Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc thơ Cô dạy con

I. Mục đích – yêu cầu

1. Nhận thức

- Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “Cô dạy con”. Biết một số luật lệ cần thiết khi tham gia giao thông. Trả lời được một số câu hỏi của cô.

2. Ngôn ngữ

 - Rèn kỹ năng đọc thơ to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng nhịp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3. Xúc cảm - tình cảm

- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ luôn có ý thức giữ gìn các phương tiện giao thông và khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông

4. Dự kiến kết quả đạt

- 90 – 95% trẻ đạt

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: Hình ảnh minh họa theo nội dung bài thơ. Máy tính, tivi, que chỉ. Nhạc bài hát “đường em đi”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 4067 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc thơ Cô dạy con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề lớn: Phương tiện và luật lệ giao thông
Chủ đề nhỏ: Một số phương tiện giao thông đường bộ
Hoạt động: Làm quen văn học
Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc thơ “Cô dạy con” (CS 64)
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Người dạy: Lù Thị Khuyên
Ngày dạy: 06/ 03/ 2019
I. Mục đích – yêu cầu
1. Nhận thức 
- Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “Cô dạy con”. Biết một số luật lệ cần thiết khi tham gia giao thông. Trả lời được một số câu hỏi của cô.
2. Ngôn ngữ
 - Rèn kỹ năng đọc thơ to rõ ràng, ngắt nghỉ đúng nhịp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Xúc cảm - tình cảm
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ luôn có ý thức giữ gìn các phương tiện giao thông và khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông 
4. Dự kiến kết quả đạt
- 90 – 95% trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh minh họa theo nội dung bài thơ. Máy tính, tivi, que chỉ. Nhạc bài hát “đường em đi”.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 2 – 3p)
- Các con ơi, hôm nay rất vinh dự được các cô ở phòng giáo dục đến thăm lớp chúng mình đấy chúng mình cùng nhau hát vang bài hát “đường em đi” để chào đón các cô nào.
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ À đúng rồi đấy các con ạ, bài hát nói về bạn nhỏ khi đi đường luôn đi bên phải đấy.
+ Vậy khi đi trên đường chúng mình thấy có những loại phương tiện gì đi lại nhỉ?
+ Các loại phương tiện như: Xe máy, xe đạp, ô tô là những phương tiện giao thông đường gì?
- Ngoài những phương tiện như xe máy, xe đạp, ô tô ra con còn biết những phương tiện giao thông đường bộ nào nữa nhỉ?.	
- Cô khái quát và giáo dục: Có rất nhiều loại phương tiện giao thông đường bộ như xe máy, ô tô, xe đạpcác phương tiện đó đều giúp con người, hàng hóa di chuyển từ nơi này đến nơi khác đấy. Vì vậy các con phải luôn có ý thức giữ gìn các phương tiện giao thông và khi tham gia giao thông các con nhớ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông các con nhớ chưa?
2. Hoạt động 2: Phát triển bài ( 22 - 25p)
*Dạy trẻ đọc thơ “Cô dạy con”
- Các con ạ, các phương tiện giao thông không chỉ giúp con người đi lại dễ dàng hơn, mà những phương tiện giao thông còn được tác giả Bùi Thị Tình gửi gắm vào bài thơ “Cô dạy con” một cách sinh động và sâu sắc đấy các con hãy cùng lắng nghe nhé. 
- Cô đọc lần 1: Kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào nhỉ?
+ Cô thấy các con còn nói hơi nhỏ đấy nào các con hãy cùng nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả thật to nhé.
- Để hiểu rõ hơn về bài thơ các con hãy cùng lắng nghe cô đọc thêm 1 lần nữa nhé.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh minh họa
+ Bài thơ nói về gì bạn nào giỏi cho cô biết nào?
+ Cô khái quát lại nội dung bài thơ: Bài thơ nói về bạn nhỏ được cô giáo dạy bài phương tiện giao thông các phương tiện giao thông đi theo các loại đường khác nhau và khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật an toàn giao thông đấy.
- Trích dẫn - đàm thoại - giảng giải từ khó
+ Đoạn 1: Các con ơi, bài dạy của cô giáo đối với bạn nhỏ về bài học phương tiện giao thông được thể hiện rõ nét qua những câu thơ sau: 
“Mẹ! Mẹ ơi cô dạy
Chạy đường thủy mẹ ơi”
+ Giảng giải từ khó:
- Đường không: Đường ở trên bầu trời dành cho máy bay.
- Cho trẻ đọc từ khó 2 – 3 lần dưới nhiều hình thức
- Đường thuỷ: Là đường đi ở trên mặt nước dành cho tàu, thuyền
- Cho trẻ đọc từ khó 2 – 3 lần dưới nhiều hình thức
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã nói với mẹ cô giáo dạy bài gì?
- Máy bay bay đường gì?
- Ô tô thì chạy ở đâu nhỉ?
- Tàu thuyền, ca nô chạy đường gì?
+ Đoạn 2: Khi được cô giáo dạy thì bạn nhỏ cũng đã ghi nhớ tất cả những lời cô dạy về việc thực hiện đúng an toàn giao thông khi tham gia giao thông đấy, điều đó được thể hiện qua đoạn cuối của bài thơ:
“Con nhớ lời cô rồi
.
Không bao giờ quên được”
+ Giảng giải từ khó:
- Vỉa hè: Là phần lề đường hai bên được xây cao hơn so với lòng đường để dành cho những người đi bộ đấy
- Cho trẻ đọc từ khó 2 – 3 lần
- Ngã tư: Là chỗ hai con đường gặp nhau như một hình chữ nhật.
- Cho trẻ đọc từ khó 2 – 3 lần
- Khi đi trên đường bộ phải như thế nào?
- Khi ngồi trên tàu xe thì sao?
- Đến ngã tư đường phố gặp đèn đỏ chúng mình phải thế nào?
- Gặp đèn vàng thì như thế nào?
- Còn khi gặp đèn xanh thì sao?
- Vậy bạn nhỏ có ghi nhớ lời cô dạy không nhỉ? Điều đó được thể hiện qua câu thơ nào?
- Qua bài thơ các con học được điều gì khi tham gia giao thông?
- Giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật lệ giao thông như khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè, đi phía tay phải, khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ, khi đến ngã tư đường phố gặp đèn đỏ các con phải dừng lại, đèn vàng thì chuẩn bị, đèn xanh các con mới được đi nhé
- Bây giờ các con đã sẵn sàng đọc thơ chưa nhỉ?
* Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc từ 1 - 2 lần (trẻ đứng, ngồi hình chữ u đọc thơ với giọng đọc to nhỏ cùng cô, khi cô đưa tay mở rộng sang 2 bên thì trẻ đọc to, khi cô để 1 ngón tay trước miệng thì trẻ đọc nhỏ)
- Mỗi tổ đọc 1 lần (trẻ đứng tại chỗ đọc thơ)
- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp 3 tổ (khi cô đưa tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc thơ, khi cô đưa cả 2 tay ra thì tất cả các tổ cùng đọc)
- Nhóm đọc 3 - 4 lần (nhóm 4 bạn, nhóm 3 bạn trẻ đứng thành các hàng ngang quay xuống các bạn)
- Cá nhân trẻ đọc 3 - 4 lần, trong đó có 2 lần kết hợp chỉ hình ảnh
- Trong quá trình trẻ đọc thơ cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ. Nhận xét trẻ sau mỗi lần đọc thơ.
- Chúng mình vừa được đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
3. Hoạt động 3: Kết thúc ( 1 – 2p)
- Cô nhận xét chung giờ học: Khen ngợi những trẻ đọc thuộc, đọc to, rõ ràng và động viên trẻ chưa thuộc về nhà học bài.
- Cho trẻ chuyển sang hoạt động khác
- Trẻ hát
- 1 - 2 trẻ trả lời
- 2 - 3 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 1 - 2 trẻ trả lời
- 1 - 2 trẻ kể
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- 1 - 2 trẻ trả lời
- Trẻ nhắc lại 2 - 3 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- 1 - 2 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc 2 - 3 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc 2 - 3 lần
- 2 - 3 trẻ trả lời.
- 1 - 2 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 1 - 2 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- 2 - 3 trẻ trả lời.
- Nhóm trẻ trả lời
- 1 - 2 trẻ trả lời
- 1 - 2 trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 2 - 3 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Lớp đọc
- Tổ đọc
- Trẻ đọc nối tiếp
- Nhóm đọc
- Cá nhân đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docGiao an day tre doc thuoc tho Co day con_12546967.doc