Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 4: Tết và mùa xuân

1. YÊU CẦU

- Trẻ biết một số loại hoa đặc trưng của mùa xuân: Hoa mai, hoa đào, phong lan.

- Biết các loại quả thường có nhiều khi mùa xuân đến: Dừa, xoài, mãng cầu, quýt.

- Biết những đặc điểm nổi bật của các loại cây khi mùa xuân đến: Ra lộc, ra nụ, lá non.

2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG

ĐÓN TRẺ *Trò chuyện với trẻ về ngày Tết .

- Chơi theo ý thích, xem tranh chuyện về các loại hoa

- Chơi tự do,chăm sóc cây, tưới cây

* TDS :

- Hô hấp: Thổi bóng bay

-Tay : Đưa tay ra trước lên cao

-Chân : Đứng đưa chân ra trước lên cao

- Bụng : đưa đan tay sau lưng gập người về phía trước

- Bật : Bật Luân phiên chân trươc chân sau

 

doc18 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh 4: Tết và mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 4:
YÊU CẦU
- Trẻ biết một số loại hoa đặc trưng của mùa xuân: Hoa mai, hoa đào, phong lan.
- Biết các loại quả thường có nhiều khi mùa xuân đến: Dừa, xoài, mãng cầu, quýt...
- Biết những đặc điểm nổi bật của các loại cây khi mùa xuân đến: Ra lộc, ra nụ, lá non.
2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
ĐÓN TRẺ
*Trò chuyện với trẻ về ngày Tết . 
- Chơi theo ý thích, xem tranh chuyện về các loại hoa 
- Chơi tự do,chăm sóc cây, tưới cây 
* TDS :
- Hô hấp: Thổi bóng bay 
-Tay : Đưa tay ra trước lên cao 
-Chân : Đứng đưa chân ra trước lên cao 
- Bụng : đưa đan tay sau lưng gập người về phía trước 
- Bật : Bật Luân phiên chân trươc chân sau 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai
Trò chuyện về ngày Tết
Thứ ba
Sự tích bánh chưng bánh dày 
Thứ tư
Ném xa bằng hai tay 
Thứ năm
Hát: Mùa xuân đến rồi 
Thứ sáu
Vẽ vườn hoa mùa xuân
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc đóng vai
- Cửa hàng bán lương thực, thực phẩm .
- Kỹ sư nông nghiệp
- Nấu ăn các món ăn từ thực vật khác nhau
Góc xây dựng
Xây dựng vườn c ây , c ông vi ên 
Góc học tập
- Gắn chữ cái còn thiếu vào từ chưa đầy đủ.
- Xem tranh các loại c ây lư ơng thực
Góc nghệ thuật
- Vẽ nặn, xếp, in hình, gấp hình, tô màu về các cây lương thực 
- Hát múa, về chủ đề
- Tô màu,cắt xé dán 1 số cây sản phẩm 
của cây lương thực
Góc thiên nhiên
- Quan sát sự phất triển của cây, chăm sóc cây, nhổ cỏ 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thứ hai
Cho trẻ quan sát cây xanh trong sân trường
Trò chơi vận động: gieo hạt 
 Chơi tự do : Chơi với các đồ chơi có sẵn ở ngoài trời và mang từ trong lớp ra.
Thứ ba
Cho trẻ quan sát vườn hoa 
Trò chơi vận động: mèo đuổi chuột
 Chơi tự do : Chơi với các đồ chơi có sẵn ở ngoài trời và mang từ trong lớp ra.
Thứ tư
“Trò chuyện về một số cây lương thực ”
TC vận động: “ Cáo ơi ngủ à ”
Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi có sẵn ở ngoài trời và mang từ trong lớp ra.
Thứ năm
“Trò chuyện về sự lớn lên của cây qua các giai đoạn ”
TC vận động: “ Tay ai xinh”
Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi có sẵn ở ngoài trời và mang từ trong lớp ra.
Thứ sáu
Quan sát các sản phẩm từ cây lương thực 
TC vận động: “Mèo bắt chuột”
Chơi tự do: Chơi với các đồ chơi trong sân
HỌC, CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Hát: Em yêu cây xanh 
Chơi hoạt động theo ý thích ở các góc 
Ôn bài hát về thế giới thực vật 
Vệ sinh, thực hành kỹ năng rửa tay 
TRẢ TRẺ
- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG 
YÊU CẦU
- Trẻ tập đều và đúng các động tác .
- Đi chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng tự nhiên .
- Định hướng đúng khi chuyển động , có phản ứng đúng khi có hiệu lệnh của cô 
CHUẨN BỊ
Sân sạch rộng thoáng.
Gậy thể dục.
TỔ CHỨC
1. Khởi động
Cho cháu đi vòng tròn kiểng chân, nhón chân kết hợp.
 Ÿ Hô hấp 2: “Thổi bóng bay”
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
Thực hiện: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần). Cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh) to.
2. Trọng động
 Ÿ Tay vai 3: Tay đưa ngang (hoặc lên cao), gập khuỷu tay (ngón tay để trên vai) có thể tập với nơ. 
TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân, nếu tập với nơ thì mỗi tay cầm 1 cái nơ.
Nhịp 1: Bước chân trái lên trước 1 bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa (hoặc tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau).
Nhịp 2: Gập khuỷu tay (ngón tay chạm vai).
Nhịp 3: Đưa 2 tay ra ngang (hoặc lên cao) như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện như trên, (chân phải bước sang bên).
 Ÿ Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng. 
TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước rộng, tay đưa ngang (lòng bàn tay sấp).
Nhịp 2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, 2 tay đưa trước (lòng bàn tay sấp).
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi bên và tập như trên.
 Ÿ Bụng 6: Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên.
TTCB: Ngồi duỗi chân, 2 tay chống sau.
Nhịp 1: Quay người sang trái 900 tay phải đưa cao, tay trái chống phía sau, mắt nhìn theo tay trái.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 3: Quay người sang phải 900 tay trái đưa cao (như nhịp 1).
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên.
 Ÿ Bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy). 
TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông.
Thực hiện: Bật 2 chân về phía trước 3 – 4 lần. Quay sau, bật về chổ cũ và thực hiện tiếp 2 – 3 lần. Nếu tập với gậy (vóng) thì đặt gậy (vòng) xuống đất phía trước rồi bật qua gậy (vào vòng).
3. Hồi tĩnh
Trò chơi “gieo hạt”
HOẠT ĐỘNG GÓC
 I/ Yêu cầu:
Trẻ biết các trò chơi, biết cách chơi các trò chơi.
Vui chơi ngoan, chơi tự nguyện hứng thú. Biết trao đổi với bạn khi chơi.
Qua trò chơi trẻ biết chăm sóc cây,trồng nhiều cây,lợi ích của cây. Biết yêu quí cây cảnh thiên nhiên,
 II/ Chuẩn bị: đồ chơi đầy đủ cho các cháu chơi ở các góc.
Góc xây dựng: Các loại hoa, hang rào, khối gỗ, cây xanh, cây kiểng.
Góc phân vai: Các loại rau củ,quả bằng nhựa,hạt cây khô...
Góc thiên nhiên: Cát, nước, 1 số khuôn in khác nhau, mẫu gỗ, thỏi sắt, đất nặn.
Góc nghệ thuật: Vật liệu tạo hình, cỏ hoa khô, lá chuối, dây chuối khô.
Góc học tập: Sách, tranh ảnh về các loại hoa quả, Đồ chơi ghép tranh về hoa, quả,chữ cái,số
 III/ Cách tiến hành:
Đã đến giờ hoạt động góc rồi, cô mời các con đến các góc chơi cùng vui chơi với các bạn.
Cả lớp hát bài” hoa trường em” về góc chơi
Cô theo dõi bao quát lớp 
Hướng dẫn cách chơi
 + Góc phân vai: bán các loại quả, hạt, rau, củ.
 + Góc xây dựng: xây vườn rau.
 + Góc học tập: xem tranh ảnh về cây xanh, chơi đômino, nối chữ cái số.
 + Góc nghệ thuật: tạo hình về cây xanh, hoa quả.
 + Góc thiên nhiên: chăm sóc cây, gieo hạt,.
Hỏi lại cháu cách chơi.
Cả lớp đọc bài thơ “ hoa kết trái ” về nhóm vui chơi.
Các cháu vui chơi, cô theo dõi cùng chơi, thưởng hoa.
Cô nhận xét nhóm - cắm hoa.
Nhận xét lớp.
 Giáo dục:
Các con phải có ý thức bảo vệ môi trường và chăm sóc cây, muốn có nhiều cây thì phải biết trồng cây và chăm sóc.
Cô và cháu thu dọn đồ chơi.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 I/ Yêu cầu:
Cháu thuộc bài thơ “hạt gạo làng ta”
 II/ Chuẩn bị:
Tranh bài thơ
 II/ Cách tiến hành:
 1/Quan sát: Tranh ảnh về các loại hoa
Cô gợi ý trẻ nói. 
Giáo dục các cháu biết chăm sóc, bảo vệ cây.
 2/ Truyền thụ kiến thức:
Dạy cháu bài thơ”hạt gạo làng ta”
Cô dạy cháu từng câu
 3/ Trò chơi: “Hoa nào quả ấy” 
 { Chuẩn bị:
4 – 5 bộ lô tô hoa quả (có thể vẽ vào bìa cứng, mỗi bộ có một loại hoa, quả khác nhau. Ví dụ: hoa bưởi, quả bưởi, hoa chanh, quả chanh, hoa mướp, quả mướp,)
 { Luật chơi:
Xếp đúng hoa nào quả ấy.
Thứ . ngày .tháng .. năm .
Đón trẻ - Kiểm tra vệ sinh – Thể dục buổi sáng 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết được cảnh vui nhộn nhịp trong ngày tết được bố mẹ đưa đi chúc tết ông bà, cô giáo, các bạn, được bố mẹ đưa đi chơi, được ăn bánh chưng, bánh kẹo, mứt...
- Biết được các phong tục tập quán của người việt
- Biết các trò chơi có trong dịp tết 
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát " sắp đến tết rồi"
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Giúp bố mẹ ông bà làm những công việc vừa sức để chuẩn bị cho ngày tết nguyên đán
II. CHUẨN BỊ
- Tranh quang cảnh ngày tết: mứt, hoa, mâm ngũ quả, bánh kẹo, bánh chưng, cành đào
III. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN
	1. Hoạt động 1: Hát " Sắp đến tết rồi"
- Có 1 bài hát rất hay nói về niềm vui khi được đón tết, các con có biết đó là bài hát gì không?
- Vậy chúng ta cùng hát vang bài hát “sắp đến tết rồi” nhé
- Cho trẻ hát 2 lần
- Các con vừa hát bài gì?
- Các con có thích được đón tết không?
- Ngày tết các con được làm những gì?
- Được bố mẹ cho đi chợ mua sắm tết cùng bố mẹ, vậy các con thấy bố mẹ mua những thứ gì?
- Để biết ngày tết đó vui như thế nào hôm nay chúng ta cùng tới nhà bác gấu xem bác ấy chuẩn bị tết như thế nào nhé
	2.Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày tết nguyên đán
- Đã tới nhà bác gấu rồi, các con hãy nhìn xem bác gấu đã chuẩn bị những gì cho ngày tết ?
- Bạn nào kể cho cô nghe bác gấu đã chuẩn bị được những gì?
- Bác đã chuẩn bị bao nhiêu cái bánh chưng ?
- Con có nhận xét gì về cái bánh chưng này.
- Ngoài bánh chưng ra bác còn chuẩn bị được gì ?
- Con có nhận xét gì về nải chuối này.
- Còn đây là quả gì?
- Nó có đặc điểm như thế nào?
- Ngoài mâm ngũ quả ra bác gấu còn chuẩn bị được gì ?
- Con thấy hộp mứt này như thế nào?
- Bạn nào kể cho cô nghe trong hộp mứt có gì?
- Trong ngày tết trên nhà bác gấu chuẩn bị được rất nhiều thứ
có bánh chưng, mâm ngũ quả: có chuối, quả bưởi, quả quất, trứng gà, cam, táo , thanh long...mứt, bánh kẹo. Ngoài ra trong ngày tết không thể thiếu hoa đào nữa.
- Vậy ngày tết ở nhà các con chuẩn bị những gì?
- Có nhà bạn nào chuẩn bị giống nhà bác gấu không?
Được tới thăm nhà bác gấu rất thú vị nhưng đã tới giờ chúng ta phải về lớp rồi
* Quan sát tranh
Trước khi về bác gấu đã tặng chúng ta 1 hộp quà các con có muốn biết quà gì không?
vậy chúng ta cùng quan sát nhé.
- Quà gì đây các con?
- Bức tranh này vẽ gì?
- Đây là gia đình nhà bạn Nam .
- Trong bức tranh nhà bạn Nam có những ai?
- gia đình nhà bạn Nam đang làm gì?
- Bố bạn Nam đang làm gì?
- Trong nhà bạn Nam còn chuẩn bị gì nữa?
- Bạn nào giỏi len chỉ cho cô và các bạn xem nào.
- Cô khái quát lại
- Bây giờ bạn nào giỏi kể cho cô về nghe về ngày tết nguyên đán của chúng mình nào?
- Ngày tết bố mẹ các con thường làm gì?
- Khi bố mẹ dọn dẹp nhà cửa thì các con làm gì?
- Sắp tới ngày tết bố mẹ đã chuẩn bị cho các con những gì?
- Ngày tết các con thường được ăn những món ăn nào?
- Ngày tết các con thường được đi đâu chơi?
- Những lời chúc của các con với ông bà bố mẹ như thế nào?
- Ngày tết các con có được chơi những trò chơi không?
- Các con được chơi những trò chơi gì?
Vây bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau chơi trò chơi" kéo co" nhé
	3.Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
- Cho trẻ chơi 2 lần.
- Các con có muốn chơi nữa không ? Bây giờ chúng ta sẽ giúp bố mẹ bày mâm ngũ quả qua trò chơi" Thi xem đội nào nhanh"
-CC: chia trẻ thành 3 đội, khi có hiệu lệnh lần lượt từng bạn trong đội chạy qua các vật cản lên chọn quả và bày vào khay của đội mình. hết giờ đội nào bày được nhiều loại quả hơn, trang trí đẹp hơn đội đó dành chiến thắng.
-LC: mỗi bạn chỉ được chọn 1 quả cho 1 lượt chơi.
- Phải chạy qua các vật cản
- Cho trẻ chơi 2-3 lần cô bao quát nhắc trẻ chơi đunngs luật
ngáy tết nguyên đán là những ngày đầu của năm mới, ngày tết cúng là lúc hoa đào nở rộ để cùng đón tết . vẻ đẹp của hoa đào được nhà thơ"Hồng thu" Đã viết lại qua bài thơ" cây đào"
- Cho trẻ đọc 2 lần và ra sân chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh các cây lương thực 
Trò chơi Mèo đuổi chuột 
Vẽ phấn trên sân theo ý thích 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: vườn rau
Góc phân vai: chơi nấu ăn 
Góc nghệ thuật: : tạo hình về cây xanh, hoa quả.
Góc học tập: Đọc sách, xem tranh về các loại cây lương thực 
Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây 
NÊU GƯƠNG
Thứ . ngày .tháng .. năm .
Đón trẻ - Kiểm tra vệ sinh – Thể dục buổi sáng 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được tên truyện các nhân vật trong chuyên, hiểu nội dung câu chuyện.
- Trẻ biết kể từng đoạn chuyện, biết sử dụng giọng điệu phù hợp với từng nhân vật
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài" Sắp đến tết rồi"
- Phát triển ngôn ngữ luyện khả năng kể diễn cảm cho trẻ
- Biết chăm chỉ lao động.
- Hứng thú tham gia vào giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa truyện
III. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN:
1. Hoạt động 1:Hát “Mùa xuân”
- Cô cùng trẻ hát bài hát 2 lần
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về mùa gì?
các con ạ! mùa xuân là mùa của những ngày hội, ngày lễ. Mùa xuân còn có những ngày gì vui nhất?
Cô mùa xuân nghe tin lớp mình học rất ngoan lên cô gửi quà tặng cho lớp mình đấy. Chúng mình cùng xem đó là quà gì nhé.
- Quà gì đây lớp mình?
- các con có nhận xét gì về chiếc bánh chưng này?
- Đây là bánh gì?
- Các con có nhận xét gì về chiếc bánh dày này?
- Những chiếc bánh này được làm bằng gì?
 Vậy các con có biết ai là người đầu tiên nghĩ ra chiếc bánh này không?
- Muốn biết người đó là ai cô mời lớp mình hãy nhệ nhàng về chỗ ngồi và lắng nghe cô kể câu chuyện “ Sự tích bánh chưng- bánh dày” nhé.
2.Hoạt động 2: Cô kể diễn cảm
- Lần 1:Cô kể diễn cảm: 
- Cô hỏi trẻ tên truyện, các nhân vật trong truyện.
- Lần 2: Kể kết hợp với xem tranh
3. Hoạt động 3: Giảng giải- trích dẫn- Đàm thoại
* Các con ạ ! trong 1 lớp học có những bạn rất chăm chỉ học tập nên bạn học rất giỏi, còn những bạn không chịu khó học hay nghỉ học nên bạn học rất yếu. Trong truyện hoàng tử Lang Liêu cũng vậy. Hoàng tở là người hiền lành, chăm chỉ, luôn biết yêu lao động.
Trích"từ đầu.......đem vợ con về quê"
- Vua cha có ý định gì nhân ngày hội đầu năm? 
- Các hoàng tử khác đã làm gì? .
- Hoàng tử Lang Liêu đã suy nghĩ như thế nào? 
* Vua Hùng muốn truyền ngôi cho các người con trai của mình, những vua muốn người đó phải có tài, có đức.
 Trích: “Tối hôm đó”.......hết.
- Lang Liêu đã làm gì để có lễ vật dâng cha? 
- Lang Liêu đã nói ý nghĩa của 2 thứ bánh đó như thế nào? 
- Vua cha đã đặt tên cho thứ bánh tròn là gì? 
- Lang Liêu đã làm như thế nào? 
Vua cha đặt tên cho thứ bánh hình vuông là gì? 
- Lang liêu đã làm bánh chưng như thế nào? 
- Vua cha đã nhường ngôi cho ai? 
- Ai là người đầu tiên nghĩ ra cách làm 2 thứ bánh này? 
 - Qua câu chuyện này chúng ta cần học tập ai? 
Qua câu chuyện này chúng mình đã hiểu rõ hơn về 2 loại bánh được cũng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Vì vậy chúng mình phài biết chăm chỉ, yêu lao động, quý tròng truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt nam.
* Chơi trò chơi “Gói bánh chưng”
Hòa chung với không khí của ngày hội đón xuân, cô và các con sẽ làm những chiếc bánh thật ngon.
- Trẻ thực hiện. 
Cho trẻ ngồi thanh từng nhóm để làm bánh. Cô đến từng nhóm gợi ý, giúp đỡ trẻ.
Kết thúc
- Cho trẻ hát và ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh các cây lương thực 
Trò chơi Mèo đuổi chuột 
Vẽ phấn trên sân theo ý thích 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: vườn rau
Góc phân vai: chơi nấu ăn 
Góc nghệ thuật: : tạo hình về cây xanh, hoa quả.
Góc học tập: Đọc sách, xem tranh về các loại cây lương thực 
Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây 
NÊU GƯƠNG
Thứ . ngày .tháng .. năm .
Đón trẻ - Kiểm tra vệ sinh – Thể dục buổi sáng 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết cầm túi cát bằng hai tay đưa cao lên đầu dùng sức của thân và tay ném túi cát đi xa.
- Phát triển thể lực , rèn khả năng định hướng cho trẻ.
- Trẻ nề nếp trong tập luyện , năng tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh...
II. CHUẨN BỊ
- Sân tập sạch sẽ.
- 20 túi cát. 
III. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, khởi động: 
Cho trẻ hát “ Mùa xuân đến rồi”
- Trò chuyện với trẻ chủ đề.
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi dự hội mùa xuân. Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: Đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. Cho trẻ về 2 hàng dọc. Quay phải hoặc quay trái để thành 2 hàng ngang. Cho trẻ chỉnh hàng thành 2 hàng ngang đối diện nhau cách nhau 3,5- 4m.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
Bài thi đấu đầu tiên là bài tập phát triển chung. Thi xem ai tập đều, tập đúng nhất nhé.
- Động tác tay: Hai tay ra trước gập trước ngực (4 lần x 4 nhịp): 
- Đt Chân: Ngồi khuỵu gối: (6 lần x 4 nhịp): 
- ĐT Bụng: Hai tay lên cao cúi người:(4 lần x 4 nhịp) 
- ĐT Bật: Bật tách chụm chân: ( 4 lần x 4 nhịp): 
b. Vận động cơ bản: “Ném xa bằng hai tay”;
- Môn thi đấu tiếp theo là “Ném xa bằng hai tay” các bạn thi đua nhau ném xa là sẽ chiến thắng.
+ Cô làm mẫu lần 1 : Không phân tích.
+ Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: : Cô đứng sát mép vạch chuẩn khi có hiệu lệnh, hai tay cầm túi cát đưa lên cao trên đầu, dùng sức của thân và tay ném đi xa
- Trẻ thực hiện:
+ Cho hai trẻ khá lên thực hiện. 
+ Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 hàng thi đua nhau thực hiện ném trúng đích thẳng đứng.
 - Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ: Các con chú ý ném đi thật xa.
Trò chơi: “Cáo và Thỏ”
- Cô giới thiệu trò chơi: Các bạn đã tham gia các phần thi rất tốt. ban tổ chức thưởng cho các bạn một trò chơi có tên là “ Cáo và thỏ”
+ Luật chơi: Cáo chỉ được bắt những chú Thỏ chạy chậm. Chú thỏ nào bị bắt phải ra ngoài 1 lần chơi.
+ Cách chơi: Một trẻ làm Cáo, số còn lại đóng vai thỏ. Khi thấy Cáo xuất hiện thì các chú thỏ nhanh chóng chạy về nhà của mình.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát, sửa sai cho trẻ. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, đổi vai chơi cho trẻ.
3. Kết thúc: Hồi tĩnh: 
 Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh các cây lương thực 
Trò chơi Mèo đuổi chuột 
Vẽ phấn trên sân theo ý thích 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: vườn rau
Góc phân vai: chơi nấu ăn 
Góc nghệ thuật: : tạo hình về cây xanh, hoa quả.
Góc học tập: Đọc sách, xem tranh về các loại cây lương thực 
Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây 
NÊU GƯƠNG
Thứ . ngày .tháng .. năm .
Đón trẻ - Kiểm tra vệ sinh – Thể dục buổi sáng 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu bài hát và biết múa theo nội dung bài hát '' Mùa xuân đến rồi"
- Trẻ hát đúng giai điệu và vận động thành thạo các bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết đàm thoại cùng cô về tết nguyên đán và mùa xuân
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ
- Rèn kỹ năng hát và vận động cho trẻ
- Trẻ biết yêu quý và quý trọng những người lao động
II. CHUẨN BỊ
- Phách tre, xắc xô
III. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN
Hoạt động 1:
 - Mùa xuân đến cũng là lúc chúng ta được đón chào năm mới, đón chào ngày tết nguyên đán sắp tới , ngày tết được mẹ mua cho áo mới ai cũng vui mừng ghê, mùa xuân nay em đã lớn biết đi thăm ông Bà. Đó chính là nội dung bài hát" sắp đến tết rồi"
- Tết đến xuân về nhà nhà nao lức đón xuân, nào cô mời các bạn tổ mèo con cùng đứng lên thể hiện tình cảm của mình với mùa xuân qua bài hát" Mùa xuân đến rồi"
- Tổ 1 hát và múa
- Để thi đua với tổ mèo con tổ chim non cũng muốn được trổ tài của mình. Nào cô mời tổ chim non nào
- Sau đây là sự thể hiện của nhóm vàng anh lên thể hiện tình cảm của mình qua bài hát" Mùa xuân....."
- Bây giờ xin mời các bạn có giọng hát hay nhất, múa dẻo nhất lên thể hiện tình cảm của mình qua bài hát" Mùa xuân đến rồi"
- Cho trẻ đếm số thành viên nhóm vừa hát
-Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
 Nào chúng ta cùng chung tay trồng cây xanh qua bài hát" Em yêu cây xanh" nào
- Cho cả lớp hát 2 lần.
Tiếp theo chương trình là phần thể hiện của bạn Thoa Qua bài hát" Mùa xuân đến rồi.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Hoạt động 2: Nghe hát: Mùa xuân ơi
- Xuân về mang tới bao niềm vui. Niềm vui ấy sẽ được nhân lên khi giai điệu bài hát “Mùa xuân ơi” được nhạc sỹ ...... sáng tác đã làm mùa xuân thêm tươi vui hơn. Để thể hiện niềm vui ấy. Hôm nay cô xin hát tặng các con bài hát “Mùa xuân ơi”.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, thể hiện tình cảm nội dung bài hát
- lần 3 cùng trẻ biểu diễn theo băng
Hoạt động 3:Trò chơi âm nhạc
Vừa rồi chúng mình đã thể hiện được tình cảm , niềm mơ ước của mình về mùa xuân rất hay, cô thưởng cho các con 1 trò chơi" Tai ai tinh''
- CC: 1 bạn lên đội mũ chóp, mời 1-3 trẻ lên hát, trẻ đội mũ chóp phải chú ý lăng nghe và nói đúng giai điệu bài hát,bao nhiêu bạn hát
- LC: Bạn nào đoán sai phải nhaỷ lò cò
- Trẻ chơi 3-4 lần cô bao quát, động viên trẻ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh các cây lương thực 
Trò chơi Mèo đuổi chuột 
Vẽ phấn trên sân theo ý thích 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: vườn rau
Góc phân vai: chơi nấu ăn 
Góc nghệ thuật: : tạo hình về cây xanh, hoa quả.
Góc học tập: Đọc sách, xem tranh về các loại cây lương thực 
Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây 
NÊU GƯƠNG
Thứ . ngày .tháng .. năm .
Đón trẻ - Kiểm tra vệ sinh – Thể dục buổi sáng 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng để vẽ các loại hoa, loại hoa cánh tròn, loại hoa cánh dài.
- Trẻ biết sáng tạo, biết tạo dáng cho các loại hoa nhiều màu phù hợp với loại hoa. 
- Trẻ yêu thích và thể hiện tình cảm của mình khi thực hiện sản phẩm. Biết ích lợi của hoa.
- Rèn luyện ở trẻ các cơ ngón tay, kỹ năng vẽ và tô màu.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ các loại Hoa, Hoa Hồn

File đính kèm:

  • docmtxq.doc