Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Nước và một số hiện tượng thiên nhiên

Mục tiêu cần đạt chủ điểm:"Nước và một số hiện tượng thiên nhiên "

( Thực hiện 2 tuần từ ngày 07/04 đến ngày 18/04 năm 2014 )

* Phát triển thể chất:

 + Dinh dưỡng và sức khỏe:

- Có thói quen VS, văn minh trong ăn uống và phòng bệnh.

- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.

- Biết phòng tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng.

* Thực hiện các chỉ số theo bộ chuẩn

- Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

* Vận động

- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay, chân khi trèo lên, xuống ghế và ném trúng đích.

- Luyện kỹ năng phối hợp nhịp nhàng khi trèo, ném.

- Thực hiện nhịp nhàng các vận động theo hiệu lệnh.

* Thực hiện các chỉ số theo bộ chuẩn

 

doc29 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ điểm: Nước và một số hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu cần đạt chủ điểm:"Nước và một số hiện tượng thiên nhiên "
( Thực hiện 2 tuần từ ngày 07/04 đến ngày 18/04 năm 2014 )
* Phát triển thể chất: 
 + Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Có thói quen VS, văn minh trong ăn uống và phòng bệnh.
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
- Biết phòng tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng.
* Thực hiện các chỉ số theo bộ chuẩn
- Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
* Vận động
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay, chân khi trèo lên, xuống ghế và ném trúng đích.
- Luyện kỹ năng phối hợp nhịp nhàng khi trèo, ném.
- Thực hiện nhịp nhàng các vận động theo hiệu lệnh.
* Thực hiện các chỉ số theo bộ chuẩn
- Chỉ số 13: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
* Phát triển nhận thức: 
+ Khám phá khoa học:
- Trẻ biết được có nhiều nguồn nước khác nhau, biết được tính chất của nước qua nhiều thí nghiệm
- Biết được sự cần thiết và lợi ích của nước sạch, của ánh sáng, của không khí đối với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
- Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.
- Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch.
- Nhận biết được sự thay đổi thời tiết theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật.
- Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của mùa hè, nhận biết thời gian sáng,
 trưa, tối, ban ngày, ban đêm, hôm qua, hôm nay, ngày mai; phân biệt ngày và đêm.
* Thực hiện các chỉ số theo bộ chuẩn
- Chỉ số 94: Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.
- Chỉ số 95: Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.
+ Toán. - Biết thêm, đong đếm số lượng trong phạm vi 10.
* Phát triển ngôn ngữ: 
- Kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.
- Trẻ biết sử dụng các ngôn ngữ để kể chuyện về một số hoạt dộng trong mùa hè, sự luân chuyển của nước.
- Biết sử dụng từ để miêu tả thời tiết mùa hè, sự thay đổi của thời tiết, của nuớc khi trẻ được quan sát
- Nhận biết phát âm đúng chữ cái p, q, g, y
* Thực hiện các chỉ số theo bộ chuẩn
- Chỉ số 72: Biết khởi xướng cuộc chuyện trò
- Chỉ số 78: Không nói tục chửi bậy
- Chỉ số 82: Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống.
* Phát triển thẩm mỹ: 
- Trẻ biết cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên
- Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét, hình
dáng để tạo ra các sản phẩm có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà trước cái đẹp của hiện tượng tự nhiên
- Hát tự nhiên, thể hiện cảm xúc, vận động nhịp nhàng theo nhạc, bài hát có nội dung liên quan đến chủ đề nước và hiện tượng thiên nhiên.
* Phát triển tình cảm xã hội:
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các nguồn nước sạch
- Trẻ biết lợi ích của các nguồn nước 
- Trẻ yêu thích các hiện tượng thiên nhiên
* Thực hiện các chỉ số theo bộ chuẩn
- Chỉ số 56: Nhận xét đựoc một số hành vi đúng hoặc sai của con người với môi trường.
- Chỉ số 57: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
MẠNG NỘI DUNG
- Các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước trong sinh hoạt.
- Các trạng thái của nước( lỏng, hơi, rắn).
- Tính chất của nước ( không màu, khômg mùi, không vị, hòa tan được một số chất...)
- Vòng tuần hoàn của nước.
- Sự cần thiết của nước đối với con người, cây cối, con vật .
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước; cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước
 - Phòng tránh các tai nạn về nước.
N­íc vµ mét sè hiÖn t­îng tù nhiªn
N­íc
 Mùa hè
- Một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, sấm, sét, bão, cầu vồng, sương, sương mù...
- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa.
- Thứ tự các mùa trong năm.
- Sự thay đổi của con người trang sinh hoạt theo thời tiết( quần áo, ăn uống, hoạt động...)
- ảnh hưởng của thời tiết, mùa đến sinh hoạt của con người, con vật, cây cối.
- Mặt trời và mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn ngày và đêm.
- Một số bệnh theo mùa cần phòng tránh và cách phòng tránh
MẠNG HOẠT ĐỘNG
* Thơ: “Trăng ơi từ đâu đến”, “Ông mặt trời”, “Sắp mưa”, “Hoa hồng và giọt sương”, “Cầu vồng”, “Giếng làng em”, “mùa hè” ; Trưa hè ; Mùa hè của em ; Bão
* Truyện: “Giọt nước tý xíu”, “Cóc kiện trời”, “Sơn tinh, Thuỷ tinh”, “Cô mây”, “Sự tích ngày và đêm” ;   Tia nắng nhỏ 
- Đọc ca dao, câu đố, tục ngữ, kể chuyện sáng tạo về nước và các hiện tượng thời tiết
- Trò chuyện, mô tả về những điều quan sát 
được về nước, các hiện tượng tự nhiên và các mùa trong năm 
 * LQCC: Nhận biết, tập tô chữ cái p,q-gy
Chơi: ghép các nét chữ rời, chép tên các mùa, Ghép từ theo mẫu, tìm gạch chân chữ cái trong bài hát, bài thơ về chủ đề.
Phát triển ngôn ngữ
 * Dinh dưỡng và sức khoẻ
- Có thói quen VS, văn minh trong ăn uống và phòng bệnh.
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
- Biết phòng tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng.
* Vận động
- Các bài tập VĐCB : đi, chạy, nhảy, bò, leo trèo, ném.. phù hợp với thời tiết và mùa như: bò chui qua cổng, trườn sấp kết hợp trèo qua ghế
- Các trò chơi vận động phù hợp với thời tiết và mùa: “Rồng rắn lên mây, thả diều, chơi với máy bay, chong chóng vào những ngày có gió
Phát triển thể chất
NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển TC-XH
Phát triển nhận thức
 * Âm nhạc:
- Hát và vận động: “Mùa hè đến”, Mùa xuân đến rồi, “Vườn trường mùa thu”, “mây và gió”, “Cho tôi đi làm mưa với”, 
- Nghe hát: “Mưa rơi”, “Mưa bóng mây”, “Bèo dạt mây trôi”
- TC: Tiếng mưa rơi, Trời nắng trời mưa 
 * Tạo hình
 - Vẽ, nặn, xé dán, tô màu, ông mặt trời, trăng, sao, cầu vồng, cảnh mùa đông, mùa hè, mùa thu..
- Vẽ hồ nước, biển, sông, suối....
- Cắt dán quần áo theo mùa
- Cắt dán hoa quả theo mùa.
- Làm bộ sưu tập tranh ảnh về các mùa trong năm, các hiện tượng thiên nhiên
 * Toán
- Số 10 
- So sánh kích thước, quần áo, hoa, lá...bằng các cách khác nhau.
- So sánh dung tích của ba đối tượng
- Nhận biết sáng, trưa, chiều tối, hôm qua, hôm nay.
 * KPKH
- Quan sát thảo luận về các hiện 
tượng thời tiết: bầu trời, nắng, mưa, gió, nóng, lạnh, bão, các vì sao...
- Quan sát, thảo luận về các hiện 
tượng thời tiết theo mùa, sự khác nhau giữa các mùa và thứ tự các mùa, 
- Quan sát, thảo luận về ảnh hưởng của thời tiết, mùa đối với con người, cây cối, con vật.
- Dạo chơi, tham quan phong cảnh thiên nhiên, cảnh vật theo mùa.
- Giải câu đố về mùa, các hiện tượng thời tiết
- Chơi với nước làm các thử nghiệm với nước, khám phá đặc điểm, tính chất của 
nước như sự bay hơi, hoà tan 
- Đóng vai: Bán các loại nước giải khát mùa hè, hoa quả. Bác sỹ, tắm cho em bé...
- Xây dựng: Bể bơi, ao cá, đài phun 
nước...
 - Xem tranh ảnh, trò chuyện về nguồn 
nước sạch, , tiết kiệm nước sạch. Bảo vệ nguồn 
nước sạch
- Xem tranh ảnh, trò chuyện về các trò chơi thể thao trên 
nước.
- Thực hành chăm sóc cây, vật nuôi và sử dụng nước tiết kiệm.
Mục tiêu cần đạt chủ đề nhánh: Nước
( Thực hiện từ ngày 07/04 đến ngày 11/04/2014 )
* Kiến thức:
	- Trẻ lợi ích của các nguồn nước.
 	- Trẻ biết vận động thành thạo bài tập bật qua vũng nước.Trò chơi vận động: đi theo tiếng mưa rơi.
 	 - Trẻ biết đong, đo lượng nước bằng đơn vị đo nào đó.
 	 - Trẻ tìm hiểu về sự kì diệu của nước.
 	- Trẻ biết bày tỏ, nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói.
 	 - Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời câu hỏi.
 	 - Biết giao tiếp bằng lời rõ ràng, mạch lạc.
 	- Trẻ biết phát âm các chữ cái chính xác, chuẩn.
 	- Trẻ biết tên câu chuyện,hiểu nội dung câu chuyên, trả lời được các câu hỏi của cô.
 	- Trẻ thể hiện bài hát " Cho tôi đi làm mưa với "đúng nhịp,thể hiện được tình cảm qua bài hát.
 	 - Thực hiện các vận động nhịp nhàng phù hợp với lời ca.
 	 - Trẻ thể hiện cảm xúc,khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình " Vẽ mưa rơi ".
* Kĩ năng:
 - Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, ngưởi, nếm..
 - Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trẻ biết cách cầm bút bằng tay phải, tư thế ngồi viết.Trẻ biết tô chữ đúng quy trình.Tô không chườm ra ngoài.
 - So sánh dung tích 3 đối tượng 
 - Đếm số lượng, trẻ biết đong nước 
* Thái độ:
 	- Trẻ biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sạch sẽ.
 	 - Trẻ biết giúp đỡ những người xung quanh,biết lắng nghe và trả lời lễ phép.
Trò chuyện chủ đề nhánh.
 - Trò chuyện với trẻ chủ đề nhánh, cô giới thiệu cho trẻ biết được nguồn nước sạch, nước bẩn.
	+ Cho trẻ hát bài " Cho tôi đi làm mưa với "
	+ Con vừa hát bài hát gì?
	+ Bài hát nói lên điều gì?
Tuần 30: Chủ đề nhánh :" Nước "
( Thực hiện từ ngày 07/04 đến ngày 11/04 năm 2014 )
Thứ 2 ngày 07 tháng 04 năm 2014
HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
I. + Đón trẻ:
 - Cô đón trẻ vui vẻ và niềm nở với trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ khi tới lớp.
 - Cô trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và tình hình của trẻ ở lớp.
 + Trò chuyện với trẻ đầu tuần: Cô trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ của trẻ.
 - Trò chuyện với trẻ về nước để giới thiệu với trẻ về chủ đề mới.
 - Trò chuyện và giới thiệu với trẻ các từ: Đất, đá, nước sạch/ bẩn, cát, sỏi, cứng, mềm
II. THỂ DỤC SÁNG.
 ĐIỂM DANH.
III.HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH.
* Lĩnh vực phát triển nhận thức.
 Môn: MTXQ
Đề tài: Quan sát, khám phá sự bay hơi, ngưng tụ của nước.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ nắm được đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.
 - Biết các nguồn nước, tác dụng của nước.
 - Trẻ nói được các nguồn nước cùng với cô ( Trẻ KT)
2. Kỹ năng: - Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, ngưởi, nếm..
 - Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ.
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục: - Trẻ biết ích lợi của nước, biết bảo vệ nguồn nước sạch.
II.Chuẩn bị: * Cô : - 2 cốc thuỷ tinh, 3 cái thìa nhỏ, 1 cái thìa to, 3 cái cốc nhựa.
 - 2 túi đựng đá, 2 tấm nhựa trong.
 - Một hộp sữa tươi, 1 chai nước lọc.
 - 3 chai nước trà xanh, chanh,...một bát thuỷ tinh.
 - 3 bát nước và một que gõ, một phích nước sôi 
 * Trẻ: - Mỗi trẻ có 1 cốc nhựa có vạch số từ 5-> 10
 - 9 bát thuỷ tinh, 9 cải thìa, 3 cái khay
 - Mỗi trẻ một tấm nhựa, 3 cái bát, 4 cái thìa..
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Ổn định- Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài : “Cho tôi đi làm mưa với
- Cô hỏi trẻ bài hát nói về gì? 
- Ngoài ra còn có những nguồn nước nào nữa?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu và khám phá sự kỳ diệu của nước.
* Giới thiệu các nguồn nước- ích lợi của nước.
- Bây giờ các con nhìn xem các bức tranh xem nguồn nước có ở những đâu?
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ về các nguồn nước 
- Cô giới thiệu về các nguồn nước.
- Vừa rồi các con đã quan sát các nguồn nước vậy các con thấy nguồn nước có ở những đâu?
- Muốn cho tay chân , cơ thể luôn sạch sẽ thì chúng ta cần có gì?
- Khi khát nước chúng ta uống nước như thế nào? Nước vòi đã uống được chưa? Phải làm gì để uống được?
* Nước có ở khắp nơi, nước còn mang lại cho chúng ta rất nhiều kỳ lạ. vậy cô mời các con cùng cô khám phá về nước nhé!
* Khám phá tính chất đặc điểm của nước.
- Các con xem điều kỳ lạ đầu tiên là gì nhé!
( Cô rót nước sôi từ trong phích ra)
- Các con quan sát cô rót nước từ cái gì ra? 
- Là cái gì?
- Tại sao con biết là nước sôi? Nước có màu gì?
- Cô đưa một tấm kính ra, các con có thấy gì trên tấm kính này không?
- Cháu có nhìn rõ mặt cô không?
- Cô đặt tấm kính lên miệng cốc nước nóng.
- Con đoán xem điều gì sẽ xẩy ra
- Cô đưa tấm kính ra cho trẻ quan sát xem trên mặt kính có gì?
- Tại sao lại có những hạt nhỏ ly ti đó?
- Cô cho trẻ cùng quan sát.
- Cô đưa chai nước lọc ra.
- Nước này đã uống chưa?
- Các con hãy lấy cốc ra xem trên cốc có gì? ( Vạch đỏ)
- Cô cho trẻ rót nước vào cốc đến số 7
- Cô cho trẻ đặt tấm kính lên và hỏi trẻ có thấy gì không?
- Cô hỏi trẻ nước có màu gì?
- Cô rót sữa ra cốc và hỏi trẻ sữa có màu gì?
- Vậy hằng ngày các con uống nước thì có vị gì?
- Vậy sữa có vị gì?
- Cô cho trẻ ngửi nước và sữa để trẻ trả lời.
- Cô đưa 3 chai: nước chè, nước cam, nước cà chua
- Các con nhìn này cô có 3 chai nước màu khác nhau, cô giới thiệu các loại nước..
* Cho trẻ chơi trò chơi: Uống nước chanh.
- Cô cho trẻ chơi “ Chiếc túi kỳ lạ”
- Cho trẻ lấy tay sờ vào túi và nói xem có gì?
- Nước đá có từ đâu ra?
- Khi nước ở trạng thái lỏng, cho vào tủ lạnh thì sẽ đông đá thành nước đá.
- Cho trẻ bỏ đá vào cốc của mình, và cho trẻ uống.
- Nước có mát không?
* Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước
 * Hoạt động 3: Luyện tập:
* Trò chơi : Thi chuyển nước
+ Cô chia trẻ làm 3 nhóm
- Mỗi nhóm hãy chuyển nước vào bình,đội nào chuyển được nhiều là đội đó thắng.
- Cô và trẻ cùng nhận xét.
* Kết thúc : Cô nhận xét và giáo dục trẻ.
- Cô cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trẻ hát cùng với cô bài hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kể.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
- Trẻ trả lời theo ý trẻ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ quan sát.
- Uống rồi.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ chơi. 
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ về nhóm
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát.
Tiết 2:
* Lĩnh vực phát triến ngôn ngữ.
Môn: Chữ cái. 
Đề tài: Làm quen chữ cái p, q, g, y
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái p,q,g,y 
 - Trẻ nhận biết được mặt chữ cái p, q, g, y ( Trẻ KT )
 - Nhận biết các từ có chứa chữ cái p, q, g, y.
2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng phát âm rõ ràng và chính xác.
 - Phát triển trí nhớ, thính giác, thị giác cho trẻ.
3.Giáo dục: - Trẻ có tính cẩn thận và biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
 * Cô: - Hình ảnh về các nguồn nước có chứa chữ cái p, q, g, y.
 - Các từ “ Mưa rơi lộp bộp”, “ Sông quê ”, “ Nước chảy ”, “ Giọt nước ” bằng các thẻ chữ cái rời.
 * Trẻ: - Mỗi trẻ có các thẻ chữ cái; p, q, g, y.
III. Tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động 1: Ổn định – Giới thiệu 
- Cô cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với ”
- Cô trò chuyện với trẻ.
- Bài hát nói lên điều gì?
* Hoạt động 2: Làm quen chữ cái p, q, g, y.
* Làm quen chữ cái p
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Mưa rơi lộp bộp ” ra cho trẻ quan sát
- Hình ảnh gì đây?
- Cô gắn từ “ Mưa rơi lộp bộp ” bằng các chữ cái rời.
- Cô cho trẻ đọc từ “ Mưa rơi lộp bộp ”.
- Cô cho trẻ lên lấy chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ p và phát âm mẫu chữ p.
- Cô cho trẻ phát âm chữ p cả lớp 3 lần.
- Cô cho cá nhân trẻ phát âm chữ p.
- Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ p
- Cô nhắc lại cấu tạo chữ p: Gồm có một nét xổ thẳng và một nét cong tròn khép kín ở phía bên phải.
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ p.
- Cô giới thiệu chữ l viết thường.
* Làm quen chữ cái q.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “ Sông quê ” ra cho trẻ quan sát
- Đây là gì? Ai có nhận xét gì về dòng sông?
- Cô gắn từ “ Sông quê ” bằng các chữ cái rời.
- Cô cho trẻ đọc từ “ Sông quê ”
* Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ.
- Cô cho trẻ lên lấy chữ cái chưa học.
- Cô giới thiệu chữ q và phát âm mẫu chữ q.
- Cô cho trẻ phát âm chữ q cả lớp 3 lần.
- Cô cho cá nhân trẻ phát âm chữ q.
- Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ q
- Cô nhắc lại cấu tạo chữ q : Gồm có một nét xổ thẳng và một nét cong tròn khép kín ở phía bên trái.
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ q.
- Cô giới thiệu chữ q viết thường.
- Cho trẻ phát âm lại chữ q.
* Làm quen chữ cái g.
- Cô đưa hình ảnh “ Giọt nước ” ra cho trẻ quan sát.
- Hình ảnh về gì đây? 
- Cô gắn từ “ Giọt nước ” bằng các chữ cái rời.
- Cô cho trẻ đọc từ “ Giọt nước ”
- Cô cho trẻ lên lấy chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ g và phát âm mẫu chữ g
- Cô cho trẻ phát âm chữ g cả lớp 3 lần.
- Cô cho cá nhân trẻ phát âm chữ g
- Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ g
- Cô nhắc lại cấu tạo chữ g: Gồm có một nét cong tròn khép kín và một nét móc dưới
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ g
- Cô giới thiệu chữ g viết thường.
* Làm quen chữ cái y.
- Cô đưa hình ảnh “ Nước chảy ” ra cho trẻ quan sát.
- Hình ảnh về gì đây? 
- Cô gắn từ “ Nước chảy ” bằng các chữ cái rời.
- Cô cho trẻ đọc từ “ Nước chảy ”
- Cô cho trẻ lên lấy chữ cái đã học.
- Cô giới thiệu chữ y và phát âm mẫu chữ y
- Cô cho trẻ phát âm chữ y cả lớp 3 lần.
- Cô cho cá nhân trẻ phát âm chữ y
- Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ y
- Cô nhắc lại cấu tạo chữ g: Gồm có một nét xiên ngắn ở phía bên trái và một nét xiên dài ở phía bên phải.
- Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ y
- Cô giới thiệu chữ y viết thường.
- Cho trẻ phát âm lại chữ p, q, g, y.
* So sánh: p, q
+ Giống nhau như thế nào?
- Đều có một nét xổ thẳng và nét cong tròn khép kín.
+ Khác nhau: - Chữ q có một nét cong tròn khép kín ở phía bên trái và nét xổ thẳng ở phía bên phải, còn chữ p có nét cong tròn khép kín ở phía bên phải và nét xổ thẳng ở phía bên trái.
* So sánh: g,y
+ Khác nhau như thế nào?
- Cũng cố: - Cho trẻ đọc lại chữ cái p, q, g, y.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Kết thúc: Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Cầu vồng ” ra ngoài.
- Cả lớp hát bài hát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ nói theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ quan sát hình ảnh.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ đọc từ " Mưa rơi lộp bộp ".
- Trẻ lên lấy chữ cái.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp phát âm chữ p.
- Cá nhân trẻ phát âm.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe cô nói cấu tạo.
- Trẻ nhắc lại cấu tạo chữ cái.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ quan hình ảnh sông quê.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ đọc từ " Sông quê ".
- Trẻ đếm số chữ.
- Trẻ lên lấy chữ cái.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu.
- Cả lớp phát âm chữ cái.
- Cá nhân trẻ phát âm chữ cái.
- Trẻ nhận xét chữ cái q.
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ nhắc lại cấu tạo.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ phát âm lại chữ cái q.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ đọc từ " Giọt nước ".
- Trẻ lên lấy chữ cái.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp phát âm.
- Cá nhân trẻ phát âm.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chú ý.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ đọc từ " Nước chảy ".
- Trẻ lên lấy chữ cái.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp phát âm.
- Cá nhân trẻ phát âm.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nhắc lại.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ phát âm.
- Đều có một nét xổ thẳng và nét cong tròn khép kín.
- Chữ q có một nét cong tròn khép kín ở phía bên trái và nét xổ thẳng ở phía bên phải, còn chữ p có nét cong tròn khép kín ở phía bên phải và nét xổ thẳng ở phía bên trái.
- Chữ g có nét cong tròn khép kín và một nét móc xuống, còn chữ y có hai nét xiên, một nét xiên ngắn bên trái và một nét xiên dài bên phải.
- Trẻ đọc lại chữ cái.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Quan sát các nguồn nước
TCVĐ: Chuyển nước
 Chơi tự do: 
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức: - Trẻ được quan sát cùng với cô về các nguồn nước.
 - Trẻ biết phân biệt nguồn nước bẩn, nước sạch.
2. Kĩ năng: - Trẻ trả lời mạch lạc,trẻ đưa ra ý kiến của mình.
 - Trẻ chơi tự nhiên.
3. Giáo dục: - Giáo dục biết yêu quý các nguồn nước.
 - Chơi tự nhiên không xổ đẩy nhau.
II. Chuẩn bị: - Sân rộng rãi, sạch sẽ 
III. Tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: 
HĐCMĐ: Quan sát - Đàm thoại về các nguồn nước.
- Cô cho trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với ”
- Bài hát nói lên điều gì?
- Để biết được nước có ích như thế nào cho con người hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé.
- Cô cho trẻ quan sát các lọ nước cô đã chuẩn bị.
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm quan sát và nhận xét.
- Nhóm con quan sát chai nước như thế nào?
- Vì sao nước lại có màu đen như vậy?
- Chai nước này có màu đen là vì nước đã bị nhiễm bẩn. vì môi trường bị ô nhiễm...
- Tương tự cho nhóm khác lên nhận xét chai nước của nhóm mình.
- Cô giáo dục trẻ. Chúng ta phải biết bảo vệ các nguồn nước, vì nước rất có ích cho chúng t

File đính kèm:

  • docchu diem nuoc va hien tuong tu nhien 56 tuoi_12582972.doc
Giáo Án Liên Quan