thừng. 
Bóng.
Nhạc, vòng.
Vạch chuẩn.
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
Thời gian: 30-35 phút
Địa điểm: Ngoài sân
III. TIẾN HÀNH:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
Hoạt động 1:Khởi động
Hoạt động 2: Trọng động.
Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp chúng ta thi cuộc thi “ Bé khỏe, bé ngoan”.
- Đầu tiên là phần thi đồng đội.
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi ( đi thường, mũi, mép, gót bàn chân, chạy nhanh, chậm,)
Chuyển đội hình vào 3 hàng ngang thực hiện bài tập phát triển chung.
- Phần thi tiếp theo có tên “ đồng diễn”
+BTPTC
Cho trẻ tập theo nhạc bài “ Cá vàng bơi”
*Động tác tay: đưa ra phía trước sang ngang ngang .( 3lx8n)
- Đứng thẳng, hai chân bằng vai, tay dang ngang bằng vai.
+ 2 tay đưa ra phía trước.
+ 2 tay đưa sang ngang.
+ Hạ 2 tay xuống.
* Động tác bụng: Đứng cúi về phía trước.(2lx8n)
- Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, 2 tay giơ cao quá đầu.
+ Cuối xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất..
+ Đứng lên, 2 tay giơ cao.
+ Đứng thẳng, 2 tay xuôi theo người.
* Động tác chân: Khuỵu gối.(2lx8n)
- Đứng thẳng

File đính kèm:

  • docdong_vat_tuan_2_la.doc