Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài : Hoạt động Chế tạo vật giảm tiếng ồn

1. Kiến thức

- Trẻ biết số lượng các nguyên vật liệu để hoàn thành sản phẩm.

- Trẻ biết một số chất liệu, vật liệu rời như giấy bìa, băng dính hai mặt, các lớp nguyên vật liệu giảm tiếng ồn : xốp dầy, mút xốp, bóng kính meka, vải bông, đĩa nhựa, giấy bìa.

- Hiểu được ý nghĩa của việc làm các đồ dùng có tác dụng giảm tiếng ồn.

- Biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung

2. Kỹ năng :

- Quan sát, thảo luận với người đối diện,

- Lắng nghe trao đổi với người đối thoại.

- Thiết kế bản vẽ và tô màu các nhóm đồ dùng có tác dụng cản tiếng ồn.

- Phối hợp gắn dính các vật liệu khác nhau để sản phẩm cản tiếng ồn.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Đếm, đo kích thước thành thạo số lớp nguyên vật liệu cần thực hiện.

3. Thái độ :

- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động .

- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô

- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.

 1.Đồ dùng của cô :

- Nhạc một số bài hát: “Rửa tay ghen Co Vy”, nhạc không lời

- Bàn gỗ: 4 cái.

2.Đồ dùng của trẻ :

- Vải bông, bờm, băng dính, kéo, băng dính hai mặt, xốp dính, đĩa giấy hoặc đĩa nhựa, màu vẽ, bìa carrton, xốp dầy, mút xốp, bóng kính meka, ống nhựa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài : Hoạt động Chế tạo vật giảm tiếng ồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN TRÂU QUỲ
 – — 
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGSTEAM
Đề tài : Hoạt động “Chế tạo vật giảm tiếng ồn”
(Phần 2 dự án: Chế tạo vật giảm tiếng ồn)
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) / MGL A5
 Thời gian : 30- 35 phút
 Người dạy : Nguyễn Thị Phương Nga
 Nguyễn Thị Linh
Năm học: 2019 – 2020
TÊN HOẠT ĐỘNG HỌC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
STEAM :
Hoạt động 2: Làm vật giảm tiếng ồn 
( sử dụng yếu tố E, A, M )
E: CHẾ TẠO
- Quá trình trẻ sự dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra vật giảm tiếng ồn.
A: NGHỆ THUẬT
- Vẽ thiết kế bịt tai, nhà xưởng, xây lắp ghép ngôi nhà mơ ước trong tương lai. 
- Vẽ trang trí các vật liệu và tô màu từ các nguyên vật liệu.
M: TOÁN
- Đếm số lượng nguyên vật liệu, đo và tính toán khoảng cách khi thiết kế sản phẩm cách đặt và sắp xếp bố cục sao cho cân đối để hạn chế tối đa âm thanh truyền ra ngoài.
1. Kiến thức
- Trẻ biết số lượng các nguyên vật liệu để hoàn thành sản phẩm.
- Trẻ biết một số chất liệu, vật liệu rời như giấy bìa, băng dính hai mặt, các lớp nguyên vật liệu giảm tiếng ồn : xốp dầy, mút xốp, bóng kính meka, vải bông, đĩa nhựa, giấy bìa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc làm các đồ dùng có tác dụng giảm tiếng ồn.
- Biết trao đổi thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung
2. Kỹ năng :
- Quan sát, thảo luận với người đối diện,
- Lắng nghe trao đổi với người đối thoại.
- Thiết kế bản vẽ và tô màu các nhóm đồ dùng có tác dụng cản tiếng ồn.
- Phối hợp gắn dính các vật liệu khác nhau để sản phẩm cản tiếng ồn.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Đếm, đo kích thước thành thạo số lớp nguyên vật liệu cần thực hiện.
3. Thái độ :
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động .
- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
1.Đồ dùng của cô :
- Nhạc một số bài hát: “Rửa tay ghen Co Vy”, nhạc không lời
- Bàn gỗ: 4 cái.
2.Đồ dùng của trẻ :
- Vải bông, bờm, băng dính, kéo, băng dính hai mặt, xốp dính, đĩa giấy hoặc đĩa nhựa, màu vẽ, bìa carrton, xốp dầy, mút xốp, bóng kính meka, ống nhựa....
Hoạt động 2: Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: 
1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài : “ Rửa tay Ghen Co Vy ”.
- Trò chuyện với trẻ về âm thanh mà trẻ vừa nghe thấy?
+ Nếu mọi người, khi nghe thấy những âm thanh vượt quá mức quy đinh sẽ thế nào? 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
* Nhắc lại bài học trước:
- Hôm trước lớp mình đã biết được đặc điểm, cấu tạo, sự lan truyền của âm thanh và tác hại của tiếng ồn đến đời sống con người. Cả lớp cũng đã đồng ý với dự án : Chế tạo vật giảm tiếng ồn. Cô hỏi trẻ đã sẵn sàng với dự án chế tạo vật cản tiếng ồn chưa?
+ Con sẽ chế tạo vật gì để cản tiếng ồn?
+ Con sẽ dùng nguyên vật liệu gì để cản được âm thanh?
+ Tìm được nguyên liệu thực hiện dự án rồi con sẽ phải làm gì?
+ Có bản vẽ thiết kế rồi con sẽ làm tiếp theo?
- Cô giới thiệu nguyên vật liệu như bông, vải, bìa carton, bóng kính, mút xốp, xốp dầyVới những nguyên vật liệu này cô hy vọng các con sẽ chế tạo được vật cản tiếng ồn vô cùng kỳ diệu.
- Mời trẻ có chung ý tưởng về cùng nhóm.
Hoạt động 3: Thiết kế 
- Trẻ lấy giấy về ba nhóm vẽ bản thiết kế và thảo luận về vật liệu giảm âm thanh mà trẻ sẽ làm.
- Cô đi từng nhóm hỏi trẻ:
+ Nhóm con đã vẽ xong bản thiết kế của mình chưa?
+ Bản vẽ đã đầy đủ các chi tiết chưa? Các con có bổ xung thêm gì thêm không?
Hoạt động4 : Trẻ thực hiện
M : TOÁN : Trong quá trình trẻ thực hiện cô trò chuyện cho trẻ đếm số nguyên vật liệu mà trẻ thiết kế, sử dụng.
E : CHẾ TẠO 
- Để chế tạo vật giảm âm thanh các con cần nguyên liệu và dụng cụ gì?
=> Trẻ lựa chọn nguyên liệu làm vật giảm âm thanh
=> Giáo viên lắng nghe quan sát trẻ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn.
A – TẠO HÌNH : Cho trẻ trang trí các sản phẩm giảm tiếng ồn củ nhóm mình. 
 Hoạt động 5: đánh giá
- Cho trẻ chia sẻ và đánh giá sản phẩm với bạn trong nhóm và trước cả lớp. Hỏi trẻ về sản phẩm hạn chế tiếng ồn mà trẻ đã làm: 
- Sản phẩm của nhóm con đã hạn chế được tiếng ồn chưa?
 - Tại sao sản phẩm của nhóm con lại hạn chế được tiếng ồn được ? nhờ đâu?
- Con trang trí chúng như nào?
- Nếu trẻ làm chưa xong hoặc chưa đủ yêu cầu hoặc không giảm được âm thanh GV đặt câu hỏi để trẻ tìm phương án khắc phục :
- Nếu được làm lại con sẽ chỉnh sửa, hay thêm chi tiết gì cho sản phẩm của nhóm mình không? 
- Nếu được làm tiếp con sẽ làm gì?
Và cho trẻ thêm cơ hội để điều chỉnh lại vào giờ sau .
3. Kết thúc :
- Cô động viên khen ngợi trẻ học thật giỏi để tương lai có thể chế tạo những thiết bị cản âm thanh hiện đại hơn trong cuộc sống.
- Nhận xét tiết học và chuyển hoạt động 

File đính kèm:

  • docga_steam_che_tao_vat_can_tieng_on_hd_2_86202011(1).doc