Giáo án mầm non lớp Lá - Dạy hát: Đương em đi - Nghe hát: Ru em - Vận động theo nhạc: Dậm chân theo nhạc - Trò chơi âm nhạc: Giọng hát to, giọng hát nhỏ

I. Mục đích yêu cầu:

 - Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Đường em đi", nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.

 - Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Ru em" của làn điệu dân ca Xê Đăng và hiểu được nộ dung bài hát.

II. Chuẩn bị:

 - Đàn máy băng casset.

 - Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa.

III. Hướng dẫn:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Dạy hát: Đương em đi - Nghe hát: Ru em - Vận động theo nhạc: Dậm chân theo nhạc - Trò chơi âm nhạc: Giọng hát to, giọng hát nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Dạy hát:                         Đương em đi.
Nghe hát:                       Ru em.  
Vận động theo nhạc:      Dậm chân theo nhạc.   
Trò chơi âm nhạc:          Giọng hát to, giọng hát nhỏ.
TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
    - Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Đường em đi", nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.
    - Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Ru em" của làn điệu dân ca Xê Đăng và hiểu được nộ dung bài hát.  
II. Chuẩn bị:
    - Đàn máy băng casset. 
    - Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa....     
III.  Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.   Ổn định giới thiệu:
      - Chơi trò chơi "Tín hiệu".
      - Thế các con chơi trò chơi khi có hiệu lệnh đèn xanh thì sao? Đèn đỏ? Đèn vàng?
      - Như vậy khi có tín hiệu đèn xanh thì được đi, nhưng các con đi bên nào của lề đường?
      - À đúng rồi đi bên tay phải của mình và nhớ khi đi bộ phải đi sát lề đường.
      - Cô cũng có một bài hát "Đường em đi" hôm nay cô sẽ dạy cho các con vừa hát, vừa vận động các con có thích không?
- Trẻ chơi.
- Đèn xanh thì đi, đèn đỏ thì dừng, đèn vàng thì đi chậm lại.
- Dạ đi bên phải của lề đường.
- Dạ thích.
2.   Tiến hành:
      a. Dạy hát:
      - Lần 1: hát + đàn.
      - Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn.
      - Đàm thoại: 
            • Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
            • Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp điệu, về nội dung).
            • Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này vui tươi, dí dỏm. Về nội dung nói khi đi trên đường thì phải đi phía bên phải đường..
            • Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát "Đường em đi" không?
      - Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát.
     => Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc.   
      b. VĐTN:
      - Để bài hát thêm sinh động, các con cùng chơi với cô (vận động theo ý nghĩ của bài hát).
     - Lần 1: Cả lớp + đàn.
     - Lần 2: Nhóm bạn trai + đàn.
     - Lần 3: Nhóm bạn trai + đàn.
     - Lần 4: Cá nhân + đàn.  
     => Sau mỗi lần chơi (hát) cô đều sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ, sự ngưng nghỉ. 
      c.Nghe hát:
      - Để thưởng cho các con cô sẽ hát tặng các con bài "Ru em" của dân ca Xê Đăng.
      - Lần 1: Cô hát + đàn.
      - Đàm thoại:
             • Các con thấy bài hát này như thế nào? (về giai điệu, về nội dung).
             • Bài hát này nói về tình cảm mẹ con, mẹ luôn luôn thức để ru con ngủ, mặc dù bao nhiêu việc ngoài đồng.
       - Lần 2: Cô mở máy + biểu lộ qua nét mặt.
       d. TCÂN:
       - Trò chơi " Giọng hát to, giọng hát nhỏ".
       - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
       - Cho bé chơi 4-5 lần.
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
- "Đường em đi".
- Bài hát này vui, có bạn nhỏ đi đường bên phải , bên trái...
- Dạ muốn.
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân).
- Trẻ thích thú khi được vừa hát, vừa chơi.
- Trẻ chú ý nghe hát.
- Bài hát nhẹ nhàng, mẹ ru em bé ngủ, nhưng em bé khóc nhòe.
- Trẻ thích thú khi chơi.
3. Kết thúc:
       - Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
I. Mục đích yêu cầu:
    - Trẻ trả lời được tên bài hát, tên nhạc sĩ, hát thuộc bài hát, hát đúng, nhịp nhàng theo nhạc.
    - Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn.
    - Trẻ nhận ra được bài hát đã nghe (hát cùng cô nếu trẻ thuộc). 
II.    Chuẩn bị:
    - Như tiết 1.
III.    Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.   Ổn định giới thiệu:
      - Chơi "Làm băng nhạc".
      - Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ đoán tên giai điệu của bài hát đó là gì?
      - Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ học thuộc để hát múa thật hay bài hát này nhé.  
2.   Tiến hành:
      a. Dạy hát + VĐTN:
      - Trẻ vừa hát vừa chơi theo ý thích, sự sáng tạo của trẻ. Tuy nhiên có sự gợi ý của cô.
      b. TCÂN:
      - Trò chơi "Giọng hát to, giọng hát nhỏ".
      - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé lắng nghe và thực hiện theô yêu cầu.
      - Cho trẻ chơi 4-5 lần.
      c. Nghe hát:
      - Cô đọc hai câu thơ:
             " Ru em em ngủ cho ngoan
               Để mẹ lên rẫy, cha còn lên nương".
      - Cô đố các con câu thơ này trong bài hát nào? Và của dân ca nào?  
      - Lần 1: Cô hát + Đàn.
      => Đàm thoại nội dung: Bài hát này nói về tình cảm mẹ con, mẹ luôn luôn thức để ru con ngủ, mặc dù bao nhiêu việc ngoài đồng.
      - Lần 2: Cô  mở máy + biểu lộ nét mặt.
- Trẻ chơi.
- Cô vừa đàn cho các con nghe bài hát " Đường em đi".
- Trẻ hát và vận động.
- Trẻ thích thú khi chơi.
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
- Dạ, trong bài hát "Ru em" của dân ca Xê Đăng.
3.   Kết thúc:
      - Nhận xét, tuyên dương.

File đính kèm:

  • docDuong_em_di.doc
Giáo Án Liên Quan