Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động ngoài trời - Đề tài: Quan sát vườn rau của bé

I/Mục đích yêu cầu:

- Giúp trẻ thay đổi trang thái hoạt động, tạo điều kiện để trẻ được làm quen, tiếp xúc với thiên nhiên, cho trẻ được hít thở không khí trong lành nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vận động của trẻ.

 -Trẻ biết và thực hiện được cách chơi, luật chơi của trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Uống nước chanh”.

 -Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.

 - Giáo dục trẻ chơi ngoan không chen lấn xô đẩy bạn.

II/ Nội dung:

- Hoạt động có chủ đích: Tham quan vườn rau, giàn mướp.

 -Trò chơi có luật: Mèo đuổi chuột

Uống nước chanh

 - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi (chong chóng, bóng, ), vẽ tự do trên sân,

III/ Chuẩn bị:

1.Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

2.Đồ dùng: Vòng làm vô lăng, chong chóng, bóng, phấn vẽ,

IV/ Tiến hành:

1. Ổn định trẻ trước khi ra sân:

- Cô nhắc nhở trẻ trước khi ra sân: Khi ra sân không chen lấn xô đẩy bạn, không chạy quá xa khu vực chơi của lớp, không nghịch phá đồ chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn.

 - Giới thiệu ngắn gọn nội dung hoạt động.

 

doc66 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 8544 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động ngoài trời - Đề tài: Quan sát vườn rau của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT – NGÀY 22/12
Từ 30/11 – 01/01/2015
 ˜²™
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
TUẦN I: Những con vật sống trong gia đình
Từ 30/11 đến 04/12/2015
Toán:
Đếm đến 9
Khám phá:
Những con vật sống trong gia đình
Tạo hình:
Vẽ con gà trống
Văn học:
Thơ: mèo đi câu cá
LQCC:
 i,t,c
TUẦN II: Những con vật sống trong rừng
Từ 07/12 đến 11/12/2015
Văn Học:
Truyện: Chú dê đen
Khám phá:
Những con vật sống trong rừng
Toán:
Tách gộp trong phạm vi 9
Thể dục: 
Bật liên tục vào 5-7 vòng
Tạo hình:
Nặn con thỏ
TUẦN III: Những con vật sống dưới nước
Từ 14/12 đến 18/12/2015
Tạo hình: 
Vẽ con cá
Khám phá:
Những con vật sống dưới nước
Âm nhạc:
Hát: cá vàng bơi
Thề dục:
Nhảy xuống từ độ cao 40cm
Văn học:
Thơ: Nàng tiên ốc
TUẦN IV: Ngày TLQĐNDVN 22/12
Từ 21/12 đến 25/12/2015
TOÁN
Nhận biết khối vuông khối chữ nhật 
Khám phá:
Trò chuyện về ngày 22/12
Thề dục:
Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách xa 4m
Tạo hình:
Vẽ quà tắng chú bộ đội
Âm nhạc:
Hát và vận động:
Cháu thương chú bộ đội
TUẦN V:
Một số côn trùng
Từ ngày 29/12 đến 01/01/2016
Âm nhạc:
Con chuồn chuồn
Khám phá:
Tìm hiểu về các loài côn trùng
Toán:
Xác định vị trí trên dưới so với bản thân 
LQCC:
b,d,đ
Tạo hình:
Vẽ con bướm
Thứ ngày tháng 11 năm 2015
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
ĐỀ TÀI: QUAN SÁT VƯỜN RAU CỦA BÉ
I/Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ thay đổi trang thái hoạt động, tạo điều kiện để trẻ được làm quen, tiếp xúc với thiên nhiên, cho trẻ được hít thở không khí trong lành nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vận động của trẻ.
 -Trẻ biết và thực hiện được cách chơi, luật chơi của trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Uống nước chanh”.
 -Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
 - Giáo dục trẻ chơi ngoan không chen lấn xô đẩy bạn.
II/ Nội dung:
- Hoạt động có chủ đích: Tham quan vườn rau, giàn mướp.
 -Trò chơi có luật: 	Mèo đuổi chuột 
Uống nước chanh
 - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi (chong chóng, bóng, ), vẽ tự do trên sân,
III/ Chuẩn bị:
1.Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
2.Đồ dùng: Vòng làm vô lăng, chong chóng, bóng, phấn vẽ, 
IV/ Tiến hành:
1. Ổn định trẻ trước khi ra sân:
- Cô nhắc nhở trẻ trước khi ra sân: Khi ra sân không chen lấn xô đẩy bạn, không chạy quá xa khu vực chơi của lớp, không nghịch phá đồ chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn.
 - Giới thiệu ngắn gọn nội dung hoạt động.
2. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Tham quan vườn rau, giàn mướp.
- Cô và trẻ cùng đi tham quan vườn rau của trường: 
- Hỏi trẻ: Trong vườn có những rau gì?
+ Ai đã trồng rau này? Rau dùng để làm gì?
+ Đây là rau gì? Rau cải ngọt dùng để làm gì?
+ Để trồng rau cần có những đồ dùng nào? 
+ Để rau xanh tốt thì phải làm gì?
+ Những người trồng rau còn được gọi là nghề gì?
 - Cô cho trẻ trả lời sau đó cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết yêu quý công các cô làm nghề nông và khi ăn không kén chọn thức ăn, ăn hết suất.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: bập bênh
- Cô và cháu hát bài: vui đến trường
Hoạt động 2: Trò chơi vận động
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Cô và trẻ cùng nhắc lại cách chơi, luật chơi:
- Cách chơi: 1 bạn làm Mèo, 1 bạn làm chuột, còn các bạn còn lại sẽ cầm tay nhau lại làm hang cho Mèo và Chuột chạy qua. Khi có hiệu lệnh Mèo sẽ đuổi bắt Chuột, Chuột chạy vào hang nào thì Mèo chui vào hang đó. Nếu Mèo bắt được Chuột thì sẽ thắng.
- Luật chơi: Mèo chạy sai hoặc không bắt được Chuột thì phải làm theo yêu cầu của các bạn. Nếu Chuột bị Mèo bắt thì phải làm theo yêu cầu của các bạn.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Trò chơi: Làm nước chanh
- Cô và trẻ cùng chơi 3 – 4 lần.
Hoạt động 3: trò chơi dân gian
Trò Chơi Dân Gian: rồng rắn lên mây
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi trẻ cùng nhau tham gia trò chơi
- Cô và trẻ cùng nhau hứng thú tham gia trò chơi
Hoạt động 4: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các đồ chơi có ở trong sân trường.
- Cho trẻ chọn đồ chơi và chơi theo ý thích của trẻ: chơi chong chóng quay, bóng, nhặt lá vàng, 
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ, không giành đồ chơi với bạn.
- Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát, gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ, quan sát và giải đáp những thắc mắc của trẻ kịp thời.
 * Nhận xét – tuyên dương trẻ và cho trẻ vệ sinh sạch sẽ.
Thứ ngày tháng 11 năm 2015
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PT THẨM MỸ
ĐỀ TÀI: VẼ CON GÀ TRỐNG
 I - Mục đích - Yêu cầu 
 - Trẻ biết sử dụng các ký năng vẽ đã học để vẽ được con gà trống: Các nét cong tròn khép kín, nét cong, ngắn, nét cong dài, .
 - Rèn luyện cách cầm bút, cách tô màu và rèn kỹ năng vẽ các nét cong, nét cong tròn khép kín cho trẻ
 - Trẻ hứng thú tham gia tạo ra sản phẩm có bố cục cân đối hài hoà. Biết cáh chơi, luật chơi của trò chơi " Chuyển trứng " và hứng thú chơi
 II - Chuẩn bị 
 Đồ dùng của cô: Tranh mẫu của cô , mô hìmh trang trại 
 Đồ dùng của trẻ: Giấy vẽ, sáp màu , trứng nhựa
 III – Tiến hành hoạt động :
* HĐ1 : Một số con vật nuôi trong gia đình 
 -Các bạn ơi hôm nay bác nông dân mời các con đến thăm trang trại nhà bác ấy đấy . Nào chúng mình cùng lên đường thôi 
 -Trong trang trại nhà bác nông dân nuôi những con vật gì ? 
 - Các con biết gì về những con vật này ? 
 - Các con có biết các con vật nuôi này có ích lợi gì không ? 
 - Cho trẻ đếm số lượng các con vật. 
 - Có rất nhiều con vật được nuôi trong gia đình chúng mình, mỗi con vật đều có một đặc điểm riêng nổi bật nhưng các con vật này đều có ích cho cuộc sống cảu chúng mìng đấy. Con chó để trông nhà, con mèo bắt chuột, con gà mái lại cho chúng mình những quả trứng có nhiều chất can xi giúp cơ thể chúng mình mau lớn và khoẻ mạnh đấy. Đã đến giờ về rồi, các con chào bác nông dân và hẹn gặp lại bác trong một dịp khác nhé.
 * HĐ2 : Quan sát, đàm thoại 
 - Trong trang trại nhà bác nông dân nuôi những con vật gì ? 
 - Con gà mái có đặc điểm gì ? 
 - Chúng mình nhìn xem cô giáo có bức tranh gì nhé
 ( cô treo tranh con gà trống và đàm thoại với trẻ về đặc điểm của con gà trống )
 - Bức tranh con gà trống có đặc điểm gì? 
 - Các con có biết cô giáo đã vẽ bức tranh con gà trống này như thế nào không ? 
 - Cô giáo tô màu như thế nào ? 
 - Bố cục bức tranh như thế nào ?
 + Cô vẽ mẫu : Các con nhìn xem cô giáo đã vẽ con gà trống như thế nào nhé .
 - Cô cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 đầu ngón tay. Trước tiên cô vẽ đầu gà bằng 1 nét cong tròn khép kín 
 - Vẽ cổ gà bằng 2 nét cong dài
 - Mình gà cô vẽ bởi 1 nét cong trong khép kín
 - Chân gà được vẽ bởi 1 nét thẳng ngắn và 3 nét xiên
 - Cô vẽ lông đuôi là những nét cong dài, ngắn khác nhau
 - Trên đầu gà cô vẽ mắt gà là 1 nét cong tròn khép kín sau đó dùng màu đen để di
 - Mình gà vẽ cánh là 2 nét cong : 1 nét cong daì và 1 nét cong ngắn
 - Muốn con gà có màu sắc sặc sỡ phải làm gì ?
 - Tô đầu gà, mình gà, chân gà màu vàng, cánh gà tô màu tím ,..
 Cô vừa tô vừa nói cách tô : Cô di màu từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Tô thật khéo không để màu nhoen ra ngoài. 
 * HĐ3 : Trẻ vẽ 
 Cô hỏi trẻ cách ngồi, cách cầm bút.
 Để vẽ được con gà trống các con phải vẽ như thế nào? 
 Các con phải vẽ bố cục bức tranh như thế nào để có một bức tranh đẹp?
 Trẻ vẽ : Cô bao quát, đến bên trẻ hướng dẫn, động viên trẻ
 Cho trẻ dừng tay 
 * HĐ4 : Trưng bầy sản phẩm 
 Cô hỏi trẻ các con vẽ được bức tranh gì ? 
 Bức tranh con gà trống các con vẽ có giống bức tranh cô vẽ không ? 
 Con đã vẽ bức tranh con gà trống này như thế nào ? 
 Các con thích bức tranh nào nhất ? Vì sao con thích ?
 Cô nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ.
 * HĐ5 : Trò chơi " Chuyển trứng "
 Các chú gà đã đẻ cho chúng mình những quả trứng thật to và bổ đấy.Các con hãy giúp bác nông dân chuyển trứng về nhà qua trò chơi " Chuyển trứng " nhé 
 - CC : Chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội 1 cái thìa. Khi có hiệu lệnh " Bắt đầu " trẻ đầu hàng ngậm cán thìa vào mồm cho trứng vào thìa và đi về phía trước đến vạch đích để trứng vào rổ và chạy về hàng đứng. Trẻ tiếp theo lại tiếp tục như vậy 
 - LC : Không được làm rơi trứng 
 - Trẻ chơi : 2-3 lần. Cô bao quát, động viên trẻ
Thứ ngày tháng 12 năm 2015
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI : BẬT LIÊN TỤC VÀO 5- 7 VÒNG
I.Mục đích  - yêu cầu
-Trẻ biết cách bật liên tục vào 5- 7 vòng 
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng bật của đôi bàn chân bật liên tục vào 7 vòng
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Vòng thể dục: 14 cái. Bóng thể dục cho trẻ chuyền: 2 quả.Vạch cho trẻ bật và đứng
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục cho trẻ thoải mái
Nhạc bài: trời nắng trời mưa, lạc vào rừng xanh
III. Cách tiến hành
 *Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ hát bài: trời nắng trời mưa
- Cô và trẻ đàm thoại về bài hát: 
- Cô và các co vừa hát bài gì?
- Bài hát về con vật nào? 
- Con thỏ có đặc diểm gì? 
- À con thỏ có tai dài, lông trắng ăn củ cải, và đặt biệt là chạy rất là nhanh
- Thỏ khỏe mạnh nên thỏ chạy nhanh, Vậy các con có muốn chạy nhanh như thỏ không?
- À muốn như vậy thì mình phải ăn uống dầy đủ và còn phải tập thể dục nữa
- Vậy bây giờ cô và các con cùng tập thể dục nhé. 
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cho cháu đi vòng tròn theo các kiểu chân kết hợp các bài hát “trời nắng trời mưa” sau đó trở về 3 hàng dọc và dàn ngang để tập các động tác thể dục
* Hoạt động 2: Trọng động
Bài tập phát triển chung tập theo bài hát “lạc vào rừng xanh”
a/ BTPTC:
 - Cháu dàn hàng tập bài phát triển chung.
 - Tay : Đưa 2tay lên cao hạ xuống ( 2lần 8 nhịp)
 - Chân : Bước sang ngang khuỵu got chan (2 lần 8 nhịp) 
 - Bụng ( Lườn ) : Quay sang trái , sang phải 
 - Bật : chay quay tay
 - Chuyển đội hình 2 dọc dàn ngang
*Vận động cơ bản: Bật liên tiếp qua 7 vòng
Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau 
- Cô có gì đây các bạn?
- Vòng này màu gì?
- Vòng này chúng ta có thề chơi được những trò chơi gì?
-Vậy hôm nay với những cái vòng này cô sẽ hướng dẫn cho các bạn một bài tập có tên là: bật liên tục qua 5- 7 vòng
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập
Để có thể thực hiên tốt chúng mình cùng hướng lên cô nào!-
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Thực hiện và giải thích toàn bộ vận động
-Mời 2 trẻ lên làm mẫu: Cô sửa sai cho trẻ
- Lần lượt cho từng cháu lên thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Lần 2: cô cho hai đội thi đua bật nhanh đem củ cải về cho thỏ
- Đội nào nhiều sẽ thắng
* Trò chơi vận động: chuyền bóng qua đầu qua chân
- Cô hướng dẫn cách chơi
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Nhận xét trò chơi
* Hồi tĩnh: (2-3 phút)
Cho trẻ hít thở sâu, đi lại nhẹ nhành
3.Kết thúc
Cô nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ.
Thứ ngày tháng 12 năm 2015
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI : THƠ: MÈO ĐI CÂU CÁ
I.Mục đích,yêu cầu
+Trẻ thuộc bài thơ,nhớ tên bài thơ,tên tác giả.Trẻ hiểu nội dung bài thơ và biết đọc diễn cảm bài thơ.
+Rèn kĩ năng đọc diễn cảm,biết bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên thể hiện qua nét mặt,cử chỉ,điệu bộ khi đọc thơ kèm tranh minh họa.
+Giáo dục trẻ chăm chỉ,không lười biếng,ỷ lại vào người khác.
+Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học,chơi tốt trong trò chơi.
II.Chuẩn bị
Đồ dùng của cô:
-Đĩa bài thơ”Mèo đi câu cá”.
-Mũ mèo cho cô và trẻ.
-Tranh minh họa nội dung bài thơ.
-Câu hỏi đàm thoại nội dung bài thơ.
-Nhạc bài hát”Rửa mặt như mèo”.
Đồ dùng của trẻ:
-2 cái cần câu,2 ao cá với các con cá bằng xốp.
-2 giỏ bằng tre.
III.Các hoạt động
*Hoạt động 1:Gây hứng thú
-Cho 1 trẻ đóng vai chú mèo em và hỏi cả lớp:
+Có ai nhìn thấy mèo anh ở đâu không?
+Mèo em tới gần mèo anh và gọi mèo anh dậy.
-Cô đóng vai mèo anh đang ngủ vàkhi tỉnh dậy cùng cả lớp trò chuyện:
+Các bạn ơi! vì mải chơi và ngủ lười nên hai anh em mèo chúng tôi đã có kết quả ra sao?
->Giáo dục:Các bạn đừng lười như anh em mèo chúng tớ nhé!mà hãy chăm chỉ,siêng năng lao động thì mới thành người có ích cho xã hội.Và cô cũng có một bài thơ miêu tả hai anh em nhà mèo và chúng mình cùng lắng nghe xem hai anh em mèo trong bài thơ có giống với hai anh em mèo chúng tớ không nhé!
*Hoạt động 2:Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ”Mèo đi câu cá”
-Cho trẻ nghe qua băng đĩa bài thơ và hỏi trẻ:
+Bài thơ có tên là gì?
+Bài thơ do ai sáng tác?
-Cô đọc thơ lần 2+Tranh minh họa:
+ Để bài thơ được hay hơn nữa và muốn biết rõ bài thơ có nội dung gì,chúng mình hãy cùng lắng nghe tôi đọc bài thơ một lần nữa thật diễn cảm với tranh nhé!.
+Bài thơ có tên là gì?
+Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
Trích dẫn 
-Bài thơ kể về hai anh em mèo đi câu cá thể hiện qua 2 câu thơ:
“Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu”
-Địa điểm nơi anh em mèo câu cá được miêu tả ở câu thơ:
“Em ngồi bờ ao
Anh ra sông Cái”
-Mèo anh ỷ lại cho mèo em và ngủ luôn một giấc,hình ảnh đó được miêu tả trong 4 câu thơ:
“Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm nhắc
Đã có em rồi”
-Còn mèo em thì mải chơi với các bạn thỏ,và cũng ỷ lại cho mèo anh cụ thể trong câu thơ:
“Mèo nghĩ :Ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bon vui chơi”
->Giải nghĩa từ”Hớn hở”:Thể hiện sự vui mừng,thoải mái.
-Kết quả của hai anh em mèo là gì?thể hiện rất rõ qua câu thơ:
“Đôi mèo hối hả
Quay về lều gianh
Giỏ em,giỏ anh
Không con cá nhỏ”
->Giải nghĩa từ:”Hối hả”:Thể hiện sự gấp gáp,vội vàng nhanh chóng.
->Cô củng cố
Đàm thoại:
+Trong bài thơ có những nhân vật nào?
 +Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
 +Mèo anh câu cá ở đâu?và mèo anh đã làm gì?
 +Thế mèo em câu ở đâu?và mèo em đã làm gì?
 +Kết quả của hai anh em mèo thếnào?vì sao?
 +Qua bài thơ chúng mình rút ra bài học gì?
-> Giáo dục trẻ:Vì mải chơi và ỷ lại vào nhau nên anh em mèo đã không có gì để ăn.Các bạn nhớ không được lười biếng,không được ỷ lại vào người khác mà phải chăm chỉ,siêng năng thì mới là con ngoan trò giỏi của ông bà,cha mẹ và thầy cô.
Cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ
-Cho trẻ đọc diễn cảm 1-2 lần cùng cô+động tác minh họa
-Cho trẻ đọc thi đua theo tổ
-Cho trẻ đọc theo nhóm bạn nam (1 trẻ mời các bạn khác cùng đọc) 
 -Nhóm bạn nữ đọc cùng cô
-Cho trẻ đọc 1 cá nhân kèm chỉ tranh minh họa(Chú ý sửa sai) và 1 cá nhân kèm động tác minh họa.
-Cho trẻ đọc cả lớp nối tiếp dựa theo nội dung bức tranh.
*Hoạt đông 3:Trò chơi”Thi câu cá”
-Các bạn vừa đọc bài thơ rất hay rồi.Các bạn nhớ đừng lười biếng như hai anh em mèo nhé!Và để thể hiện chúng mình không lười biếng bằng cách giúp anh em mèo chúng tôi câu thật nhiều cá qua trò chơi”Thi câu cá”.Cô nói luật chơi,cách chơi
+Cách chơi:Trên đây cô có 2 ao cá,co sẽ chia các bạn thành hai đội(Mèo hồng bạn của mèo anh và mèo xanh bạn của mèo em)mỗi đội có một ao cá.Nhiệm vụ hai đội đó là khi cô bắt đầu mở bản nhạc,các bạn vượt qua chướng ngại vật chạy theo đường dích dắc tới ao cá,dùng cần câu để câu những con cá cho vào rổ,sau đó chạy nhanh về cuối hàng nhường chỗ cho các bạn tiếp theo.Cứ như vậy cho tới hết bản nhạc thì kết thúc cuộc chơi.
+Luật chơi:Không ai được dùng tay để nhặt cá,và không được vượt qua vạch để câu nếu không chúng mình sẽ không được tính điểm con cá đó.
-Cho trẻ chơi(Cô bao quát,giúp đỡ trẻ chơi)
-Kết thúc trò chơi:Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và rút ra kết luận
*Kết thúc:Các bạn vừa giúp hai anh em mèo câu được rất nhiều cá,và cuộc chơi cũng rất là thú vị phải không.Tuy nhiên cũng sắp tới giờ nấu cơm trưa rồi,chúng mình hãy cùng nhau đem số cá vừa câu được xuống cho các bác cấp dưỡng để các bác nấu cơm cho chúng mình ăn nhé!
Thứ ngày tháng 12 năm 2015
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI : LQCC: I,T C
I. Mục đích – Yêu cầu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái i, t, c.
- Biết đếm, tạo nhóm số lượng trong phạm vi 7.
- Nhằm phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, luyện kỹ năng phát âm.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hứng thú tham gia bài học
II - Chuẩn bị
Đồ dùng của cô:
- Tranh: Cá Voi, con Tôm, con Cua.
- Các từ "Cá Voi", "con Tôm", "con Cua" được ghép bằng thẻ chữ rời.
- Thẻ chữ cái i, t, c, l, n, m và chữ rỗng cho cô (đồ dùng của cô kích thước to hơn).
Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ cái i, t, c, l, n, m và chữ rỗng cho trẻ (đồ dùng của trẻ kích thước nhỏ hơn).
- 1 rổ cho "Bà còng đi chợ" và Cá, Khế được bày trên bàn để "Bà còng" mua.
- 2 Bảng gài cá sẵn lô tô: (con Tôm, con Cua, Cá Voi) và các chữ cá i, t, c được bày trên bàn để trẻ chọn gài.
III. Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Chơi trò chơi "Bà còng đi chợ"
- Các con ơi, chúng mình cùng chơi: "Bà còng đi chợ" nhé! Cô sẽ làm "bà còng", còn các con sẽ làm tôm tép đưa bà còng đi chợ nào!
- Cô cầm rổ dẫn đầu, trẻ nối tiếp đi theo hàng dọc đến vây quang bàn bày khế và cá 
- Đã đến chợ rồi, "Bà còng" xem thực đơn hôm nay có món gì nhé! Hôm nay có món cá kho và cá nấu. "Bà còng" muốn mua 5 con cá Heo về kho. Bạn A chọn giúp "Bà còng" "5con cá Heo nào!
- Gọi 1 trẻ chọn 7 con cá chép vàng (Cô và cả lớp kiểm tra lại)
- "Bà còng" lại muốn mua 8 quả khế về nấu với cá. Bạn C giúp "Bà còng" chọn 8 quả khế nào!
- Gọi 1 trẻ chọn 8 quả khế (cô và cả lớp kiểm tra lại)
- "Bà còng" mua xong rồi, "Tôm – Tép" đưa "Bà còng" về nhà nào!
- Cô và trẻ đi về chỗ ngồi 
*Hoạt động 2: Làm quen chữ cái i, t, c
a. Làm quen chữ cái i
- Cá là con vật sống ở đâu?
- Các con biết tên những loại cá nào?
- Đây là con cá gì?
- Con cá Voi có đặc điểm gì?
- Dưới tranh có từ "cá Voi", cả lớp đọc từ nào? (đọc 2 lần).
- Cô còn có từ "cá Voi" được ghép bằng cá thẻ chữ rời, các con nhìn xem có giống từ trong tranh không? Chúng mình cùng đọc từ ghép nào! (đọc 2 lần).
- Gọi 1 trẻ lên tìm chữ cái đã học giơ lên, cả lớp phát âm (c, a, o)
- Hôm nay cô muốn giới thiệu với các con chữ cái mới. Đó là chữ i (Cô phát âm mẫu 3 lần).
- Cả lớp phát âm nào! (3 lần).
+ Từng tổ phát âm.
+ Gọi 8 – 10 trẻ phát âm.
+ Cho trẻ nhắm mắt tìm chữ i in rỗng sờ đường bao, nêu nhận xét đặc điểm của chữ i.
Đây là chữ i in thường và đây là chữ i viết thường. Chữ i in thường có cấu tạo như thế nào! 
+ Trẻ nói đến đâu, cô viết lên bảng đến đó.
+ Cả lớp nhắc lại 2, 3 cá nhân nhắc lại.
- Chúng mình cùng cô viết chữ i trên không nào!
b. Làm quen chữ t
- Những con vật sống ở dưới nước, ngoài các loài cá ra còn có những con gì khác?
- Đây là con gì?
- Con Tôm có đặc điểm như thế nào?
- Dưới tranh có từ "con Tôm" cả lớp đọc từ nào! (2 lần).
- Cho trẻ làm quen với chữ t lần lượt theo trình tự các bước tương tự như làm quen với chữ i.
* So sánh chữ i với chữ t
- Giống nhau: đều có 1 nét xổ thẳng.
- Khác nhau: Chữ i có dấu chấm ở trên.
- Chữ t có nét gạch ngang ở phần trên.
c. Làm quen chữ c
- Cô đọc câu đố về con Cua .
- Cô con mình cùng mò Cua bắt Ốc nhé!
- Cô và trẻ làm động tác "Mò Cua bắt Ốc". Sau đó tranh con Cua xuất hiện.
- Các con nhìn xem con Cua có đặc điểm gì?
- Dưới tranh có từ "con Cua", cả lớp đọc từ nào! (đọc 2 lần).
- Cho trẻ làm quen với chữ c lần lượt theo trình tự các bước tương tự như làm quen với chữ i và t.
* So sách chữ t với chữ c
- Khác nhau: Chữ c gồm 1 nét cong tròn không khép kín.
Chữ t hồm 1 nét xổ thảng và 1 nét gạch ngang ở phần trên.
*Hoạt động 3: Chơi trò chơi với chữ cái i, t, c, m, n.
a. Trò chơi "Tìm chữ theo hiệu lệnh".
- Các con rất giỏi, cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi, đó là trò chơi "Tìm chữ theo hiệu lệnh". Các con hãy nghe cô nói luật chơi nhé!
- Luật chơi: Phải giơ chữ theo đúng hiệu lệnh của cô.
- Cách chơi: Mỗi bạn có 1 rổ chữ cái đã học (i, t, c, m , n, l).
Cô yêu cầu xếp hết chữ ra trước mặt. Sau đó cô hô hiệu lệnh bằng cách nói tên hoặc nói cấu tạo chữ đã học. Các bạn sẽ tìm nhanh và đúng chữ cái cô yêu cầu. Sau đó phát âm chữ cái.
- Cho trẻ chơi: Cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
b. Chơi trò chơi: "Thi xem đội nào nhanh"
- Các con chơi rất giỏi, cô sẽ thưởng cho các con chơi một trò chơi khác.Đó là trò chơi "Thi xem đội nào nhanh". Các con cùng chú ý nghe cô nói luật chơi cách chơi nhé!
- Luật chơi: Phải gài chữ i ở hàng cá Voi, chữ t ở hàng con Tôm chữ c ở hàng con Cua.
- Cách chơi: Chia lớp thàng 2 đội có số người bằng nhau xếp thành 2 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, 2 bạn đứng đầu hàng chạy lên lấy chữ gài đúng hàng quy định, sau đó chạy về cuối hàng và đến lượt bạn tiếp theo chạy lên lấy chữ gài đúng hàng quy định, đội nào gài được nhiều chữ mà không phạm luật là thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi 2 đến 3 lần, cô bao quát động viê

File đính kèm:

  • docnoi_dung_giao_an_thang_chu_de_dong_vat_va_ngay_2212.doc
Giáo Án Liên Quan