Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non - Tuần 1: Cô giáo và các bạn

A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:

I.ĐÓN TRẺ:

1.Đón trẻ:

- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố

 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định.

- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như¬ học tập

của trẻ.

- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ.

- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định.

2. Hoạt động tự chọn:

Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.

3. Điểm danh:

- Cô điểm danh trẻ theo sổ, chấm những trẻ đi học vào sổ.

 

docx30 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường mầm non - Tuần 1: Cô giáo và các bạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON (2 TUẦN)
TUẦN 1: CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN
	(Thời gian thực hiện: 21/08- 25/08/2017)
	Ngày soạn: Thứ 7 ngày 19 tháng 08năm 2017
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 21 tháng 08 năm 2017
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1.Đón trẻ:
- Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. 
- Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố 
 mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. 
- Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. 
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập 
của trẻ. 
- Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. 
- Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
2. Hoạt động tự chọn:
Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề.
3. Điểm danh:
- Cô điểm danh trẻ theo sổ, chấm những trẻ đi học vào sổ. 
4. Trò chuyện đầu tuần
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề 
- Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào.
- Các cháu đã làm được những gì?
- Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì?
- GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. 
* ND lồng ghép tích hợp:
Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh,biết tự rửa mặt mũi chân tay khi sử dụng nước rửa tay phải tiết kiệm không mở vòi nước quá to tránh lãng phí.
5. Thể dục sáng:
	Hô hấp:1; Tay: 2; Chân: 1; Bụng: 1; Bật: 2.
a. Mục đích yêu cầu. 
- Giúp trẻ có thói quen vận động buổi sáng biết tập các động tác của bài tập thể dục buổi sáng, giúp trẻ có tâm lý thoải mái để bước vào hoạt động học tập và vui chơi có hiệu quả. 
b. Chuẩn bị. 
- Địa điểm tập đảm bảo an toàn cho trẻ. 
- Kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi tập. 
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng. 
c. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Bé khởi động. 
- Cho trẻ đi thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi thể dục (đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy nhanh, chạy chậm, về hàng)
- Trẻ xếp thành 2 hàng dãn đều. 
-Trẻ tập đội hình đội ngũ
2. Hoạt động 2 : Bé thể dục
Bài tập phát triển chung. 
+ Động tác hô hấp 1: Gà gáy
+ Động tác tay 2 : Hai tay đưa ra phía trước lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau; 
+ Động tác chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
+ Động tác bụng 1 :Đứng cúi gập người về phía trước; tay chạm ngón chân
+ Động tác bật 2: Bật khép tách chân. 
* Trò chơi : Truyền tin
- Cô nhận xét buổi tập. 
3. Hoạt động 3 : Bé thư giãn
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng. 
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. 
- Về hàng xếp hàng. 
- Tập 2 lần 8 nhịp. 
- Tập 2 lần 8 nhịp. 
- Tập 2 lần 8 nhịp. 
- Tập2 lần 8 nhịp. 
- Trẻ chơi trò chơi. 
- Nghe cô nhận xét. 
- Trẻ đi nhẹ nhàng. 
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: NGÔN NGỮ
	HOẠT ĐỘNG: CHỮ CÁI
	Đề tài: Bé làm quen với chữ cái: o, ô, ơ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết đúng chữ cái o - ô - ơ, nhận ra chữ cái trong từ trọn vẹn, biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của các chữ cái o- ô - ơ.
-Trẻ biết chơi trò chơi với chữ cái, tìm đúng chữ cái theo hiệu lệnh của cô
- Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng so sánh, suy luận cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, đoàn kết với bạn, tự tin, mạnh dạn.
II. Chuẩn bị:
* Chuẩn bị của cô:
- Tranh có từ cô giáo; cầu trượt
- Thẻ chữ cái của cô.
- Đồ dùng đồ chơi có chứa chữ cái o-ô-ơ.
* Chuẩn bị của trẻ:
- Trẻ tâm thế thoải mái, sẵn sàng bước vào các hoạt động.
- Mỗi trẻ một bộ thẻ số o-ô-ơ.
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc: “Em đi mẫu giáo”, 
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cô và trẻ hát BH: Em đi mẫu giáo
- Đàm thoại về bài hát
- GD trẻ: biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; đoàn kết với bạn trong lớp.
2. Hoạt động 2:Khám phá các chữ cái
 * Chữ o:
- Cô cho trẻ xem tranh cô giáo,dưới tranh có từ cô giáo
Đây là tranh vẽ gì?
Đúng rồi, đây là tranh cô giáo. Dưới tranh là từ “cô giáo” (cô đọc trước), lớp mình hãy đọc theo cô nhé. Cho 1- 2 trẻ đọc
Trong từ “Cô giáo” có một chữ mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy. Cô giới thiệu chữ cái o trong từ “cô giáo”, cô giới thiệu thẻ chữ cái o. 
Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái o
Cô phát âm mẫu
Trẻ thực hiện:
Lớp phát âm
Nhóm phát âm
Cá nhân phát âm. Hỏi cấu tạo chữ cái o?
Cho cả lớp phát âm lại
Cô khái quát: Chữ o có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín
Cho trẻ phát âm lại chữ cái o
Giới thiệu các kiểu chữ o cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc
Cô khái quát các kiểu chữ o
 *Chữ ô:
Trong từ “Cô giáo” còn một chữ nữa mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy. Cô giới thiệu chữ cái ô trong từ “cô giáo”, cô giới thiệu thẻ chữ cái ô. 
Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái ô
Cô phát âm mẫu
Trẻ thực hiện:
Lớp phát âm
Nhóm phát âm
Cá nhân phát âm. Hỏi cấu tạo chữ cái ô?
Cho cả lớp phát âm lại
Cô khái quát: Chữ ô có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và có dấu mũ ở trên đầu
Cho trẻ phát âm lại chữ cái ô
Giới thiệu các kiểu chữ ô cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc
Cô khái quát các kiểu chữ ô
 * Chữ ơ: 
Cô cho trẻ xem tranh cầu trượt,dưới tranh có từ cầu trượt
Đây là tranh vẽ gì? Cầu trượt dùng để làm gì ?
Đúng rồi, đây là tranh cầu trượt. Dưới tranh là từ “cầu trượt” (cô đọc trước), lớp mình hãy đọc theo cô nhé. Cho 1- 2 trẻ đọc
Trong từ “Cầu trượt” có một chữ là chữ “ơ” mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy. Cô giới thiệu chữ cái ơ trong từ “cầu trượt”, cô giới thiệu thẻ chữ cái ơ. 
Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái ơ
Cô phát âm mẫu
Trẻ thực hiện:
Lớp phát âm
Nhóm phát âm
Cá nhân phát âm. Hỏi cấu tạo chữ cái ơ?
Cho cả lớp phát âm lại
Cô khái quát: Chữ ơ có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và dấu móc ở phía bên phải
Cho trẻ phát âm lại chữ cái ơ
Giới thiệu các kiểu chữ ơ cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc
Cô khái quát các kiểu chữ ơ
 *So sánh chữ o-ô-ơ
 Cô xếp 3 chữ cái trên bảng và cho trẻ đếm
 Cô cho trẻ phát âm lại 1 lần
Chữ o-ô-ơ có gì giống nhau 
Cô nhắc lại
Chữ o-ô-ơ khác nhau ở điểm nào?
Cô nhắc lại
Cô cháu mình vừa được khám phá các chữ cái mới đó là chữ gì?
Cô nhắc trẻ về nhà đọc lại chữ cái hôm nay vừa học
3.Hoạt động 3:Vui chơi với chữ cái
+Trò chơi:Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô
Cách chơi:Trong rổ có các chữ cái,lắng nghe cô phát âm chữ cái nào thì tìm đúng chữ đó giơ lên.Cô gõ 1 tiếng xắc xô cả lớp giơ lên cô kiểm tra,cô gõ 2 tiếng quay mặt lại phát âm,cô lắc xắc xô bỏ chữ cái xuống và chuẩn bị tìm chữ cái khác.
Trẻ chơi:Cô động viên khuyến khích trẻ
+Trò chơi:Ai nhanh hơn
Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội.Khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu” người đầu tiên nhảy qua hai vạch lên bảng nối những từ chứa chữ o-ô-ơ với các chữ cái o-ô-ơ ở giữa và chạy về.Người thứ 2 tiếp tục
Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Kết thúc:Ra chơi
-Trẻ hát cùng cô
-Trẻ trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời: Vẽ cô giáo
- Trẻ đọc: cô giáo
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm :o
Chữ o có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín
Trẻ phát âm
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm :o
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
Trẻ phát âm :ô
Trẻ trả lời: Chữ ô có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và có dấu mũ ở trên đầu.
Trẻ phát âm
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm :ô
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời: Vẽ cầu trượt. Cầu trượt dùng để chơi
Trẻ đọc: cầu trượt
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm :ơ
Trẻ trả lời: Chữ ơ có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và có dấu móc ở phía bên phải.
Trẻ phát âm
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm : ơ
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát và đếm
Trẻ phát âm
Trẻ trả lời: Đều có một nét cong tròn khép kín
Lắng nghe
Trẻ trả lời:Chữ o không có dấu, chữ ô có dấu ô, chữ ơ có dấu ơ;
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời: chữ o-ô-ơ
Vâng ạ
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi 
Trẻ chơi vui vẻ
Trẻ chơi tự do
III. CHƠI NGOÀI TRỜI
	HĐCMĐ: Quan sát Hoa Cúc
	TCVĐ: Chuyền bóng bên phải
	Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên, đặc điểm màu sắc của hoa cúc, 
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết được ích lợi của hoa, biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa. 
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường có hoa cúc.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
- 4 quả bóng nhựa;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. HĐCMĐ: Quan sát hoa cúc:
- Cô cho trẻ ra sân và cho trẻ hát bài “Màu hoa”. Hỏi trẻ tên bài hát, dẫn dắt trẻ vào nội dung quan sát.
- Cô đặt các câu hỏi để trẻ tự nhận xét về hoa cúc: đặc điểm của hoa; lợi ích của hoa cúc; cách chăm sóc hoa cúc...
* Giáo dục: Về ích lợi của các loài hoa, muốn có nhiều hoa chúng ta phải làm gì?
b.TCVĐ: Chuyền bóng bên phải
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: 2 tay cầm bóng quay thân người về bên phải đưa cho bạn đứng sau..Lần lượt thực hiện đến trẻ cuối hàng. Sau đó trẻ cuối hàng nhận được bóng chạy lên đầu hàng và chuyền về bên trái cho trẻ đứng sauđến cuối hàng. Khi chuyền không làm rơi bóng.
+ Tiến hành cho trẻ chơi, bao quát quá trình chơi
+ NX trẻ chơi..
c. CTD: 
 - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn 
cho trẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai : Cô giáo và các bạn
	Góc xây dựng : Xây trường mầm non
	Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non 
	Góc thiên nhiên : chăm sóc cây
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi.
- Quan sát ghi nhớ và bắt trước.
- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc.
-Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn.
II.Chuẩn bị:
+ Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi.
+ Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc.
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: 
Góc phân vai : Cô giáo và các bạn
Góc xây dựng : Xây trường mầm non
Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non 
Góc thiên nhiên : chăm sóc cây
- Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích
- Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận
2. Thực hiện quá trình chơi:
- Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác.
-Ví dụ: Ở góc chơi xây dựng chúng mình sẽ xây công trường mầm non. Muốn chơi được chúng mình phải bầu một bạn làm kỹ sư trưởng để chỉ huy công trình.Ai sẽ là người trở vật liệu , ai sẽ là thợ xây, ai sẽ là người trộn vữa... Muốn xây được thì cần những vật liệu gì? Chúng mình sẽ xây cái gì trước, cái gì sau? Xây xong phải làm gì?...
- Cứ như thế cô giáo hướng dẫn tương tự cho góc phân vai và học tập. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi.
3. Sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan .Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định
=> Kết thúc: Trẻ chơi tự do
- Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc.
- Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình
- Trẻ lấy ký hiệu góc chơi
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.
- Trẻ tham quan góc xây dựng và nghe cô nhận xét.
- Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định.
V.VỆ SINH ĂN TRƯA:
1.Vệ sinh cá nhân:
- Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn;
- Cô kê bàn ghế cho trẻ ăn
2.Ăn trưa:
- Cô chia cơm cho trẻ
- Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi...
- Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định;
- Cô thu dọn bàn ghế, thu dọn phòng ăn.
VI.NGỦ TRƯA
- Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ
- Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu.
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI:
Tập theo BH: Đu quay
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
* Thơ: Gà học chữ
1.Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Cô chuẩn bị:,Tranh minh họa bài thơ.
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái
2. Nội dung:
- Cho trẻ hát BH: Ngày vui của bé
- Đàm thoại về bài hát
- GD trẻ: biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; đoàn kết với bạn trong lớp
- Cô giới thiệu với trẻ bài thơ. Gà học chữ
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ . Gà học chữ. 
+ Lần 1: giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả.
+ Lần 2: Cô hỏi tên bài thơ,tên tác giả.
- Giúp trẻ hiểu tác phẩm:
+ Ngày đầu đến lớp cô dạy chữ gì?
+ Gà trống học như thế nào?
+ Gà mái có học được không?
+ Khi học môn tập viết thì sao?
+ Chúng mình thấy bạn gà mái có học chăm chỉ không?
- Giảng nội dung: bài thơ nói về những ngày đi học của hai bạn gà trống và gà mái; môn tập đọc thì gà trống học rất tốt còn gà mái thì không đánh vần được, đến môn tập viết thì nét chữ gà trống xiêu vẹo còn gà mái thì chữ đẹp vì gái mái chăm chỉ luyện chữ cả đêm. Chúng mình nên học tập tính chăm chỉ của bạn gà mái nhé.
- Cho trẻ đọc thơ: cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Lớp đọc
+ Tổ đọc
+ Nhóm đọc
+ Cá nhân đọc
3. Kết thúc
-Trẻ ra chơi./.
* Chơi theo với góc phân vai
1.Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học
- Đồ dùng tại góc: phân vai
- Trẻ tâm sinh lý thoải mái
2.Nội dung:
- Cô thỏa thuận vai chơi với trẻ: trẻ nhận vai chơi
- Trẻ chơi: 
+ Cô quan sát hành động chơi của trẻ,
+ Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề
+ Động viên trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo;
- Nhận xét giờ chơi
3.Kết thúc
III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Hoa cúc”
1.Chuẩn bị:
- Tranh Hoa cúc
2.Nội dung:
- Cô cho trẻ quan sát tranh Hoa cúc và đàm thoại:
+ Chúng mình thấy hoa cúc có màu gì?
+ Hoa cúc nở vào mùa nào?
+ Hoa cúc có nhiều cánh hay ít cánh?
+ Ngoài màu vàng hoa cúc còn có những màu gì nữa?
- Cô đọc từ Hoa cúc 3-4 lần
- Trẻ đọc:
+ Lớp đọc
+ Tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô chú ý sửa lời cho trẻ
3.Kết thúc:
IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: Chủ nhật ngày 20 tháng 08 năm 2017
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 22 tháng 08 năm 2017
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.ĐÓN TRẺ:
1. Đón trẻ.
2. Hoạt động tự chọn.
3. Điểm danh.
4.Thể dục sáng.
II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Thẩm mĩ
	HĐ: Âm nhạc
	ĐT: Em đi mẫu giáo
	NDTT: Dạy hát
	NDKH: Vỗ tay theo nhịp
	TC: Ai nhanh nhất?
I. Mục đích, yêu cầu: 	
- Trẻ thuộc lời bài hát, vỗ tay theo nhịp theo lời bài hát. Nhớ tên bài hát, tên tác giả;
- Trẻ hát đúng, vỗ theo nhịp đúng theo lời bài hát, trẻ thích nghe cô hát;
- Rèn kỹ năng nghe nhạc và vận động nhịp nhàng theo nhạc;	
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 
- Giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp.
II. Chuẩn bị:
* Cô:
- Địa điểm: tại lớp học
- Mũ âm nhạc; Phách tre, xắc xô; 4-5 vòng thế dục
- Hệ thống câu hỏi đàm thoại.
* Trẻ: Tâm thế thoải mái.
* NDTH: Văn học; Toán, MTXQ.
3. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
- Trẻ đọc bài thơ “ Cô và mẹ ”
- Cô trò chuyện với trẻ về tình cảm của các bé với cô giáo của mình.
- Thế các cháu có yêu cô giáo của mình không ?
- Yêu cô giáo các cháu phải làm gì ?
=> Cô giáo dục trẻ phải thích đi học ,yêu quý cô giáo , chăm ngoan , học giỏi
2. Hoạt động 2: Bé cùng ca hát
*Dạy hát: 
- Cô giới thiệu bài: Em đi mẫu giáo. St : Dương Minh Viên
- Cô hát mẫu:
+ Lần 1 giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
+ Lần 2: hỏi tên bài hát? Tác giả?
- Giảng nội dung bài hát: bài hát nói về bạn nhỏ đi học lớp mẫu giáo, bạn ấy đi học từ sớm trên đường đi học có chim hót và chuyền cành chào đón, đến lớp cô giáo vui mừng đón và khen bạn ấy chăm học. Ở lớp các bạn được học rất nhiều điều hay, bé chăm ngoan là bé đi học đều và bạn ấy rất yêu ngôi trường ma giáo của mình.
- Trẻ hát: Cô động viên sửa sai cho trẻ.
+ Lớp hát 2-3 lần.
+ Tổ hát
+ Nhóm hát
+ Cá nhân hát
* Vận động: Vỗ tay theo nhịp
- Cô vỗ mẫu 1- 2 lần
- Cô cho cả lớp hát và vận động 1 lần 
- Nhóm vận động
- 1-2 trẻ vận động
+ Cô hỏi lại tên bài.
- Giáo dục : Trẻ phải biết yêu trường yêu lớp, bạn bè , cô giáo ,thích đi học.
3. Hoạt động 3 : Bé vui chơi
- Giới thiệu trò chơi: Ai nhanh nhất?
- Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, cô đặt 4-5 vòng. Những trẻ chơi đi vòng trong quanh những vòng cô giáo đặt, khi nghe tín hiệu của cô hoặc khi nghe tiết tấu yêu cầu của cô) thì nhảy vào vòng ( Số trẻ phải nhiều hơn số vòng) Trẻ nào vào vong thì thắng cuộc, Trẻ nào không nhanh thì bị nhảy lò cò. Trò chơi tiếp tục đến khi chỉ còn một vòng.
- Trẻ chơi: cô động viên trẻ
- Nhận xét giờ chơi
=> Ra chơi
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Có ạ
- Chăm ngoan, học giỏi
- Chú ý nghe
- Nghe cô hát.
- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe
- Trẻ hát
- Cả lớp vận động
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe
- Chú ý nghe
- Trẻ chơi nhiệt tình
- Ra chơi
III. CHƠI NGOÀI TRỜI
	Dạo chơi, hát các bài hát về trường mầm non;
	Chơi tự do.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết hát các bài hát về trường mầm non; biết vận động nhịp nhàng theo BH. 
- Rèn kĩ năng hát đúng lời, kỹ năng vận động nhịp nhàng theo BH.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; chơi đoàn kết với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, hát các bài hát về trường mầm non;
- Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường 2 lượt
- Cho trẻ tập trung lại hát các BH về trường mầm non
+ Khuyến khích trẻ biểu diễn theo nhóm, cá nhân và kết hợp sử dụng âm nhạc hoặc cho trẻ thể hiện vận động theo cách của bản thân (lắc tay, dậm chân...)
- GD trẻ: biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; chơi đoàn kết với bạn;
b.Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn 
cho trẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai : Cô giáo và các bạn
	Góc xây dựng : Xây trường mầm non
	Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non 
	Góc thiên nhiên : chăm sóc cây
	(Đã soạn thứ 2)
V.VỆ SINH ĂN TRƯA:
VI.NGỦ TRƯA
	--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI:
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH:
	*Tô màu lớp học :
* Bé hát cùng cô
- Cô và trẻ hát bài hát: “Em đi mẫu giáo”
- Đàm thoại về bài hát
- GD trẻ: Giáo dục trẻ biết yêu quý trường,lớp biết quan tâm đến cô giáo và các bạn ; biết giữ gìn đồ dùng-đồ chơi,bảo vệ môi trường xanh-đẹp. 
* Cùng khám phá
- Chốn cô, chốn cô
(Cô treo tranh)
- Thấy cô, thấy cô
- Trên bảng cô có gì đây?
- Bức tranh vẽ gì nhỉ?
- Trong lớp các bạn đang làm gì?
- Chúng mình thấy các bạn có ngoan không?
- Hàng ngày chúng mình đến lớp chúng mình được làm những gì?
- Chúng mình thấy bức tranh có đẹp không?
- Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- Vậy chúng mình có muốn tự tay làm nên những bức tranh đẹp như thế này không?
- Cô hướng dẫn cách tô: Muốn tô được tranh lớp học được đẹp các cháu phải cầm bút bằng tay phải và cầm bút bằng đúng bằng ngón trỏ và ngón đỡ bằng ngón giữa, tay trái cô giữ tranh. Cô tô thật khéo để màu không bị chườm ra ngoài, cô chọn nh

File đính kèm:

  • docxGiao an chu de Truong mam non_12214389.docx
Giáo Án Liên Quan