Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non của bé - Chủ đề nhánh: Lớp học của bé

MỤC TIÊU PHÁT TRIỀN CHỦ ĐỀ

1. Phát triển nhận thức:

* Khám phá xã hội:

MT 24: Trẻ nói tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo

- Tên lớp mẫu giáo trẻ đang học, tên cô giáo và các cô bác trong trường (Cô cấp dưỡng – Cô phục vụ)

-Tên của bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường

2. Phát triển thề chất :

 * Dinh dưỡng và sức khỏe:

MT 8: Biết được 1 số món ăn thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe

- Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau .)

- Biết tên 1 số món ăn hàng ngày: trứng chiên, cá kho, canh rau.

- Biết ăn để mau lớn và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

* Phát triển vận độngVận động:

MT 1: Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Thực hành đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn

- Thực hành các động tác hít vào, thở ra qua các trò chơi: Ngửi hoa, gà gáy, uống nước

- Vận động nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành trong môi trường xung quanh.

 + Tay; Đưa tay co duỗi lên cao, ra phía trước, sang 2 bên – Co duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực

+ Lưng, bụng, lườn: Cúi người về trước – Quay sang trái sang phải – Nghiêng người sang trái, sang phải

+ Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm

 

doc25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non của bé - Chủ đề nhánh: Lớp học của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Dầu Tiếng
Trường Mầm Non Hoa Mai
˜.....&.....™
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
4 TUẦN
(Từ ngày 05/09/2016 đến 30/09/2016)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC CỦA BÉ
TUẦN 1: Từ ngày 5/09/2016 – 9/09/2016
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH THẢO
LỚP: MẦM 1
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MỤC TIÊU PHÁT TRIỀN CHỦ ĐỀ
1. Phát triển nhận thức:
* Khám phá xã hội:
MT 24: Trẻ nói tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo
- Tên lớp mẫu giáo trẻ đang học, tên cô giáo và các cô bác trong trường (Cô cấp dưỡng – Cô phục vụ)
-Tên của bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường 
2. Phát triển thề chất :
 * Dinh dưỡng và sức khỏe:
MT 8: Biết được 1 số món ăn thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
- Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau.)
- Biết tên 1 số món ăn hàng ngày: trứng chiên, cá kho, canh rau.
- Biết ăn để mau lớn và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. 
* Phát triển vận độngVận động:
MT 1: Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp 
- Thực hành đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn
- Thực hành các động tác hít vào, thở ra qua các trò chơi: Ngửi hoa, gà gáy, uống nước
- Vận động nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành trong môi trường xung quanh.
 + Tay; Đưa tay co duỗi lên cao, ra phía trước, sang 2 bên – Co duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực
+ Lưng, bụng, lườn: Cúi người về trước – Quay sang trái sang phải – Nghiêng người sang trái, sang phải
+ Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang; ngồi xổm
MT 2: Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động
- Thực hiện các bài tập phát triển chung – các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động:
+ Đi hết đoạn đường hẹp 
MT 5: Trẻ phối hợp tốt tay mắt khi tung, đập, ném bóng, .
- Tung bóng lên cao bằng hai tay
MT 6: Trẻ vận động nhanh nhẹn, khéo léo khi chạy nhanh, bò, trườn, trèo, bật.
- Chạy theo vòng tròn.
- Bật tại chỗ
3. Phát triển ngôn ngữ :
* Nghe:
MT 27: Thực hiện được theo người lớn yêu cầu đơn giản, liên tiếp.
Trẻ hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản
ví dụ : “Cháu hãy lấy quả bóng ném vào rổ”
* Nói:
MT 30: Bước đầu trẻ biết sử dụng các câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày 
- Nói rõ các tiếng của tiếng Việt.
- Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
- Sử dụng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định. Trả lời và đặt các câu hỏi “Ai””Cái gì?” “Ở đâu?” “Khi nào?”
* Làm quen với việc đọc và viết:
MT 36: Làm quen với 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống
Bước đầu trẻ làm quen với 1 số ký hiệu : Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ, tín hiệu đèn
4. Phát triển thẩm mỹ :
MT 45: Bước đầu trẻ biết bộc lộ cảm xúc qua lời nói, hành động khi nghe âm thanh gợi cảm, ngắm nhìn vẽ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh
- Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẽ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng.
- Chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc
- Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẽ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng) của các tác phẩm tạo hình.
5. Phát triển tình cảm – xã hội :
* Phát triển tình cảm:
 MT 40: Thể hiện ý thức,ý thích về bản thân
- Biết chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích của mình.
* Phát triển kỹ năng xã hội:
 MT 43: Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội
- Thực hiện được một số qui định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời ba mẹ.
- Cử chỉ lời nói lễ phép: biết chào hỏi, nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhỡ. 
- Chú ý khi nghe cô và bạn nói.
- Chờ đến lượt mình
- Cùng chơi hòa thuận với các bạn các trò chơi theo nhóm nhỏ.
- Yêu ba mẹ, anh, chị, em.
- Nhận biết hành vi: đúng, sai, tốt, xấu.
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
TUẦN 2
BẠN CỦA BÉ
Ngày thực hiện:
Từ 12 ->16/9/2016
TUẦN 1
LỚP HỌC CỦA BÉ
Ngày thực hiện:
Từ 05/9 -> 9/9/2016
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
(4 TUẦN)
Từ 05/9 -> 30/09/2016
TUẦN 4
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Ngày thực hiện:
Từ 26/9 -> 30/9/2016
TUẦN 3
LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LỚN TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Ngày thực hiện:
Từ 19/9 -> 23/9/2016
MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
Thứ hai
05/09/2016 
PTNT:
KPKH: Trò chuyện về Lớp học của bé
Thứ ba
06/09/2016
PTTM:
TH: Nặn đồ chơi bé thích
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
 ( TUẦN 1)
Từ 5/09/2016 - 9/09/2016
Thứ năm
08/09/2016
PTNN
LQVH: Truyện: Món quà của cô giáo
Thứ tư
07/09/2016
PTTC:
TDGH: Lăn bóng theo trò chơi cho bạn cho tôi
TCVĐ : Về đúng nhà
Thứ sáu
09/09/2016
 PTNT
GDAN: 
NDTT:VĐ: Trường chúng cháu là trường mầm non
NDTH: NH: Cô giáo
TCVĐ: Đoán tên bạn hát
MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
 Thứ
Thời 
điểm
Thứ hai
5/09/2016
Thứ ba
6/09/2016
Thứ tư
7/09/2016
Thứ năm
8/09/2016
Thứ sáu
9/09/2016
Đón trẻ 
- Cô đón trẻ thân mật, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, ba mẹ.
- Cô nắm tình hình sức khỏe của trẻ.
- Chơi tự do
Thể dục sáng
Thở 1, tay 1, bụng 1, chân 1, bật 1
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô.
- Rèn luyện cho cơ thể phát triển cân đối khỏe mạnh
- Giáo dục trẻ có thói quen đi học đúng giờ, tập thể dục sáng.
II/ CHUẨN BỊ:
 - Sàn sạch, cô trẻ gọn gàng.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
* Khởi động: 
- Cho trẻ xếp 3 hàng dọc.
- Cho trẻ đi vòng tròn
- Đi chạy luân phiên các kiểu chân
- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang
* Trọng động :
+ Thở 1: Gà gáy ò ó ò 
- TTCB: Bước chân trái ra trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người sang trái làm tiếng gà gáy. Sau đó hạ tay xuống về TTCB đổi chân 
+ Tay 1: Hai tay đưa ra trước lên cao 
- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi
- N 1:Chân trái bước sang trái tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp
- N 2: Hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
+ Bụng 1: Đứng chân rộng bằng vai, đưa tay lên chống hông.
- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, hai tay chống hông.
- N1: Quay người sang bên trái, 2 tay chống hông 
- N2: Về TTCB
- N1: Quay người sang bên phải, 2 tay chống hông
- N2: Về TTCB
+ Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên
- TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông
- N1: Ngồi xuống hai tay chạm sàn
- N2: Về TTCB
+ Bật 1: Bật nhảy tại chỗ
- TTCB: Tay chống hông
- N 1,2 : Bật lên 
*Hồi tĩnh: Trẻ hít thở đi nhẹ nhàng
* Kết thúc.
Điểm danh
- Trẻ hát, xếp 3 hàng dọc
- Lần lượt cho tổ trưởng đi điểm danh- khám tay
- Tổ trưởng báo cáo sỉ số đi- vắng
- Gọi tên những bạn vắng, cô đánh dấu vào sổ theo dõi
TC bé ngoan
1. Biết chào cô vào lớp.
2. Để giầy dép gọn gàng.
3. Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Giáo dục lễ giáo
- Thi đua học tốt 
- Trẻ biết chào hỏi, lễ phép với mọi người
- Không xả rác bừa bải
- Trẻ biết tiết kiệm nước
Hoạt động ngoài trời
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ ra sân tiếp xúc với thiên nhiên, nắng sớm, vận động giúp cơ thể khỏe mạnh. Tạo tâm thế vui tươi phấn khởi cho trẻ đi đến lớp.
- Rèn kỹ năng quan sát tìm hiểu,hiểu biết về trường, lớp của bé.Dạy trẻ biết gọi tên các đồ dùng. Trẻ tích cực tham gia hoạt động, trả lời được câu hỏi của cô .
- Giáo dục trẻ chú ý tham gia hoạt động, biết yêu mến,quan tâm đến bạn. chơi nhẹ nhàng không giành đồ chơi với bạn. yêu mến trường lớp, thích đi học
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Sân trường rộng thoáng 
- Câu hỏi đàm thoại
- Tranh, một số đồ dùng cá nhân. Một số đồ chơi cho trẻ ra sân chơi: Dây thung, phấn, hột hạt, vợt đánh cầu..
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Ổn định trước khi ra sân:
- Các con ơi! Hôm nay, cô thấy thời tiết rất là đẹp, bầu trời trong xanh. Cô sẽ cho các con ra sân trường chơi, chúng ta sẽ quan sát các góc chơi, đồ dùng đồ chơi trong lớp của mình, sau đó các con sẽ chơi trò chơi vận động, cuối cùng là chơi tự do. Khi đi các con không được chen lấn xô đẩy bạn các con nhớ chưa? Trước khi ra khỏi lớp mình phải tắt điện, tắt quạt để tiết kiệm điện nha.
* Cô cho trẻ ra sân:
- Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” 
+ Các con vừa hát bài gì ?
+ Bài hát nói về gì ?
- Giáo dục trẻ đi học không khóc nhè, khi đến lớp phải biết chào cô, nghe lời cô, nghe lới ba mẹ và người lớn.
- Ôn kiến thức cũ. 
Hoạt động 2: Quan sát 
Thứ 2,3: Trò chuyện về trường lớp của bé
- Các con nhìn xem xung quanh trường mình có gì?
- Đây là trường gì?
- Lớp học của con là lớp nào?
- Từ cổng trường vào lớp của con nằm ở phía tay nào?
- Trước cửa lớp con có gì?
- Lớp học của con có màu gì?
- Con sẽ làm gì để lớp con sạch đẹp?
=> Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ trường lớp sạch đẹp, bảo vệ đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Thứ 4,5: Trò chuyện về một số đồ dùng trong lớp
- Trong lớp ta có những đồ chơi nào?
- Đây là đồ chơi gì ?
- Con thường chơi đồ chơi nay ở góc chơi nào?
- Đồ chơi nào con chơi lấp ráp?
- Con thương chơi đồ chơi này ở góc chơi nào ?
- Trong lớp ta có những góc chơi nào.
- Khi chơi xong con phải làm gì?
 => Giáo dục trẻ chơi an toàn, biết bảo vệ dồ dùng đồ chơi của trường của lớp
Thứ 6: Ôn bài thơ: “Cô Dạy”
- Cho trẻ hát bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Đàm thoại với trẻ về bài hát
- Cho trẻ đọc thơ “Cô dạy”
- Đàm thoại về bài thơ.
Hoạt động 3: Trò chơi vận động: “ Ai đoán giỏi” 
- Cách chơi: Cô cho các dụng cụ học tập vào một chiếc hộp, sau đó mời một bạn lên chơi, bạn đó có nhiệm vụ cho cho tay vào chiếc hộp và đoán xem đó là dụng cụ gì.
- Luật chơi: Phải đoán đúng tên dụng cụ
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi.
* Chơi tự do:
- Cô bao quát trẻ chơi
- Báo giờ chơi - hết giờ.
- Tập trung trẻ - Nhận xét, giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết đi thăm chúc tết ông bà.
Hoạt động chung
 PTNT
KPKH: Trò chuyện về Lớp học của bé
 PTTM
TH: Nặn đồ chơi bé thích(đề tài)
PTTC 
TDGH: Lăn bóng theo trò chơi cho bạn cho tôi
TCVĐ: Về đúng nhà
 PTNT
LQVT: Truyện : Món quà của cô giáo
PTTM
GDAN 
NDTT: CHVĐ: Trường chúng cháu là trường mầm non
NDTH: NH: Cô giáo
TCVĐ: Đoán tên bạn hát
Hoạt động vui chơi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG:
- Trẻ tham gia chơi tích cực trong các trò chơi. Biết tự trao đổi với bạn trong khi chơi
- Nhận biết được nội dung của góc chơi, phản ánh được vai chơi của mình trong góc chơi
- Giáo dục trẻ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, biết cùng chơi với bạn. Biết cất giử đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi, biết bảo quản đồ dùng đồ chơi cẩn thận
II. YÊU CẦU :
Góc phân vai: Chơi làm cô giáo
Trẻ biết đóng vai,vai chơi của mình làm cô giáo và học trò, trẻ thể hiện được vai chơi.
Rèn luyện phát triển ngôn ngữ. Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp.
Giáo dục trẻ trật tự trong khi chơi, biết chơi cùng bạn, không giành đồ chơi với bạn
Góc xây dựng: Xây trường mầm non.
- Trẻ biết biết tên trường của mình.
- Trẻ hiểu trường mầm non là nơi vui chơi, học tập của bé
- Trẻ biết xây mô hình trường mầm non
=> Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, biết giữ gìn đồ chơi
Góc học tập: Dán hình làm lớp học của bé
Trẻ biết chọn đúng hình để dán làm lớp học
Trẻ có càm xúc về ngôi trường của mình thông qua màu sắc của lớp học .
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản sản phẩm của mình làm ra.
Góc nghệ thuật: Tô màu lớp học.
Trẻ biết chọn màu đẹp để tô lớp học. trẻ biết vẽ them phong cảnh cho lớp học đẹp.
Rèn cho trẻ có đôi tay khéo léo, sáng tạo, tô màu cho đẹp.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở, không được làm rách, không được ngậm bút màu, khi ngồi tô phải ngay ngắn.
Góc thiên nhiên: Chăm sóc thiên nhiên
Biết chăm sóc nhặt lá vàng và tưới nước cho cây xanh tốt.
Rèn cho trẻ kỹ năng cẩn thận và tỉ mĩ.
=> Giáo dục trẻ biết yêu cây xanh và biết bảo vệ môi trường.
III.CHUẨN BỊ
Trống lắc, tranh ảnh, bàn ghế.
Đồ chơi xây dựng, một số cây xanh, hàng rào, trường, hoa.
Hình học cắt sẵn, hồ dán, giấy vẽ, màu, viêt chí
Bình nước.
Một số đồ dùng đồ chơi xe các loại
IV.CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Ồn định: tập chung trẻ. 
- Cho trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
+ Đàm thoại bài hát : 
- Bài hát tên gì ?
- Trong bài hát các bạn nhỏ học trường nào ?
- Trường mình tên gì ?
- Lớp mình là lớp nào ?
- Hôm nay lớp mình hát rất hay, ngoan cô thưởng cho các con những góc chơi :
Hoạt động 2: Cô giới thiệu các góc chơi
+ Góc phận vai: Chơi làm cô giáo. => Trẻ biết đóng vai,vai chơi của mình làm cô giáo và học trò, trẻ thể hiện được vai chơi.
+ Góc xây dựng: Xây trường mầm non . => trẻ biết dùng các hình để xây mô hình trường mầm non.
+ Góc học tập: Dán hình làm lớp học của bé . =>trẻ biết dùng đôi bàn tay khéo léo dán những hình ảnh để trang trí lớp học của mình thật đẹp..
+Góc nghệ thuật: In, vẽ, tô màu lớp học. =>trẻ biết dùng đôi bàn tay khéo léo tô màu thật đẹp vào bức tranh, không được để lem ra ngoài.
+ Góc thiên nhiên: Chăm sóc thiên nhiên => Biết chăm sóc nhặt lá vàng và tưới nước cho cây xanh tốt.
Giáo dục trẻ: Chú ý khi chơi các con không được giành đồ chơi với bạn nha.
Trẻ tự đến các góc chơi để chơi. Cô đi từng góc hướng dẫn và chơi cùng trẻ.
Cô giới thiệu bao quát trẻ khi chơi
Hoạt động 3: Trò chơi giải trí “Con thỏ”
Cô báo sắp hết giờ - hết giờ.
Nhận xét các góc chơi
Kết thúc.
Trò chơi chuyển tiết:
Trò chơi 1: Hoa nào quả ấy
- Luật chơi: Xếp đúng hoa nào quả ấy
- Cách chơi: Phát cho mỗi cháu 1 bộ lô tô hoa và quả. Sau đó cho các cháu chọn hoa của quả nào thì để vào quả ấy. Thi xem ai chọn và xếp đúng, nhanh
Trò chơi 2: Trời mưa
+ Luật chơi: Cháu phải làm động tác và đối thoại theo yêu cầu của cô
+ Cách chơi: Cô nói “trời mưa’ cháu trả lời che dù, hai tay đưa lên đầu làm động tác che dù,cô nói ‘ mưa nhỏ” trẻ vổ tay nhỏ,cô nói mưa to’ trẻ vỗ tay to
Trò chơi 3: Gieo hạt
+ Luật chơi : Cháu phải thực hiện đúng các động tác mô phỏng theo lời nói của cô
+ Cách chơi: Cô nói “gieo hạt” trẻ ngồi xổm hai tay làm đọng tác lấp đất, “nảy mầm” trẻ đứng dậy, “1 cây’ trẻ đưa một tay lên, “2 cây” trẻ đưa hai tay lên,.
Trò chơi 4: Dung dăng dung dẻ
+ Luật chơi: Cháu cùng cô vận động theo bài đồng dao
+ Cách chơi: Cô và cháu cùng đọc bài đồng dao “ dung dăng dung dẻ,dắt trẻ đi chơi” vừa nắm tay nhau vừa đi vừa đánh tay tự do, “đến cổng nhà trời, lạy cậu lạy mợ,cho cháu về quê cho dê đi học, cho cóc ở nhà, cho gà xới bếp” vừa đi vừa đi vừa dậm chân theo nhịp bài đồng dao, “ xì xà xì xụp, ngồi xụp xuống đây” cùng nhau ngồi xuống.
Trò chơi 5: Con thỏ
+ Luật chơi: Cháu thực hiện động tác chính xác theo yêu cầu của cô, nếu làm sai cho đó sẽ bị phát theo yêu cầu của cả lớp.
+ Cách chơi: Cô nói “con thỏ” trẻ chụm đầu ngón tay lại đưa tay lên cho cô xem, “ăn cỏ” trẻ đưa tay chụm vào bàn tay còn lại, và cô đổi trình tự hiệu lệnh hoặc đổi cách làm mẫu khác với hiệu lệnh để trẻ tự phát hiện cô làm sai trẻ tự làm cho đúng.
Tổ chức giờ ăn
* Trước giờ ăn:
- Cô chuẩn bị bàn ăn: khăn trải bàn, tô muỗng, đĩa, bình hoa.
- Nhắc trẻ đi vệ sinh cá nhân: rửa tay.
- Ổn định trẻ ngồi ra ghế nhắc trẻ ngồi ngay ngắn.
*Trong giờ ăn:
- Cô giới thiệu món ăn.
- Gd cách ăn uống văn minh lịch sự: nhắc trẻ mời cô và các bạn, thức ăn rơi vãi phải để vào đĩa.
- Nhắc nhở trẻ ăn hết suất, cô động viên khuyến khích trẻ ăn chậm.
*Sau giờ ăn:
- Ăn xong – trẻ ăn tráng miệng.
- Trẻ vào lớp đi vệ sinh.
Tổ chức giờ ngủ
* Trước khi ngủ :
- Cô cho trẻ thay quần áo, hướng dẫn trẻ xếp nệm gối đúng vị trí.
- Cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ
- Cô giăng mùng cho trẻ
* Trong lúc ngủ :
- Khi đã ổn định cô có thể mở nhạc hát ru hoặc dân ca cho trẻ nghe.
- Trong thời gian trẻ ngủ cô phải có mặt để theo dõi trẻ, sửa lại tư thế nằm cho trẻ thoải mái nhất.
- Quan sát, phát hiện kịp thời và xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với trẻ trong khi ngủ.
- Cho pháp trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu.
* Sau khi ngủ :
- Cho trẻ xếp nệm gối vào nơi quy định
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt.
Hoạt động chiều
Trò chơi mới: Lộn cầu vòng
Thao tác vệ sinh : Lau mặt khi có mồ hôi 
Góc vẽ: Vẽ bạn trai và bạn gái.
Góc nặn: Nặn đồ chơi tặng bạn.
Góc trang trí: Tô màu lớp học của bé.
Góc dán: Dán hoa cho lớp học.
Góc thiên nhiên: dùng lá cây kết mũ, kết dây chuyền
Ôn
Vệ sinh lớp
Nêu gương cuối ngày
I/ YÊU CẦU:
-Trẻ thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan được cắm 1 cờ.
- Trẻ cảm thấy thích thú khi được cắm cờ
- Giáo dục trẻ tích cực hoạt động học và chơi
II/ CHUẨN BỊ:
- Cờ, nhạc, một số nhạc cụ.
III/ TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: 
- Cho trẻ hát bài “Hoa bé ngoan”
- Đàm thoại :
+ Con vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát nói về điều gì ?
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, vâng lời ba mẹ để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan của bác Hồ.
Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu buổi biểu diễn văn nghệ
- Cô tổ chức cho trẻ diễn văn nghệ
- Cô tuyên dương các bạn biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động 3:
- Cô giới thiệu giờ cắm cờ.
- Cho trẻ đọc 3 TCBN theo lớp, tổ, cá nhân.
- Cho trẻ nhận xét theo tổ.
- Cho tổ bạn nhận xét từng tổ, cô nhận xét.
- Mời trẻ ngoan lên cắm cờ.
- Nhắc trẻ cầm cờ bằng 2 tay, biết cám ơn.
- Tuyên dương trẻ ngoan.
- Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn.
- Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ.
- Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn cắm cờ lên cắm cờ tổ.
* Kết thúc.
Nêu gương cuối tuần
I/ Yêu cầu:
-Trẻ thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan được cắm 1 cờ, cuối tuần trẻ đạt được 4 cờ được 1 phiếu bé ngoan.
- Trẻ cảm thấy thích thú khi được cắm cờ
- Giáo dục trẻ tích cực hoạt động học và chơi
II/ Chuẩn bị:
- Cờ, sổ bé ngoan, bông hồng, hồ, ghế , nhạc, một số nhạc cụ.
III/ Tiến hành:
Hoạt động 1: 
- Cho trẻ hát bài: “Cả tuần đều ngoan”
- Đàm thoại:
+ Con vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát nói về điều gì ?
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan của bác Hồ.
Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu buổi biểu diễn văn nghệ
- Cô tổ chức cho trẻ diễn văn nghệ
- Cô tuyên dương các bạn biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động 3: 
+ Nêu gương cuối ngày :
- Cô giới thiệu giờ cắm cờ.
- Cho trẻ đọc 3 TCBN theo lớp, tổ, cá nhân.
- Cho trẻ nhận xét theo tổ.
- Cho tổ bạn nhận xét từng tổ, cô nhận xét.
- Mời trẻ ngoan lên cắm cờ.
- Nhắc trẻ cầm cờ bằng 2 tay, biết cám ơn.
- Tuyên dương trẻ ngoan.
- Nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng để lần sau được cắm cờ như bạn.
- Cho lớp nhận xét xem tổ nào có nhiều bạn được cắm cờ.
- Mời tổ trưởng tổ có nhiều bạn cắm cờ lên cắm cờ tổ.
+ Nêu gương cuối tuần:
- Sau khi nêu gương cuối ngày xong, cô và trẻ cùng kiểm cờ từng tổ, tổng kết cờ trong tuần của từng trẻ.
- Cô kiểm sổ theo dõi
- Cô nêu tên bạn được phiếu bé ngoan, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan cố gắng hơn.
- Cô phát SBN cho trẻ.
- Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ dán phiếu.
- Giáo dục trẻ lật nhẹ nhàng, dán ít keo, giữ gìn sổ sạch đẹp.
- Cho trẻ đọc thơ về 3 tổ dán phiếu bé ngoan vào sổ của mình.
- Cô theo dõi trẻ dán phiếu, giúp đỡ trẻ biết cách làm.
Trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh tình hình sức khỏe của trẻ.
- Cô trả trẻ thân mật, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, ba mẹ.
- Chơi tự do
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Thứ 2 ngày 5 tháng 09 năm 2016
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
Khám phá khoa học: Trò chuyện về Lớp học của bé
I. MỤC ĐÍCH YỆU CẦU:
 - Trẻ quan sát nhận xét về lớp học, các góc chơi và đồ chơi trong lớp của bé.
 - Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô.
 - Giáo dục trẻ biết quý lớp học của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ về lớp học của bé. 
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1:Ổn định:
Cô cùng trẻ hát bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non” 
+ Cô và các con vừa hát bài hát gì ?
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Các con đang học trường nào?
+ Lớp con là lớp gì?
Hoạt động 2: Đàm thoại
Sáng nay đi học lớp mình có bạn nào khóc nhè không ?
Các con đã lớn rồi nên được ba mẹ đưa đến lớp mẫu giáo học với cô và được vui chơi cùng với các bạn. 
Vậy các con đang học là trường nào ?
Trong trường mầm non có những gì? Có những ai?
Các con đang học lớp nào? Lớp con có mấy tổ?
Lớp có mấy cô? Cô giáo của con tên gì ?
Trong lớp con thích chơi với bạn nào nhất? Tại sao?
Cô có một bức tranh rất đẹp các con xem trong tra

File đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_1.doc
Giáo Án Liên Quan