Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông - Tên bài dạy: Một số luật lệ giao thông phổ biến

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

 - Trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến.

 + Các phương tiện giao thông đi dưới lòng đường và đi đúng phần đường của mình.

 + Các PTGT đi theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, các biển báo và sự chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.

 + Người đi bộ đi trên vỉa hè, khi sang đường phải đi vào đường dành cho người đi bộ và trẻ em sang đường phải có người lớn dắt.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát: Đi xe đạp.

 - Phân nhóm các biển báo giao thông theo đặc điểm và công dụng.

- Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

- Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, có kĩ năng chơi thành thạo.

- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông - Tên bài dạy: Một số luật lệ giao thông phổ biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
 Khám phá khoa học và xã hội
 Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông
 Tên bài dạy: Một số luật lệ giao thông phổ biến.
 Đối tượng : Mẫu giáo lớn A2.
 Số lượng : 21 - 24 trẻ.
 Thời gian : 30 - 35 phút.
 Người soạn và dạy:
 Ngày dạy : 10/11/2009
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: 
 - Trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến.
 	+ Các phương tiện giao thông đi dưới lòng đường và đi đúng phần đường của mình.
 	+ Các PTGT đi theo sự chỉ dẫn của đèn tín hiệu giao thông, các biển báo và sự chỉ dẫn của cảnh sát giao thông.
 	 + Người đi bộ đi trên vỉa hè, khi sang đường phải đi vào đường dành cho người đi bộ và trẻ em sang đường phải có người lớn dắt.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát: Đi xe đạp.
 	- Phân nhóm các biển báo giao thông theo đặc điểm và công dụng.
- Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. 
- Trẻ biết chơi trò chơi hứng thú, có kĩ năng chơi thành thạo.
- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng các luật lệ giao thông cơ bản khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng:
- Đĩa: Quay các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường phố.
- Đàn, đầu, ti vi, vi tính, máy chiếu (nếu có).
- Tranh ngã tư đường phố và các biển báo giao thông trên Power point
- 3 Bức tranh về giao thông để trẻ chơi chọn những hành vi phạm luật giao thông. 
- Mỗi trẻ 1 dấu gạch chéo
2. Địa điểm: Trong lớp học rộng, sạch sẽ. 
III. Các bước tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định:
 Cô cho trẻ hát bài hát “ Đi xe đạp” 
- Nhân vật Bo xuất hiện 
Thảo luận một số tình huống giao thông.
* Bài mới:
Để giúp các con biết thêm về luật lệ giao thông, hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu “ Một số luật lệ giao thông đường bộ” nhé.
- Thế Bo có muốn tham gia cùng lớp A2 không?
- Bo ! có a.
Vậy chúng mình cùng chú ý theo dõi đoạn băng sau nhé (Cho trẻ xem đoạn băng tư liệu về giao thông có phương tiện và người đang tham gia giao thông trên đường phố)
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nơi hoạt động của các PTGT đường bộ.
- Các con phát hiện thấy những gì?
- Đó là những PTGT đường gì?
- Các PTGT này đi lại ở đâu? 
-> Cô khái quát: Có rất nhiều PTGT đang đi ở trên đường phố. Các PTGT đi ở dưới lòng đường, đi về phía phải và tuân theo đèn tín hiệu.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cột đèn tín hiệu giao thông.
Cô đọc câu đố: Đèn gì ở trên cao 
 Đèn gì ở giữa
 Đèn chi cuối cùng?
- Câu đố đó nói về loại đèn gì ?
- Các màu xanh đỏ vàng được sắp xếp như thế nào trên cột đèn tín hiệu?
- Các con thấy cột đèn tín hiệu ở đâu?
- Cho trẻ xem cảnh ngã tư đường phố, để trẻ tự phát hiện ra các phương tiện giao thông và tín hiệu đèn như thế nào?
 * Gợi hỏi trẻ về đèn tín hiệu giao thông:
 - Đèn tín hiệu dùng để làm gì?
 - Vì sao mà các phương tiện đều dừng lại?
 - Đèn xanh bật lên báo hiệu điều gì ?
 - Tại sao người ta sử dụng đèn giao thông ở nơi ngã ba, ngã tư đường phố?
-> Các con ạ! Người ta sử dụng đèn giao thông ở nơi ngã ba, ngã tư đường phố để giúp cho người tham gia giao thông đi lại trật tự theo tín hiệu đèn, tránh gây lộn xộn, ùn tắc giao thông và tránh gây tai nạn đấy!
-> Bo ơi! thế bây giờ Bo đã nhớ qui tắc về đèn tín hiệu giao thông chưa?
- Bo: Bo nhớ rồi a.
- Cô giáo: Để giúp Bo luôn ghi nhớ tín hiệu đèn giao thông, các bạn lớp A2 sẽ hát tặng Bo bài hát đố đèn giao thông do các bạn ấy sáng tác đấy.
1đội nam, 1đội nữ hát đối nhau!
 . Đèn gì ở trên cao
 . Đèn gì ở giữa
 . Đèn chi dưới cùng
 Tất cả cùng hát: Đỏ nhất xin dừng lại, xanh mời bạn cứ đi, đèn vàng còn nhấp nháy, bạn ơi xin hãy chờ.
 - Vậy khi không có tín hiệu đèn giao thông ở nơi giao nhau, các PTGT phải tuân theo sự chỉ dẫn của ai?
 - Cho trẻ xem cảnh ngã tư đường phố khi không có đèn giao thông và khi ách tắc có công an xử lý , điều khiển.
 . Chú công an đang làm gì?
 . Vì sao chú lại phải chỉ đường ?
 . Khi nào thì các phương tiện giao thông được đi?
 -> Các con ạ ! Khi không có tín hiệu đèn các PTGT phải đi theo sự điều khiển của chú CSGT. Chú CSGT chỉ tay về phía nào thì các phương tiện GT phía đó được đi. Các chú CSGT đã phải làm việc rất vất vả để đảm bảo an toàn GT đường phố đấy!
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu biến báo “ Dành cho người đi bộ sang ngang”
- Đố các con biết khi đi trên đường người đi bộ phải đi ở đâu?
+ ở những nơi không có vỉa hè, người đi bộ phải như thế nào? 
-> Chốt: Khi đi trên đường phố, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, còn ở những nơi không có vỉa hè người đi bộ phải đi sát lề đường phía tay phải. 
- Cho trẻ quan sát biển báo “Người đi bộ sang ngang” 
+ Biển báo này như thế nào?
+ Biển báo này, báo cho người tham gia giao thông biết điều gì?
+ Khi muốn sang đường người đi bộ phải đi ở đâu?
-> Chốt lại: Biển báo này quyết định phần đường dành cho người đi bộ được phép đi sang đường, giúp cho người đi bộ sang đường an toàn, tránh xảy ra ùn tắc giao thông.
- Cho trẻ xem tiếp cảnh người lớn dắt trẻ sang đường có biển báo ( Nơi có vạch phải đi theo vạch sơn ) 
+ Vì sao trẻ em sang đường phải có người lớn dắt ?
+ Khi sang đường phải chú ý điều gì?
* Chốt lại: Các con nhớ nhé, trẻ em khi sang đường phải có người lớn dắt, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu của đèn giao thông, đèn xanh mới được đi.
 + Những người tham gia giao thông khi ngồi trên xe gắn máy phải như thế nào nhỉ?
-> Các con ạ! Tất cả những người khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đấy!
d. Hoạt động 4: Biển báo cấm đi ngược chiều
- Cô đọc câu đố: Một hình tròn nền đỏ
Vạch trắng giữa nằm ngang
Đứng ở đầu đường phố
Đố bé biết biển gì?
( Cho trẻ quan sát biển báo)
- Đàm thoại:
+ Ai biết gì về biển báo này nói cho cô và các bạn nghe?
+ Biển cấm đi ngược chiều được đặt ở đoạn đường nào?
+ Khi đi trên đường gặp những biển báo này người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
-> Chốt: Các con ạ, biển báo “ Cấm đi ngược chiều” giúp cho người tham gia giao thông đi đúng phần đường của mình, không đi vào đường một chiều.
* Mở rộng: 
 Các con ạ, ngoài các biển báo trên còn rất nhiều các loại biển báo khác. Cô cho trẻ kể và cho trẻ xem một số loại biển báo khác trên máy tính.
-> Chốt: Tất cả các biển báo đó đều được gọi là biển báo giao thông. Biển báo có dạng hình tròn màu đỏ là biển cấm, biển báo có dạng hình vuông và hình tròn màu xanh là biển báo được phép, biển có dạng hình tam giác nền vàng viền đỏ là biển báo nguy hiểm cần chú ý.
 Như vậy qua buổi học hôm nay, cô và các con đã biết thêm rất nhiều điều bổ ích về giao thông. Để chúng mình ghi nhớ thật kỹ các LLGT đã học, cô mời các con tham gia vào các trò chơi “Thử tài của bé”. 
- Cô giáo hỏi: Bo có thích tham gia chơi cùng các bạn lớp A2 không?
 Mời Bo làm trọng tài xem các bạn lớp A2 tham gia vào các phần chơi nhé.
e. Hoạt động 5: Trò chơi
*Trò chơi thứ nhất: Gắn các biển báo giao thông vào đúng nơi qui định, cho trẻ chơi trên máy tính.
 - Cách chơi: Chia trẻ làm 5 đội, Trong máy tính đã có tranh về ngã tư đường phố, các biển báo giao thông. Nhiệm vụ của các con là tìm biển báo giao thông gắn vào bức tranh ngã tư đường phố sao cho phù hợp, đúng qui định. 
*Trò chơi thứ hai: Thi xem đội nào nhanh
 . Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức
 + Khi bạn chơi trước quay về đập vào tay bạn tiếp theo thì bạn đó mới được chạy lên.
 + Mỗi bạn chỉ cầm 1 dấu gạch chéo khi chơi
 Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội , mỗi đội chơi có một bức tranh về giao thông, trong đó có các hành vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bạn đầu hàng chạy lên cầm 1 dấu gạch chéo tìm lỗi sai và gắn vào đó rồi chạy về đập vào tay bạn tiếp theo, bạn đó lại chạy lên, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết một bản nhạc, đội nào gắn được nhiều biển báo đúng thì đội đó sẽ thắng. 
3. Kết thúc: Chơi thực hành luật lệ giao thông trên nền nhạc bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem băng hình có thể tự do trao đổi nhỏ trong khi xem
- Trẻ tự do phát biểu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tự do phát biểu
-Trẻ xem phát hiện theo gợi ý của cô giáo.
- Gọi vài cá nhân trẻ phát biểu
- Trẻ chú ý lăng nghe
- Trẻ hát vui vẽ.
- Đèn đỏ ở trên cao
- Đèn vàng ở giữa
- Đèn xanh dưới cùng
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem băng và trả lời .
- Gọi một vài cá nhân trẻ phát biểu .
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Gọi một vài cá nhân trẻ phát biểu 
- Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ quan sát biển báo
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Gọi một vài cá nhân trẻ phát biểu 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Gọi một vài trẻ phát biểu
- Trẻ kể.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi.
- Hát bài đi xe đạp chuẩn bi xong - Nhân vật Bo xuất hiện: khóc và chạy ra
- Cô Giáo: ồ! Chào Bo. Vì sao Bo lại thế?
- Bo: Rõ ràng Bo nói đúng mà các bạn cứ bảo sai. Bo tức quá, tức quá hu! hu! hu!...
- Cô giáo: Thế câu chuyện của Bo như thế nào? Bo hãy kể cho cô và các bạn lớp A2 nghe.
- Bo: Sáng nay lúc đI học qua ngã t ư đường phố, thấy có đèn đỏ, Bo bảo các bạn đi nhưng các bạn không đi, các bạn cứ bảo Bo không biết luật giao thông. nhưng đúng là đèn đỏ được đi đúng không cô giáo? Bo thấy đúng lànhư thế mà.
	- Cô giáo: Không phải thế đâu Bo a. Thế theo các con, ý kiến của bạn Bo là đúng hay sai?
	Để giúp các con biết thêm về luật lê giao thông, hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu “ Một số luật lệ giao thông đường bộ” nhé.
	Thế Bo có muốn tham gia cùng các bạn lớp A2 không?
	Bo! Có a. Vậy chúng mình cùng chú ý theo dõi đoạn băng sau nhé (Cho trẻ xem đoạn băng tư liệu về giao thông có phương tiện và người đang tham gia giao thông trên đường phố)
	Cô giáo: Bo ơi! thế bây giờ Bo đã nhớ qui tắc về đèn tín hiệu giao thông chưa?
 	- Bo: Bo nhớ rồi a.
- Cô giáo: Để giúp Bo luôn ghi nhớ tín hiệu đèn giao thông, các bạn lớp A2 sẽ hát tặng Bo bài hát đố đèn giao thông do các bạn ấy sáng tác đấy.
1đội nam, 1đội nữ hát đối nhau!
 . Đèn gì ở trên cao
 . Đèn gì ở giữa
 . Đèn chi dưới cùng
 Tất cả cùng hát: Đỏ nhất xin dừng lại, xanh mời bạn cứ đi, đèn vàng còn nhấp nháy, bạn ơi xin hãy chờ.
Trò chơi: 
- Cô giáo hỏi: Bo có thích tham gia chơi cùng các bạn lớp A2 không?
- Bo có ạ. Nhưng Bo lại thích làm trọng tài cơ.
 	Cô giáo: Thế! Mời Bo làm trọng tài xem các bạn lớp A2 tham gia vào các phần chơi nhé.
	Kiểm tra kết quả:
Lần 1: Các đội tự nhận xét ( cô gợi hỏi trẻ nội dung từng tình huống)
Lần 2: Cô nhận xét kq
Lần 3: Bạn Bo ơi thế theo bạn thì két quả của đội 3 như thế nào? Bo nhận xét
Kết thúc: 
Bo: Hôm nay mình rất vui vì được tham gia cùng các bạn lớp A2 trường mầm non MD. Bo cảm ơn cô giáo, cảm ơn các bạn đã giúp mình biết rất nhiều điều bổ ích về LLGT và các biển báo. Bây giờ mình muốn mời các bạn cùng mình chơI thực hành giao thông trân đường phố nhé! Các bạn có thích không?
	Cô giáo : trước khi chơi chúng mình cùng chào các bác đi nào.

File đính kèm:

  • docGA_KPKH_Phung_tien_va_luat_le_giao_thong.doc
Giáo Án Liên Quan