Giáo án mầm non lớp Lá - Kể chuyện diễn cảm

I.Mục đích yêu cầu:

 1. Thái độ:

- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động

- Tập trung chú ý trong hoạt động học và chơi.

 2.Kỷ năng:

- Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, kỹ năng trả lời câu hỏi rỏ ràng, mạch lạc.

- Rèn kỹ năng phân biệt trạng thái cảm xúc buồn – vui qua hoạt động chơi và phân biệt được việc làm tốt – xấu.

3. Kiến thức:

- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện, kể lại được chuyện.Thông qua câu chuyện:

+ Trẻ diễn được rối câu chuyện “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ”

+ Trẻ biết thương yêu và giúp đỡ những người thân trong gia đình và những người gần gũi xung quanh trẻ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Kể chuyện diễn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mục đích yêu cầu:
 1. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Tập trung chú ý trong hoạt động học và chơi.
 2.Kỷ năng: 
- Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, kỹ năng trả lời câu hỏi rỏ ràng, mạch lạc.
- Rèn kỹ năng phân biệt trạng thái cảm xúc buồn – vui qua hoạt động chơi và phân biệt được việc làm tốt – xấu. 
3. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện, kể lại được chuyện.Thông qua câu chuyện:
+ Trẻ diễn được rối câu chuyện “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ”
+ Trẻ biết thương yêu và giúp đỡ những người thân trong gia đình và những người gần gũi xung quanh trẻ.
II.Chuẩn bị: 
- Máy vi tính có cài đặt phim câu chuyện “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ”
- Bài hát: “Cháu yêu bà”, “Cho con”, “Cả nhà thương nhau”.
- Tranh vẻ về câu chuyện “Cô bé Quàng Khăn Đỏ” cài sẳn trên máy vi tính
- Rối để trẻ diễn kịch câu chuyện “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ”.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Bé yêu thương bà.
- Các con lại đây với cô nào? Cô tên là Thủy, hôm nay cô cùng lớp mình tổ chức một hoạt động, để biết đó là hoạt động gì, bây giờ cô mời các con xem một đoạn kịch rối, vỡ kịch xin phép được bắt đầu.
+ Cô bé: Ôi! mình phải đi nhanh để đến thăm bà. Bà ốm mình thương bà quá La la la lá là là, .., sao lại có nhiều hoa, lại có bướm bay nữa thích quá! Thích quá! Mình hái hoa, bắt bướm chắc không sao đâu nhỉ ? La la la lá là là, ..,
+ Chó Sói: Cô bé sao cô lại vào rừng ta để hái hoa, ta đang đói lại đây để ta xem thịt ngươi có ngon không?
+ Cô bé: Cứu, cứu tôi với, có chó sói
- Vở kịch rối đã hết rồi.
- Các con có nhận xét gì vở kịch rối vừa rồi?
(Cô bé rất thương yêu bà, mang bánh sang cho bà nhưng cô bé không nghe lời mẹ dặn nên đã gặp chó sói)
- Thế các con thấy đoạn vở kịch rối vừa rồi giống nội dung câu chuyện gì?
- Câu chuyện này các con đã được nghe chưa?
- Thế bạn nào giỏi kể lại một đoạn cho cô và các bạn cùng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô nói
- Cô diễn rối
- Trẻ chú ý xem rối
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
* Họat động 2: Bé kể chuyện . 
 Lần 1: Cô cho trẻ kể lại câu chuyện
- Cô mời 2 trẻ lên kể chuyện
 + Một trẻ kể từ đầu câu chuyện.đến cô bé gặp chó Sói 
+ Một trẻ kể từ khi gặp chó Sói..hết câu chuyện
- Cô thấy 2 hai bạn đã kể câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” rất hay, bây giờ cô Thủy kể lại cho lớp mình nghe và cô cho lớp mình xem hình ảnh nữa nhé.
 Lần 2: Cô kể kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa
- Trong câu chuyện vừa rồi các con thấy khi bà bị ốm mẹ cô bé và cô bé như thế nào?
- Nếu bà các con bị ốm thì các con như thế nào?
->Để thể hiện tình cảm yêu thương của cháu đối với bà, cô cháu mình múa hát vận động bài “ Cháu yêu bà”
* Đàm thoại, trích dẫn
 - Tổ chức trò chơi: “Ô cửa bí mật” Để tăng thêm phần sinh động của trò chơi cô chia lớp mình thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: Gia đình đoàn kết 
+ Nhóm 2: Gia đình chung sức 
+ Nhóm 3: Gia đình truyền thống. 
- Ba nhóm hãy lắng nghe cô Thuỷ giới thiệu trò chơi:
- Các con nhìn trên màn hình máy vi tính của có nhiều ô số bí mật, sau mỗi ô cửa có rất nhiều điều bí ẩn, để muốn biết được điều gì sau ô số bây giờ cô mời đại diện của 1mỗi nhóm lên chọn cho nhóm mình một ô số và sau một điều bí mật đó sẻ là một ô cửa dành cho cho 3 nhóm, nhiệm vụ 3 nhóm phải hội ý, thảo luận, khi có có hiệu lệnh của cô nhóm nào có tín hiệu trả lời trước thì nhóm đó được quyền trả lời.
( Cô lần lượt mời từng nhóm lên chọn ô số, tương đương với mỗi ô số là một hình ảnh trong nội dung câu chuyện)
* Ô số thứ 1: (hình ảnh mẹ bảo cô bé mang bánh sang biếu bà)
* Ô số của nhóm bạn vừa chọn xong có hình ảnh gì các con?
+ Câu hỏi đưa ra cho hình ảnh này ?
+ Vì sao mẹ cô bé bảo cô bé mang bánh sang biếu cho bà ngoại?
- Thời gian bắt đầu cho 3 nhóm : 3, 2, 1 thời gian đã hết
- Mời đại diện nhóm có câu trả lời trước
+ Các con thấy cô bé quàng khăn đỏ là người như thế nào?(Cô bé là người tốt, biết thương yêu bà, thấy bà ốm nên mang bánh sang cho bà)
+ Những việc làm và thái độ của cô bé nói lên điều gì ?( Tình cảm yêu thương của cô bé dành cho bà)
+ Nếu bố mẹ hoặc ông bà bị ốm thì các con phải làm gì?( Cô cho trẻ kể các công việc mà hàng ngày trẻ làm)
+ Khi các con làm được một việc tốt thì bố mẹ và mọi người như thế nào? ( Cả nhà ai cũng vui vẻ và yêu thương)
* Ô số thứ 2: ( Hình ảnh chó sói hỏi cô bé)
+ Các con có nhận xét gì về hình ảnh này ? Vì sao cô bé gặp chó sói? (Vì cô bé không biết lắng nghe ý kiến của người mẹ và sóc.)
- Thời gian bắt đầu cho 3 nhóm : 3, 2, 1 thời gian đã hết
- Mời đại diện nhóm có câu trả lời trước
+ Khi gặp chó sói trạng thái cảm xúc của cô bé như thế nào?
( Cô bé sợ hải, giọng nói run sợ .)
+ Bạn nào thể hiện lại trạng thái của cô bé khi gặp chó sói
(Dạ, dạ tôi đi sang nhà bà ngoại của tôi. Nhà, nhà bà ngoại của tôi ở bên kia khu rừng,) 
- Nếu một điều xấu đến với các con thì các con cảm thấy thế nào?
* Ô số thứ 3: ( Hình ảnh Bác thợ săn cứu cô bé)
- Ô số tiếp theo là hình ảnh gì?
+ Vì sao Bác thợ săn đuổi chó sói?
- Thời gian bắt đầu cho 3 nhóm : 3, 2, 1 thời gian đã hết
- Mời đại diện nhóm có câu trả lời trước
(Vì chó sói đòi ăn thịt cô bé và bà ngoại.)
+ Con có nhận xét gì về thái độ và tính cách của bác thợ săn ?
( Bác thợ săn là một người hiền lành, tốt bụng. Bác giận dữ khi thấy chó sói đòi ăn thịt cô bé và bà ngoại)
+ Những việc làm nào thể hiện bác thợ săn là một người tốt?
( Bác không sợ nguy hiểm xông vào đánh chó sói để cứu cô bé và bà ngoại ra khỏi sói)
+ Còn chó sói là một con vật như thế nào?(Chó sói là một con vật hung dữ, ở trong rừng)
+ Qua câu chuyện cô bé Quàng khăn đỏ các con thấy việc làm của cô bé là đúng hay sai? Vì sao? 
+ Cô bé đã làm gì để sửa sai?
+ Nếu các con làm một việc gì sai thì các con phải làm gì ?
* Giáo dục : Các con phải biết vâng lời và lắng nghe ý kiến của ông bà, cha mẹ và những người gần gũi xung quanh mình, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, luôn làm những việc làm tốt, nếu làm sai thì phải biết nhận lỗi và xin lỗi.
->Chuyển tiếp: Để thể hiện tình cảm bố mẹ dành cho con khi con là một người con ngoan biết vâng lời ông bà cha mẹ , thương yêu mọi người trong gia đình và những người xung quanh mình, thế thì cô cháu mình cùng nhau hát vận động bài “ Cho con”
* Hoạt động 4: Diễn rối
- Cô thấy lớp mình học giỏi và kể chuyện hay, cô cùng các con sẽ chuyển thể câu chuyện này sang vỡ kịch rối, các con thấy thế nào?
- Cô mời trẻ cùng lên tham gia với cô.( Cô mời 4 trẻ lên đóng các nhân vật trong truyện ).
- Cô cùng trẻ diễn rối theo nội dung câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”
 -> Các con ơi! Trong câu chuyện vừa rồi cô bé đã nhận ra lỗi của mình và biết nhận lỗi với tất cả mọi người, cô bé hứa từ nay cô bé sẽ luôn vâng lời bố mẹ để cả nhà đều vui
* Kết thúc: Cô và trẻ hát “Cả Nhà thương nhau”, cô nhận xét, tuyên dương cho trẻ đi ra ngoài.
- Trẻ kể chuyện 
- Trẻ lắng nghe cô kể và xem phim 
- Trẻ cùng cô hát và vận động
- Trẻ lắng nghe và thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý và trả lời câu hỏi
- Trẻ thảo luận
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thảo luận
- Cô bé sợ hải, giọng nói run sợ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ thảo luận
- Vì chó sói đòi ăn thịt cô bé và bà ngoại.
- Bác thợ săn là một ngừơi rất hiền lành và tốt bụng, sẳn sàng giúp đỡ người khác khi gặp nạn.
- Con Sói là con vật rất hung giữ ...
- Là sai
- Vì cô bé không nghe lời mẹ hác
- Cô bé biết nhận lỗi, biết xin lỗi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát và vận động 
- Trẻ diễn rối

File đính kèm:

  • docGIAO AN CUA THUY MN.doc
Giáo Án Liên Quan