Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề tháng 12: Mùa khô

Vệ sinh trường lớp.

 - Cô nhắc nhở cháu biết giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng vào nơi quy định.

- Cô luôn dọn vệ sinh chung trong và ngoài lớp, nhắc nhở cháu kê đồ dùng, đồ chơi, gọn gàng, ngay ngắn.

- Giáo dục cháu biết bỏ rác đúng nơi quy định, không bôi bẩn vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không khạc nhổ bừa bãi ra sàn nhà.

Vệ sinh cá nhân - Nhắc nhở cháu biết giữ vệ sinh thân thể gọn gàng, sạch sẽ. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, chân ngắn, chải tóc, kẹp tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, đẹp, không nghịch bẩn, không chơi ngoài nắng. Sử dụng cá nhân trẻ.

 

doc163 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề tháng 12: Mùa khô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH VỆ SINH THÁNG 12
Chủ đề: Mùa khô
Vệ sinh phòng bệnh
Biện pháp thực hiện
Vệ sinh trường lớp.
- Cô nhắc nhở cháu biết giữ vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng vào nơi quy định.
- Cô luôn dọn vệ sinh chung trong và ngoài lớp, nhắc nhở cháu kê đồ dùng, đồ chơi, gọn gàng, ngay ngắn.
- Giáo dục cháu biết bỏ rác đúng nơi quy định, không bôi bẩn vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không khạc nhổ bừa bãi ra sàn nhà.
Vệ sinh cá nhân
- Nhắc nhở cháu biết giữ vệ sinh thân thể gọn gàng, sạch sẽ. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, chân ngắn, chải tóc, kẹp tóc gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, đẹp, không nghịch bẩn, không chơi ngoài nắng. Sử dụng cá nhân trẻ.
Vệ sinh phòng bệnh đường ruột và đường hô hấp
- Giáo dục cháu biết rửa tay sạch sẽ trước khi ă và sau khi đi vệ sinh, biết ăn chín uống sôi, không ăn quả xanh, không uống nước lã, không ăn quà dọc đường, không ăn những thức ăn ôi thiu, không mút tay, ngủ phải mắc màn để tránh muỗi đốt phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, tranh lạnh biết mặc đủ ấmđể tránh một số bệnh thường gặp theo mùa: ho, cảm cúm, nứt nẻ
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở những trẻ chưa thực hiện đúng kịp thời, để trẻ rút kinh nghiệm.
Chủ đề: ĐỘNG VẬT
MỤC TIÊU:
Nghe nói được một số từ, câu về các con vật (từ chỉ tên gọi, các bộ phận, một số động từ chỉ vận động của các con vật) và có thể sử dụng khi trò chuyện.
Hiểu nội dung và kể lại được theo gợi ý một số truyện như: hổ và rùa, chuyện về các loài voi; thuộc một số bài thơ: gà mẹ đếm con, gọi chim, câu đố, bài hát về các con vật.
Nhận ra và phát âm đúng chữ cái: i, t, c, m, n
Biết có nhiều con vật: biết tên gọi đặc điểm nổi bật, phân loại ích lợi của các con vật. yêu quý các con vật và biết chăm sóc bảo vệ chúng.
Nhận biết được số lượng 5 và nhận ra chữ số 5; đếm được đến 5; biết số thứ tự trong phạm vi 5; tách gộp được trong phạm vi 5; nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
Biết vẽ, tô màu, nặn, cắt dán một số đồng vật theo đề tài và mẫu.
Thực hiện được các hoạt động vận động: treo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất, đi trên dây, bò chui qua ống dài. 
Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động theo nhóm, lớp; biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gang; chơi xong biết cất đồ dùng ngăn nắp, đúng nơi quy định. Biết đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định. 
Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất.
 Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền và hình vẽ.
Tham gia các hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
 Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gay nguy hiểm.
 Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.
 Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.
 Thích chăm sóc cây cối con vật quen thuộc
 Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi.
 Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. 
 Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.
 Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.
 Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và như cầu giao tiếp.
Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.
 Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC
Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, sách, sản phẩm tạo hình của trẻ về chủ đề Động vật.
Tuần 1: Động vật nuôi trong gia đình
Treo tranh tường chủ đề gia đình
Tranh thơ: gà mẹ đếm con
Các loại tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình (nếu có)
Tuần 2: Động vật sống trong rừng:
Bổ sung tranh ảnh, đồ chơi về các con vật sống trong rừng.
Tuần 3: Động vật sống dưới nước:
Bổ sung tranh ảnh, đồ chơi về các con vật sống dưới nước.
Tuần 4: Côn trùng:
Bổ sung tranh ảnh, đồ chơi về các con côn trùng.
Tranh treo cuối chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN THÁNG 12/2014
Nhánh1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
(Thực hiện từ ngày 08/12 – 12/12 / 2014)
Chỉ số: 4, 39, 43, 99
Thời gian
Hoạt 
động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
TDBS
HM ĐT
- Đón trẻ vào lớp, trò cuyện về những con vật nuôi ở gia đình.
- Động tác: Hô hấp 1 - Tay 5 - Chân 4 - Bụng 4 - Bật 4
- Họp mặt đầu tuần
Chơi tập có chủ đích
VĂN HỌC
MTXQ
TẠO HÌNH
TOÁN
THỂ DỤC
LQCC
ÂM NHẠC
Thơ “Gà mẹ đếm con”
Tìm hiểu về một số động vật nuôi trong gia đình
Vẽ đàn gà
(mẫu)
Số thứ tự trong phạm vi 5 
Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất (chỉ số 4)
Trò chơi chữ cái: i, t, c
Hát, vận động: “Gà trống, mèo con và cún con”
(chỉ số 99)
Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: Xem tranh ảnh đầm thoại về các con vật nuôi trong gia đình
- TCVĐ: Mèo và chim sẻ 
- Chơi tự do
Làm quen tiếng việt
- Chó 
- Mèo 
- Gà
- Đầu 
- Cánh 
- Đuôi
- Trâu
- Ngựa 
- Lợn
- Thồ hàng
- Cày ruộng
- Gặm cỏ
- Ôn tập các từ trong tuần
Chơi , hoạt động ở các góc
(chỉ số 39, 43)
- Góc phân vai: Phòng khám của bác sĩ thú y
-Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
- Góc nghệ thuật: Tô màu một số động vật nuôi trong gia đình
- Góc học tập và sách: Xem tranh ảnh về một số động vật nuôi trong gia đình.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
Hoạt động chiều
- TCVĐ: Mèo bắt chuột
- Mọi lúc mọi nơi
HOẠT ĐỘNG GÓC
Nhánh 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.Góc phân vai:
- Phòng khám của bác sĩ thú y
- Bước đầu trẻ biết về nhóm biết chơi cùng bạn trong nhóm
- Biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi.
- Nắm được một số công việc của vai chơi.
- Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi
- Phòng khám, bàn ghế, thuốc, dụng cụ khám bệnh của bác sĩ thú y.....
- Một vài trẻ đóng vai bác sĩ thú y, một vài trẻ đóng vai chủ các con vật mang vật nuôi đến khám. 
-Cô vào góc chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ chơi
2. Góc xây dựng: 
- Xây dựng trang trại chăn nuôi
- Trẻ biết dùng các loại khối, hột hạt, các mảnh ghép nguyên vật liệu để xây dựng trang trại chăn nuôi.
- Trẻ biết trồng các loại cây, hoa, cây xanh.
- Các loại khối các loại hột, hạt, cây xanh, tường rào, các con vật...
- Cô đàm thoại và khơi gợi ý tưởng cho trẻ xây dựng trang trại chăn nuôi và trẻ biết tranh trí quang cảnh cho đẹp.
- Cô hướng dẫn, động viên trẻ xây dựng trang trại chăn nuôi.
3. Góc nghệ thuật:
- Tô màu một số động vật nuôi trong gia đình
- Cháu biết cách tô màu một số động vật nuôi trong gia đình.
- Màu tô, tranh một số động vật nuôi trong gia đình, bút chì.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về một số động vật nuôi trong gia đình. 
- Cô hướng dẫn trẻ tô màu một số động vật nuôi trong gia đình
4. Góc học tập và sách: Xem tranh ảnh về một số động vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ xem tranh ảnh, hiểu nội dung và nói được tên các con vật trong tranh.
- Phát triển khã năng sáng tạo, quan sát.
- Một số tranh ảnh về một số động vật nuôi trong gia đình.
- Cô động viên khuyến khích trẻ kể nội dung trong tranh ảnh.
5. Góc thiên nhiên: 
- Chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.
- Một số động vật nuôi trong gia đình.
- Trẻ biết cho các con vật ăn, vuốt ve các con vật.
––––––––{{˜˜˜˜˜˜
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 8 tháng 12 năm 2014
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Động tác: Hô hấp 1 - Tay 5 - Chân 4 - Bụng 4 - Bật 3
I/ Mục đích yêu cầu:
 	1. Nhận thức:
 	- Trẻ biết tập cùng cô các động tác bài tập phát triển chung đều thành thạo.
 	2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng tập cho cháu tập thành thạo.
- Phát triển thể lực cho trẻ
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
 	3. Thái độ:
 	- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ tập, thường xuyên tập cho cơ thể khỏe luôn khỏe mạnh.
II/ Chuẩn bị:
 	1. Chuẩn bị của cô: + Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ để cho cháu tập. 
 + Cô nghiên cứu kỹ để dạy cháu tập.
	2. Chuẩn bị của trẻ: + Trang phục gọn gàng
III. Tiến hành các hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: (Khởi động)
 - Cô cho cháu đi khởi động kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh – chậm. Sau đó xếp 3 hàng dọc dãn cách đều.
2. Hoạt động 2: (Trọng động)
 - Động tác hô hấp 1: Hít vào, 2 tay dang ngang, đưa phía trước, giơ lên cao. 
- Động tác tay 5: Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, tay phải giơ lên cao, giơ tiếp tay trái lên cao, đưa 2 tay sang ngang, hạ 2 tay xuống.
 CB 4 1 2 3
- Động tác chân 4: Đứng 2 chân ngang vai, chân phải làm trụ, chân trái co cao đầu gối, hạ chân trái xuống đứng thẳng và ngược lại. 
 (Hai chân đổi nhau) 
 CB 1. 3 2. 4 
- Động tác bụng 4: Đứng thẳng, tay chống hông, cúi người về phía trước, đứng thẳng, ngửa người về phía sau, đứng thẳng.
 Cúi người về Ngửa người về 
 phía trước phía sau
 CB 1 2.4 3
- Động tác bật 3: Bật bước đệm trên 1 chân, đổi chân (bật chân sáo).
3. Hoạt động 3: (Hồi tĩnh)
- Cho cháu đi nhẹ nhàng hít thở sâu
- Cả lớp hát cùng đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ đi hồi tĩnh
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN 
 I/ Mục đích yêu cầu:
 1. Nhận thức:
 - Cháu biết trò chuyện về 2 ngày nghỉ, biết được công việc của bố, của mẹ hằng ngày. 
 - Cháu lắng nghe cô kể chuyện: “mèo con đi học” trẻ nhớ tên câu chuyện và hiểu nội dung câu chuyện.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng kể cho cháu, kể đúng rõ lời, chính xác không kể theo bạn, kể đúng công việc của cháu làm. 
- Phát triển ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục cháu chú ý trong giờ họp mặt, ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người, thực hiện tốt chủ đề.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Các tranh ảnh về những công việc bé giúp bố mẹ; tranh minh họa cho câu chuyện “mèo con đi học”
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự đoán hoạt động của trẻ
1. Ổn định: 
- Cô cho cháu đọc bài thơ: “cô dạy” lớp đọc vừa đọc vừa chìa tay, cô cho cháu tổ trưởng đi khám.
 - Cô nhận xét khen ngợi cháu đi học sạch sẽ gọn gàng, nhắc nhở cháu chưa gọn gàng, chưa sạch sẽ lần sau đi học cần sạch sẽ hơn để cô khen.
2. Nội dung:
* Gắn tranh đàm thoại :
 - Tranh vẽ gì?
 - Đúng rồi đây là tranh vẽ bạn đang quét nhà đấy các con bạn có ngoan không?
 - Thế các con hôm qua chủ nhật các con đã làm gì giúp đỡ ba mẹ kể cho cô và các bạn nghe?
 - Cô gợi ý để cho cháu kể không để cho cháu kể theo bạn.
* Cô kể công việc cô làm trong ngày nghỉ :
 - Hôm qua chủ nhật được nghỉ ở nhà cô làm rất nhiều công việc như: Nấu ăn, quét nhà, giặt áo quần....Soạn bài để ngày hôm nay cô dạy các con đấy.
* Cô kể chuyện “mèo con đi học”
- Cô kể chuyện lần 1.
 - Cô tóm tắt nội dung câu truyện cho trẻ hiểu.
 Mèo con đi học rất là giỏi, đến lớp Mèo biết chào cô, khi về nhà Mèo biết chào hỏi mọi người trong gia đình, khi có khách đến chơi Mèo cũng lễ phép chào. Vì vậy cuối tuần Mèo được cô khen và được cô thưởng phiếu bé ngoan đấy.
- Mèo con đi học như thế nào?
- Khi về nhà Mèo con đã làm gì?
- Có khách đến nhà Mèo con đã làm gì?
- Mèo con có ngoan không?
- Vì Mèo con ngoan nên cuối tuần được gì?
- Các cháu có nên học tập bạn Mèo con không? Vì sao?
- Cô kể lại lần 2 cho trẻ nghe.
+ Cô giáo dục trẻ: các cháu phải biết vâng lời bố mẹ, ông bà. Biết chào hỏi những người lớn tuổi. đi học siêng năng cần cù để trở thành con ngoan, trò giỏi nhớ chưa nào?
* Tiêu chuẩn bé ngoan:
 Cô đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần:
- Cháu biết vâng lời cô, vâng lời cha mẹ, đoàn kết với các bạn.
- Ngồi trong lớp các cháu chú ý nghe cô giảng hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Đi học phải rửa tay chân sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, không nghỉ học vô lí do.
3/ Kết thúc: 
- Cô cho trẻ hát bài: Vui đến trường
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ lắng nghe.
- Bạn đang quét nhà.
- Thưa cô có ạ.
- Trẻ đứng dậy kể cho cô và các bạn nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô kể.
- Trẻ nghe cô tóm tắt nội dung.
- Học rất giỏi.
- Chào hỏi mọi người.
- Lễ phép chào khách.
- Thưa cô có ạ.
- Được thưởng bé ngoan.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô kể.
- Trẻ nghe cô giáo dục.
- Cháu lắng nghe cô đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần và thực hiện tốt các tiêu chuẩn cô đã đề ra.
- Trẻ hát.
HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH
LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: GÀ MẸ ĐẾM CON
Mục đích – yêu cầu:
1. Nhận thức: 
- Cháu biết được tên bài thơ tên tác giả,nội dung của bài thơ,cháu trả lời các câu hỏi của cô
- Cháu biết cảm nhận nhịp điệu,vần điệu của bài thơ,cháu biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng ghi nhớ,quan sát có chủ định
- Rèn kỹ năng lăng nghe cho trẻ và trả lời câu hỏi
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm,khã năng cảm thụ văn học
- Rèn sự nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ.
3. Thái độ: giáo dục chúa yê qui các con vật,chăm sóc các con vật
- Giáo duc cháu biết vâng lời ông bà,cha mẹ,cô giáo.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô: 
- Mô hình, tranh bài thơ,các từ rời.
Chuẩn bị của trẻ:
Các từ rời.
Tích hợp: âm nhạc, làm quen chữ cái.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định: 
- Cô cho cả lớp đi từ ngoài vô đọc đồng dao”dung dăng dung dẻ”
2. Nội dung:
- Cô cho cả lớp ngồi quan sát mô hình
- Cô cùng cả lớp tới vườn nhà cô, cả lớp quan sát xem trong vườn nhà cô có gì?
- Ngoài ra còn có con gì nữa?
- Có con gà gì nào?
- Cô có mấy gà mẹ?
- Cô có mấy gà con?
- Con gà là động vật nuôi ở đâu?
- Gà cung cấp gì cho ta?
- Những chú gà có màu gì?
- À, trong vườn cô có hoa, cỏ, lá, gà mẹ đang dẫn gà con đi ăn.các chú gà này có màu vàng rất đẹp phải không nào?
- Gà là động vật nuôi trong gia đình,cung cấp thịt, trứng,cho ta là động vật có ích,vì vậy các con phải biết chăm sóc cho gà ăn nhé
- Để nó lên vẻ đẹp ngây thơ ngộ nghĩnh của các chú gà nhà thơ Nguyễn Duy Quế đã sáng tác bài thơ rất hay tặng lớp mình đó.
- À các con quan sát trên mình các chú gà con có gì nào?
- Các chú gà trên lưng mang một chữ cái ghép thành câu “gà mẹ đếm con”
- Cô cho lớp đọc 
- Cô cho cháu lên tìm các chữ cái, thanh đã học và phát âm.
- Bây giờ cô cùng cả lớp đọc bài thơ “Gà mẹ đếm con “của nhà thơ Nguyễn Duy Quế để xem tác giả miêu tả vẻ đẹp các chú gà như thế nào nhé
* Cô đọc thơ:
 + Cô đọc mẫu bài thơ lần 1:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về con gì?
- Cô tóm tắt nội dung bài thơ: các con à bài thơ “gà mẹ đếm con” của nhà thơ: Nguyễn Duy Quế rất hay phải không,bài thơ nói lên tình cảm của gà mẹ dành cho các chú gà con,gà mẹ rất thương các chú gà con,sợ con lạc nên gà mẹ luôn đếm con của mình,gà mẹ đếm đi đếm lại nhiều lần.
 + Lần2: đọc qua tranh, trích dẫn giảng giải.
- Cô đọc có tranh minh họa
* Trích dẫn giảng giải:
+ Đoạn1: “cục..bao nhiêu”
- Gà mẹ đếm gà con như thế nào?
- Vì sao gà mẹ không biết con mình là bao nhiêu?
 Các con thấy không gà mẹ rất yêu thương các con, vui mừng khi các chú gà con nở ra và nhiều đến nổi gà mẹ chẳng biết là bao nhiêu nên cứ đếm một hai, ba, và nhiều.
* Giải thích: Đàn gà con vừa nở: gà con từ quả trứng chui ra sau khi gà ấp vài ngày.
- Cô cho cả lớp đọc từ khó.
+ Đoạn 2: “có hạt nhau nhặt”
+ Khi thấy hạt nắng bé xíu thì thì đàn gà con đã làm gì?
 Tác giả miêu tả chú gà rrát tinh nghịch phải không nào, khi nhìn thấy các đốm sáng mặt trời trên nền nhà cả đàn gà cứ tưởng hạt thóc nên ùa lên nhặt.
* Giải thích:
+ Nhặt: là lượm, gà con nhặt là dùng mỏ mổ.
+ Bé xíu: rất nhỏ bé như hạt thóc.
+ Ùa lên: cùng chày đến một chỗ.
- Cô cho cả lớp đọc từ khó.
+ Đoạn 3: “gà.và nhiều”
- Gà mẹ sợ con lạc đã làm gì?
- Gà mẹ đếm lại như thế nào?
 Gà mẹ rất sợ con lạc vì chú gà con vừa mới nở còn bé nên lúc nào gà mẹ cũng đuổi theo sau và đếm đi đếm lại.
 Các con thấy không gà con được gà mẹ luôn bao bọc che chở vì chúng còn nhỏ và gà mẹ rất yêu gà con sợ con lạc nên gà mẹ luôn đếm đi đếm lại nhiều lần. Khi học xong bài thơ này các con phải biết vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo, đừng để ba mẹ buồn , khi về nhà các con phải biết giúp đỡ ba mẹ như chăm sóc các con vật trong gia đình, cho chúng ăn.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Bây giờ cô cùng các con đọc thơ thể hiện tình cảm với gà mẹ và các chú gà con nhé.
- Cô dạy cháu đọc thơ qua chữ in thưòng. Cô cùng cả lớp 2 – 3 lần.
- Cô cho lớp tự đọc.
- Cô cho tổ, cá nhân đọc.
- Cô cho cả lớp đọc theo hướng tay của cô.
- Cô quan sát sửa sai.
* Trò chơi: ghép tiếng thành câu
- Cô có hai bức tranh dười tranh có hai câu:
“Đàn gà con vừa nở”
“Ùa lên tranh nhau nhặt”
 Và các tiếng rời. Cô yêu cầu hai đội lên gắn tiếng rời thành câu giống câu mẫu cô
- Cô cho hai đội thi đua
- Cô nhận xét tuyên dương
3. Kết thúc:
- Cả lớp đọc bài thơ gì?
- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ: “gà mẹ đếm con”
- Dặn dò, nhận xét.
- Lớp vừa đi vừa đọc
- Cả lớp quan sát mô hình
- Có hoa, cỏ, cây xoài..
- Con gà
- Con gà mẹ và gà con
- Có một gà mẹ
- Lớp đếm có mười chú gà con
- Trong gia đình
- Thịt , trứng
- Màu vàng ạ
- Cả lớp lắng nghe
- Trẻ nghe cô giới thiệu.
- Có chữ cái ạ
- Cả lớp đọc
- Cháu lên tìm chữ cái và thanh phát âm
- Lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe cô đọc thơ.
- Gà mẹ đếm con ạ
- Nhà thơ Nguyễn Duy Quế
- Về con gà.
- Trẻ nghe cô tóm tắt nội dung.
- Trẻ quan sát tranh và lắng nghe cô giảng giải
- Một, hai ,ba và nhiều
- Đàn gà con vừa nở.
- Trẻ nghe cô tóm tắt đoạn thơ.
- Trẻ nghe cô giải thích từ khó.
- Cả lớp đọc từ.
- Ùa lên tranh nhau nhặt
- Trẻ nghe cô tóm tắt đoạn thơ.
- Trẻ nghe cô giải thích từ khó.
- Cả lớp đọc từ.
- Đếm lại ạ
- Một ,hai ,ba và nhiều
- Trẻ nghe cô tóm tắt đoạn thơ.
- Cả lớp lắng nghe
- Trẻ nghe cô nói.
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- Cả lớp tự đọc
- Tổ , cá nhân đọc
- Cả lớp đọc theo hướng tay của cô.
- Cả lớp lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi
- Cả hai đội thi đua
- Gà mẹ đếm con.
- Trẻ đọc thơ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: XEM TRANH ẢNH ĐÀM THOẠI VỀ CÁC CON VẬT 
NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
TCVĐ: MÈO VÀ CHIM SẺ
CHƠI TỰ DO
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Nhận thức:
- Thay đổi trạng thái hoạt động trạng thái cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thỏa mãnnhu cầu vận động vui chơi, hít thở không khí trong lành, góp phần phát triển và rèn luyệnthể lực cho trẻ.
- Củng cố cho trẻ về một số đặc điểm, tên, ích lợicủa một số con vật trẻ quan sát.
- Nắm được luật chơi, cách chơi và tham gia hứng thú vào trò chơi. 
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát cho trẻ.
- Phát triển cho trẻ một số thao tác tư duy: so sánh, phân biệt, phân tích, tổng hợp
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ đích.
- Phát triển khả năng đếm ở trẻ.
- Phát tiển sự khéo léo, nhanh nhẹn của trẻ thông qua trò chơi.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý động vật.
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, đoàn kết nhường nhịn khi chơi.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Sân trường sạch sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ.
- Tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.
- Vẽ một vòng tròn ở góc sân làm tổ chim.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ mèo và chim sẻ.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự đoán hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Cô cho trẻ hát bài: “đi chơi nào”
2. Nội dung:
* Xem tanh ảnh và đàn thoại về các con vật nuôi trong gia đình:
- Cô cho trẻ ra sân và quan sát các con vật ở trong tranh ảnh.
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm:
+ Một nhóm quan sát cho cô con gà.
+ Một nhóm quan sát cho cô con bò. 
+ Một nhóm quan sát cho cô con chó.
- Các con hãy quan sát và nói cho cô biết các con vật trên có những bộ phận nào?
- Chúng di chuyển như thế nào?
- Chúng ăn gì?
- Những con vật này các cháu thường thấy nó ở đâu?
- Chúng giúp gì cho gia đình chúng ta?
- Ngoài những con vật các con quan sát còn có những con vật nào được nuôi trong gia đình nữa?
- Sau đó các cháu sẽ nói cho cô và các bạn nghe nhé.
- Trẻ quan sát xong cô mời một vài trẻ đại diện lên nói những gì trẻ quan sát được. Cô khơi gợi cho trẻ trả lời.
- Cô lắng nghe sửa sai cho trẻ.
- Cô khái quát lại những câu trả lời của trẻ.
* Trò chơi: “mèo và chim sẻ”
- Lớp mình hôm nay rất giỏi nên cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi, đó là trò chơi: “ mèo và chim sẻ”
- Cách chơi là: Chọn một cháu làm mèo ngồi ở góc lớp, cách tổ chim sẻ 3 - 4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu “chích, chích, chích”. Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu “meo, meo, meo” thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải r

File đính kèm:

  • docdong_vat.doc
Giáo Án Liên Quan