Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Bé vui đoán tết

I. Yêu cầu :

 1. Kiến thức:

- Trẻ biết tết nguyên đán là tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Biết được một số hoạt động và phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày Tết Nguyên Đán.

- Trẻ biết một số hoạt động trước và trong ngày tết (chuẩn bị đón tết, vui chơi trong ngày tết)

- Giới thiệu với trẻ một số lễ hội đặc trưng ở địa phương (Lễ hội Đống Đa. Đua thuyền, Lẽ hội Tháp Đôi, Hội chợ Gò )

 2. Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, kỹ năng phối hợp nhóm, thao tác khéo léo để tạo ra sản phẩm (gói bánh, trang trí cành mai, cành đào ).

- Trẻ hát và đọc các bài đồng dao về ngày tết một cách hứng thú, vui nhộn.

- Rèn trẻ kỹ năng diễn đạt câu rõ ràng.

3. Phát triển:

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mở rộng vốn từ, cung cấp cho trẻ một số từ liên quan ngày Tết Nguyên Đán (Giao thừa, chúc tết, mâm ngũ quả ). Phát triển khả năng ghi nhớ, phân tích, tổng hợp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Bé vui đoán tết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUY NHƠN
 TRƯỜNG MẦM NON MÁI NHÀ XANH
 –– & ——
Chuû ñeà	: 	Teát vaø muøa xuaân
 Noäi dung keát hôïp : AÂm nhaïc, thô.
 	 Ñoä tuoåi	:	 5 – 6 tuoåi
Lôùp	: 	Laù
Giaùo vieân	: 	Huyønh Thò Thanh Traø
Ngaøy thöïc hieän	:	08/ 01/ 2015
I. Yêu cầu : 
 	1. Kiến thức:
- Trẻ biết tết nguyên đán là tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Biết được một số hoạt động và phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày Tết Nguyên Đán.
- Trẻ biết một số hoạt động trước và trong ngày tết (chuẩn bị đón tết, vui chơi trong ngày tết) 
- Giới thiệu với trẻ một số lễ hội đặc trưng ở địa phương (Lễ hội Đống Đa. Đua thuyền, Lẽ hội Tháp Đôi, Hội chợ Gò)
 	2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, kỹ năng phối hợp nhóm, thao tác khéo léo để tạo ra sản phẩm (gói bánh, trang trí cành mai, cành đào).
- Trẻ hát và đọc các bài đồng dao về ngày tết một cách hứng thú, vui nhộn.
- Rèn trẻ kỹ năng diễn đạt câu rõ ràng.
3. Phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mở rộng vốn từ, cung cấp cho trẻ một số từ liên quan ngày Tết Nguyên Đán (Giao thừa, chúc tết, mâm ngũ quả). Phát triển khả năng ghi nhớ, phân tích, tổng hợp.
4. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết kính trọng ông bà cha mẹ thể hiện qua lời chúc đầu năm, biết tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong dịp xuân về Tết đến. 
- Trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn.
II Chuẩn bị : 
 1 Cho cô:
 - Một đoạn phim về cảnh bắn pháo hoa đêm giao thừa
 - Powewpoint hình ảnh về các hoạt động trong ngày tết
 - Đàn oggan, nhạc bài hát “Hái hoa”, “ tết ơi là tết”, “ Xúc xắc xúc xẻ”
 2. Cho trẻ:
 - Tập tiểu phẩm ngắn “Những bông hoa mùa xuân”
	- Mũ hoa Mai, Đào, Hồng, Cúc
- Lá gói bánh chưng, bánh tét, hạt sen. khăn lau tay, hồ dán...
- Hoa, quả, mâm, lọ hoa cho trẻ trang trí.
 - Cành cây. Hoa mai, đào, 
- 4 câu đối tết.
 - Trẻ thuộc 1 số bài hát bài thơ về ngày tết 
III. Nội dung tích hợp
- Âm nhạc: Ca hát những bài hát về ngày tết, mùa xuân
- Tạo hình: Gói bánh, trang trí cành hoa 
IV. Phương pháp – Biện pháp:
	Trải nghiệm, đàm thoai, quan sát, trực quan, trò chơi, tạo hứng thú.	
III. Tổ chức hoạt động:
 1. Hoạt động 1: Những bông hoa ngày tết
Nhạc: Hái hoa
Các bông hoa Cúc, Hồng, Đào, Mai xuất hiện
Hoa cúc vàng làm động tác soi gương 
Ồ! Sáng hôm nay trời đẹp lạ lùng. Mình còn xinh đẹp và rực rỡ hơn. Mình sẽ cho các bạn biết mình đẹp như thế nào nhé! 
Cánh của mình vàng óng 
Xòe như chiếc váy xinh
Trong gió cánh rung rinh
Bướm nhìn mình ganh tị.
Xuân về tết đến chỉ cần có mình thôi cũng đủ tươi sáng lắm rồi.. 
Hoa hồng nhung 
	Ai mà kiêu căng thế nhỉ? Ồ! thì ra là cô cúc vàng. Thật chẳng khiêm tốn tí nào. Này! Nhìn này. 
Ta đây là chúa muôn hoa
 Kiêu sa lộng lẫy đúng là mùa xuân
Đỏ thắm rực rỡ muôn phần
 Hương thơm ngào ngạt lâng lâng tâm hồn
Hoa mai và hoa đào bước đến. 
Hoa mai: Các bạn ơi! các bạn có biết chúng mình là ai không? Mình là mai vàng, là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân ở phương nam. 
Hoa đào: Còn mình là hồng đào, tương trưng cho mùa xuân phương bắc. khi nhìn thấy chúng mình hé nở là mọi người biết ngay mùa xuân đã đến. Vì thế mới có câu hát rằng (hoa mai, hoa đào và các bông hoa hát theo kiểu hiphop): 
 Phương nam hoa mai thắm.
 Phương bắc đào hồng tươi.
Mùa xuân hoa khoe sắc.
Hương thơm ngát đất trời
Mùa xuân ơi mùa xuân
Chào mùa xuân năm mới
Chúng em thêm một tuổi
 Mùa xuân ơi mùa xuân
Các con ơi! Cám ơn các con đã đến thăm, mang lại vẻ tươi sáng cho lớp lá 2. Mỗi loài hoa đều có một vẻ đẹp riêng, hương thơm riêng mang lại niềm vui cho con người khi ngắm nhìn những bông hoa khoe màu sắc. Đặc biệt là khi xuân về, tết đến. các loại hoa đều được mọi người yêu mến như nhau. Các con có biết không? 
Các loại hoa: Chúng con hiểu rồi ạ! Chúng mình chào các bạn, chúng mình tiếp tục đi làm đẹp cho mùa xuân đây.
2. Hoạt động 2: Bé cắm hoa, bày mâm quả ngày tết
- Cô giáo: Các con vừa được ngắm nhìn những bông hoa đẹp, vào ngày nào mọi người cần thật nhiều hoa để làm đẹp cho nhà mình? (Ngày tết)
Không chỉ có hoa, ngày tết còn có nhiều loại quả thơm ngon, chúng ta cùng nhau đến siêu thị, mua hoa quả về chuẩn bị đón tết nhé!
- Trẻ chọn hoa cắm vào bình, trưng bày mâm ngũ quả.
- Các con đến đây xem mình có được những gì nào? (bình hoa đẹp,)
- Trong ngày tết thường có những loại hoa gì? (trẻ kể..)
- Hoa gì đặc biệt chỉ có khi xuân về têt đến? (hoa đào là loại hoa thường có ở phương Bắc, hoa mai thường có ở phương Nam). 
- Các con biết không? Từ những vùng quê ven thành phố, hoa được trồng và chăm sóc, đến gần ngày tết hoa được mang về thành phố Qui Nhơn của chúng ta. Các con có biết hoa tập trung ở đường nào không? (đường Nguyễn Tất Thành). Vào những ngày cuối năm đường hoa Nguyễn Tất Thành đông vui lắm!
- Các con đã xếp được gì đây? (mâm quả). Ngày trước, vào dịp tết, mọi người chon 5 loại quả nên gọi là mâm ngũ quả. Còn bây giờ, mọi người chọn những quả tươi ngon để lên bàn thờ để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, đây cũng là dịp gia đình sum họp, quây quần bên nhau.
- Đố các con mùa nào có ngày Tết? (mùa xuân). Chúng ta đang ở trong những ngày cuối năm. Tết sắp đến rồi. Các con hãy cùng cô và mọi người trong các gia đình chuẩn bị mừng tết đến nhé!
3. Hoạt động 3: Bé vui đón tết
Đưa trẻ đến màn hình, trò chuyện qua powerpoint. Mọi người đón tết như thế nào? 
- Mọi người đang làm gì đây? (Gói bánh chưng bánh tét. Đây là các loại bánh đặc trưng trong ngày Tết ở Việt Nam, những loại bánh này được lưu truyền từ thời vua Hùng tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Ngày nay, mỗi khi xuân về tết đến, mọi người trong gia đình lại quây quần bên nhau, cùng gói bánh để dâng cúng ông bà) 
- Vào ngày Tết, mọi người thường đến chúc nhau. Ba mẹ con đã chuẩn bị gì để mời khách? (trẻ kể). Các loại kẹo mứt được bày lên bàn, khách đến thăm nhà cùng uống trà, ăn bánh mứt, trò chuyện với nhau. 
- Để đón tết được đầy đủ và giữ gìn sức khỏe cho mọi người. Gia đình các con chuẩn bị những món ăn gì? (trẻ kể). Trong những ngày Tết, các con được đi chơi nhiều nhưng phải ăn uống đầy đủ để giữ gìn sức khỏe. các con có đồng ý với cô không? 
- Nhà cửa được trang trí như thế nào? Gọn gàng sạch sẽ, có hoa, câu đối đỏ, lòng đèn
- Cả lớp cùng cô đọc bài thơ: “Tết đang vào nhà”
 - Các con được ba mẹ mua sắm những gì để đón năm mới? May sắm quần áo mới: (Xem tranh bé mặc quần áo mới) Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Ngày nay các ông bố bà mẹ đưa các con đến cửa hàng, siêu thị để mua sắm quần áo đẹp. 
- Trong những ngày tết gia đình các con đi những đâu? Đi chơi tết, đi thăm viếng họ hàng. Cô nói: Đi thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng v.v. Mọi người mang đến cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, thường là chúc gì? (chúc sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công)
- Khi các con đến chúc Tết họ hàng, các con thường được nhận gì? (bao lì xì). Khi nhận bao lì xì các con phải làm sao? (cầm hai tay, nói cám ơn)
	- Mùa xuân là mùa của lễ hội. Các con biết ở tỉnh ta trong ngày tết có lễ hội gì đặc biệt ? (Lế hội Đống Đa). Giới thiệu với trẻ một vài nét về lễ hội Đống Đa (là lễ hội kỷ niệm chiến thắng quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung. Bình Định quê hương chúng ta tự hào với người anh hùng áo vải này). 
- Ngoài ra còn có những lễ hội truyền thống nào nữa? (đua thuyền, lễ hội Tháp Đôi ở thành phố Qui Nhơn được tổ chức vào ngày mồng 2, lễ hội Chợ Gò được tổ chức mỗi năm 1 lần vào mồng 1..)
4. Hoạt động 4: Vui cùng lễ hội.
Trong các lễ hội của ngày tết, các con thích tham gia lễ hội nào? (đua thuyền)
Vậy các con hãy cùng nhau đua thuyền nào! 
Cho 2 nhóm đua thuyền.
Công bố kết quả 2 đội.
5. Hoạt động 5: Bé đón giao thừa
	Có tiếng chuông gì vậy các con? (chuông đồng hồ), các con nghe xem mấy giờ rồi (12 giờ). A! Giao Thừa đến rồi. Cô cháu mình cùng đón Giao Thừa nào.
	Cho trẻ xem pháo hoa	 
Cô cung cấp cho trẻ: Giao thừa là giờ phút cuối cùng của năm cũ bước sang năm mới. Đó là giờ phút thiêng liêng nhất mà mọi người chào đón tết. Vào phút Giao thừa, thành phố tổ chức bắn pháo hoa để đón chào năm mới.
Những ngày tiếp theo sau đêm giao thừa là những ngày gì? ( Ngày tết, Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyềnCho trẻ phát âm )
6. Hoạt động 6: Trải nghiệm: Bé vui hội chợ xuân
- Để đón chào năm mới, đón ngày Tết cổ truyền của dân tộc, thành phố ta tổ chức hội chợ xuân. Các con hãy cùng đi chúc tết và dự hội chợ tết
- Cho trẻ về nhóm và cùng nhau làm bánh, trang trí cành mai, cành đào, trang trí câu đối tết, gói hạt sen, chơi cờ. (Cho trẻ trò chuyện, giao lưu với nhau trong khi làm, xong rồi trưng bày ở khu hội chợ).
	7. Hoạt động 7: Chúc mừng năm mới.
	Các con đã tham gia hội chợ xuân thật là vui vẻ, còn bây giờ, hãy cùng nhau gởi những lời chúc đến với mọi người, mọi nhà và cùng vui đón tết.
	Múa hát xúc xắc xúc xẻ
Kính chúc các cô và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng.

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 4 tuoi_12567070.doc