Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm 3: Một số nghề

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Những hoạt động chính, công cụ và sản phẩm của một số nghề gần gũi và phổ biến: giáo viên, bác sĩ, công nhân, nông dân và một số nghề ở địa phương.

- Trong xã hội có nhiều nghành nghề khác nhau, ích lợi của các nghành nghề phục vụ cho đời sống con người.

2. Kĩ năng:

- Phân loại so sánh đồ dùng, sản phẩm theo nghề (số liệu, chất lượng, hình dáng .)

- Minh họa một số nghề thông thạo qua tạo hình, hát, truyện, thơ, đồng dao, ca dao.

- Đóng vai thể hiện cử chỉ, thái độ, hành động và giao tiếp của một số nghề khác nhau.

- Tô, vẽ, kể chuyện một số nghành nghề.

3. Thái độ:

- Quí trọng người lao động.

- Giữ gìn tôn trọng thành quả ( sản phẩm ) lao động.

- Ước mơ của trẻ trở thành nghề nào đó.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm 3: Một số nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM 3: MỘT SỐ NGHỀ ( 5 TUẦN )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Những hoạt động chính, công cụ và sản phẩm của một số nghề gần gũi và phổ biến: giáo viên, bác sĩ, công nhân, nông dân và một số nghề ở địa phương.
- Trong xã hội có nhiều nghành nghề khác nhau, ích lợi của các nghành nghề phục vụ cho đời sống con người.
2. Kĩ năng: 
- Phân loại so sánh đồ dùng, sản phẩm theo nghề (số liệu, chất lượng, hình dáng ...)
- Minh họa một số nghề thông thạo qua tạo hình, hát, truyện, thơ, đồng dao, ca dao.
- Đóng vai thể hiện cử chỉ, thái độ, hành động và giao tiếp của một số nghề khác nhau.
- Tô, vẽ, kể chuyện một số nghành nghề.
3. Thái độ: 
- Quí trọng người lao động.
- Giữ gìn tôn trọng thành quả ( sản phẩm ) lao động.
- Ước mơ của trẻ trở thành nghề nào đó.
II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH LIÊN QUAN TỚI CHỦ ĐIỂM:
Một số nghề
Nghề truyền thống của địa phương.
Nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
 CHƯƠNG TRÌNH DẠY TUẦN 9
CHỦ ĐIỂM: MỘT SỐ NGHỀ ( TUẦN 1 )
Từ ngày 19/ 10 đến ngày 23/ 10 / 2009
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
thứ hai
19/10
Thể dục
MTXQ
Ném xa bằng một tạy. Bật xa 50 cm
Một số nghề phổ biến trong xã hội
Thứ ba
20/10
Tạo hình
Toán
Vẽ quà tặng chú bộ đội
Nhận biết ( phân biệt ) khối cầu, khối trụ
thứ tư
21/10
Văn học
Thơ: Cái bát xinh xinh
Thứ năm
22/10
Âm nhạc
Hát: “ Bác đưa thư vui tính”
Nghe hát: “ Xe chỉ luồn kim” Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Trò chơi: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
Thứ sáu
23/10
LQCC
HOẠT ĐỘNG GÓC
 * Góc phân vai:
 - Trò chơi bác sĩ, trò chơi bán hàng, cô giáo
 * Góc xây dựng.
 - Xây trường Mầm Non.
 * Góc học tập.
 - Xếp hình các dụng cụ lao động tương ứng với các nghề, xếp chữ cái bằng hột hạt, tô chữ cái, xem tranh ảnh về các nghề.
 * Góc nghệ thuật:
 - Tô, vẽ, cắt dán, nặn dụng cụ các ngành nghề khác nhau.
 KẾ HOẠCH TUẦN
 	 THỂ DỤC BUỔI SÁNG
I. MỤCTIÊU:
- Trẻ biết tập các động tác theo cô.
- Rèn luyện các động tác cơ bản và phối hợp các động tác cơ bản về cơ thể ( tay, chân, mắt, tai )
- Rèn kĩ năng, kĩ xảo và sự khéo léo của trẻ.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân sạch, thoáng mát.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
2. Trọng động: Bài tập phát triển chung.
* Động tác hô hấp: ( làm còi tàu )
- TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi.
- Thực hiện: Bước chân trái lên trước 1 bước, chân phải kiễng gót hai tay khum trước miệng làm còi tàu tu tu... Động viên trẻ làm tiếng kòi tàu kêu to và ngân dài. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về tư thế chuẩn bị. Tiếp tục đưa chân phải lên trước và thực hiện như trên.
* Động tác tay vai :
- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay gập phía trước.
- TH: Hai cẳng tay quay tròn trước ngực 4 nhịp rồi đưa hai tay ra ngang, tiếp tục thực hiện 4 nhịp nữa, xong hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. 
* Động tác chân:
- TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Hai tay chống hông, bước chân trái ra trước, chân phải thẳng. 
- Nhịp 2: Khuỵu chân trái, chân phải thẳng sau đó đưa hai tay ra trước lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- NHịp 5, 6, 7, 8 đổi chân.
* Động tác bụng lườn:
- TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước, tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau lòng bàn tay hướng lên phía trên.
- Nhịp 2: Gập người ra phía trước, ưỡn lưng.(Thân người vuông góc với chân) tay đưa cao về phía sau, chân thẳng.
- Nhịp 3: Như nhịp 2 nhưng cúi sâu hơn. 
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 5, 6, 7, 8 như trên, đổi bên. 
* Động tác bật: (Bật luân phiên chân trước, chân sau )
- TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
- Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau. 
- Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước, bật nhịp 1-2.
3. Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh sân trường.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện 3 lần
- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
1.Trẻ biết đóng vai bác sĩ, cô y tá.
- Trẻ biết mối quan hệ giữa người bán và người mua, biết chào niềm nở với khách hàng.
- Trẻ biết đóng vai cô giáo.
2. Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu có sẵn để xây thành trường Mầm Non.
- Trẻ biết sắp xếp bố cục hợp lí khi xây.
3. Trẻ biết dùng các dụng cụ và đồ dùng lao động để gắn đúng vào các nghề ở trong bức tranh tương ứng với từng nghề khác nhau.
- Trẻ biết xếp các chữ cái, tô chữ cái, xem tranh ảnh về các nghề.
4.Trẻ biết tô màu, vẽ, nặn, cắt dán các dụng cụ và đồ dùng của mỗi nghành nghề khác nhau.
* Giáo dục trẻ biết giữ gìn và yêu quí sản phẩm của người lao động làm ra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng, đồ chơi của nghề bác sĩ, nghề bán hàng.
- Quần áo bác sĩ, thuốc, sổ khám bệnh ... Các loại rau quả ... ví đựng tiền.
2. Các loại khối hình và gạch, đồ chơi, ghế đá, cây xanh, hoa.
3. Đồ dùng, dụng cụ các nghề, hột hạt, kéo dán, tranh có các chữ cái, tranh các nghề, bảng.
4. Bút chì, bút màu, giấy, đất nặn. 
 III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hát bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con vừa hát bài gì nào?
- Chú công nhân làm ra sản phẩm gì?
- Cô công nhân làm gì?
- Tuần trước chúng ta học chủ điểm gì?
- Tuần này chúng ta học sang chủ mới các con đoán xem đó là chủ điểm gì nào?
( trẻ chưa trả lời được cô gợi ý bổ sung)
Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con chơi ở các góc các con có thích không nào?
1. Góc phân vai:
- Hôm nay bạn nào chơi góc phân vai ? 
- Con sẽ chơi những gì ?
( cô mời 1 trẻ trả lời )
- Khi bán hàng con phải như thế nào?
- Những bạn nào thích chơi góc phân vai ?
2. Góc xây dựng:
- Hôm nay bạn nào chơi góc xây dựng ?
( Cô mời 1 trẻ trả lời )
- Bác sẽ chơi những gì ?
- Khi xây phải như thế nào ?
- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng ?
3. Góc học tâp:
- Hôm nay bạn nào chơi góc học tập ?
( Cô mời 1 trẻ trả lời )
- Bạn sẽ chơi những gì ?
- Khi chơi bạn phải như thế nào ?
- Những bạn nào thích chơi góc học tập ?
4. Góc nghệ thuật:
- Hôm nay bạn nào chơi góc nghệ thuật ?
( cô mời 1 trẻ trả lời )
- Bạn sẽ chơi những gì ?
- Khi chơi bạn phải như thế nào ?
- Những bạn nào thích chơi góc nghệ thuật ?
Vậy các con hãy về góc chơi của mình để thỏa thuận vai chơi và tự lấy đồ chơi ra chơi.
Trong khi chơi không được nói lớn tiếng, không ném đồ chơi bừa bãi ra lớp nhé!
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát và đi từng góc chơi gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đi từng góc chơi để nhận xét.
- Tuyên dương những trẻ thực hiện tốt.
- Động viên những trẻ chưa hoàn chỉnh.
- Cô cho trẻ đi thăm quan góc xây dựng.
- Cô cho 1 trẻ giới thiệu về công trình xây của mình.
- Các chú xây trường Mầm Non có đẹp không ?
- Cô nhận xét góc xây dựng.
- Cô cho trẻ hát bài : “ Hết giờ chơi”
- Cả lớp cùng hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận vai
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận vai 
- 1trẻ nhận vai
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận vai
- 1 trẻ nhận vai
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận vai 
- 1 trẻ nhận vai 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận vai
- Trẻ về góc chơi vầ tự lấy đồ chơi ra chơi.
- Trẻ tự giới thiệu
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện.
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
KẾ HOẠCH NGÀY
ĐÓN TRẺ
* Trong khi đón trẻ cô niềm nở diệu dàng ân cần với trẻ, đón trẻ từ tay phụ huynh nhắc nhở trẻ chào hỏi trước khi đến lớp về nhà biết chào cha mẹ, ông bà và mọi người lới tuổi. Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và học tập của trẻ.
HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN
* Trẻ chơi theo ý thích của trẻ.
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
* Cô cho trẻ thực hiện giống như kế hoạch tuần.
ĐIỂM DANH
* Cô mời tổ trưởng của từng tổ bao quát xem tổ mình có những ai vắng.
TRÒ CHUYỆN
* Hai ngày nghỉ thứ bảy và ngày chủ nhật ở nhà các có giúp đỡ bố mẹ những công việc nhẹ nhàng như đọc thơ, hát múa, kể chuyện cho bố mẹ nghe không ? Các con ở nhà phải chăm ngoan nghe lời bố mẹ nhé! Tuần này chúng ta học chủ điểm gì nào ?
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Hoạt động có mục đích: Quan sát nghề dạy học, nghề xây dựng.
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về đối tượng quan sát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm do các cô, chú công nhân làm ra.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ nghề dạy học, nghề xây dựng, phấn bảng, đất nặn, bóng.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trẻ đọc thơ: “ Cô giáo của em”
- Các con vừa đọc bài thơ gì nào?
- Cô dạy con những gì?
* Quan sát nghề dạy học:
- Nhìn xem, nhìn xem, các con nhìn xem cô bức tranh vẽ gì nào?
- Cô đang làm gì? Cô dạy các con làm gì?
- Nghề dạy học cần những đồ dùng gì?
- Phấn dùng để làm gì?
- Bút dùng để làm gì?
- Sách dùng để làm gì?
- Những đồ dùng này phục vụ cho nghề gì?
- Các con muốn nghề dạy học không?
- Vậy các con phải chăm ngoan học giỏi sau này mới làm cô giáo được.
- Các con ơi! Những đồ dùng như phấn bảng, bút, vở, là đồ dùng phục vụ cho nghề dạy học, nghề dạy học là nghề phổ biến trong xã hội rất quan trọng.
* Quan sát nghề xây dựng:
- Cô đố các con đoán xem cô có tranh gì nhé?
- Chú đang làm gì?
- Khi xây chú cần những vật liệu gì? Dụng cụ gì ?
- Những đồ dùng, dụng cụ như xi măng , sắt, cát máy trộn bê tông, xô, bay, xẻng, gạch để phục vụ cho nghề gì?
- Các con ơi! Chú công nhân làm việc rất vất vả mới xây được ngôi nhà, ngôi trường khi học ở trong lớp các con không được vẽ bậy lên tường nhé!
* So sánh nghề dạy học, nghề xây dựng:
- Giống nhau ở điểm nào ?
- Khác nhau ở điểm nào?
- Cô cho trẻ nói ý tưởng trẻ sau này lớn lên sẽ làm nghề gì?
- Cô cho trẻ kể những nghề mà trẻ biết?
* Trò chơi vận động:
- Trò chơi: “ Lộn cầu vòng”
- “ Tìm chữ cái trong từ”
* Trò chơi tự do:
- Trên sân trường có rất nhiều đồ chơi như xích đu, bập bênh, ngoài ra còn có bóng, phấn, đất nặn. Các con thích chơi gì thì chơi nhé!
- Cô bao quát và gợi ý trẻ chơi.
- Trẻ đọc thơ 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Xem gì, xem gì? Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ tự đoán
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự nói theo ý tưởng 
- Trẻ tự kể 
- Mỗi trò chơi trẻ chơi 2 lần
- Trẻ chơi theo ý thích của trẻ.
MÔN: THỂ DỤC
BÀI: NÉM XA BẰNG 1 TAY. BẬT XA 50 cm
I. Mục tiêu.
- Trẻ biết dùng sức của tay- vai để đẩy vật ném đi xa. Khi bật phối hợp chân tay nhịp nhàng để bật qua vạch chuẩn.
- Trẻ biết bật xa bằng 2 chân, chạm đất nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân, phía trước.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị.
- Sân sạch thoáng mát, túi cát, kẻ 2 đường thẳng song song khoảng cách 50 cm.
III. Phương pháp:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
2. Trọng động: Bài tập phát triển chung.
* Động tác tay vai : (động tác nhấn mạnh)
- TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay gập phía trước.
- TH: Hai cẳng tay quay tròn trước ngực 4 nhịp rồi đưa hai tay ra ngang, tiếp tục thực hiện 4 nhịp nữa, xong hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. 
* Động tác chân: (động tác nhấn mạnh)
- TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Hai tay chống hông, bước chân trái ra trước, chân phải thẳng. 
- Nhịp 2: Khuỵu chân trái, chân phải thẳng sau đó đưa hai tay ra trước lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về TTCB.
- NHịp 5, 6, 7, 8 đổi chân.
* Động tác bụng lườn:
- TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước, tay để sau lưng đan các ngón tay vào nhau lòng bàn tay hướng lên phía trên.
- Nhịp 2: Gập người ra phía trước, ưỡn lưng.(Thân người vuông góc với chân) tay đưa cao về phía sau, chân thẳng.
- Nhịp 3: Như nhịp 2 nhưng cúi sâu hơn. 
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 5, 6, 7, 8 như trên, đổi bên. 
* Động tác bật: (Bật luân phiên chân trước, chân sau )
- TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
- Nhịp 1: Bật tách chân trái ra phía trước, chân phải ra phía sau. 
- Nhịp 2: Bật đổi ngược lại: chân trái ra sau, chân phải ra trước, bật nhịp 1-2.
3. vận động cơ bản.
- Giờ học hôm nay cô cùng các con thi nhau ném xa bằng 1 tay và bật xa 50 cm. Các con ngồi ngoan xem cô làm trước sau đó các con làm thật giỏi nhé!
* Cô làm mẫu lần 1.
* Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác.
- Tư thế chuẩn bị: Chân trái cô đứng chạm ngón chân vào vạch chuẩn, tay phải cô cầm túi cát đưa tay thẳng ra phía trước, đưa tay xuống dưới, lên cao người hơi nghiêng về phía sau và ném túi cát đi xa ở điểm cao nhất để ném túi cát ra xa phía trước, ném xong cô đi về vị trí của mình.
* Trẻ thực hiện.
- Lần lượt cô cho trẻ lên thực hiện.
- Trong khi trẻ làm cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô khen những trẻ làm đẹp, đúng.
- Động viên những trẻ làm chưa đúng.
* Bật xa 50 cm.
- Cô làm mẫu lần 1.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác.
- TTCB: Cô đứng vạch chuẩn, tay thả xuôi, tạo đà: hai tay đưa ra phía trước lăng nhẹ xuống dưới, ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về phía trước để chuẩn bị nhún bật ra phía trước chạm nhẹ bằng nửa bàn chân trên xong cô đứng về vị trid của mình.
* Trẻ thực hiện.
- Lần lượt cô cho trẻ lên thực hiện.
- Trong khi trẻ làm cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô khen những trẻ làm đẹp, đúng.
- Động viên những trẻ làm chưa được.
IV. Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh sân trường.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện 4 lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 4 lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ thực hiện 
- Lần lượt từng trẻ lên thực hiện.
- Trẻ thực hiện 
- Lần lượt từng trẻ lên thực hiện.
- Trẻ thực hiện 
VUI CHƠI CHUYỂN TIẾP
- Trò chơi: “ Kéo co”
- Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
- Mỗi trò chơi trẻ chơi 2 lần.
MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
BÀI: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết được nhiều nghề khác nhau trong xã hội biết được công việc chính và ích lợi của các nghề đó.
- Trẻ biết được một số sản phẩm của các nghề.
- Giáo dục trẻ biết yêu các nghề và sản phẩm của các nghề.
 * Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Văn học: Thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Tạo hình: Vẽ đồ dùng của các nghề 
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh nghề dạy học, nghề chữa bệnh, nghề xây dựng
- Giấy bút màu, tranh để tô màu.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định:
- Hát bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
2. Dạy bài mới:
- Các con vừa hát bài hát gì nào?
- Trong bài hát cô chú công nhân làm gì?
- Bạn nào giỏi hãy kể cho cô biết cha mẹ các con làm nghề gì? 
Vậy giờ học hôm nay cô cháu mình hãy tìm hiểu về một số nghề phổ biến trong xã hội nhé!
* Quan sát nghề dạy học:
- Cô đố ! cô đố: Ai dạy bé hát
 Chải tóc hàng ngày
	Ai kể chuyện hay
	Khuyên bé đừng khóc.
- Câu đố nói về ai?
- Các con ơi! Đó là cô giáo
- Bạn nào giỏi cho cô biết cô có bức tranh vẽ gì?
- Cô giáo làm nghề gì?
- Nghề dạy học cần những đồ dùng, dụng cụ gì?
- Khi viết cô cần những gì?
- Sách dùng để làm gì?
- Vở dùng để làm gì?
- Những đồ dùng như phấn, bút, sách, bảng, vở là phục vụ cho nghề gì ?
- Hàng ngày cô dạy các con những gì?
Hàng ngày cô dạy các con viết, đọc thơ, hát múa và những đồ dùng như bút, vở, sách, phấn bảng là phục vụ cho nghề dạy học. Nghề dạy học là nghề rất quan trọng và phổ biến trong xã hội.
* Quan sát nghề xây dựng:
- Nhìn xem, nhìn xem. Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì?
- Chú công nhân đang làm gì?
- Khi xây chú cần những đồ dùng dụng cụ gì?
- Những đồ dùng dụng cụ này phục vụ cho nghề gì?
- Các con ơi! Cô chú công nhân rất vất vả mới xây lên được ngồi nhà, ngôi trường, cầu cống. Do vậy khi các học ở trong lớp không được vẽ bậy lên tường nhé! Nghề xây dựng là nghề rất phổ biến trong xã hội và rất cần thiết trong xã hội.
* Quan sát nghề chữa bệnh:
- Nhìn xem, nhìn xem. Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì nào?
- Bác sĩ đang làm gì?
- Bác sĩ cần dụng cụ gì để chữa và khám ?
- Vì sao bạn phải vào bệnh viện để chữa bệnh?
À đúng rồi ! Em bé đá bóng ngoài nắng cho nên đã bị bệnh. Do vậy nghề chữa bệnh là nghề phổ biến và rất cần thiết trong xã hội.
- Các con không nên chơi ngoài nắng khi đi học các con phải đội mũ nhé!
* So sánh nghề dạy học, nghề chữa bệnh:
- Giống nhau ở điểm nào?
- Khác nhau ở điểm nào?
( Nếu trẻ trả lời chưa được cô gợi ý cho trẻ trả lời )
- Cô cho trẻ kể về những nghề mà trẻ biết?
- Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì ?
* Trò chơi: “Nối đúng nghề tương ứng với từng dụng cụ” 
- Cô nói cách chơi ( cô hướng dẫn trẻ bao quát lẫn nhau)
* Trẻ vẽ. 
- Cô cho trẻ đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề 
- Trẻ đi vào bàn để vẽ. 
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
3. Nhận xét tuyên dương:
- Lớp, tổ, cá nhân.
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Đố gì? Đố gì?
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự kể
- Xem gì? Xem gì? Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Xem gì? Xem gì? Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự kể 
- Trẻ tự trả lời
- Trẻ chơi 2 lần 
- Trẻ đọc thơ và vào chỗ ngồi 
- Trẻ thực hiện 
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc phân vai :
- Trò chơi bác sĩ, bán hàng, cô giáo.
 Góc xây dựng :
- Xây dựng trường Mầm Non. 
* Góc nghệ thuật :
- Tô màu, cắt dán, nặn, vẽ các dụng cụ và tô tranh các nghề.
* Góc học tập :
- Xếp dụng cụ đồ dùng của một số nghề tương ứng với mỗi nghề. Tô chữ cái, xem tranh ảnh, làm sách về các nghề, xếp chữ cái bằng hột hạt, viết chữ cái, chữ số.
VỆ SINH
NÊU GƯƠNG
- Cô khen những trẻ ngoan trong ngày
- Động viên những trẻ chưa ngoan
TRẢ TRẺ
o0o
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
* ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN – THỂ DỤC BUỔI SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Hoạt động có mục đích : Quan sát nghề bộ đội, nghề thợ mộc.
I. MỤC TIÊU :
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô về đối tượng quan sát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ sản phẩm của người lao động.
II.CHUẨN BỊ :
- Tranh nghề bộ đội, nghề thợ mộc, sân sạch thoáng mát.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trẻ đọc bài thơ: “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”
- Các con vừa hát bài hát gì nào?
* Quan sát nghề bộ đội:
- Nhìn xem, nhìn xem, các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì nào?
- Chú bộ đội đang làm gì?
- Chú mặc áo màu gì?
- Trên vai chú có gì ?
- Chú làm nhiệm vụ gì?
- Sau này lớn lên con làm nghề gì?
Các con ơi! Chú bộ đội làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời Tổ Quốc, cho đất nước được bình yên. Vậy từ bây giờ các con phải chăm ngoan học giỏi để sau này các con làm các chú bộ đội nhé.
* Quan sát nghề thợ mộc:
- Nhìn xem, nhìn xem, các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ gì nào ?
- Bác đang làm gì?
- Bác làm ra sản phẩm gì nào?
- Khi đóng bàn ghế bác cần những dụng cụ gì?
- Các con ơi! Bác làm ra sản phẩm như bàn ghế, giường, tủ, do vậy khi sử dụng các không được vẽ bậy lên bàn và phải nhẹ tay nhé.
* So sánh nghề thợ mộc, nghề bộ đội :
- Giống nhau ở điểm nào ?
- Khác nhau ở điểm nào?
- Cô cho trẻ kể tên những nghề mà trẻ biết?
* Trò chơi vận động:
- Tro chơi: “ Báng xe quay”
- Trò chơi: “ Thi nối nhanh các dụng cụ với các nghề”
* Trò chơi tự do:
- Trên sân trường có rất nhiều đồ chơi như: xích đu, cầu trượt, bập bênh và bóng, bảng, đất nặn, phấn... các con thích chơi gì thì chơi nhé.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát và động viên trẻ chơi.
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- xem gì?, xem gì? Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ Trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ tự kể
- Mỗi trò chơi trẻ chơi 2 lần 
- Trẻ chơi theo ý thích của trẻ.
MÔN: TẠO HÌNH
BÀI: VẼ QUÀ TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình đối với các chú bộ đội.
- Trẻ tập thể hiện một số biểu tượng về quân đội như xe tăng, súng, duyệt binh, hành quân, ô tô kéo pháo, doanh trại bộ đội, hoa, bóng, cờ để tặng chú bộ đội.
- Trẻ biết xắp xếp bố cục hợp lí trên

File đính kèm:

  • docTuần 9.doc