Giáo án Mầm non lớp lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Biết tập lái xe đạp mini vừa sức trẻ.

Biết mô phỏng một số động tác khi điều khiển một số phương tiện giao thông đường bộ.

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Biết tên gọi, đặc điểm, động cơ, cách sử dụng một số phương tiện giao thông đường bộ.

Biết so sánh đặc điểm của các loại phương tiện giao thông.

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Biết dùng ngôn ngữ để miêu tả phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ biết.

Mô phỏng tiếng động cơ, tiếng còi của một số phương tiện giao thông.

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI

Biết giữ gìn phương tiện giao thông trong gia đình.

Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 8908 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non lớp lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ:
Giáo viên cùng trẻ chuẩn bị và treo những bức tranh về phương tiện giao thông quen thuộc trang trí môi trường lớp học.
Chuẩn bị giấy khổ to để vẽ bức tranh về chủ đề giao thông, cho trẻ tô màu.
Chuẩn bị các biển báo giao thông, bản đồ giao thông.
Chuẩn bị một số băng ghi âm thanh của một số phương tiện giao thông.
Lựa chọn một số bài hát, bài thơ, câu chuyện có liên quan đến luật giao thông; Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo, đồ chơi, lôtô, tranh ảnh...về các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông.
Giáo viên lựa chọn nội dung và hoạt động, tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được tham gia khám phá chủ đề:
Kích thích trí tò mò của trẻ bằng cách cho trẻ quan sát trực tiếp các phương tiện giao thông quen thuộc có ở xung quanh ( quan sát xe cộ chạy qua trường, tranh ảnh, đồ chơi).
Trò chuyện, đàm thoại, đưa ra những câu hỏi gợi mở, khuyến khích trẻ kể về các phương tiện giao thông mà trẻ biết.
Cho trẻ nghe, hát múa, bài thơ, câu đố về các phương tiện giao thông.
Đưa ra những câu hỏi: “ vì sao?”, “ như thế nào?” để khuyến khích trẻ biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc.
Cho trẻ tham gia các hoạt động tạo hình, tạo sản phẩm theo mục đích chủ đề.
Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các phương tiện giao thông, các biển báo giao thông. So sánh, phân biệt màu sắc, kích thước, âm thanh, tốc độ của từng phương tiện.
Giáo viên lựa chọn những nội dung tích hợp nhẹ nhàng phù hợp với nội dung của chủ đề.
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thực hiện các vận động cơ bản: ném xa bằng 1 tay, trèo lên, bước xuống 2,3 bậc, chạy nhanh, chậm.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua các tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động.
Phân nhóm phươn tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.
Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ.
Nhận biết được một số biển báo giao thông đường bộ đơn giản.
Nhận biết số lượng trong phạm vi 7.
Nhận biết được các hình khối qua tên gọi, đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép các hình để tạo hình mới.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đặt và trả lời câu hỏi về các phương tiện giao thông như: tại sao? có gì giống nhau? Có gì khác nhau?
Biết kể chuyện, đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm có nội dung về các phương tiện giao thông.
Biết được những từ khái quát “ phương tiện giao thông”: giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không. 
PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
Trẻ hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc, bài hát.
Biết sử dụng các vật liệu phối hợp với các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đa dạng có tỉ lệ, kích thước, bố cục cân đối về các phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI.
Nhận thấy được những việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các chú công an điều khiển giao thông, giữ gìn trật tự an thông.
Biết được một số quy định dành cho người tham gia giao thông đường bộ, tuân theo quy định đèn báo.
Biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, an toàn khi đi xe.
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Biết tập lái xe đạp mini vừa sức trẻ.
Biết mô phỏng một số động tác khi điều khiển một số phương tiện giao thông đường bộ.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Biết tên gọi, đặc điểm, động cơ, cách sử dụng một số phương tiện giao thông đường bộ.
Biết so sánh đặc điểm của các loại phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Biết dùng ngôn ngữ để miêu tả phương tiện giao thông đường bộ mà trẻ biết.
Mô phỏng tiếng động cơ, tiếng còi của một số phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Biết giữ gìn phương tiện giao thông trong gia đình.
Có ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Biết mô tả vẻ đẹp của phương tiện giao thông.
Làm đồ chơi, làm các phương tiện giao thông bằng các nguyên vật liệu mở : hộp sữa, lon sữa...
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
Đón trẻ - trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về các loại phương tiện giao thông mà bé thấy trên đường.
- Cho trẻ tham quan ngả tư đường phố ở trước trường, tìm hiểu về những phương tiện giao thông đường bộ.
- Cho trẻ xem băng hình về bé tham gia giao thông.
Thể dục sáng
*Hô hấp:thổi bong bóng, *Tay: lên cao, trước ngực, *Chân: khuỵu gối, *Bụng: nghiêng người sang 2 bên, *Bật: tách khép chân.
Hoạt động có chủ đích
MTXQ: 
Một số PTGT phổ biển.
LQVH
Chuyện: “Ai đáng khen nhiều hơn”
TH
Dán hình ôtô chở khách.
GDAN
Bài hát: “Đường em đi”.
LQVT
Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng 10. Nhận biết chữ số 10.
Hoạt động góc
Phân vai: bé đi du lịch.
Xây dựng: xây trạm đổ xăng.
Học tập: xếp tên các phương tiện giao thông, ghép tranh PTGT, so sánh, phân loại các loại PTGT.
Nghệ thuật: hát múa về chủ đề phương tiện giao thông.
Tạo hình: gấp giấy, in, vẽ, cắt dán các loại PTGT.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát ngã tư đường phố. Quan sát các loại PTGT di chuyển trên đường bộ.
Quan sát xe đạp.
Chơi giao thông.
Quan sát xe gắn máy.
Chơi giao thông.
Quan sát xe ôtô tải trên đường.
Vẽ các PTGT trên sân.
Quan sát các loại xe hai bánh chạy trên đường.
Chơi tự do với đồ chơi.
Hoạt động chiều
Ôn bài cũ: 
Ôn các loại PTGT đường bộ.
LQBM: 
Lam quen chữ cái p-q
VSRM: 
Em tập chải răng đúng phương pháp.
BTLNT
Pha bột đậu.
Nêu gương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Thời gian thực hiện: từ ngày 9/3/09 - 13/3/09
TÊN GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NHẬN XÉT
GÓC PHÂN VAI
Đóng vai : 
Bé đi du lịch.
Bé biết chuẩn bị một chuyến đi du lịch phải cần chuẩn bị những gì: quần áo, thức ăn, nơi đến
Giấy - vé tàu.
Quần áo.
Túi du lịch, bàn chải đánh răng.
Trò chuyện mọi lúc mọi nơi
Chơi cùng trẻ
Nhận xét sau khi chơi
Chơi vui sáng tạo.Giao tiêp tôt khi chơi
GÓC XÂY DỰNG
Xây trạm đổ xăng.
Trẻ biết xây mô hình của khu trạm đổ xăng, có garage, có xe ôtô, khu đổ xăng.
Gạch, đá, hoa cỏ, cây xanh, khối gỗ, xe ôtô, khối gỗ.
Cho trẻ xem một tranh ảnh
Trò chuyện về nội dung chơi
Nhận xét sau khi chơi
Xây hoàn chỉnh, còn một vài trẻ hiếu động
GÓC HỌC TẬP
Sao chép tên các loại PTGT
Ghép tranh các PTGT
So sánh phân loại các PTGT
Biết sao chép đúng tên các loại PTGT.
Trẻ ghép các mảnh ghép lại thành PTGT.
Chơi với lôtô phân loại theo chức năng.
Tranh ảnh về PTGT.
Các mảnh ghép của hình.
Các lôtô để trẻ phân loại.
Hướng dẫn trẻ thực hiện.
Quan sát trẻ khi chơi
Nhận xét sau khi chơi
Chơi ở mọi lúc mọi nơi
Trẻ thực hiện tốt.
Trẻ chưa phân loại chính xác.
GÓC NGHỆ THUẬT
Hát múa theo chủ đề PTGT
Biểu diễn văn nghệ
Chơi tự nhiên, nhớ được nhiều bài hát
Tự tin khi biểu diễn
Máy đĩa, các nhạc cụ
Mũ các PTGT
Cho trẻ xem mẫu
Gợi ý cho trẻ chơi
Quan sát khi trẻ chơi
Nhận xét sau khi chơi
Trẻ chơi có ý tưởng
GÓC THIÊN NHIÊN
Chăm sóc cây, hoa kiểng
Chơi vui,sạch sẽ, tích cực tham gia trò chơi
Thùng tưới, nước sạch
Trò chuyện trước khi tham gia trò chơi Quan sát và chơi cùng với trẻ.
Chơi vui 
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ- TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
 Trò chuyện về các phương tiện giao thông bé gặp từ nhà đến trường.
Trẻ xem băng ghi hình hoạt động chơi giao thông của lớp.
Trò chuyện về giáo dục an toàn giao thông khi các bé đi bộ, khi ngồi trên các PTGT đường bộ.
Trẻ biết tên gọi và đặc điểm của một số PTGT quanh trẻ.
Xem và nhớ những hành ảnh trong phim
Bé hiểu được phải chấp hành luật giao thông để an toàn cho bản thân và cho người khác.
Các câu hỏi gợi cho trẻ nhớ.
 Đầu đĩa, tivi, đĩa về các loại PTGT.
Đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ tư duy và trả lời.
Đặt những câu hỏi tại sao, vì sao, kích thích sự tư duy và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Cho trẻ xem những đoạn phim, cho trẻ kể lại những hình ảnh mà trẻ thấy, trẻ nhớ và nêu cảm nghĩ của trẻ về đoạn phim hoặc hình ảnh.
Cho trẻ xem các hình ảnh các PTGT mà trẻ sưu tầm.
Tham gia tốt
Lắng nghe cô hỏi và trả lời tốt câu hỏi của cô
Trẻ biết đặt câu hỏi với cô
THỂ DỤC SÁNG
Tập thể dục sáng theo nhạc nền bài “đi chơi thuyền” 
Tập với cô
Tập đúng nhịp và đúng động tác.
Rèn cho trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
Gúp trẻ khởi động cơ thể mỗi ngày.
Gậy cho mỗi trẻ.
Sân tập rộng sạch.
*Khởi động: đi các kiểu chân, đi- chạy- đi về 4 hàng ngang
*BTPTC:
HH: Thổi bong bóng
Tay: lên cao sang ngang.
Chân: khuỵu gối, tay giang hai bên
Bụng: nghiêng người sang hai bên.
Bật liên tục tại chỗ
Trẻ khởi động tốt.
Còn vài trẻ chưa tập chung chu ý
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Ngày dạy: 9/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Làm quen MTXQ:
Bé làm quen các phương tiện giao thông đường bộ.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại PTGT đường bộ.
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để miêu tả công dụng, hình dáng của các loại PTGT đó.
Mô hình bến ôtô khách.
- Mẫu xe ôtô khách, ôtô con, ôtô tải, xe gắn máy to.
HĐ1:
Dẫn trẻ ra trước cổng trường, quan sát ngã tư đường phố
Đàm thoại với trẻ về các loại PTGT đang lưư thông trên đường.
HĐ2 :
Cho trẻ xem mô hình bến ôtô khách.
Đàm thoại với trẻ về hình dáng, công dụng, nơi hoạt động.
Trẻ tự nêu một số PTGT mà trẻ biết.
HĐ3: 
Trò chơi : «  Xe về đúng bến »
Cách chơi : chia làm 4 đội, trẻ sẽ chọn các loại xe và đem về đúng bến.
Luật chơi :Nếu chọn sai thì không được tính điểm.
HĐ4 :
Trò chơi : « Họa sĩ tí hon »
Cô cho trẻ lên bàn vẽ các PTGT mà trẻ biết. Sau đó dùng ngôn ngữ của mình miêu tả lại đặc điểm, công dụng của từng phương tiện đó.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Ngày dạy: 10/3/09
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Làm quen văn học:
“ Ai đáng khen nhiều hơn”
- Trẻ biết nội dung truyện, biết tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện.
- Giáo dục trẻ biết quan tâm chăm sóc những người xung quanh.
Tranh 
2 giỏ đựng nấm hương và hoa cho trẻ.
Các từ : hỏ anh, thỏ em, thỏ mẹ.
HĐ1:
Hát : « Em tập lái ôtô »
Trẻ kể tên những con vật mà trẻ biết.
Cô giới thiệu câu chuyện : «  Ai đáng khen nhiều hơn »
Trò chơi : « vẽ thêm các bộ phận còn thiếu của các con vật ».
Cho trẻ quan sát những bức tranh, hỏi trẻ nhận ra bức tranh kể về câu chuyện gì không ?
HĐ2 :
cô kể cho trẻ nghe diễn cảm câu chuyện, kết hợp cho trẻ xem tranh.
Đàm thoại :
Qua các nhân vật trên con thích nhân vật nào nhất ?
Con suy nghĩ xem mình sẽ đặt tên cho câu chuyện là gì ?
Vì sao thỏ anh lại là người đáng khen hơn ?
HĐ3: kể chuyện cùng cô
Cô kể với rối tay, cô kể 1 đoạn và mời 1 bạn lên kể tiếp.
Trò chơi : « Câu cá »
Trẻ sẽ câu những chữ cái theo yêu cầu của cô, đội nào câu được nhiều chữ cái và đúng yêu cầu sẽ là người thắng cuộc
Trò chơi : « thỏ tắm nắng »
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Ngày dạy: 11/3/09
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Tạo hình: “ Dán hình ôtô chở khách”.
Rèn kĩ năng khéo léo, tính kiên nhẫn và sáng tạo của trẻ
Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm do mình làm ra.
3 tranh mẫu.
Bút màu
Giấy màu
Keo
Giấy a4.
HĐ1:
Hát : « Em tập lái ôtô »
Con vừa hát bài hát gì vây?
Trong bài hát có nhắc đến phương tiện gì?
Xe ôtô là PTGT gì?
Khi đi xe máy chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn cho tính mạng ?
HĐ2 :
Hát: “Em đi chơi thuyền”.Dắt các bé đến xem tranh mẫu.
Đàm thoại với trẻ về các bức tranh: 
Bức tranh vẽ gì?
Bố cục của bức tranh ra sao?
Chúng ta sẽ làm bằng cách nào?
Các con nhận xét gì về các bức tranh mẫu c/c vừa xem?
Cô có thể làm mẫu cho trẻ thấy được cách làm như thế nào?
Cô hỏi vài ý định của trẻ xem trẻ sẽ làm như thế nào?
Mời trẻ vào nhóm và thực hiện.
HĐ3: 
Trưng bày sản phẩm
Nhắc nhở c/c rửa tay và don dẹp.
Cho trẻ nhận xét về những bức tranh vừa xé dán.
Cô nhận xét chung và tuyên dương những sản phẩm đẹp, những sản phẩm nào chưa làm xong sẽ thực hiện khi hoạt động góc.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Ngày dạy: 12/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
GDAN: 
Ca hát vận động: “ Đường em đi”
TCAN: sol - mi.
Nghe hát: Cò lả.
-Trẻ biết hát kết hợp với vận động.
-Phát triển tai nghe qua trò chơi sol- mi.
-Trẻ ý thức về cách đi đường sao cho đúng luật giao thông.
- Nghe dân ca, giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
Đĩa nhạc, tranh vẽ cò lả.
Mũ mèo trắng, mèo vàng.
HĐ1: Trò chuyện
Sáng ai đưa bé đến trường? Bé đi bằng phương tiện gì ?
Trên đường có rất nhiều xe, bé hãy kể tên và miêu tả những xe mà trẻ biết.
Khi bé đi bộ trên đường, bé phải đi như thế nào ?
Ah, có một bài hát cũng nói đến nội dung này, cô đố các bé đó là bài hát nào ?
HĐ2: 
Cô và trẻ cùng hát 1 lần với nhạc.
Cho trẻ hát tập thể, sửa những lỗi sai ở trẻ.
Chia nhóm cho trẻ hát: nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, từng tổ
Mời từng nhóm lên hát và vận động.
Mời cá nhân lên hát và vận động.
Nghe hát: “ Cò lả”
Các con hát và vận động rất hay, cô sẽ dẫn các con đi chơi nhe.
Cùng đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ.
Cho trẻ xem tranh con cò, đàm thoại về bức tranh (cánh đồng lúa, con cò..).
Cô hát trẻ nghe bài hát “ cò lả”
Cảm nhận của trẻ về giai điệu và ca từ trong bài hát ra sao? Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu các làn điệu dân ca.
HĐ3: 
Trò chơi sol- mi: cô đàn theo nốt sol, các bé láy âm: meo.meo.meo sao cho đúng cao độ.( cô sử dụng nhiều cách ngắt nhịp, tiết tấu để trẻ làm quen.). Chia 2 đội để thi đua.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Ngày dạy: 14/3/2009
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Làm quen với toán: Đếm số 10, nhận biết nhóm có 10 đối tượng.
- Trẻ biết đếm số 10, nhận biết chữ số 10, nhận biết nhóm có 10 đối tượng.
- Phát triển sự nhanh nhẹn, tập trung, khéo léo.
Trẻ nhận biết một số phương tiện giao thông.
Các loại xe : mỗi trẻ 10 xe ôtô, 10 xe ô tô khách
Bảng
Que chỉ.
Lôtô số 10.
HĐ1:
Trò chuyện: buổi sáng ai đưa bé đến trường?
Bé đi bằng phương tiện gì ?
Ah, trên đường có rất nhiều phương tiện giao thông, bé thấy những xe gì ?
Khi ngồi trên xe chúng ta phải làm gì để đảm bảo an toàn ?
HĐ2 :
Cho trẻ về đội hình chữ U
Mỗi trẻ lấy 1 rổ, xếp thành hàng xe theo yêu cầu của cô, trẻ đếm xem có bao nhiêu chiếc ôtô, bao nhiêu chiếc ôtô chở khách.
Mời 1 bạn lần lượt gắn 10 xe ôtô khách, tương ứng với 9 xe ôtô con.
Cho trẻ so sánh xe nào nhiều hơn và nhiều hơn mấy ?
Tương tự với xe tăng và xe gắn máy.
Cho trẻ làm quen số 10.
Số 10 là số ghép giữa số 1 và số 0 thành số 10.
HĐ3: “Bé chọn xe nhanh nhất”.
Mỗi trẻ có 1 rổ gồm nhiều loại xe, cô nói: “mua xe, mua xe”, trẻ sẽ chọn đúng loại xe mà cô yêu cầu.
Chia làm 2 đội:
Trò chơi ghép ôtô tải
Có 10 miếng ghép, trong thời gian 1 bài nhạc, 2 đội sẽ hoàn thành những miếng ghép để tạo thành hình chiếc ôtô tải. Đội nào nhanh nhất là đội thắng cuộc.
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Biết tự giác giữ gìn và rèn luyện cơ thể.
Biết được một số môn thể thao dưới nước: bơi lội.
Hoàn thiện các kĩ năng vận động cơ bản.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Trẻ biết tên gọi, chức năng, cấu tạo và đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường thủy ( ghe, tàu, thuyền...)
Biết được ích lợi của giao thông đường thủy, nghề thủy thủ.
Biết so sánh các phương tiện giao thông.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Biết dùng ngôn ngữ để miêu tả các phương tiện giao thông đường thủy.
Dùng ngôn ngữ mạch lạc, Kể lại chuyến đi tham quan về biển mà trẻ biết.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Quan tâm và bảo vệ môi trường biển.
Biết chia sẻ với bạn về những chuyến đi chơi với gia đình, người thân.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Biết yêu vẻ đẹp nhiên nhiên qua tranh ảnh về biển, tàu thuyền trên biển.
Tập xếp giấy làm tàu thuyền.
Vẽ tô màu các loại phương tiện giao thông đường thủy.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
Đón trẻ - trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về các chuyến du lịch của bé đi chơi ở miền biển.
- Cho trẻ quan sát các hình mẫu chiếc thuyền bằng giấy.
- Cho trẻ xem băng hình về biển.
Thể dục sáng
*Hô hấp:thổi bong bóng, *Tay: lên cao, trước ngực, *Chân: khuỵu gối, *Bụng: nghiêng người sang 2 bên, *Bật: tách khép chân.
Hoạt động có chủ đích
THỂ DỤC:
Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5-6 hộp cách nhau 50-60cm. 
LÀM QUEN CHỮ VIẾT:
Làm quen p- q.
TH
Xé dán thuyền trên biển.
GDAN
Bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”.
LQVT
Nhận biết quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 10.
Hoạt động góc
Phân vai: bé đi du lịch.
Xây dựng: xây khu vực bến tàu
Học tập: xếp tên các phương tiện giao thông, ghép tranh PTGT, so sánh, phân loại các loại PTGT.
Nghệ thuật: hát múa về chủ đề phương tiện giao thông.
Tạo hình: làm sách, tranh về các loại PTGT đường thủy, làm biển báo
Thí nghiệm: đong xăng dầu, pha màu.
Hoạt động ngoài trời
Xem các loại tranh ảnh về PTGT đường thủy.
Cho trẻ tham quan hồ cá
Làm thuyền bè bằng các NVL mở.
Thả thuyền ở vườn cổ tích.
Quan sát vật nổi vật chìm.
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Cho trẻ tham quan khu vườn cổ tích.
Vẽ các PTGT đường thủy.
Dạy trẻ gấp thuyền bằng giấy thả hồ.
Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
Hoạt động chiều
Ôn bài cũ: 
GDAN: “em đi qua ngã tư đường phố”.
LQBM: Xé dán thuyền trên biển
VSRM: Em tập chải răng đúng phương pháp (T2).
BTLNT
Pha nước cam
Nêu gương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Thời gian thực hiện: từ ngày 9/3/09 - 13/3/09
TÊN GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NHẬN XÉT
GÓC PHÂN VAI
Đóng vai : 
Bé đi du lịch.
Bé biết chuẩn bị một chuyến đi du lịch phải cần chuẩn bị những gì: quần áo, thức ăn, nơi đến
Giấy - vé tàu.
Quần áo.
Túi du lịch, bàn chải đánh răng.
Trò chuyện mọi lúc mọi nơi
Chơi cùng trẻ
Nhận xét sau khi chơi
Chơi vui sáng tạo.Giao tiêp tôt khi chơi
GÓC XÂY DỰNG
Xây trạm đổ xăng.
Trẻ biết xây mô hình của khu trạm đổ xăng, có garage, có xe ôtô, khu đổ xăng.
Gạch, đá, hoa cỏ, cây xanh, khối gỗ, xe ôtô, khối gỗ.
Cho trẻ xem một tranh ảnh
Trò chuyện về nội dung chơi
Nhận xét sau khi chơi
Xây hoàn chỉnh, còn một vài trẻ hiếu động
GÓC HỌC TẬP
Sao chép tên các loại PTGT đường thủy
Ghép tranh các PTGT
So sánh phân loại các PTGT đường thủy.
Biết sao chép đúng tên các loại PTGT.
Trẻ ghép các mảnh ghép lại thành PTGT.
Chơi với lôtô phân loại theo chức năng.
Tranh ảnh về PTGT.
Các mảnh ghép của hình.
Các lôtô để trẻ phân loại.
Hướng dẫn trẻ thực hiện.
Quan sát trẻ khi chơi
Nhận xét sau khi chơi
Chơi ở mọi lúc mọi nơi
Trẻ thực hiện tốt.
Trẻ chưa phân loại chính xác.
GÓC NGHỆ THUẬT
Hát múa theo chủ đề PTGT
Biểu diễn văn nghệ
Chơi tự nhiên, nhớ được nhiều bài hát
Tự tin khi biểu diễn
Máy đĩa, các nhạc cụ
Mũ các PTGT
Cho trẻ xem mẫu
Gợi ý cho trẻ chơi
Quan sát khi trẻ chơi
Nhận xét sau khi chơi
Trẻ chơi có ý tưởng
GÓC THIÊN NHIÊN
Chăm sóc cây, hoa kiểng
Chơi vui,sạch sẽ, tích cực tham gia trò chơi
Thùng tưới, nước sạch
Trò chuyện trước khi tham gia trò chơi Quan sát và chơi cùng với trẻ.
Chơi vui 
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ- TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
 Trò chuyện về những chuyến đi du lịch của trẻ cùng với gia đình.
Trẻ kể lại những việc chuẩn bị cho chuyến đi.
Mang album hình vào lớp và giới thiệu cho cô và bạn.
Trẻ kể lại những chuyến đi đáng nhớ, những gì mà trẻ nhìn thấy.
Khuyến khích trẻ kể về những chuyến đi biển.
Trẻ mang album hoặc những quà lưư niệm vào giới thiệu cho bạn
Các câu hỏi gợi cho trẻ nhớ.
 Đầu đĩa, tivi, đĩa về các loại PTGT đường thủy.
Đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ tư duy và trả lời.
Đặt những câu hỏi tại sao, vì sao, kích thích sự tư duy và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Cho trẻ xem những đoạn phim, cho trẻ kể lại những hình ảnh mà trẻ thấy, trẻ nhớ và nêu cảm nghĩ của trẻ về đoạn phim hoặc hình ảnh.
Cho trẻ xem các hình ảnh các PTGT mà trẻ sưu tầm.
Tham gia tốt
Lắng nghe cô hỏi và trả lời tốt câu hỏi của cô
Trẻ biết đặt câu hỏi với cô
THỂ DỤC SÁNG
Tập thể dục sáng theo nhạc nền bài “đi chơi thuyền” 
Tập với cô
Tập đúng nhịp và đúng động tác.
Rèn cho trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
Gúp trẻ khởi động cơ thể mỗi ngày.
Gậy cho mỗi trẻ.
Sân tập rộng sạch.
*Khởi động: đi các kiểu chân, đi- chạy- đi về 4 hàng ngang
*BTPTC:
HH: Thổi bong bóng
Tay: lên cao sang ngang.
Chân: khuỵu gối, tay giang hai bên
Bụng: nghiêng người sang hai bên.

File đính kèm:

  • docgiaothong-sang.doc