Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Nước và các mùa trong năm

MỤC TIÊU

- Chỉ số 13: Chạy liên tục 150 m không hạn chế thời gian.

- Trẻ thể hiện sự nhanh nhẹn, mạnh dạn trong các bài tập VĐCB: Tung và bắt bóng, Đi, chạy qua chướng ngại vật.

- Phối hợp tốt tay và mắt trong 1 số hoạt động tự phục vụ cá nhân. tự cài, cởi cúc áo, buộc dây giày, cài quai dép.

- Có 1 số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh trong mùa hè.

- Biết tự phòng tránh những nơi nguy hiếm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện

- Trẻ thực hiện tốt được một số việc đơn giản trong việc vệ sinh cá nhân.

- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.

- Chỉ số 25: Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm

 

doc53 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Nước và các mùa trong năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: NƯỚC VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM
Thời gian thực hiện: 4 Tuần (Từ ngày 28/3/2016 đến ngày 22/04/2016)
Giáo viên thực hiện: ĐÀO THÙY HƯƠNG
 TÀO THỊ HẰNG
 TRỊNH THỊ THU
Chủ đề nhánh: 
* Nhánh 1: ích lợi của nước (1Tuần - Từ ngày 28/3/2016-> 1/4/2016)
* Nhánh 2: Các hiện tượng tự nhiên (1Tuần - Từ ngày 4/4-> 8/4)
* Nhánh 3: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao (1Tuần – Từ 11/4- 15/4)
* Nhánh 4: Các mùa trong năm (1Tuần - Từ ngày 18/4-> 22/4/2016)
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM
Thời gian thực hiện: 4 Tuần (Từ ngày 28/3 đến ngày 22/04/2016)
Lĩnh vực PT
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Ghi chú
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Chỉ số 13: Chạy liên tục 150 m không hạn chế thời gian. 
- Trẻ thể hiện sự nhanh nhẹn, mạnh dạn trong các bài tập VĐCB: Tung và bắt bóng, Đi, chạy qua chướng ngại vật.
- Phối hợp tốt tay và mắt trong 1 số hoạt động tự phục vụ cá nhân. tự cài, cởi cúc áo, buộc dây giày, cài quai dép. 
- Có 1 số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh trong mùa hè. 
- Biết tự phòng tránh những nơi nguy hiếm và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
- Trẻ thực hiện tốt được một số việc đơn giản trong việc vệ sinh cá nhân.
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
- Chỉ số 25: Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm
- Khi chạy trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng 
+ Khi chạy với tốc độ chậm, đều
+ Chạy được 150m liên tục
+ Đến đích vẫn tiếp tục đi bộ được 2-3 phút
+ Không có biểu hiện quá mệt mỏi: thở dồn, thở gấp, thở hổn hển kéo dài.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn khi tham gia các bài tập VĐCB: 
+ Tung và bắt bóng bằng hai tay
+ Đi bằng mép ngoài bàn chân
+ Chạy và vượt qua chướng ngại vật
- Biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, mắt trong 1 số hoạt động tự phục vụ cá nhân: tự cài, cởi cúc áo, buộc dây giày, cài quai dép. 
- Biết và không ăn, uống 1 số thứ có hại cho sức khỏe: có mùi hôi, chua, có màu lạ.Vd: thức ăn ôi thiu, nước lã, rau quả khi chưa rửa sạch. Hàng ngày phải tắm gội....
- Không chơi ở những nơi nguy hiểm: gần ao, hồ, sông, suối...
Và nhắc nhở những em nhỏ không chơi ở những nơi đó.
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tự rửa mặt và chải răng hàng ngày, chải vuốt lại tóc khi bị rối, xốc lại quần áo khi bị xộc xệch...
- Biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết: mặc quần áo cộc tay khi trời nóng, đi nắng phải đội nón, mũ...
Không ra nghịch khi trời mưa, đi trời mưa phải mặc áo mưa.
- Khi gặp nguy hiểm (bị đánh, bị ngã, bị thương, chảy máu,...) Trẻ biết:
+ Kêu cứu
+ Gọi người lớn.
+ Nhờ bạn gọi người lớn
+ Hành động tự bảo vệ
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ
XÃ HỘI 
- Chỉ số 44. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi. 
- Chú ý nghe khi cô và bạn nói, không ngắt lời người khác.
- Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận với bạn.
Chỉ số 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.
- Tự làm một số việc đơn giản: sắp xếp đồ dùng đồ chơi theo các góc.
- Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.
- Có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt, có ý thức bảo vệ môi trường nước.
- Chỉ số 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh
- Chỉ số 43: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi
- Kể chuyện cho bạn về chuyện vui, buồn của mình.
+ Sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm
+ Vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn
- Biết chú ý nghe khi người khác nói, không ngắt lời cô và các bạn đang nói.
- Khi tham gia vào các hoạt động trẻ biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết trao đổi ý kiến và thỏa thuận với các bạn về 1 nội dung nào đó.(VD: trao đổ với bạn trong góc chơi để cùng xây dựng được công viên nước đẹp)
- Có ý kiến về sự công bằng giữa các trẻ.
+ Nêu được cách tạo lại sự công bằng.
+ Có mong muốn lập lại sự công bằng.
- Trẻ làm được một số việc đơn giản: tự cất dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi, học...tự rửa tay trước khi ăn, đặt để giày, dép, quần áo đúng nơi qui định.
- Trẻ vui vẻ nhận công việc được giao và cố gắng hoàn thành, không tìm cách từ chối. 
- Biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường: rửa tay xong khóa vòi nước, rót nước đủ uống...
+ Bỏ rác đúng nơi qui định, không vứt rác, vỏ kẹo... xuống ao, hồ, ra sân, lớp.
- Biết nói khẽ, đi lại nhẹ nhàng khi người khác đang nghỉ hay bị ốm
+ Giữ thái độ chú ý trong giờ học.
+ Vui vẻ, hào hứng đối với các sự kiện tổ chức ở nhà và trường: sinh nhật, ngày hội
+ Buồn khi phải chia tay với bạn bè, cô giáo khi ra trường.
- Chủ động đến nói chuyện, 
- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp với những người gần gũi.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
- Chỉ số 63. Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi;
- Chỉ số 84. “Đọc” theo truyện tranh đã biết
- Chỉ số 87: Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, kinh nghiệm của bản thân.
- Biết kể truyện theo tranh minh hoạ và kể sáng tạo. Đóng được vai của các nhân vật trong truyện
- Trẻ lắng nghe, biết trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn, kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.
- Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
- Biết diễn cảm các bài thơ, ca dao, đồng dao theo chủ đề nước và các mùa trong năm.
- Biết cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
- Nhận biết phân biệt và phát âm đúng các chữ cái: s, x có trong từ chỉ về nước và các mùa
 - Kể được tên các hiện tượng thời tiết: Tròi mưa, nắng, sấm, chớp, 
+ Nói được từ khái quát chỉ các vật (đồ vật) sau khi được xem tranh, vật thật (đồ vật) cùng loại và nghe nói mẫu từ khái quát chỉ các vật nào đó.
Vd: gió, mưa, nắng.... đây là các hiện tượng tự nhiên
 + Hiểu được nghĩa một số 1 số vốn từ với sự giúp đỡ của người khác và trả lời được: Khi trời nắng có gì? Khi nào mặt trăng xuất hiện. (Khi nắng thì có mặt trời, Mặt trăng chỉ xuất hiện vào buổi tối)
- Có hành vi tự kể chuyện theo sách truyện đã được nghe đọc.
+ Trẻ đọc sách theo sáng kiến của mình và có các ý tưởng từ truyện tranh.
+ Khi nghe đọc truyện , trẻ có thể trả lời câu hỏi: cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Trẻ có thể viết lại những trải nghiệm của mình qua những bức tranh hay biểu tượng đơn giản và sẵn sàng chia sẻ với người khác.
+ Giả vờ đọc và sử dụng ký hiệu chữ viết và các ký hiệu khác để biểu lộ ý muốn, suy nghĩ
+ Yêu cầu người lớn viết lời chuyện do trẻ tự nghĩ dưới tranh vẽ.
+ Thể hiện sự cố gắng tự mình viết ra, cố gắng tạo ra những biểu tượng, những hình mẫu ký tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân.
- Nhìn vào tranh vẽ trong sách, trẻ có thể nói, kể theo nội dung mà tranh minh họa. Đóng được vai của các nhân vật trong truyện: Ngày và đêm, Giọt nước Tí Xíu...
- Biết trao đổi, thảo luận với mọi người xung quanh, kể lại được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.
Vd: Sáng nay trời lại mưa, Hôm qua trời nắng.
Hôm qua đến lớp con được làm gì? Hôm nay được học gì?
- Biết nói khẽ đi lại nhẹ nhàng khi người khác đang nghỉ hay bị ốm... thích thú reo lên khi thấy 1 bức tranh đẹp... 
- Đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề: Trời mưa trời gió, Mồng một lưỡi trai,...Cầu vồng, Gió, Mưa, Nắng bốn mùa...
- Trẻ đọc sách đúng cách: đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới quyển sách.
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng các chữ cái s, x chỉ về nước và các hiện tượng tự nhiên: buổi sáng, giọt sương, mùa xuân, nắng sớm,...
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 - Chỉ số 94. Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống;
- Chỉ số 95. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. 
- Chỉ số 110. Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày;
- Chỉ số 113. Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh 
- Trẻ tò mò, tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như: đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng, làm các thí nghiệm.
- Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật và hiện tượng , thảo luận về đặc điểm của nước và các mùa trong năm.
- Biết sử dụng 1 số dụng cụ để đo để đo chiều dài 3 đối tượng bằng một đơn vị đo.So sánh và nói kết quả đo
- Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng là 10, nhận biết số 10.
- Thêm bớt, nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10.
- Biết so sánh dung tích của 3 đối tượng.
- Gọi tên và nêu được đặc điểm đặc trưng của các mùa trong năm: mùa hè nóng, mùa đông lạnh, mùa xuân có nhiều mưa phùn, mùa thu có lá vàng rơi.
+ Nêu được khác biệt cơ bản giữa hai mùa (hè với đông; mùa mưa với mùa khô).
- Nêu hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo.
+ Giải thích dự đoán của mình:Vd: Dự đoán 1 số hiện tượng thời tiết đơn giản sắp xảy ra: sắp mưa vì bầu trời có nhiều mây đen kéo đến.Hôm nay trời nắng vì có nhiều mây xanh... 
- Trẻ nói được hôm nay là thứ mấy và hôm qua, ngày mai là thứ mấy.
+ Nói được hôm qua đã làm việc gì, Trẻ có một trong những biểu hiện: hôm nay làm gì và cô dặn/ mẹ dặn ngày mai làm việc gì.
- Thích những cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới) + Hay hỏi về những thay đổi / mới xung quanh.
+ Hay đặt câu hỏi “Tại sao?”
+ Có thể có những hứng thú riêng (thích ô tô/ thích 
robot, thích búp bê) 
- Trẻ thích tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như: đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng: làm các thí nghiệm về nước, ánh sáng, nóng- lạnh, chìm- nổi, gió... 
+ Tại sao miếng xốp thì nổi- viên sỏi lại chìm.
+ Tại sao cốc nước lại có vị mặn...
- Trẻ biết phối hợp các giác quan: tay, mắt, da... để xem xét, quan sát thảo luận về đặc điểm của nước: có thể hòa tan 1 số chất, nước ở cả thẻ rắn và thể lỏng...
+ Đặc điểm của các mùa: mùa đông thì rét - lạnh, mùa hè nóng, mùa xuân có mưa phùn...
- Dạy trẻ đo lượng nước bằng một đơn vị đo và so sánh kết quả đo: trẻ biết sử dụng 1 cái cốc (chai...) để đong nước vào các vật khác nhau và nói kết quả đo.
- Trẻ biết Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng là 10, nhận biết số 10. Đếm chính xác, đếm theo các cách khác nhau.
- Biết thêm bớt và nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10
- Trẻ biết so sánh dung tích của 3 đối tượng.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
- Thích nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức khác nhau, biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
- Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên, phối hợp các kỹ năng để tạo ra sản phẩm tạo hình vê thiên nhiên.
- Biết đặt tên cho sản phẩm của mình và của bạn, nói lên ý tưởng của sản phẩm tạo hình theo ý thích. Trân trọng, giữ gìn sản phẩm làm ra.
- Biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng, bố cục.
- Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát: Cho tôi đi làm mưa với, Mùa xuân đến rồi, Mây và gió, Mưa bóng mây...
- Thích nghe âm thanh gợi cảm của gió, tiếng chim hót...Thích ngắm nhìn vẻ đẹp của hoa, của bầu trời hoặc một bức tranh đẹp.
- Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức khác nhau: vận độntheo nhạc bài "Nắng sớm", Vỗ tay theo phách "Cho tôi đi làm mưa với", Vận động minh họa "Trời nắng, trời mưa"......
- Biết lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên: lá cây, len...và phối hợp các kỹ năng: vẽ, nặn, cắt, dán ...để tạo thành bức tranh về thiên nhiên có màu sắc hài hòa bố cục cân đối: Xé dán mưa và bầu trời, Vẽ cầu vồng sau mưa, cắt xé dán đồ dùng phù hợp với người sử dụng khi trời mưa....
- Trẻ đặt được tên cho sản phẩm của mình và của bạn, nói lên ý tưởng của mình khi vẽ, xé dán theo ý thích. 
Vd: sản phẩm, bức tranh...có tên là gì? Con vẽ về cái gì? Bạn vẽ gì? Biết trân trọng giữ gìn sản phẩm làm ra.
- Trẻ nhận xét được sản phẩm tạo hình của mình và của bạn: Tô màu không chờm ra ngoài, mịn, nét cắt thẳng, bố cục cân đối, bức tranh không bị lệch...
 Tam Hưng, ngày..tháng.năm..
 Người duyệt
KẾ HOẠCH TUẦN I
Tên chủ đề nhánh: Ích lợi của nước
Từ ngày : 30/03 đến 3/04/2015
Người thực hiện: Tào Thị Hằng 
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ TDS
- Cho trẻ chơi với đồ chơi trong các góc, xem tranh ảnh về các nguồn nước. Nghe các bài hát: Mưa rơi, Ông trăng ơi,Hát gọi mặt trời
 - TDS: Tập với gậy theo hiệu lệnh trống
. - TDS: Tập với gậy theo hiệu lệnh trống: 
+ Hô hấp: làm gà gáy. 
+ Động tác tay: Hai tay cầm gậy đưa ra trước, lên cao, đưa ra trước, về tư thế đầu.
+ Chân: Đá từng chân một về phía trước. 
+ Bụng: Đứng chân ngang vai, tay cầm gậy để trước bụng, quay người sang trái, sang phải, đưa gậy ra trước 
+ Bật: Tiến lùi.
Trò chuyện
- Điểm danh chấm cơm.
- Các con hãy kể xem nước có tác dụng gì? Cần phòng tránh những nơi nguy hiểm nào? Khi gặp nguy hiểm các con phải làm gì?(ĐGCS 25)
- Phải làm gì để bảo vệ nguồn nước?
HĐ học
Tạo hình:
Vẽ về biển
( Đề tài)
(ĐGCS 87)
Thể dục:
VĐCB:Chạy và vượt qua chướng ngại vật
TCVĐ: Ném bóng qua lưới
Toán:
Đếm đến 10. nhận biết các nhóm có số lượng trong phạm vi 10. nhận biết số 10.
KPKH:
Đặc điểm của nước
(ĐGCS 63)
Âm nhạc:
NDKH:TC Bao nhiêu bạn hát
NDTT: Dạy vận động minh họa: Trời nắng, trời mưa
NDKH: nghe bài Tia nắng hạt mưa
 Văn học:
Kể truyện cho trẻ nghe:
 Giọt nước Tí Xíu
H Đ N T
- HĐCCĐ: Đọc đồng dao: Ông sảo ông sao.
- TCVĐ: Mưa to, mưa nhỏ
- Chơi theo ý thích.
- HĐCCĐ: Quan sát bầu trời
(ĐGCS 95)
- TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ
- Chơi với đc ngoài trời
- HĐCCĐ:Chơi giải các câu đố : Mặt trời,,cầu vồng, giọt sương
- TCVĐ: Tập tầm vông
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Vẽ mưa rơi trên sân trường.
- TCVĐ: trời nắng trời mưa.
- Nhặt cỏ, tưới cây. 
- Chơi theo ý thích.
- HĐCCĐ: Quan sát vật chìm vật nổi
 - TCVĐ: Lộn cầu vòng
- Chơi tự chọn
HĐ góc
- Góc phân vai: bán hàng kem, nước giải khát, hoa quả, quần áo: Nấu các món ăn bánh trôi, bánh gối.( Chuẩn bị: các loại rau củ, quả, các loại quàn áo, kem, bánh trôi.....)
- Góc XD: Xây dựng bể bơi, ao cá. (Chuẩn bị: Các loại cây, hoa, cá, đồ chơi, gạch, khối hình...)
-Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu, xé dán bầu thời mưa. ( Chuẩn bị:Giấy màu, bút màu, hồ dán...)
- Góc học tập: Nối, tô màu các hành vi đúng, đọc, uốn các chữ cái, thêm bớt trong phạm vi 10. (Chuẩn bị:Thẻ chữ cái, thẻ số, ca, cốc,.. tranh vẽ các hành vi.
- Góc thiên nhiên: chơi với cát và nước (chuẩn bị: bể cát, bể nước, các loại chai, lọ, phễu nhựa)
HĐ chiều
Vận động sau ngủ dậy bài: Trời nắng trời mưa
 Mưa rơi
- Rèn trẻ thi khéo tay
- Đọc đồng dao: Trời mưa trời gió. 
- Rèn trẻ thi khéo tay 
- Làm bài: Ôn số lượng trong phạm vi 10.(Bài 26- vở toán)
- Làm bài: xé dán theo ý thích (vở thủ công)
- Liên hoan văn nghệ
- Bình bầu bé ngoan cuối tuần
 Giáo viên thực hiện TCCM Tam Hưng, ngày......thángnăm 2015 
 Người duyệt
 Tào Thị Hằng
 Thứ 2 ngày 30 tháng 3 năm 2015
Tªn hoạt động
Mục đích yªu cầu
Chuẩn bị
C¸ch tiến hành
Tạo hình
 Vẽ về biển.
* Kiến thức: 
- Trẻ biết cách vẽ bức tranh về biển bằng các nét cơ bản, biết vẽ thêm những chi tiết phụ để bức tranh thêm sinh động
- Biết cách chọn màu tô phù hợp và không tô chờm ra ngoài
* Kỹ năng: 
- Trẻ vẽ được bức tranh về biển bằng các nét vẽ cơ bản
- Trẻ chọn và tô màu bức tranh phù hợp, không tô chờm ra ngoài
- Trẻ đặt tên cho bức tranh
- Thái độ:
 - Giáo dục trẻ yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước
- Nhắc nhở trẻ giữ an toàn khi đi chơi biển
- Bàn ghế, bót màu , vở vẽ
- 3 bức tranh: Cảnh biển buổi sáng, buổi chiều, cảnh biển về đêm
- Giá treo sản phẩm
- Bài hát: Bé yêu biển lắm, mùa hè đến
1. Ổn định tổ chức lớp 
- Giới thiệu hội thi “ Bé yêu biển lắm” gồm 3 phần
+ Phần 1 là màn “Chào hỏi”
+ Phần thứ 2 “ Bé trổ tài”
+ Phần thứ 3 “ Bé Hùng biện”
- Phần thứ nhát cả 3 đội hát bài “ Bé yêu biển lắm”
- Khi mùa hè đến chúng mình thường được bố mẹ cho đi đâu?
- Các con thấy cảnh biển như thế nào?
2. Nội dung bài:
* Quan sát và đàm thoại về tranh gọi ý:
- Cho trẻ quan sát và đàm thoại tranh vẽ cảnh biển buổi sáng
+ Bức tranh vẽ những gì?
+ Thuyền vẽ bằng nét gì?
+ Những chiếc thuyền ở xa như thế nào với chiếc thuyền ở gần?
+ Bãi cát như thế nào? Mọi người đang làm gì?
- Tương tự đàm thoại với trẻ về 2 bức tranh còn lại
- Hỏi ý tưởng vẽ của trẻ
+ Con vẽ bức tranh về biển như thế nào?
+ Con dùng màu gì để vẽ?
+ Con vẽ chiếc thuyền và sắp xếp như thế nào?
* Trẻ thực hiện :
- Khi trẻ vẽ, cô chú ý bao quát, gợi ý trẻ vẽ, hỏi ý tưởng của trẻ, động viên trẻ tạo ra sản phẩm
- Gọi ý trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình
* Trưng bày sản phẩm 
- Cô mời 1 số trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình
+ Con đã vẽ được những gì?
+ Con đã vẽ bằng những nét nào?
- Căn cứ vào kết quả của trẻ để nhận xét
3. Kết thúc
- Tuyên dương trẻ. Giáo dục trẻ khi đi biển phải đi cùng người lớn
- Hát bài mùa hè đến
Đánh giá cuối ngày:
.......
......
.......
.......
 Thứ 3 ngày tháng..năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục:
VĐCB: Chạy và vượt qua chướng ngại vật.
- TCVĐ: Ném bóng qua lưới
* Kiến thức: 
- Trẻ biết tên vận động: Chạy và vượt qua chướng ngại vật
- Biết cách chạy và vượt qua chướng ngại vật, 
- Biết cách chơi TC: Ném bóng qua lưới
* Kỹ năng: 
- Trẻ biết chạy và vượt qua chướng ngại vật ko vấp , dẫm vào vật cản.
- Chơi được trò chơi: Ném bóng qua lưới
- Thái độ :
 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
Biết nhường nhịn đoàn kết với bạn bè, nghe lời cô giáo. 
- Bạt, 2- 3 chướng ngại vật.
- Phấn, gậy TD
Bài hát: Trời nắng trời mưa, cho tôi đi làm mưa với. 
- 10 quả bóng
1.Ổn định tổ chức: 
Khởi động: Cho trẻ hát bài: Trời nắng trời mưa đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi, chạy...về hàng ngang. 
2. Nội dung bài
* Trọng động:
+ BTPTC: 
- Động tác tay: Hai tay giang ngang gập trước ngực ( 2+8)
- Chân: Đá từng chân về phía trước (3 lần- 8 nhịp)
- Bụng: 2 tay lên cao cúi xuống tay chạm ngón chân(2 lần- 8 nhịp)
- Bật: Tách- chụm ( 2 lần-8 nhịp)
* Vận động cơ bản: Chạy và vượt qua chướng ngại vật
- Cô làm mẫu 2 lần + phân tích động tác: Cô đứng trước vạch có hiệu lệnh chạy, khi chạy mắt nhìn về phía trước, chân tay phối hợp nhịp nhàng và vượt qua các chướng ngại vật, không vấp, dẫm vào vật cản. 
- Cho trẻ khá làm trước
- Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện.Cô quan sát, động viên, sửa sai cho trẻ. (mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Củng cố: cho trẻ khá làm lại động tác.
* TC: Ném bóng qua lưới
Cách chơi: cô chia 8 trẻ thành 2 đội đứng ở hai bên lưới (Đứng cách lưới từ 1- 1,5m). 2 đội ném bóng cho nhau, sau đó đổi lại
- Luật chơi: Ném bóng bằng hai tay từ dưới lên
* Hồi tĩnh: 
- Đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng hát “dung dăng dung dẻ”
3.Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương 
- GD trẻ chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt
Đánh giá cuối ngày:
.......
......
.......
.......
 Thứ 4 ngày tháng..năm 2015
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán: 
Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng là 10.
Nhận biết số 10.
 - Kiến thức: Trẻ biết đếm đến 10, nhận biết nhóm có 10 đối tượng, nhận biết được chữ số 10. Biết cách chơi trò chơi “Tạo nhóm bạn, chung sức”. Biết một số hiện tượng tự nhiên.
- Kỹ năng: 
Trẻ đếm được lần lượt từ 1-10, tạo được nhóm có số lượng 10, nhận biết được đặc điểm của số 10. trẻ biết xếp tương ứng 1:1. Chơi được trò chơi “Tạo nhóm bạn, chung sức”
-Thái độ:
Trẻ hứng thú học tập. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Biết giữ gìn sức khỏe.
- Đồ dùng của cô: giáo án điện tử
 Thẻ số từ 
Nhạc bài hát "Mây và gió, đếm sao, đồng dao: ông sảo ông sao"
- Đồ dùng của trẻ: 10 đám mây, 10 ngôi sao, thẻ số từ 1-10. 3 tấm bìa có hình ảnh sao, mây, hạt mưa... có số lượng khác nhau. Mỗi trẻ một đám mây để đeo.
Các nhóm đồ dùng để xung quanh lớp có số lượng là 10. 
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Chào khách, chào 3 đội chơi “mây vàng, mây hồng, mây xanh”
2. Nội dung bài: 
* Ôn chữ số, số lượng trong phạm vi 9
- Cô đã chuẩn bị cho 3 đội rất nhiều đám mây, các con hãy đi qua những đám mây của đội mình và đếm xem có bao nhiêu đám mây.
- Cô hỏi số đám mây của từng đội, cho trẻ chọn thẻ số tương ứng.
- Hỏ

File đính kèm:

  • docchu_de_nuoc_cac_mua_1516.doc
Giáo Án Liên Quan