Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Lớp học của bé

I. Khởi động:

- Cho trẻ nghe nhạc, đi kết hợp các kiểu chân: đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bình thường, đi bằng gót chân,đi bình thường, đi bằng mép chân, đi bình thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về hàng.

II. Trọng động:

1. Động tác hô hấp: Gà gáy.

- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi.

- Tập: Trẻ đứng hít thật sâu, kết hợp tay giơ cao ngang vai, hai bàn tay khum trước miệng giả làm động tác gà gáy “ò, ó, o.”. Nghỉ 2 -3 giây rồi cho trẻ tập tiếp.

2. Động tác tay : Đưa tay ra trước, gập trước ngực.

- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi.

- N1: Hai tay đưa ra trước. Chân trái bước sang trái.

- N2: Hai tay gập trước ngực.

- N3: Như nhịp 1.

- N4: Trở về tư thế chuẩn bị

3. Động tác bụng- lườn: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân.

- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi.

- N1: Hai tay đưa lên cao, chân trái bước sang trái

- N2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân

- N3: Như nhịp 1.

- N4: Trở về tư thế chuẩn bị.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Lớp học của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé ( 01 tuần).
Tuần 03: Thực hiện từ ngày 21/09/2015 đến ngày 25/09/2015
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non, hỏi trẻ đã chuẩn bị gì cho năm học mới.
- Điểm danh.
Thể dục sáng
I. Khởi động: 
- Cho trẻ nghe nhạc, đi kết hợp các kiểu chân: đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bình thường, đi bằng gót chân,đi bình thường, đi bằng mép chân, đi bình thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm sau đó về hàng.
II. Trọng động:
Động tác hô hấp: Gà gáy. 
- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi.
- Tập: Trẻ đứng hít thật sâu, kết hợp tay giơ cao ngang vai, hai bàn tay khum trước miệng giả làm động tác gà gáy “ò, ó, o...”. Nghỉ 2 -3 giây rồi cho trẻ tập tiếp.
2. Động tác tay : Đưa tay ra trước, gập trước ngực.
- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi.
- N1: Hai tay đưa ra trước. Chân trái bước sang trái.
- N2: Hai tay gập trước ngực.
- N3: Như nhịp 1.
- N4: Trở về tư thế chuẩn bị
Động tác bụng- lườn: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân.
- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi.
- N1: Hai tay đưa lên cao, chân trái bước sang trái
- N2: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân
- N3: Như nhịp 1.
- N4: Trở về tư thế chuẩn bị.
4. Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
- TTCB: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi.
- N1: Hai tay chống hông.
- N2: Ngồi xổm.
- N3: Đứng lên.
- N4: Trở về tư thế chuẩn bị.
Động tác bật: Bật chéo chân.
- Hai tay chống hông bật chéo chân
III. Hồi tỉnh: Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng, lắc tay, lắc chân.
Hoạt động có chủ đích
- Chuyện: “Mèo con và quyển sách”
- Dạy hát “ Chiếc đèn ông sao” .
+ Nghe hát : Rước đèn dưới trăng
+ TCAN: Giọng hát to, giọng hát nhỏ
- LQCC: Ôn O,Ô,Ơ.
- Ôn nhận biết phân biệt hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn.
- Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng.
TCVĐ: Vượt chướng ngại vật.
- Trò chuyện về lớp học.
- Nặn bánh trung thu .
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ tham quan các lớp.
- TCVĐ: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Tập quét, nhặt lá cây. Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong sân trường.
- Cho trẻ nhận biết một số kí hiệu thông thường xung quanh trường lớp
- TCDG: Lộn cầu vồng.
- Cho trẻ chơi với phấn. chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
- Nhận dạng và không chơi một số đồ vật gây nguy hiểm.
-TCVĐ: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Tập quét, nhặt lá cây. Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong sân trường.
- Tập cho trẻ một số nề nếp sinh hoạt của lớp học.
- TCDG: Lộn cầu vồng.
- Cho trẻ chơi với phấn. chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
- Tham quan các đồ chơi trong sân trường.
- TCVĐ: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Tập quét, nhặt lá cây. Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong sân trường.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây vườn trường của bé.
+ Chuẩn bị: Đồ chơi lắp ráp, khối gỗ, cây, chậu hoa, hàng rào, ghế đá, xích đu, cầu tuột, 
+ Hướng dẫn trẻ chơi: Biết cách xếp cạnh, xếp xen kẽ để tạo thành hàng rào, xếp chồng làm trường, sắp xếp bố trí tạo thành mô hình trường mầm non đẹp và sáng tạo.
- Góc phân vai: Chơi Cô cấp dưỡng.
+ Chuẩn bị: Xoong, nồi,chảo,các loại rau,thịt, cá, trứng, sữa...
+ Hướng dẫn trẻ chơi: Cho trẻ thỏa thuận vai chơi, sử dụng ngôn ngữ của vai chơi, hỏi trẻ về công việc của cô cấp dưỡng phải làm gì? Phụ bếp phụ cô làm gì?
- Góc tạo hình: Nặn đồ dùng học tập.
+ Chuẩn bị: Bảng, đất nặn,thước kẻ, khăn ...
+ Hướng dẫn bé dùng các kiểu lăn tròn, lăn dọc,ấn dẹt để nặn .
- Góc âm nhạc : Hát các bài hát trong chủ đề trường mầm non.
+ Chuẩn bị: Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề.
+ Hướng dẫn cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn, 1 bạn sẽ làm MC giới thiệu các bạn các nhóm lên diễn văn nghệ.
- Góc học tập: Đếm trong phạm vi 10 bằng các đồ chơi có sẵn.
+ Chuẩn bị: Các đồ vật, đồ chơi có số lượng trong phạm vi 10
+ Hướng dẫn cách chơi: Trẻ tìm các đồ chơi trong pham vi 10 và đếm
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giới thiệu thực đơn trong ngày.
- Nhắc trẻ ăn ngoan: không nói chuyện trong giờ ăn và ăn hết suất, không làm rơi vãi cơm.
- Động viên trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ tô chữ “o, ô, ơ”.
- Chơi: “Nu na nu nống”.
- Chơi tự do.
- Đánh giá cuối ngày.
- Ôn bài hát: “Chiếc đèn ông sao”.
- Chơi: “Oẳn tù tì”.
- Chơi tự do.
- Đánh giá cuối ngày.
- Cho trẻ tìm các đồ chơi có dạng hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- Chơi: “Nu na nu nống”.
- Chơi tự do.
- Đánh giá cuối ngày.
- Trò chuyện với trẻ về các góc chơi trong lớp.
- Chơi: “Oẳn tù tì”.
- Chơi tự do.
- Đánh giá cuối ngày.
- BTLNT:
- Chơi: “Nu na nu nống”.
- Chơi tự do.
- Đánh giá cuối ngày, cuối tuần, phát phiếu bé ngoan.
Vệ sinh
Trả trẻ
- Hướng dẫn cháu rửa, lau mặt, tự thay quần áo.
- Nhắc nhở cháu chào cô, ba mẹ, người lớn lễ phép khi có người đến đón về. 
P.HT chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 21 tháng 09 năm 2015
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non, hỏi trẻ đã chuẩn bị gì cho năm học mới.
- Điểm danh.
Thể dục sáng
Động tác hô hấp: Gà gáy
2. Động tác tay : Đưa tay ra trước, gập trước ngực (2l x 8n)
3.Động tác bụng- lườn: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân (2l x 8n)
4.Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (2l x 8n)
5.Động tác bật: Bật chéo chân (2l x 8n)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Chuyện “ Mèo con và quyển sách” CS: 64
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ Trẻ hiều nội dung chuyện, biết được các nhân vật, tính cách của từng nhân vật, tính cách của từng nhân vật trong chuyện.
- Rèn luyện khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời rõ ràng câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng,nâng niu sách vở, biết sửa lỗi khi làm sai.
II. Chuẩn bị:
- video câu chuyện: “Mèo con và quyển sách”
- Trẻ: Tranh lô tô 
- Tích hợp: GDAN: Bài hát: “Trường cháu đây là trường mầm non”.
- LQVH: Thơ: Bạn mới.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động cháu
1. Ổn định:
- Tạo tình huống cô tặng quà cho lớp.
- Hỏi trẻ quà gì?
- Sách dùng để làm gì?
- Các con có yêu quý sách không?
- Cô có một câu chuyện về bạn mèo và quyển sách của bạn ấy để xem bạn mèo có yêu quý sách không thì cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Mèo con và quyển sách”
2. Nội dung:
2.1 Cô kể chuyện
- Cô kể lần 1
- Cô vừa kể cho các con câu chuyện có tên là gì? 
- Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Câu chuyện kể về chú mèo con đã xé quyển sách của mình để gấp đồ chơi. Bác Gà trống thấy thế liền khuyên Mèo con nhưng Mèo ta không nghe, tối đến mèo nằm mơ thấy những chữ cái và những bức tranh trong sách trách móc mình, từ đó Mèo biết giữ gìn sách vở cẩn thận.
- Cô kể lần 2 + video câu truyện: Mèo con và quyển sách.
2.2 Đàm thoại:
- Trong câu chuyện Mèo con có gì?
- Chú đã làm gì với quyển sách của mình?
- Thấy chú xé sách ai đã hỏi chú?
- Bác Gà trống đã nhắc Mèo con thế nào?
- Hôm đó khi ngủ Mèo con mơ thấy gì?
- Khi tỉnh dậy Mèo con đã làm gì?làm như thế nào?
- Bác Gà trống có thái độ như thế nào khi mèo con đưa sách cho bác xem? Bác nói gì?
- Từ đó Mèo con đã như thế nào?
- Qua câu chuyện lúc đầu các con thấy Mèo con đã ngoan chưa? Nhờ vào đâu mà mèo con nhận ra lỗi sai của mình?
- Khi các con có lỗi các con sẽ làm gì?
- Giáo dục: Sách là tài sản quý giá của mỗi chúng ta nên cần nâng niu và giữ gìn sách, đồng thời khi các con mắc lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.
2.3 Trò chơi: Ghép tranh
- Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội, cô chuẩn bị các hình vẽ theo nội dung câu chuyện, cho hai đội thi nhau ghép tranh theo thứ tự câu truyện và kể lại nội dung câu chuyện.
- Luật chơi: Đội nào lên xếp các hình theo đúng nội dung câu chuyện và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Trẻ chơi 2-3 lần
3 Kết thúc:
-Nhận xét tuyên dương tùy theo tình hình lớp học.
- Mời 1 bạn lên mở quà.
- Quyển sách.
- Để đọc.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện
- Mèo con và quyển sách.
- Mèo, gấu.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Quyển sách.
- Xé sách làm đồ chơi.
- Bác Gà trống.
- Phải biết giữ gìn sách vở.
- Những bức tranh,những chữ cái.
- Mèo con đã tìm những mảnh giấy dán lại nhưng dán lung tung trang nọ lẫn trang kia.
- Lắc đầu chán nản.
-Sách vở là người bạn tốt, luôn mang đến cho chúng ta nhiều bổ ích. Nếu lỡ tay làm rách thì chớ có dán lại ẩu như thế này.
- Giữ gìn sách vở.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ chơi 2-3 lần
Hoạt động chuyển tiếp
- Hát: “Lớp chúng mình”
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ tham quan các lớp.
- TCVĐ: Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Tập quét, nhặt lá cây. Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong sân trường.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây vườn trường của bé
- Góc phân vai: Chơi nấu ăn.
- Góc tạo hình: Nặn đồ dùng học tập.
- Góc âm nhạc : Hát các bài hát trong chủ đề trường mầm non.
- Góc học tập: Đếm trong phạm vi 10 bằng các đồ chơi có sẵn.
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giới thiệu thực đơn trong ngày.
- Nhắc nhở trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi cơm.
- Động viên trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ tô chữ “o, ô, ơ”.
- Chơi: “Nu na nu nống”.
- Chơi tự do.
- Đánh giá cuối ngày.
Vệ sinh trả trẻ
- Hướng dẫn trẻ rửa tay, lau mặt, thay quần áo.
- Nhắc nhở bé chào cô, ba mẹ, người lớn lễ phép khi có người đến đón về.
Đánh giá hoạt động trong ngày
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 22 tháng 09 năm 2015
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non, hỏi trẻ đã chuẩn bị gì cho năm học mới.
- Điểm danh:
Thể dục sáng
Động tác hô hấp: Gà gáy
2. Động tác tay : Đưa tay ra trước, gập trước ngực (2l x 8n)
3.Động tác bụng- lườn: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân (2l x 8n)
4.Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (2l x 8n)
5.Động tác bật: Bật chéo chân (2l x 8n)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Dạy hát “ Chiếc đèn ông sao” CS:101
Nghe hát : Rước đèn dưới trăng
 TCAN: Ai nhanh nhất
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc lời và hiểu nội dung bài hát, biết tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, hát tự nhiên và thể hiện được tình cảm của mình,vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
-Nhạc không lời bài hát : Chiếc đèn ông sao, Rước đèn ông sao.
- loa, đèn ông sao, 7 cái ghế cho trẻ.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động cháu
1.Ổn định:
- Cô và trẻ trò chuyện về ngày tết trung thu.
- Cô giới thiệu đèn ông sao cho trẻ xem.
- Cô cũng có một bài hát nói về đèn ông sao các con cùng nghe nha.
- Giới thiệu bài hát: Chiếc đèn ông sao.
2.Nội dung:
2.1 Dạy hát : “Chiếc đèn ông sao”, nhạc và lời: Phạm Tuyên
- Cô hát lần 1.
- Bài hát có tên là gì? Của tác giả nào?
- Tóm tắt: Bài hát nói về chiếc đèn ông sao có 5 cánh tươi màu, em bé cầm đèn sao đi vui hội trăng rằm cùng các bạn của mình. Có tiếng trống tùng rinh rinh, em bé vui hát ca.
- Cô hát lần 2 + nhạc không lời
- Cô cho lớp hát
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Giáo dục: Tết trung thu là ngày tết dành cho thiếu nhi, trong tết trung thu có rất nhiều bánh trung thu, các con nhớ đừng ăn bánh quá nhiều sẽ bị hư răng. Và nhớ chơi thật ngoan tránh xa những chỗ nguy hiểm.
2.2 Nghe hát: “Rước đèn dưới trăng”
 - Cô hát lần 1: Bài hát “Rước đèn dưới trăng” nhạc và lời: Phạm Tuyên.
- Bài hát nói về tất cả mọi vật xung quanh đều hòa chung theo ánh trăng,em nhỏ thì phá cỗ linh đình,còn ánh trăng thì chiếu rọi muôn nơi.
- Cô hát lần 2 + múa minh họa
- Cả lớp hát bài: Chiếc đèn ông sao.
2.3 Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm. Cô cho lần lượt mỗi nhóm lên tham gia chơi để chọn 4 bạn giỏi nhất của 4 nhóm thi với nhau. Cô chuẩn bị 7 cái ghế cho nhóm đi vòng tròn quanh 7 cái ghế và hát các bài hát trong chủ đề trường mầm non. Khi có hiệu lệnh về chỗ bạn nào châm chân không có chỗ ngồi sẽ bị loại ra ngoài, tương tự cô giảm dần số ghết xuống.
Luật chơi: Bạn nào còn ngồi trên ghế chuối cùng sẽ là người chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cả lớp hát bài: Chiếc đèn ông sao.
3 Kết thúc:
-Nhận xét tùy tình hình lớp học.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Tổ hát
- Cá nhân hát
- Nhóm hát
- Cả lớp hát 2-3
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe cô hát và lắc lư theo nhịp bài hát
- Trẻ lắng nghe
- Lớp hát
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH (2)
 LQCC: Ôn “ o,ô,ơ” CS: 91
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và đọc được các chữ “o,ô,ơ” thông qua các trò chơi.
- Rèn kỹ năng phân biệt, nhận biết được chữ “o,ô,ơ”.
- Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
- Cô: 2 tranh chữ to bài thơ “Gà học chữ”, 3 ngôi nhà có chữ “o,ô,ơ”.
- Trẻ: Thẻ chữ o,ô,ơ cho trẻ.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của cô
1. Ổn định:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Gà học chữ”
- Trong bài thơ cô đã dạy gà trống và gà mái chữ gì?
2. Nội dung:
2.1:Ôn chữ o,ô,ơ qua trò chơi “về đúng nhà”
- Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ một thẻ chữ, cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc, khi nghe cô nói về nhà thì trẻ phải chạy về đúng nhà của mình.
- Luật chơi: Khi cô kêu về nhà bạn nào về nhà không kịp và về không đúng nhà sẽ bị phạt.
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Cô nhận xét và cho trẻ đọc lại chữ cái.
2.2: Tìm chữ o,ô,ơ qua trò chơi “Ai tinh mắt”:
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội thi đua nhau gạch chân những chữ o,ô,ơ trong bài thơ “Gà học chữ”.
- Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào tìm được nhiều chữ cái nhất thì đội đó giành chiến thắng.
- cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô nhận xét và cho trẻ đọc lại những chữ cái đã tìm được.
2.3: Cho trẻ thực hành trong vở tập tô:
- Cô phát sách tập tô và hỏi trẻ tư thế cầm bút, cách viết.
3. Kết thúc:
- Nhận xét tình hình lớp học.
- Trẻ đọc.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ chơi
- Trẻ chơi.
- Trẻ tô.
Hoạt động chuyển tiếp
- Hát: Chiếc đèn ông sao
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ nhận biết một số kí hiệu thông thường xung quanh trường lớp
- TCDG: Lộn cầu vồng.
- Cho trẻ chơi với phấn. chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây vườn trường của bé
- Góc phân vai: Chơi nấu ăn.
- Góc tạo hình: Nặn đồ dùng học tập.
- Góc âm nhạc : Hát các bài hát trong chủ đề trường mầm non.
- Góc học tập: Đếm trong phạm vi 10 bằng các đồ chơi có sẵn.
Vệ sinh – ăn trưa – ngủ trua.
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giới thiệu thực đơn trong ngày.
- Nhắc nhở trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi cơm.
- Động viên trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc.
Hoạt động chiều
- Ôn bài hát: “Chiếc đèn ông sao”.
- Chơi: “Oẳn tù tì”.
- Chơi tự do.
- Đánh giá cuối ngày.
Vệ sinh trả trẻ
- Vệ sinh mặt mũi cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
Đánh giá nhận xét cuối ngày
.............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
.
..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 23 tháng 09 năm 2015
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non, hỏi trẻ đã chuẩn bị gì cho năm học mới.
- Điểm danh.
Thể dục sáng
Động tác hô hấp: Gà gáy.
2. Động tác tay : Đưa tay ra trước, gập trước ngực (2l x 8n)
3.Động tác bụng- lườn: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân (2l x 8n)
4.Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (2l x 8n)
5.Động tác bật: Bật chéo chân (2l x 8n)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng
	TCVĐ: Vượt chướng ngại vật.	
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân để chui qua cổng.
- Rèn cho trẻ kĩ năng bò và chui khéo léo không chạm cổng.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi tập luyện.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng an toàn, sạch sẽ, loa, nhạc.
- Cô: Cổng to hơn trẻ, chậu hoa.
- Trẻ: 4 cổng chui , đường dích dắc.
Tích hợp: 
PTNN: Bài ca dao- đồng dao “Chú cuội”.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của cô
1.Ổn định: 
- Đọc ca dao đồng dao: “Chú cuội”
- Đố các con trong bài ca dao vừa rồi nói đến ai?
- Các con có muốn đến thăm chú cuội với cô không?
- Muốn đến được đó thì bây giờ các con phải cùng cô tập luyện để có sức khỏe đi thăm chú cuội nha!
2. Nội dung:
2.1.Khởi động:
- Cho trẻ chuyển đội hình vòng tròn đi, chạy theo cô, kết hợp đi bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. Dừng lại chuyển đội hình tập bài tập phát triển chung.
2.2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
1. Động tác tay : Đưa tay ra trước, gập trước ngực(4l x 8n).
2. Động tác bụng- lườn: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân (2l x 8n).
3. Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (2l x 8n).
4. Động tác bật: Bật chéo chân( 2l x 8n).
b. Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng:
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Cô đứng trước vạch xuất phát khi có hiệu lệnh bò cô bò bằng hai tay và cẳng chân, bò chân nọ tay kia, khi bò đầu ngẩng cao, bò đến cổng cô bò khéo léo chui qua sao cho lưng không chạm cổng, tập xong cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ lên thực hiện.
- Cho trẻ chia nhóm tự luyện tập.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.	
- Trẻ thi đua cá nhân.
- Cho trẻ thi đua theo nhóm,bò theo tiếng nhạc(nhạc nhanh thì trẻ bò nhanh nhạc chậm thì trẻ bò chậm,nhạc dừng trẻ dừng)
c. Trò chơi vận động: Vượt chướng ngại vật:
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, từng thành viên trong đội sẽ chạy theo đường dích dắc đến đích hái hoa và chạy nhanh về vị trí ban đầu cắm hoa vào bình.
- Luật chơi: bạn nào chạy sai đường dích dắc sẽ phải về lại vị t

File đính kèm:

  • docchu_de_truong_mam_non.doc