Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch thực hiện chủ đề “ Thực vật”

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Giáo dục trẻ có thói quen giữ vệ sinh trường lớp

- Rèn luyện các kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo của trẻ

- Có thói quên tập thể dục sáng

- Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể gọn gàng, sạch đẹp

- Biết tự phục vụ trong ăn uống

- Phát triển các tố chất: Chú ý, nhanh nhẹn

2. Phát triển nhận thức

- Biết được mùa xuân có khí hậu mát mẻ, trong ngày tết có nhiều quà, bánh

- Trẻ nhận biết, phân biệt được cao – thấp, dài ngắn

- Biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng một số loại hoa, quả

- Trẻ biết được các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và tam giác

- Trẻ làm quen với số 3

3. Phát triển ngôn ngữ

- Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô

- Rèn luyện kỹ năng phát âm to, rõ, đúng giọng nhịp bài thơ

- Nói chuyện lễ phép với mọi người

- Trẻ hiểu được nghĩa của các từ khó

4. Phát triển tình cảm xã hội

- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hoa, quả

- Trẻ tôn trọng, yêu quý những sản phẩm do con người tạo ra.

- Biết giúp đỡ mọi người

 

doc138 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch thực hiện chủ đề “ Thực vật”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
“ THỰC VẬT”
(Thời gian thực hiện: 5 tuần từ ngày 02/03/2015 đến 27/03/2015)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Giáo dục trẻ có thói quen giữ vệ sinh trường lớp 
- Rèn luyện các kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo của trẻ
- Có thói quên tập thể dục sáng
- Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể gọn gàng, sạch đẹp
- Biết tự phục vụ trong ăn uống
- Phát triển các tố chất: Chú ý, nhanh nhẹn 
2. Phát triển nhận thức
- Biết được mùa xuân có khí hậu mát mẻ, trong ngày tết có nhiều quà, bánh
- Trẻ nhận biết, phân biệt được cao – thấp, dài ngắn
- Biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng một số loại hoa, quả
- Trẻ biết được các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và tam giác
- Trẻ làm quen với số 3
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
- Rèn luyện kỹ năng phát âm to, rõ, đúng giọng nhịp bài thơ
- Nói chuyện lễ phép với mọi người
- Trẻ hiểu được nghĩa của các từ khó
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hoa, quả
- Trẻ tôn trọng, yêu quý những sản phẩm do con người tạo ra.
- Biết giúp đỡ mọi người
5. Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ thực hiện theo cô các bài tô, vẽ, nặn, xé dán có sáng tạo trong tô, vẽ, màu sắc 
- Giới thiệu sản phẩm của mình và bước đầu nhận xét tác phẩm của bạn 
- Hát đúng và vỗ tay phù hợp nhịp điệu bài hát 
- Biết giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ
II. NỘI DUNG
TT
Tên nhánh
Nội dung
Hoạt động
1
Mùa xuân tươi đẹp
*Lĩnh vực phát triển thể chất: Bước lên bật xuống bục cao 30cm
 - Trẻ biết bước lên bật xuống bục cao 30cm.
 - Trẻ bước lần lượt từng chân lên bục và giữ thăng bằng, bật rớt xuống bằng mũi bàn chân.
 - Biết phối hợp tay và chân
 - Biết đi trên tàu xe thì không thò đầu ra cửa sổ, không đùa giỡn trên xe.
- HĐH: Bước lên bật xuống bục cao 30cm
- TDS: Trò chơi bật qua chướng ngại vật
- HĐC: Ôn “ Bước lên bật xuống bục cao 30cm”
* Phát triển tình cảm- quan hệ xã hội: Sự tích bánh chưng bánh dày
- Trẻ hiểu nội dung chuyện, biết trong chuyện ai là người thế ngôi vua cha. 
- Nhớ tên chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giầy”. 
- Rèn kỹ năng thao tác nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. Phát triển óc quan sát, tư duy cho trẻ.
- Trẻ biết quý trọng các món ăn dân gian trong ngày Tết. 
- HĐH: Sự tích bánh chưng bánh dày
- HĐG: Cửa hàng bánh mứt
- Mọi lúc mọi nơi
* Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Thơ “ Tết đang vào nhà”
+ TrÎ ®äc thuéc, ®äc diÔn c¶m bµi th¬: “Tết đang vào nhà”
+ TrÎ hiÓu ®­îc néi dung bµi thơ
+ TrÎ nhí tªn bµi th¬ vµ thÓ hiÖn t×nh c¶m cña m×nh khi ®äc th¬.- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả 
- GD: trẻ biết yêu quý và giữ gìn phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền
- HĐH: dạy thơ “ Tết đang vào nhà”
- Hoạt động góc: Làm thiệp chúc tết
- HĐC: Ôn thơ “Tết đang vào nhà
- Mọi lúc mọi nơi
*Phát triển nhận thức: Trò chuyện về ngày Tết Nguyên đán
- Trẻ biết ngày tết nguyên đán còn gọi là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
 - Biết được tên gọi của các món ăn ,bánh mứt ngày tết
 - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tư duy của trẻ
 - Thích và mong được chào đón tết.
- HĐH: Trò chuyện về ngày tết Nguyên đán
- Giờ đón trẻ:Trò chuyện về ngày tết
- HĐC: Trò chuyện về ngày tết Nguyên đán
- Mọi lúc mọi nơi
*Phát triển thẫm mỹ: Làm thiệp chúc tết
- Tạo ra sản phẩm đơn giản theo ý thích.
- Biết giữ gìn sản phẩm.
- HĐH: Làm thiệp chúc tết
- Trò chuyện mọi lúc, mọi nơi
2
Cây xanh quanh bé + Ngày QTPN 8/3
 *Lĩnh vực phát triển thể chất: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
- Trẻ biết đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
 - Trẻ giữ thăng bằng trong khi đi ,không giẫm lên vạch, khi bò chui qua cổng đầu không cuối, mắt nhìn thẳng về phía trước chân kéo lê sát xuống sàn.
- HĐH: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
- Thể dục sáng: các kiểu đi, chạy, đi trên ghế thể dục
- Hoạt động ngoài trời
- HĐC: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
* Phát triển tình cảm- quan hệ xã hội: Hát quà 8/3
- Trẻ biết tên bài hát, thuộc lời bài hát 
- Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ trong ngày 8/3 thông qua bài hát “Quà 8/3”.
	- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát. 
 - Chơi được trò chơi.
	- GD: Ngày 8/3 là ngày hội của bà, mẹ, cô và chị. Vì vậy, để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của bà, mẹ và cô các con phải biết ngoan ngoãn, học giỏi và biết vâng lời 
- HĐH: Hát quà 8/3
- Trò chuyện giờ đón trẻ
- HĐG: Cửa hàng bán quà lưu niệm
- HĐC: Ôn “Tquà 8/3
- Mọi lúc mọi nơi
* Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Thơ “ Dán hoa tặng mẹ”
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. 
 - Trẻ thuộc thơ, đọc to rõ cùng cô. 
 - Luyện từ: nói rằng, biếu, xoa đầu, cô giáo, hoa.
 - Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ trong ngày 8/3 
 - GD: Biết ngoan ngoan, học giỏi, vâng lời cô, bà, mẹ.
- HĐH : Thơ “ Dán hoa tặng mẹ”
- Trò chuyện
- HĐG: làm thiệp
- HĐC: Ôn “Dán hoa tặng mẹ”
- Mọi lúc mọi nơi	
*Phát triển nhận thức: Dài – ngắn
 - Trẻ nhận biết được đồ vật dài – ngắn. 
 - Củng cố màu sắc, số lượng
 - Chọn theo yêu cầu của cô, khoanh tròn những đồ vật dài, ngắn
 - Nói được các từ dài hơn - ngắn hơn
 - GD: Hợp tác, đoàn kết với bạn khi chơi.
- HĐH: Dài – ngắn
- Trò chuyện.
- HĐNT: nhặt lá xếp hình dài - ngắn
- HĐC: Ôn “So sánh dài – ngắn”
*Phát triển thẫm mỹ: Dán hoa tặng mẹ
- Trẻ biết dán hoa để tặng mẹ, cô, bà, chị của mình nhân ngày 8/3.
- Phếch hồ vừa phải bôi vào mặt trái của bông hoa và dán thẳng, ngay bông hoa, dán cành và lá cho bông hoa đẹp. Nhận xét sản phẩm
- Biết thể hiện tình cảm của mình đối với bà, mẹ, cô, chị nhân ngày 8/3.Biết ngoan ngoãn vâng lời để đền đáp công ơn của bà, mẹ va cô.
- Biết giữ vệ sinh cơ thể
- HĐH: Dán hoa tặng mẹ
- Thể dục sáng: hát và vận động quà 8/3
- HĐG: làm thiệp
- HĐC :Ôn “ dán hoa tặng mẹ ”
- Mọi lúc mọi nơi
3
Một số loại rau ăn củ quả
*Lĩnh vực phát triển thể chất: Bật tiến về trước
 - Trẻ biết bật tiến về trước.
 - Trẻ nhún bật về trước bằng 2 chân và rơi xuống nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.
- HĐH: Bật tiến về trước
- TDS: Trò chơi “ai nhanh hơn” bật qua vũng nước
- HĐC: Ôn “Bật tiến về trước
* Phát triển tình cảm- quan hệ xã hội: Hát “ Quả cà chua” 
 - Trẻ biết tên bài hát, thuộc bài hát 
 - Biết lợi ích của rau củ quả
 - Biết hình dáng, màu sắc của quả cá chua
 -Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.Chơi được trò chơi.
 - Biết ăn cà chua cung cấp nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh.
 - Trẻ biết ăn chín uống sôi
- HĐH: Hát quả cà chua
- HĐG: nặn củ quả
- HĐC: Ôn “Hát quả cà chua”
- Mọi lúc mọi nơi
* Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Truyện “ Sự tích rau thì là”
- Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật trong truyện và hiểu được nhờ có Trời mà mỗi loại rau mới có tên gọi
 - Trẻ kể lại truyện với sự giúp đỡ của cô.
 - Trả lời được câu hỏi của cô.
 - Ăn nhiều rau củ vì trong rau có nhiều vitamin và muối khoáng..
 - Biết ăn chín uống sôi
- HĐH: Truyện “ Sự tích rau thì là ”
- Trò chuyện 
- HĐG: Xây vườn rau
- HĐC: Ôn truyện“Sự tích rau thì là
- Mọi lúc mọi nơi
*Phát triển nhận thức: Đếm đến 3, nhận biết số lượng trong phạm vi 3
- Trẻ biết đếm đến 3, nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 3
- Rèn sự chú ý, nhanh nhẹn, phối hợp tay và mắt.
 - Chơi được trò chơi.
 - Hứng thú tham gia các hoạt động
 - Biết đi bộ trên vỉa hè và đi sát lề phải của mình.
- HĐH: Đếm đến 3, nhận biết số lượng trong phạm vi 3
- HĐNT: hái thẻ số
- HĐC: Ôn “đếm đến 3, nhận biết số lượng trong phạm vi 3
- Mọi lúc mọi nơi
*Phát triển thẫm mỹ: Nặn củ quả dài
	- Trẻ biết nặn một số loại củ, quả dài.
	- Dùng những kỹ năng đã học để tạo ra các sản phẩm: như kỹ năng bẻ cong, lăn dọc, vuốt nhọn một đầu.
	- Giáo dục trẻ: trẻ biết yêu quí bảo vệ sản phẩm của mình và của bạn
 - Ăn nhiều rau quả đã được nấu chín.
- HĐH: Nặn củ quả dài
- Hoạt động góc: vẽ nặn củ quả
- Mọi lúc mọi nơi
4
Một số loại hoa
 *Lĩnh vực phát triển thể chất: Ném xa bằng 1 tay
Trẻ biết ném xa bằng một tay.
- Biết dùng lực của cánh tay để ném
 - Phối hợp tay và chân nhịp nhàng
 - Biết đi trên tàu xe thì không thò đầu ra cửa sổ, không đùa giỡn trên xe
 - Trẻ biết tuân thủ luật chơi
 - Hứng thú tham gia cùng cô
- HĐH: “ Ném xa bằng một tay”
- Thể dục sáng: trò chơi
- HĐC: Ôn “Ném xa bằng một tay”
- HĐNT: ném quả vào sọt
* Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội: Trò chuyện về một số loại hoa
- Trẻ biết được tên, đặc điểm, lợi ích của một số loại hoa đối với đời sống con người, MTXQ
 - Phát triển ngôn ngữ, cung cấp và làm giàu vốn từ cho trẻ
- Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa, quả, cây xanh
 - Rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ
 - Trẻ biết đi bộ sát lề bên phải
 - Hứng thú tham gia cùng cô và các bạn
- Không xả rác bừa bãi
- HĐH: Trò chuyện về một số loại hoa
- Trò chuyện hàng ngày.
HĐG: Xây vườn hoa
- HĐC: Ôn “Trò chuyện về một số loại hoa”
- Mọi lúc mọi nơi
* Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Thơ “ Hoa cúc vàng”
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết được nội dung bài thơ
- Biết được lợi ích của hoa đối với đời sống con người
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, đọc diễn cảm
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh, hoa, quả
- HĐH : Thơ “ Hoa cúc vàng”
- Trò chuyện hàng ngày
- HĐC: Ôn thơ “ Hoa cúc vàng”.
- HĐG: xé dán vườn hoa
* Phát triển nhận thức: Nhận biết sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng
- Trẻ biết được sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng ( 2 cây hoa). 
 - Biết so sánh sự khác nhau của 2 đối tượng
 - Nói được các từ cao hơn – thấp hơn
- Hứng thú tham gia cùng cô và bạn
- Biết hợp tác, đoàn kết với bạn khi chơi.
- HĐH: nhận biết sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng
- Trò chơi, trò chuyện
- HĐC: “ Nhận biết sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng”
- HĐG: Xây vườn hoa
- Mọi lúc mọi nơi
*Phát triển thẫm mỹ: Hát “ Màu hoa”
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc và hiểu được nội dung bài hát
- Biết được lợi ích của hoa đối với đời sống con người
- Thể hiện giai điệu bài hát nhẹ nhàng, hát đúng lời, đúng nhịp
- Chơi được trò chơi
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh, hoa, quả
- HĐH: Hát “ Màu hoa”
- Trò chuyện
- HĐG: Hát theo chủ đề
- HĐC: Ôn hát “Vườn hoa”
- Mọi lúc mọi nơi
5
Một số loại quả
*Lĩnh vực phát triển thể chất: Ném đích đứng
 - Trẻ biết ném trúng đích đứng.
- Biết dùng lực của cánh tay để ném
 - Phối hợp tay và chân nhịp nhàng
- Rèn khả năng phản xạ nhanh 
 - Trẻ biết tuân thủ luật chơi
 - Hứng thú tham gia cùng cô
HĐH: Ném đích đứng
TDS: ném bóng vào rổ
HĐC: Ôn ném đích đứng
* Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội: Hát “ Vườn cây của ba”
Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc và hiểu được nội dung bài hát
- Biết được lợi ích của cây đối với đời sống con người
- Thể hiện giai điệu bài hát nhẹ nhàng, hát đúng lời, đúng nhịp
- Chơi được trò chơi
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh, hoa, quả
HĐH: hát “ Vườn cây của ba”
- Trò chuyện
- TDS: hát khởi động
- HĐG: Xây vườn cây
- HĐC: Ôn “ Vườn cây của ba”
* Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: Thơ “ Quả”
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết được nội dung bài thơ
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, đọc diễn cảm
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh, hoa, quả
- HĐH: Thơ “ Quả”
- Trò chuyện
- HĐG: Cửa hàng bán trái cây”
- HĐC: Ôn thơ “ Quả”
* Phát triển nhận thức: Trò chuyện về một số loại quả
- Trẻ biết được tên, đặc điểm, lợi ích của một số loại quả đối với đời sống con người, MTXQ
 - Phát triển ngôn ngữ, cung cấp và làm giàu vốn từ cho trẻ
- Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa, quả, cây xanh
 - Rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ
 - Hứng thú tham gia cùng cô và các bạn
- Không xả rác bừa bãi
- HĐH: trò chuyện về một số loại quả
- Trò chuyện
HĐG: Cửa hàng bán trái cây
- HĐNT: chơi “ Hái quả”
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
Chủ đề nhánh: Mùa Xuân Tươi Đẹp
Tuần thứ 1, từ ngày 9/02/2015 đến 13/02/2015
 Tuần 
Tên
Hđ
Tuần 1 
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1/ Đón trẻ, trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp.
- Nhắc nhở trẻ chào ba mẹ, cô và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện về chủ đề đang học.
2/ TDS
Hô hấp 3 , tay 3, chân 3, bụng 3, bật 3.
3/ 
Hoạt động học
LVPTTC
Bước lên, bật xuống bục cao 30 cm
LVPTCKNXH
Truyện: “Thần kỳ của mùa xuân”
LVPTNT
Trò chuyện về ngày tết nguyên đán.
LVPTNN
Thơ: Tết đang vào nhà
LVPTTM
Làm thiệp chúc tết.
4/ Hoạt động ngoài trời
TCDG:
Tập tầm vông 
Lộn cầu vồng 
Chi chi chành chành 
TCDG:
Tập tầm vông
Lộn cầu vồng
5/ Hoạt động góc
- Bé làm họa sĩ: làm thiệp chúc tết.
- Be phân vai: cửa hàng bánh mứt.
- Bé làm ca sĩ: hát, múa, đọc thơ theo chủ đề
6/ VS trưa,ngủ trưa.
Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.
Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng ăn.
Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
Vệ sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
7/ Hoạt động chiều
Bước lên, bật xuống bục cao 30 cm
 Truyện: “Thần kỳ của mùa xuân”
Trò chuyện về ngày tết nguyên đán.
Thơ: Tết đang vào nhà
Làm thiệp chúc tết.
8/Trả trẻ
- Nêu gương, chuẩn bị đồ dùng trả trẻ
Người duyệt kế hoạch 	Người lập kế hoạch
Nguyễn Thị Bích Tuyền
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
v Từ ngày 13/10/2014 đến ngày 17/10/ 2014
Chủ đề nhánh: Mùa xuân tươi đẹp
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức: Thực hiện được các trò chơi, thể hiện được vai chơi
- Trẻ thực hiện tốt 3 góc chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết ý nghĩa ngày tết.
- Trẻ biết 1 số thực phẫm, hoa quả trưng trong này tết
2. Kỹ năng 
- Biết sử dụng được các kỹ năng và thao tác đã học, biết phối hợp tay chân nhịp nhàng.
- Thực hiện được các trò chơi, thể hiện được vai chơi
- Trẻ thực hiện tốt 3 góc chơi theo yêu cầu của cô.
- Phát triển ngôn ngữ và vốn từ của trẻ khi đàm thoại về chủ đề
 3. Giáo dục 
	- Giáo dục trẻ biết chơi cùng bạn không tranh giành đồ chơi với bạn, biết rửa tay trước khi ăn 
 - Hợp tác với bạn khi chơi không được giành đồ chơi trong khi chơi.
 - Biết bảo vệ cơ thể và phòng tránh một số bệnh
- GDBVMT: không xã rác bừa bãi, không hái hoa, bẻ cành, phá hại cây xanh quanh trường lớp. 
- GDVS: Biết giữ vệ sinh chung
- GDATTP: Biết ăn chín uống sôi, rửa sạch trước khi ăn
II. Các hoạt động trong ngày
Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng
*Đón trẻ: Cho trẻ vào lớp cất đồ dùng, điểm danh
*Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Mùa xuân tươi đẹp” 
 - Con biết sắp đến ngày gì không? Tết đến con có được mua đồ mới chưa? Con có thích ngày tết không. Vì sao?
 - Con thấy ở nhà cha mẹ đã chuẩn bị đón tết như thế nào? Con có phụ giúp cha mẹ không?
2. Thể dục sáng 
+ Hô hấp 4: Gà gáy.
+Tay 4: Tay đưa ra trước lên cao, dang ngang bằng vai rồi thả tay xuôi theo người 
+ Bụng 4: nghiêng người sang 2 bên phải ,trái
+ Chân 4: Bật nhảy tại chỗ 2-3 lần
+ Bật 4: bật tại chổ.
Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng và hít thở sâu 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2, ngày 9 tháng 02 năm 2015
Chủ đề nhánh: Mùa xuân tươi đẹp
Lĩnh vực phát triển: PTTC
Đề tài: Bước lên bật xuống bục cao 30cm
I. Mục đích - yêu cầu
 1. Kiến Thức
 - Trẻ biết bước lên bật xuống bục cao 30cm.
 2. Kỹ Năng
 - Trẻ bước lần lượt từng chân lên bục và giữ thăng bằng, bật rớt xuống bằng mũi bàn chân.
 - Biết phối hợp tay và chân
 - Biết đi trên tàu xe thì không thò đầu ra cửa sổ, không đùa giỡn trên xe.
 3. Thái Độ 
 - Trẻ biết tuân thủ luật chơi
 - Hứng thú tham gia cùng cô
II. Chuẩn bị
 - Đồ dùng của cô: Bục cao 30 cm, trống lắc
 - Đồ dùng của trẻ: Trái cây bằng bitis, rỗ
 * NDTH: Hát “ Bánh chưng xanh”
 * LGCĐ: ATGT
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Ổn định
 - Hát: “Bánh chưng xanh”
 - Các con ơi lúc nãy cô vừa nhận được điện thoại của bạn Lan , bạn mời cả lớp mình đến nhà bạn ấy chơi, các con có thích không?, nhưng vườn quýt hồng nhà bạn Lan ở tận Lai Vung nên muốn đi đến đó chúng ta phải đi băng xe ô tô đó các con.
 -Vậy theo các con để đảm bảo an toàn giao thông khi đi trên xe chúng ta cần phải làm gì?
 - Các con trả lời rất giỏi, bây giờ chúng ta cùng đi nào.
2. Dạy bước lên bật xuống bục cao 30cm
 * Khởi động: Cô cho trẻ đi vòng tròn đi các kiểu chân
 * Trọng động:
+ Hô hấp 4: Gà gáy.
+Tay 4: Tay đưa ra trước lên cao, dang ngang bằng vai rồi thả tay xuôi theo người 
+ Bụng 4: nghiêng người sang 2 bên phải ,trái
+ Chân 4: Bật nhảy tại chỗ 2-3 lần
+ Bật 4: bật tại chổ.
*VĐCB:Các con ơi đã gần đến nhà của bạn Lan rồi đó các con nhưng ở phía cô nhìn thấy có một cái gò đất ra cao mà để đi qua được thì chúng ta phải bước lên và bật xuống để đi qua đó. Bây giờ các con hãy xem cô đi qua trước nha.
- Cô làm mẫu lần 1
- Làm mẫu lần 2 + giải thích:
 +Tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên, bước từng chân lên bục, đứng thẳng trên bục, rồi khụy gối xuống , 2 tay đánh tự nhiên rồi bật xuống bằng hai chân, 2 tay đưa về phía trước để giữ thăng bằng.
- Mời trẻ khá lên thực hiện.
- Cho cả lớp thực hiện.
- Cho hai trẻ thi đua.
- Các con vừa làm gì nè?
3. Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
Các con ơi. Chúng ta cùng ra vườn hái quýt nha. Chúng ta hãy thi đua xem đội nào hái được nhiều Quýt hơn nhe.
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành hai đội, lần lượt từng bạn sẽ chạy lên trèo qua mô đất rồi bật xuống và chạy lại hái 1 quả Quýt, sau đó nhanh chống chạy về để vào rổ, bạn tiếp theo sẽ chạy lên,..
- Luật chơi : Khi có tín hiệu kết thúc trò chơi, đội nào nhanh hơn, hái được nhiều quả hơn và không phạm quy sẽ là đội chiến thắng 
- Trẻ chơi
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Cho trẻ đi vòng tròn thả lỏng
-Trẻ hát cùng cô.
-Thích
- Dạ. Không đùa giỡn hay thò đầu ra ngoài cửa sổ khi đang trên xe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ quan sát
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Lớp thực hiện
- Dạ. Bước lên bật xuống bục cao 30 cm.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi
- Trẻ đi vòng tròn hít thở.
IV. Hoạt động chuyển tiếp: hát “ Bánh chưng xanh”	
V. Hoạt động ngoài trời 	
 Trò chơi: “ tập tầm vông”
 * Cách chơi: Dùng một vật lén bỏ vào lòng một bàn tay rồi nắm lại, rồi quay hai tay tròn trước ngực. Gv vừa quay vừa đọc:
Tập tầm vông / Tay không tay có / Tập tầm vó / Tay có tay không / Tay nào không / Tay nào có / Tay nào có / Tay nào không?
Hết câu đưa hai nắm tay ra cho người đối diện đoán. 
 * Luật chơi: Nếu đoán đúng thì người đoán đúng được thực hiện hình phạt (tùy theo hai bên thỏa thuận như ký đầu hay búng tai...). Nếu người đoán không đúng thì bị phạt ngược lại.
 - Trẻ chơi.
 - Cô quan sát nhận xét.
 - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
 - Cô cùng chơi với trẻ.
VI. Hoạt động Góc
 - Bé làm họa sĩ: làm thiệp chúc tết
 - Bé làm ca sĩ: hát múa,đọc thơ theo chủ đề
 - Bé phân vai: cửa hàng bánh mứt
1. Chuẩn bị
- Bé làm họa sĩ: Giấy A4, màu sáp, 1 số hoa bằng giấy màu, keo,..
- Bé làm ca sĩ: dây kim tuyến, trống lắc, phách tre, kèn, xắc xô, trang phục, tranh ảnh chủ đề,..
- Bé phân vai: một số loại bánh mứt ngày tết, các thẻ đeo, kí hiệu nhóm trưởng, kí hiệu nhóm chơi, tiền bằng các con số, các rổ đụng đồ dùng đồ chơi của nhóm
2. Tiến hành
Trò chuyện – quan sát
 - Cô và trẻ cùng hát bài “Sắp đến tết rồi” và trò chuyện về bài hát
 - Các con vừa hát bài gì?
 - Khi đến tết thì các con được đi đâu chơi, các con làm những gì để phụ giúp cha mẹ chuận bị đón tết?
 - Cô cho trẻ đến quan sát các góc chơi
 - Cô cho trẻ kể tên các đồ dùng, dụng cụ có trong góc và nêu trò chơi có thể chơi được với đồ chơi đó.
* Giáo dục: Chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi với bạn., không vứt ném đồ chơi, lấy và cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi qui định.
 - Cô cùng trẻ trao đổi về những quy định cũng như trò chơi trong nhóm.
 - Cô và trẻ thảo luận chọn nhóm trưởng, nhiệm vụ và công việc của nhóm trưởng.
 - Khi phân công nhóm phải có ý kiến về sự công bằng giữa các bạn, có ý thức cư xử công bằng với bạn bè trong nhóm.
Trẻ chơi: Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích, cùng thảo luận và chọn nhóm trưởng, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm.
 - Trẻ chơi theo ý thích của mình với sự bao quát của nhóm trưởng và của cô.
 - Cô gợi ý cho cho đạt t

File đính kèm:

  • docgiao_an_3_tuoi.doc