Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của gió - Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phân biệt được có 2 loại gió: Gió tự nhiên và gió nhân tạo. Qua đó trẻ được gió có ở khắp mọi nơi, gió không có màu, không mùi, không hình dạng (nhưng gió mang hương thơm đi khắp nơi) gió không cầm, không sờ, không nắm, không bắt được.

 - Trẻ biết có thể tạo ra gió.

- Trẻ biết được gió có nhiều ích lợi đối với đời sống con người, nhưng gió cũng mang lại tác hại đối với con người

- Thông qua hoạt động tích hợp giáo dục: Âm nhạc, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ tiết kiệm điện .

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện khả năng, nhận biết, phân loại gió, rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- 90 – 92 % trẻ đạt mục đích yêu cầu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3629 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Sự kỳ diệu của gió - Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo ÁN Cễ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRẺ TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG
********************************************
HOẠT ĐỘNG Khám phá khoa học
Đề tài: Sự kỳ diệu của gió
Chủ đề: Một số hiện tượng tự nhiên
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
Thời gian: 25 phút
Ngày soạn:
Người soạn và dạy: Đỗ Thị Hà
I. Mục đích- yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được có 2 loại gió: Gió tự nhiên và gió nhân tạo. Qua đó trẻ được gió có ở khắp mọi nơi, gió không có màu, không mùi, không hình dạng (nhưng gió mang hương thơm đi khắp nơi) gió không cầm, không sờ, không nắm, không bắt được.
 - Trẻ biết có thể tạo ra gió.
- Trẻ biết được gió có nhiều ích lợi đối với đời sống con người, nhưng gió cũng mang lại tác hại đối với con người
- Thông qua hoạt động tích hợp giáo dục: Âm nhạc, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục trẻ tiết kiệm điện..
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng, nhận biết, phân loại gió, rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- 90 – 92 % trẻ đạt mục đích yêu cầu.
3. Thái độ
- Trẻ chú ý lắng nghe và hứng thú tham gia vào hoạt động
- Giáo dục trẻ có ý thức biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp không vứt rác bừa bãi
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của gió tận hưởng những nguồn gió tự nhiên, biết sử dụng hợp lý nguồn gió nhân tạo
- Biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, gió to và lạnh.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Đàn, que chỉ, giáo án, máy tính, máy chiếu
- Hoa giấy, bóng nhựa, khối gỗ,lẵng hoa
- Một số hình ảnh tác hại cuả gió, và hình ảnh về tác dụng của gió.
- Một đoạn phim quay về hình ảnh gió tự nhiên
2. Đồ dùng của trẻ:
- Quạt giấy, sao giấy, hoa giấy, khối gỗ vuông, chong chóng
III. Cách tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú và giới thiệu bài.
- Cô và trẻ giả làm cây xanh và đọc bài thơ: Gọi gió
Gió ơi là gió!
Gió ở nơi nào?
Gió mau đến đây
Cùng nhau ca hát
Gió là gió ơi!
 - Chúng mình cùng gọi chị gió nào: “ Chị gió ơi, chị gió ơi” ? (Khi đó cô bật quạt ở các phía) 
 - Vì sao chúng ta thấy mát?
 - Chúng ta biết gió ở những đâu?
 Khi các cô bật quạt thì có gió mát, không biết gió còn có tác dụng gì và gió ở những đâu nữa nhỉ? Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau khám phá “Sự kỳ diệu của gió” nhé!
Hoạt động 2: Khám phá sự kỳ diệu của gió
*Gió nhân tạo:
 - Cô đưa ra chiếc quạt và hỏi trẻ, Quạt quay được nhờ gì? (Nhờ điện và động cơ trong quạt)
-> Cho trẻ quan sát quạt và một số đồ dùng để trước quạt (Hoa giấy, bóng nhựa, khối hình vuông, lẵng hoa giấy.. )
 - Các bé hãy đoán xem điều gì xảy ra khi cô bật quạt, gió thổi vào các vật này nhé!(Cô gọi 2-3 trẻ)
 + Vì sao Hoa giấy lại bay? Vậy nhờ đâu hoa giấy bay ? (gọi 2-3 trẻ)
+ Gió từ đâu nhỉ?
+ Vậy còn lại cái gì đây? 
+ Vì sao khối hình lại không bay được?
 - “ Chốn cô, chốn cô” ! ( Cô đưa lẵng hoa và bóng trước quạt)
+ Khi cô để bóng và lẵng hoa trước quạt thì điều gì xảy ra?
+ Tại sao quả bóng lại lăn và lẵng hoa lại đung đưa?
( Khi cô bật quạt, quạt quay đã làm một số vật nhẹ bay và đung đưa còn vật nặng không bay được) 
 + Quạt quay nhờ điện nhưng khi sử dụng điện chúng ta phải biết làm gì? (Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện và sử dụng quạt vào mùa hè, khi thời tiết lạnh, mùa đông không nên sử dụng quạt vì làm ảnh hưởng sức khoẻ..)
+ Vậy gió do quạt tạo ra ta gọi gió đó là gió gì?
 Và chúng ta đó gọi là Gió nhân tạo. Gió nhân tạo là do con người tạo ra và tác động vào.
- Con có nhìn thấy gió không?( Cô bật quạt cho trẻ đứng dậy đi xung quanh lớp và trải nghiệm với gió: Ngủi, sờ, nắm, bắt)
 - Chúng mình hãy quan sát kỹ xem gió ở đâu nhé!
- Gió có màu gì và hình gì không?
- Chúng ta cùng đưa tay lên bắt gió, có bắt được không?( Cho trẻ trải nghiệm)
- Chúng mình ngửi thấy gió có mùi gì không?
- Ai có nhận xét về đặc điểm của gió?( gọi 2-3 trẻ)
-> Cô chính xác hoá đặc điểm của gió nhân tạo: Gió nhân tạo không có màu, không mùi, không hình dạng, không cầm nắm và bắt được nhưng gió lại mang hương thơm toả đi khắp nơi.
* Gió tự nhiên:
- Cho trẻ xem video về một số hình ảnh về gió trên màn hình (hình ảnh lá cây đung đưa, lá cờ bay.)
-> Cô giải thích với trẻ lá cờ bay, lá cây đung đưa nhờ có gió
- Vừa rồi quan sát hình ảnh lá cây đung đưa, các con có nhìn thấy gió không?( Cô giải thích là không nhìn thấy gió)
+ Chúng ta biết đó gọi là gió gì không?( Gió tự nhiên)
=> Gió tự nhiên là một hiện tượng tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí và đã tạo ra gió.
- Gió có cần thiết đối với chúng ta không? Vì sao? ( Cho trẻ xem một số hình ảnh về gió làm kho quần áo, gió đưa hương thơm, gió đưa hạt và phấn cho một số loại cây)
- Nếu mùa hè mà không có gió thì sẽ ra sao?
Vậy mùa hè không những cần gió tự nhiên mà cần gió nhân tạo do con người tạo ra, đặc biệt sử dụng gió từ quạt điện, nhưng ta phải biết tiết kiệm điện khi dùng)
=> Tác dụng: Gió có ích lợi cho con người: làm mát, thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường không khí, làm một số vật tự chuyển động phục vụ con người
- Gió có gây tác hại gì đối với con người không? Nếu gió mạnh thì điều gì xảy ra?(Cho trẻ xem một số hình ảnh trên màn hình về gió gây tác hại)
-> Tác hại của gió: Trong các cơn bão gió to dễ làm đổ cây cối, nhà cửa, hoa màu và gây thiệt hại về cơ sở vật chất và tính mạng con người.
- Chúng ta có thể làm giảm tác hại của gió không? (Gợi ý trẻ)
=> Cô giải thích nên trồng nhiều cây xanh, khi có gió bão hạn chế ra ngoài đường.
-> Giáo dục trẻ vào mùa đông khi có gió to thì phải mặc áo ấm, và khi có gió bão không nơi ra ngoài
- Vậy các con thấy có mấy loại gió?
Hoạt động 3: Trải nghiệm
 TC1: Gió thổi: Chia trẻ làm 3 nhóm trẻ lấy một số vật liệu, dùng gió từ miệng thổi và nhận xét vật nào bay được, vật nào không bay được
(Cô bao quát trẻ chơi và cho trẻ nhận xét vật nào bay được vật nào không bay vì sao?)
- Bây giờ chúng mình có muốn trải nghiệm khám phá gió cùng cô nữa không?( Cô sẽ thổi bong bóng xà phòng trẻ lấy quạt giấy và ta quạt bóng bay cao)
 TC2: Trẻ trải nghiệm với gió tự nhiên:
 - Chơi với chong chóng:Trẻ ra ngoài khám phá với gió thiên nhiên( Cho trẻ trải nghiệm nhìn , sờ nắm bắt gió... và quan sát cảnh vật xung quanh khi có gió thổi), Cho chơi chong chóng 
 4. Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút)
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Diều giấy” và chơi thả diều
- Trẻ cùng gọi gió: Gió ơi, gió ơi!
- Trẻ cảm nhận khi quạt bật lên
- Vì có quạt mát
- Gió do các cô bật quạt 
- Trẻ lắng nghe.
- Quạt quay được nhờ có điện ạ!
- Vì có gió ạ!
- Gió khi cô bật quạt
- Khối hình vuông
- Vì khối vuông nặng ạ!
- Cô đâu, cô đâu!
- Trẻ đoán
- Vì nhờ có gió.
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ đoán
- Trẻ suy nghĩ trả lời
- Trẻ suy nghĩ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý xem
- Trẻ trả lời
- Đó là gió tự nhiên.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời theo ý trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời theo ý trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ chỳ ý lắng nghe cụ phổ biến cỏch chơi luật chơi và hứng thỳ tham gia chơi cựng cụ và cỏc bạn.
- Trẻ tham gia chơi
Mai Đỡnh, Ngày 16 Thỏng 4 năm 2018
Ký duyệt của BGH	Người thực hiện
	 Đỗ Thị Hà

File đính kèm:

  • docGiao an Su ky dieu cua gio_12564136.doc
Giáo Án Liên Quan