Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật sống trong rừng

I/. Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ gọi được tên, hiểu được đặc điểm ( hình dáng, thức ăn, môi trường sống, sinh sản) của động vật sống trong rừng

- Trẻ biết được ích lợi của một số con vật sống trong rừng.

2. Kỹ năng:

- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, nhận biết, so sánh của trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, tự tin khi diễn đạt.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các loài động vật hoang dã.

- Biết bảo vệ bản thân trước những loài động vật nguy hiểm.

II/. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô: Giáo án, bài giảng, hình ảnh, tranh, đồ chơi, dụng cụ dạy học.

2. Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế, chỗ chơi, đồ chơi cho trẻ

3. Phương pháp sử dụng: Phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Những con vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG ĐỢT 2 - NĂM HỌC 2015 - 2016 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KPKH
Chủ đề: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh: Những con vật sống trong rừng
Lớp: Lá 3	
Thời gian: 25 – 30 (phút)	
Người soạn: Trần Thị Oanh
I/. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi được tên, hiểu được đặc điểm ( hình dáng, thức ăn, môi trường sống, sinh sản) của động vật sống trong rừng
- Trẻ biết được ích lợi của một số con vật sống trong rừng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, nhận biết, so sánh của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, tự tin khi diễn đạt.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ các loài động vật hoang dã.
- Biết bảo vệ bản thân trước những loài động vật nguy hiểm.
II/. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: Giáo án, bài giảng, hình ảnh, tranh, đồ chơi, dụng cụ dạy học.
2. Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế, chỗ chơi, đồ chơi cho trẻ
3. Phương pháp sử dụng: Phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi.
III/. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định, Trò chuyện
- Hát theo nhạc bài hát "Đố bạn" 
- Bài hát các con vừa nghe nói về điều gì?
- Qua bài hát chúng ta thấy có rất nhiều loài động vật sinh sống. Hôm nay cô và các con hãy cùng đi khám phá những con vật sống trong rừng nhé.
Hoạt động 2: Nhận thức
Trẻ kể tên về các con vật sống trong rừng
- Các con đã biết những con vật nào sống trong rừng, kể cho cô và cả lớp nghe nhé?
Cho trẻ tìm hiểu con voi:
- Cô có ô cửa bí mật, ở mỗi ô cửa cô sẽ đọc một câu đố, các con giải đố để tìm xem đằng sau ô cửa là gì nhé. 
- Chúng ta cùng đến với ô cửa đầu tiên nhé! (Mời trẻ chọn ô cửa)
Cô đố, cô đố: 
Bốn chân như bốn cột nhà
Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau
Vòi dài vắt vẻo trên đầu
Trong rừng thích sống với nhau từng đàn? 
(Con voi)
- Các con cùng hướng lên màn hình xem đằng sau ô cửa có gì?
 Là hình con voi. Cô hỏi trẻ và sau đó cho trẻ đọc 
- Bạn nào nhận xét về con voi cho cô và cả lớp nghe nào?
- Con voi có những bộ phận gì?
- Từng bộ phận của con voi ra sao nhỉ?
- Con voi có màu gì?
Màu xám.
- Bạn nào cho cô biết thức ăn của voi là gì?
Voi ăn cỏ. 
- Đặc tính của voi như thế nào?
- Voi thích ăn gì?
- Con voi sinh sản như thế nào?
Ý nghĩa: 
- Bạn nào biết ích lợi của con voi đối với con người?
Con người huấn luyện voi để làm phương tiện di chuyển, dùng làm sức kéo và dùng để chuyên chở các vật nặng đấy các con ạ. 
Cho trẻ tìm hiểu con khỉ:
- Đến với ô cửa tiếp theo các con hãy cùng đón xem đó là con gì nhé. (Mời trẻ chọn ô cửa)
Cô đố, cô đố: 
Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò? 
(Con khỉ)
- Các con cùng hướng lên màn hình xem đằng sau ô cửa có gì?
- Con khỉ. Cô hỏi trẻ và sau đó cho trẻ đọc
- Bạn nào biết về con khỉ, hãy kể cho cô và các bạn nghe?
- Con khỉ có những bộ phận gì?
- Từng bộ phận của con khỉ ra sao?
- Con khỉ sống ở đâu?
- Con khỉ ăn gì?
- Khỉ sinh sản như thế nào?
- Đặc tính khỉ như thế nào?
Ý nghĩa: 
- Bạn nào cho cô biết khỉ có ích lợi gì đối với con người?
Khỉ làm xiếc. 
Cho trẻ tìm hiểu con hổ:
- Mời các con khám phá ô cửa tiếp theo. Cô đố, cô đố: 
Lông vằn, lông vện, mắt xanh
Dáng di uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi
Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi!
Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng? (Con hổ)
- Các con cùng xem ô cửa này có gì nhé:
Con hổ. Cô hỏi trẻ và sau đó cho trẻ đọc.
- Bạn nào biết về con hổ, hãy kể cho cô và các bạn nghe?
- Con hổ có những bộ phận gì?
- Từng bộ phận của con hổ ra sao?
- Hổ sống ở đâu?
- Con hổ ăn gì và tính tình như thế nào?
- Hổ sinh sản như thế nào?
Ý nghĩa: 
- Hổ là loài động vật hoang dã quý hiếm cần phải bảo tồn.
Cho trẻ tìm hiểu con sư tử:
- Mời một bạn chọn ô cửa tiếp theo. Cô đố, cô đố: 
Trông giống con hổ lớn
Đeo bờm thật oai phong
Dáng đi thật hùng dũng
Săn đuổi đàn hươu, nai
Là con gì? 
(Con sư tử)
- Các con cùng hướng lên màn hình xem đằng sau ô cửa có gì?
- Con sư tử. Cô hỏi trẻ sau đó cho trẻ đọc
- Bạn nào biết về con sư tử, hãy kể cho cô và các bạn nghe?
- Con sư tử có những bộ phận gì?
- Từng bộ phận của sư tử ra sao?
- Sư tử sống như thế nào?
- Sư tử ăn gì?
- Sư tử sinh sản như thế nào?
Ý nghĩa: 
Sư tử là loài động vật hoang dã cần được bảo tồn
Hoạt động 3: Phân nhóm – so sánh
- Cô gọi trẻ phân nhóm động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
Voi, khỉ là động vật ăn cỏ, hoa quả
Hổ, sư tử là động vật ăn thịt
- So sánh: 
- Giống nhau: Đều là các loài động vật sống trong rừng. Đều có các bộ phận: đầu, thân, đuôi.
- Khác nhau: 	
Một bên là động vật ăn cỏ: voi, khỉ hiền lành và được huấn luyện để giúp ích cho con người. Voi: to lớn, có ngà, ăn cỏ, sống thành đàn, đẻ con, cho sức kéo, dùng làm phương tiện di chuyển và mang vác vật nặng. Khỉ: đi bằng 2 chân, có đôi tay khéo léo, sống trên cây thành đàn, ăn lá non, trái cây và rất thích ăn chuối, đẻ con và biết làm xiếc.
Một bên là động vật ăn thịt: là thú hoang dã cần bảo tồn. Hổ, sư tử là loài hung dữ, ăn thịt các loài ăn cỏ khác, và đẻ con. Hổ: thường sống riêng lẻ. Sư tử: thường sống thành đàn.
Mở rộng: 
Ngoài voi, khỉ, hổ, sư tử. Ở trong rừng còn có rất nhiều con vật. Các con hướng lên màn hình cùng xem nhé.
Cô cho trẻ coi và cho trẻ đọc lại: Con hươu cao cổ, con nai, con ngựa vằn, con linh dương, con tê giác, con báo, con gấu, con chó sói. 
Giáo dục:
Các con thú trong rừng đều là loài động vật hoang dã, chỉ còn số lượng ít, nên chúng ta cần phải bảo tồn chúng, tuy nhiên các loài thú hung dữ như: báo, gấu, chó sói, sư tử chúng ta cần phải tránh xa nếu không sẽ làm chúng ta bị thươngvà có thể bị ăn thịt.
Luyện tập: "Tìm xem con vật nào"
- Trẻ biết tìm ra con vật đúng theo mô tả của cô.
Trò chơi động: "Tìm thức ăn cho thú rừng?"
- Trẻ chia làm 2 đội: voi - hổ. Nhảy bật qua vòng lên rổ tìm thẻ hình thức ăn tương ứng với thức ăn của con vật đội mình. Đội nào tìm đúng thức ăn và nhanh nhất sẽ được thưởng quà.
Kết thúc tiết học: 
- Cho trẻ đi thành vòng tròn vỗ tay theo bài hát "Nhạc rừng" về chỗ nghỉ ngơi.
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhạc.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể tên các con vật mà trẻ biết
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ chọn ô cửa
- Trẻ nghe cô đố và trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời và đọc theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chọn ô cửa
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ trả lời và đọc theo cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chọn ô cửa
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời và đọc theo cô
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lên chọn ô cửa
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời và đọc theo cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phân nhóm
- Trẻ so sánh giống nhau
- Trẻ so sánh khác nhau
- Trẻ xem hình ảnh các con vật và đọc tên 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ biết làm theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe cách chơi và tham gia trò chơi
- Trẻ đi thành vòng tròn rồi về chỗ nghỉ ngơi.
Eatoh, Ngày ... tháng ... năm .......
	Người soạn 
	Trần Thị Oanh

File đính kèm:

  • docmtxq.doc
Giáo Án Liên Quan