Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề nhánh 4: Côn trùng và chim

1.Khởi động: Cho trẻ tập các động tác theo hiệu lệnh cùng nhạc.

2. Trọng động:

Thứ 2,4,6 tập với các động tác sau:

 +Hô hấp: Ò,ó o .

 + Tay: Hai tay đưa lên cao gập vào vai.

 + Lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90 độ.

 + Chân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước.

 + Bật: Bật chụm tách chân.

Thứ 3,5 tập theo nhạc bài hát: Con chuồn chuồn

3.Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề nhánh 4: Côn trùng và chim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh 4: CÔN TRÙNG VÀ CHIM
 (1 tuần Từ ngày 28/12/2015 đến ngày 1/1/2016 )
Hoạt động
 Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm 
Thứ sáu
Thể dục sáng 
1.Khởi động: Cho trẻ tập các động tác theo hiệu lệnh cùng nhạc.
2. Trọng động:
Thứ 2,4,6 tập với các động tác sau:
 +Hô hấp: Ò,ó o.
 + Tay: Hai tay đưa lên cao gập vào vai.
 + Lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90 độ.
 + Chân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước.
 + Bật: Bật chụm tách chân.
Thứ 3,5 tập theo nhạc bài hát: Con chuồn chuồn
3.Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa. 
Hoạt động học
 MTXQ
Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của 1 số con côn trùng.Lợi ích tác hại đối với con người.So sánh sự giống và khác nhau của 2 con vật.
GDAN:NDTT: Hát vỗ tay theo nhịp bài “ con chuồn chuồn”
 NDKH:Nghe hát: Chim bay
TCAN: Về đúng tổ chim. 
Văn học: Thơ “Ong và bướm”
Thể dục
Ném xa 1 tay chạy theo đường dích dắc.
Tạo hình
Tô màu con bướm theo mẫu ( M)
LQVT
Gộp 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, đếm và tìm chữ số tương ứng với số lượng.
Hoạt động vui chơi
- Góc phân vai: chơi trò chơi bác sĩ.
 	 Chơi trò chơi gia đình.
 Trò chơi bán hàng.
- Góc xây dựng: Trẻ lắp ghép xây dựng chuồng trại chăn nuôi
- Góc học tập: Trẻ tập làm ăng bum về các con vật nuôi trong gia đình
-Góc ngệ thuật: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
-Góc thiên nhiên: Trẻ tưới cây lau lá. Chăm sóc cây
Hoạt động ngoài trời
QSCMĐ Xếp hình các con vật bằng hột hạt.
TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi tự do
- QSCMĐ:
Quan sát con Bướm
TCVĐ:
Mèo và chim sẻ
- Chơi tự do
 QSCMĐ:Vẽ tự do trên sân trường
TCV ; Về đúng chuồng.
- Chơi tự do.
- QSCMĐ:
Quan sát đàn kiến.
-TCVĐ: Về đúng chuồng.
- Chơi tự do
- QSCMĐ:
Quan sát 
Con gián
-TCVĐ: Về đúng chuồng.
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
HĐC:GDVS: Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng
 HĐC: Dạy trò chơi. “ Ong chúa”
HĐC:GDATGT. Qua bài thơ “Bé và mẹ”
 HĐC: GDDD. Tiếp tục dạy trẻ ăn uống văn minh lịch sự
HĐC : Dạy đồng dao “ Cái cò đi đón cơn mưa”
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
 HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI( từ 28 /12 đến 1/1/2016) 
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
1.GÓC PHÂN VAI:
- Trò chơi trò chơi gia đình “ Mẹ con”
- chơi phòng khám bệnh 
- chơi cửa hàng, siêu thị
2.GÓC XÂY DỰNG
- Xây dựng trang trại chăn nuôi
3.GÓC HỌC TẬP 
Tô màu tranh các con vật 
- Trẻ biết về nhóm để chơi theo nhóm, biết chơi cùng với nhau trong nhóm
- Trẻ biết nhận vai chơi để thể hiện vai chơi
- Trẻ nắm được công việc của vai chơi: mẹ đi chợ, nấu ăn, bác sĩ khám bệnh, người bán hàng mời khách mua hàng.
- Trẻ biết xây trang trại chăn nuôi, vườn hoa, hàng rào...
-Biết tô màu đẹp không lem ra ngoài
- Trẻ biết cầm bút đúng cách
- biết chọn màu đẹp để tô bức tranh
- Biết lật trang sách theo quy trình từ trái sang phải
-Bộ đồ dùng gia đình,bàn ghế, giường tủ,nồi cốc, búp bê
-Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi phòng khám bệnh, quần áo bác sĩ
- các loại con vật nuôi trong gia đình, các con vật sống trong rừng, các con vật sống dưới nước...cho trò chơi bán hàng.
-Vật liệu xây dựng: Các khối gạch, khối nhựacác loại cây xanh, thảm hoa, thảm cỏ
- Hàng rào, cây hoa
- Giấy bút màu cho trẻ.
- Tranh vẽ về các cây xanh
- 1 số sách tranh về hình ảnh các con vật 
 1. Thỏa thuận chơi
Cô cho trẻ hát bài“Chị ong nâu và em bé”
- Đàm thoại về nội dung bài hát: Các con vừa hát bài hát nói về điều gì ?
 Các con côn trùng này sống ở đâu?
Các con côn trùng này có những ích lợi gì đối với con người?
-Muốn có thịt và trứng để ăn thì chúng ta phải làm gì? ( Chăn nuôi)
-Vậy các bác xây dựng hôm nay sẽ làm những công việc gì?
-Hàng ngày ai đã nấu cơm chăm sóc cho các con ăn?
Mẹ còn làm những công việc gì nữa?
Vậy ai sẽ chơi ở trò chơi gia đình ?
-Muốn mua hàng thì phải đi đâu?
Ai chơi ở trò chơi bán hàng?
- Khi đi khám bệnh thì phải đến đâu?
- Ai sẽ chơi ở nhóm chơi bác sỹ nào?
- Ngoài góc chơi phân vai, lớp mình còn được chơi ở những góc chơi nào nữa
- Còn góc thiên nhiên?
- Ai sẽ chơi ở thiên nhiên nào?
- Để có những trang trại chăn nuôi thì cần phải nhờ đến bàn tay của ai?( các bác thợ xây). Các bác thợ xây còn làm gì để cho trang trại đẹp hơn nữa?
=> Ai sẽ chơi ở góc xây dựng nào?
- Bây giờ các con hãy về góc chơi của mình và thỏa thuận vai chơi với nhau nhé!
* Giáo dục trẻ: Trong khi chơi các con phải như thế nào? 
=> Khi các con chơi cùng nhau phải đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau.Không quăng ném đồ chơi bừa bãi. Khi chơi xong phải cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định các con nhớ chưa nào?
2. Quá trình chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi của mình
- Khi trẻ về nhóm chơi mà chưa thỏa thuận được vai chơi, Cô đến và giúp trẻ thỏa thuận
- Cô quan sát trẻ chơi.
-Cô chơi cùng trẻ nếu ở góc chơi nào còn lúng túng.
-Cô bao quát chung và khuyến khích trẻ liên kết giữa các nhóm chơi.
3. Nhận xét chơi:
Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi.
Cô cho trẻ thăm trang trại chăn nuôi của các bác xây dựng
-Cuối giờ cô bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi.
-Cô động viên khen trẻ. Hỏi ý tưởng của trẻ ở lần chơi sau.
 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC:
 Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
Hoạt động: MTXQ : TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI 1 SỐ LOẠI CÔN TRÙNG, LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI ĐỐI VỚI CON NGƯỜI SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA HAI CON VẬT.
Thời gian: 25-30 phút 
 I.Mục đích: 
1.kiến thức :
- Trẻ nhận biết được tên gọi đặc điểm, vận động, môi trường sống của số loại côn trùng
- Trẻ biết 1 số loại côn trùng có ích , 1 số loại côn trùng có hại đối với đời sống con người.
- Trẻ biết cách phòng tránh tác động của 1 số loại côn trùng có hại.
2.kỹ năng: 
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh đặc điểm về vận động của số loại côn trùng.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý , bảo vệ những loại côn trùng có ích. Biết cách phòng tránh tác động của loại côn trùng có hại.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô
- Tranh về các côn trùng có ích: Ong, bướm, chuồn chuồn
Tranh số côn trùng có hại: Ruồi, muỗi, châu chấu..
- Nhạc bài hát “ Bài hát của con chuồn chuồn”
2. Đồ dùng của trẻ:
-Mỗi trẻ 1 bộ tranh lô tô về các con côn trùng
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
 H Đ của trẻ
 1. Gây hứng thú:
Cô cho trẻ hát bài “ Bài hát của con chuồn chuồn”
Đàm thoại về bài hát: Các con vừa hát bài hát gì?
Bài hát nói về con côn trùng gì?
- Các con biết còn có những con côn trùng nào nữa không?
- Những con côn trùng này có ích lợi và tác hại gì đối với đời sống của con người?
=>Hôm nay cô con mình cùng nhận biết phân biệt về số con côn trùng có ích và côn trùng có hại nhé.
2 Nội dung:
a.Nhận biết phân biệt một số côn trùng có ích ,một số côn trùng hại ( ong,bướm,ruồi ,muỗi, châu chấu, sâu )
*. Cô cho trẻ quan sát con ong: 
Cô hỏi trẻ đây là con gì?
Các con có nhận xét gì về đặc điểm, cấu tạo của con ong này?
Cô hỏi 3-4 trẻ
Con ong có màu gì?
Con ong có mấy cánh?
Con ong bay được là nhờ có gì?
Thức ăn của loài ong là gì?
Ong cho con người sản phẩm gì?
Vậy ong là côn trùng có ích hay có hại?
Ong là loài côn trùng có ích, nó thường hay hút mật trên những bông hoa để tạo thành mật ong cho con người. Mật của ong rất ngọt, thơm ngon mà con người thường rất hay ăn. Con ong thường có màu nâu, đen, vàng. Nó bay được khắp đó đây là nhờ vào đôi cánh rất mỏng đấy các con ạ.
*. Cô cho trẻ quan sát con bướm:
Đây là con gì?
Con bướm có đặc điểm gì?(có cánh mỏng,có râu...)
Con bướm có màu gì?(vàng,đen,nâu...)
Thân con bướm ra sao? ( nhỏ,dài)
Cánh bướm như thế nào?( mỏng)
Râu bướm dài hay ngắn?
Nó có những bộ phận nào?
Con bướm có bay được không?
Vì sao nó bay được ?
Loài côn trùng này thường kiếm ăn ở đâu?
Bướm là côn trùng có lợi hay có hại?
Con bướm là loài côn trùng vừa có hại ,vừa có lợi “ thụ phấn cho cây” cánh to, râu dài , cánh bướm có màu sắc sặc sỡ. Bướm cũng thường kiếm ăn trên những bông hoa đấy các con ạ.
*. Con châu chấu:
Các con có biết đây là con gì không nào?
Con côn trùng này có đặc điểm gì?
Nó có những bộ phận gì?
Cánh con châu chấu như thế nào?
Ngoài đôi cánh ra con châu chấu còn có bộ phận gì khác nữa?
Các con biết con châu chấu thường kiếm ăn ở đâu không?
- Khi ở những ruộng rau xuất hiện những con côn trùng này thì các con thấy ruộng rau như thế nào?
- Vậy con châu chấu là côn trùng có ích hay có hại ?
- Vì sao ?
=> Con châu chấu là loài côn trùng có hại vì nó thường cắn phá làm nát những lá rau, cũng như trên những cánh đồng lúa của các cô bác nông dân đấy các con ạ.
*. Cô cho trẻ quan sát con sâu:
Đây là con gì?
Con sâu có đặc điểm gì?
Nó có cánh không?
Có râu không? 
Con sâu có biết bay không?
Vì sao?
=>Con sâu là con côn trùng có hại . Vì thức ăn của sâu là những lá cây và lá rau xanh non . Khi những cây hoặc những vườn rau xuất hiện con sâu là chúng cắn phá hết ruộng rau đấy các con ạ.
* Nhận biết ích lợi của 1 số con côn trùng:
Ong và bướm là 2 loài côn trùng có ích hay có hại đối với đời sống con người?
-Con ong cho con người sản phẩm gì và sản phẩm nào là sản phẩm qúy nhất?
-=> Con ong cho con người sản phẩm như: Mật ong, sáp ong, phấn hoa. Mật ong là sản phẩm quư nhất.
- Tại sao nói con ong và con bướm giúp cho cây xanh sai trĩu quả?( Vì ong và bướm láy phấn từ hoa này sang hoa khácgiúp cây thụ phấn cho quả nhiều hơn)
- Nuôi ong có ích lợi gì?( Vừa thu được sản phẩm như mật ong, sáp ong, phấn hoa. Vừa có ong đi hút mật, giúp cây thụ phấn tốt, cho quả sai trĩu.)
=>Các con có được chọc phá tổ ong và tự mình đi lấy mật ong không?
Các con không nên chọc phá tổ ong vì ong có nhiều nọc, nó sẽ đốt các con rất đau, các con nhớ chưa nào?
* Nhận biết tác hại của 1 số loại côn trùng:
- Khi bị ruồi, muỗi cắn các con thấy như thế nào?
- Ruồi muối truyền bệnh cho người và gia súc như thế nào?
=> Ruồi muỗi thường sống ở nơi tối tăm, đậu trên phân, rác bẩn lại bay đến đậu ở trên thức ăn của con người. Ruồi muỗi thường hút máu người và gia súc bị bệnh rồi lại bay đến hút máu người và gia súc lành. Đó chính là quá trình của ruồi và muỗi.Do vậy ruồi và muỗi là côn trùng truyền bệnh nguy hiểm và rất có hại đối với sức khỏe con người và gia súc.
- Loài côn trùng nào có thân hình màu xanh, thường cắn phá hoại lúa, ngô của các bác nông dân ở ngoài đồng ruộng?( Châu chấu, cào cào)
- Loài côn trùng nào thường cắn phá các lạo rau và cây cối trong vườn?
b. So sánh: 
Con ong- con bướm
Con ong- con sâu
Cô cho trẻ so sánh 2 cặp con côn trùng với nhau
- Cô gợi mở hỏi trẻ điểm khác và giống nhau của hai con côn trùng này. Khơi gợi sự sáng tạo của trẻ.
=>Khác nhau: + Con bướm khác con ong là cánh bướm to hơn cánh ong, có màu sắc sặc sỡ hơn, dâu của con bướm cũng dài hơn dâu của ong
+ Con ong và con sâu : Con ong biết bay con sâu không biết bay
- Con ong là côn trùng có ích, con sâu là côn trùng có hại ..
 Giống nhau:
- Tất cả các con vật đó đều là côn trùng
- Con sâu, con ruồi, muỗi, con châu chấulà côn trùng có hại
- Con bướm, con ong là côn trùng có ích, 
c. Mở rộng: 
- Ngoài những con côn trùng mà cô con mình vừa quan sát. Các con còn biết những con côn trùng nào nữa?
- Ngoài ra còn có con dán, con nhặng, con rếp
* Giáo dục trẻ: các con côn trùng có hại như con ruồi,con muỗiluôn làm cho con người gây bệnh truyền nhiễm cho con người. Vì vậy các con nhớ đi ngủ phải có màn, các con nhớ chưa nào?
d. Củng cố: 
+ TC1: Con gì biến mất.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi sau đó cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ TC2: Về đúng tổ.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần (sau mỗi lần chơi cô nhận xét và động viên trẻ).
3.Kết thúc: Cho trẻ hát tập vận động “Bài hát của con chuồn chuồn”
-Trẻ hát
-trả lời
Trẻ trả lời
Con bướm
Trẻ trả lời
Châu chấu 
Con sâu
Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát và so sánh
-Trẻ kể
-Trẻ cơi trò chơi
-Trẻ hát
 HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1. HĐCMĐ: - Xếp hình các con vật bằng hột hạt.
2.TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
3.Chơi đồ chơi ngoài trời 
- Trẻ khéo léo xếp các hột hạt thành hình các con vậtquen thuộc.
- Trẻ chơi đúng luật
- Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài sân trường
- Địa điểm quan sát
- Sân chơi cho trẻ
- Đồ chơi ngoài trời
- các loại hạt
- khăn bịt mắt
1. Gây hứng thú- hướng dẫn trẻ xếp
- Cô xếp mẫu cho trẻ quan sát 
- Trẻ xếp theo ý thích
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ xếp .
2 - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
3 - Trẻ chơi tự do có sự quản lí của cô.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
1.Giáo dục vệ sinh.
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
2.Hoạt động tự chọn.
- Chơi với đồ chơi các góc.
3.Nêu gương, bình cờ.
- Trẻ biết cùng cô lau dọn sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ cất đô dùng đúng nơi quy định.
- Trẻ chơi đúng với các chức năng của mỗi đồ chơi.
- Biết nhận xét về mình về bạn. 
- Giá đựng đồ dùng đồ chơi 
- Khăn lau ,xô nước. Chổi quét
-cờ bảng bé ngoan
*. Gây hứng thú:
- Hát bài “ Con chuồn chuồn ”
-Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào nội dung hoạt động.
1. GDVS. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ 
- Cô và trẻ cùng lau rửa đồ chơi vừa làm vừa giáo dục trẻ khi chơi phải chơi đúng chức năng của mỗi đồ chơi.
- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ.
2. H ĐTC.Chơi với đồ chơi các góc
3.Nêu gương ,bình cờ.
Cô cho các tổ trưởng bình cờ các bạn trong tổ
-Tổ 1 bình tổ 2 và ngược lại
-Cô nhận xét từng tổ
-Cho trẻ lên cắm cờ
-Tuyên dương trẻ cắm cờ đỏ
-Động viên khuyến khích trẻ cờ vàng cố gắng ở buổi học sau.
 ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
-Sĩ số: . Có mặt:.Vắng mặt.Lý do 
-Tình trạng sức khỏe của trẻ:  
 -Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: 
- Kiến thức.................. kỹ năng ...............Thái độ của trẻ:
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ:  
- Biện pháp: 
 Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2015
Hoạt động 
 Lĩnh vực phát triển : Âm nhạc.:Dạy hát vỗ tay theo nhịp bài.
 “Con chuồn chuồn” . st Hoàng Lương
 NDKH: Nghe hát: Chim bay .N & L Vũ Thanh
 TCAN: Về đúng tổ chim
Thời gian: 30-35 phút
I: Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài “Con chuồn chuồn” ST. Hoàng Lương
- Trẻ thuộc lời bài hát và vỗ tay nhịp nhàng theo lời bài hát “Con chuồn chuồn”
-Trẻ hiểu nội dung bài hát 
- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát “Chim bay st vũ thanh.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi 
2. Kỹ năng:
-Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Con chuồn chuồn” ST. Hoàng Lương
- Biết thể hiện tình cảm qua gai điệu của bài hát
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc
- Qua bài hát giáo dục trẻ yêu quý các con vật và biết bảo vệ những con côn trùng có ích.
II: Chuẩn bị:
-Đồ dùng của cô: Đầu đĩa nhạc bài hát “Con chuồn chuồn”, “Chim bay”
- Tranh con chuồn chuồn
- Đồ dùng của trẻ: Mũ múa, bướm, ong.
-Trẻ ngồi đội hình chữ u:
III: Tiến hành
 Hoạt động của cô
 HĐ của trẻ
1.Gây hứng thú:Cho trẻ quan sát tranh “Con chuồn chuồn”
Cô cùng trẻ trò chuyện về con chuồn chuồn:
Đây là bức tranh vẽ con gì?
Là con côn trùng có ích hay có hại?
Chúng mình có thuộc bài hát nào nói về con chuồn chuồn không?
Có 1 bài hát rất hay nói về con chuồn chuồn rất đáng yêu. Để biết đó là bài hát gì các con hãy láng nghe giai điệu của bài hát nhé.
- Cô bật 1 đoạn nhạc không lời bài hát «  Con chuồn chuồn » cho trẻ nghe
2 :Nội dung.
a.Dạy hát vỗ tay theo nhịp bài «  Con chuồn chuồn » ST. 
 Cô hỏi : Đó là giai điệu bài hát gì ? 
 Do ai sáng tác ?
- Trẻ hát 2-3 lần  :
+ Lần 1.Không giải thích.
Bài hát nói về con gì?
Con vật này sống ở đâu?
Bài hát nói về điều gì?
Bài hát có giai điệu như thế nào?
 ND. Bài hát có giai điệu vui tươi dí dỏm bài hát nói về con chuồn chuồn bay múa lượn khắp sân trường giống như đám tàu bay.
+ Bài hát còn hay hơn khi chúng mình vừa hát và vỗ tay theo nhịp cùng lời bài hát nữa đấy :
- Vậy các con biết vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào không?
=> Vỗ tay theo nhịp là vỗ vào phách mạnh và mở ra ở phách nhẹ theo lời của lời bài hát đấy. 
+ Cô hát vỗ lần 2: kết hợp phân tích cách vỗ.
Với bài hát này chúng mình vỗ phách đầu tiên vào từ  « con » mở ra vào từ “ chuồn ” cứ vỗ như vậy cho đến hết bài hát.
VD : Con chuồn chuồn bay trong nắng sớm.
 V m v m v m v
- Cô cho cả lớp hát vỗ cùng cô 2- 3 lần cùng đàn
- Tổ hát vỗ
- Nhóm hát vỗ
- Cá nhân trẻ hát vỗ
( Trong khi trẻ hát vỗ cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cả lớp hát vỗ nhịp lại 1 lần.
* Giáo dục trẻ : Yêu quý và bảo vệ các con côn trùng có lợi sống trong tự nhiên . Vì mỗi con vật đều có tác dụng đối với đời sống con người.
- Các con ạ ngoài con chuồn chuồn ra thì các con còn biết những con côn trùng gì nữa nào?
- Có 1 con vật dang đôi cánh bay lượn trên bầu trời bao la lấy phấn hoa làm mật .Đó là con Ong. Và bây giờ cô sẽ hát tặng các con bài hát « Chị ong nâu và em bé » N & L Tân Huyền .
b. Nghe hát: Chim bay .N&l Vũ thanh.
- Cô hát lần 1 : 
Cô vừa hát bài hát gì ?
Bài hát nói về con gì ?
Bài hát nói về điều gì ?
Bài hát có giai điệu như thế nào?
=> Bài hát “ Chim bay ”.Có giai điệu vừa phải nói về con chim , con cò và con vịt các bạn chim rủ vịt bay cùng nhưng vịt không bay mà vịt chỉ thích bơi nội dưới ao thôi đấy các con ạ .
- Cô hát lần 2: Kết hợp minh họa.
- Lần 3 : Cô khuyến khích trẻ vận động cùng lời bài hát
* Giáo dục trẻ : Bảo vệ các loài côn trùng quý hiếm
C .TCAN : Về đúng tổ chim
-Cô nêu tên trò chơi
-Cô hỏi trẻ cách chơi và luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Kết thúc : Trẻ đọc đồng dao :“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa”
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát và lắng nghe
- Lớp hát vỗ
Tổ hát vỗ
2-3 nhóm hát vỗ
2-3 trẻ hát vỗ
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ đọc và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
 Tiến hành
1. HĐCMĐ: Quan sát Bướm.
2. TCVĐ: Mèo và chim sẻ.
3. Chơi đồ chơi ngoài trời , đồ chơi mang theo
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm của con bướm.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Thoả mãn nhu cầu chơi cho trẻ.
- Tranh ảnhvề
conbướm .
- Đồ chơi mang theo, ngoài trời.
- Cô cho trẻ đứng vòng quanh cô và trò chuyện về con bướm. Đây là con gì? Bướm có những đặc điểm gì? Là động vật sống ở đâu? ... Cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết không bắt bướm cả bị ngứa.
- Cô giới thiệu cách chơi trò chơi. Cô bao quát trẻ khi chơi, xử lý tình huống nếu có.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung
Mục đích
Chuẩn bị
Tiến hành
1.HĐC;
Dạy trò chơi mới: “Ong chúa”.
2.H ĐTC: ôn luyện chữ cái đã học.
3.Nêu gương cuối buổi, bình cờ - Vệ sinh trả trẻ 
Trẻ nhận biết về các con vật . -Trẻ biết tập chung chú ý và định hướng trong không gian.
Tạo cho trẻ có sự cố gắng thi đua trong học tập.
- một số các con vật có môi trường sống khác nhau như động vật sống trong rừng ,dưới nước,côn trùng...
-Bảng bé ngoan
-Cờ các màu: Xanh, đỏ, vàng
*. Cách chơi: Một trẻ ong cược chọn làm ong chúa , các trẻ khác ở xung quanh làm ong thợ .
- Ong chúa sẽ ra những yêu cầu ,ong thợ lấy các con vật theo yêu cầu .
VD. “ Ong thợ ,ong thợ - Tôi lấy con hổ - Màu cam phía sau – Lấy lại cho ta”
- Các chú ong thợ sẽ chạy đi tìm con hổ có màu cam phía sau đưa cho ong chúa. Nếu tìm sai sẽ bị loại. Nếu Ong chúa mô tả sai sẽ bị loại.
*. Luật chơi: Trẻ lắm được đặc điểm ,vị trí của các con vật. Ong thợ phải làm theo yêu cầu của ong chúa.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần ( Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ nhận xét chơi)
2.H ĐTC. ôn luyện chữ cái đã học.
3.Nêu gương bình cờ.
-Cô cho các tổ trưởng bình cờ các bạn trong tổ
-Tổ 1 bình tổ 2 và ngược lại
-Cô nhận xét từng tổ
-Cho trẻ lên cắm cờ
*. Vệ sinh trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ HÀNG NGÀY
-Sĩ số: . Có mặt:.Vắng mặt.Lý do 
-Tình trạng sức khỏe của trẻ:  
 -Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: 
- Kiến thức.................. kỹ năng ...............Thái độ của trẻ:
- Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ:  
- Biện pháp: 
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2015
Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ
Hoạt động : Tạo hình Tô màu con bướm (M)
 I.Mục đích:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết phối hợp các nét tô cơ bản để tô màu trang trí con bướm theo mẫu của cô
- Trẻ biết phối màu đẹp để trang trí con bướm theo mẫu. 
2. Kỹ năng : 	
- Rèn kỹ năng tô màu cho trẻ

File đính kèm:

  • doccon_trung_va_chim.doc
Giáo Án Liên Quan