Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển nhân thức - Hoạt động: Khám phá khoa học - Nội dung: Đôi mắt của bé

 Nội dung: Đôi mắt của bé (5 tuổi)

I. Mục đích – Yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm của đôi mắt

- Biết được tác dụng và lợi ích của đôi mắt

- Biết cách bảo vệ , giữ gìn đôi mắt

- Trẻ nhận ích biết được mắt là một trong năm giác quan của cơ thể con người, mắt có vai trò quan trọng trong quá trình khám phá thế giới xung quanh.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện các kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ đích

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động

- Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 9022 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển nhân thức - Hoạt động: Khám phá khoa học - Nội dung: Đôi mắt của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh Vực: Phát triển nhân thức
 Hoạt động: Khám Phá khoa Học
 Nội dung: Đôi mắt của bé (5 tuổi)
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm của đôi mắt
- Biết được tác dụng và lợi ích của đôi mắt
- Biết cách bảo vệ , giữ gìn đôi mắt
- Trẻ nhận ích biết được mắt là một trong năm giác quan của cơ thể con người, mắt có vai trò quan trọng trong quá trình khám phá thế giới xung quanh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ đích 
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ ý thức và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
II. Chuẩn bị
+ Chuẩn bị của cô
- Tranh cắt rời các bộ phận của đôi mắt
- Bài hát “ Đôi mắt xinh”
- Màn hình trình chiếu
- Đèn pin
+ Chuẩn bị cho trẻ
- Mỗi trẻ một bức tranh, ảnh về con người, cảnh vật thiên nhiên.
- 3 tờ giấy kroky trong đó có các bức tranh có lợi và hại cho đôi mắt để trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát múa bài: Đôi mắt xinh
- Các con vừa múa hát bài gì?
- Mắt dùng để làm gì?
Hoạt động 2. Khám phá đôi mắt
2.1 cấu tạo của đôi mắt
- Mắt của các con đâu? 
Chúng mình có mấy con mắt? 
Mắt nằm ở đâu?( Mắt nằm phía dưới trán và phía trên hai bên sống mũi)
- Mắt có những gì? ( tròng mắt, mí mắt, lông mi, lông mày)
- Cô yêu cầu trẻ xếp hình đôi mắt từ hình ảnh cắt dời
- Bộ phận nào của mắt là quan trọng nhất?
- Trẻ hoạt động nhóm đôi, quan sát và tả mắt của bạn. (2 trẻ quay mặt vào ngắm mắt nhau)
- Cô cho cả lớp thực hành vận động mắt( nhắm mắt, mở mắt, chớp mắt, nháy mắt)
- Khi các con nhắm mắt hoặc mở mắt thị bộ phận nào của mắt hoạt động?
- Khi nào thì mi mắt khép lại?
- Lông mày có tác dụng gì?
+ Cô khẳng định: Mỗi người chúng ta ai cũng có hai con mắt. Mắt bao gồm: Tròng mắt, mi mắt, lông mi, lông mày... Mắt còn được gọi là thị giác – là cơ quan dùng để nhìn, nhận biết mọi sự vật hiện tượng xung quanh... Để biết được đôi mắt quan trọnghư thấ nào cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé! 
2.2 Tầm quan trọng của đôi mắt
* Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt khi nào có hiệu lệnh của cô mới được mở mắt. Trong khi trẻ nhắm mắt cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh bất kỳ.
Câu hỏi: + Khi nhắm mắt các con thử đoán xem trên tay mình là bức tranh vẽ gì?
+ Bây giờ các con hãy mở mắt ra và nói cho cô biết trên tay mình là bức tranh vẽ cái gì?
 + Các con nhìn đượ nhờ vào đâu?
 * Cô cho trẻ nhắm một mắt vào và nhìn bức tranh ở trên tay.
+ Chúng mình có nhìn thấy được bức tranh vẽ gì không?
 + Bây giờ các con thử mở cả hai mắt và quan sát xem bức tranh có gì khác hơn so với khi chúng ta nhắm một mắt vào không?
* Cô gọi 1-2 trẻ nhắm mắt lại đi một đoạn trong lớp và nói lên cảm nhận của mình!
Cô cho trẻ mở cả 2 mắt đi trong lớp và nói lên cảm nhận của mình.
-> Các con ạ! Đôi mắt giúp chúng ta nhìn thấy sự phong phú đa dạng của thế giới xung quanh; giúp ta nhận diện được tên gọi hình dáng kích thước màu sắc của các đồ vật, con vật, cỏ cây, hoa lá, gần gũi thân thiết xung quanh chúng ta. Đôi mắt là một trong 5 giác quan hết sức quan trạng của cơ thể con người giúp chúng ta nhận biết và khám phá thế giới xung quanh.Và để làm được điều đó thì mỗi người chúng ta đều phải có 2 con mắt khỏe mạnh.
2.3 Cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt
 + Vậy chúng ta phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt?
Gợi ý: - Khi gặp ắnh sáng chói, chúng mình có nhìn lên không? Vì sao?
 - Khi gặp dị vật bay vào mắt chúng mình sẽ làm gì?
 - Khi ngồi học chúng mình phải thế nào?
 - Khi ngồi xem tivi thì chúng mình phải xem như thế nào để bảo vệ đôi mắt.
- Để giữ gìn cho đôi mắt luôn sạch, chúng ta pải làm gì?
- Những loại thức ăn nào có lợi cho mắt?
+ Con hãy kể tên một số bệnh về mắt thường gặp
+ Khi có các biểu hiện đau mắt, mắt mệt mỏi chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 3: Trò chơi “Bé thông minh nhanh trí”
Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy có các bức tranh, trẻ sẽ thảo luận và đánh các bức tranh là những hình ảnh cớ lợi cho đối mắt. 
Cuối cùng cô cho cả lớp kiểm tra
* Kết thúc: Trẻ hát bài hát “ Rửa mặt như mèo” và chuyển hoạt động.
Trẻ múa hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trẻ xếp theo yêu cầu của cô
Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát mắt của bạn bên cạnh sau đó tả lại
Trẻ vận động mắt theo yêu cầu của cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắm mắt lại theo hiệu lệnh của cô!
- Trẻ trả lời
- Trẻ mở mắt ra và nói trên tay có bức tranh gì
- Trẻ trả lời 
- Trẻ nhắm một mắt lại
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên nhắm mắt đi và nói cảm nhận của mình.
- Trẻ đi và nói lên cảm nhận
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Phải nhắm mắt lại và nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn!
- Không cúi xuống quá thấp!
- Không ngồi quá gần và lâu!
- Phải rửa mặt bằng khăn sạch hàng ngày.
- Ăn nhiều thữ ăn có chứa vitamin A như :Cà rốt, gấc, cà chua, trứng, sữa...
- Trẻ kể tên!
- Chúng ta phải đến cơ sở ý tế để khám và chữa bệnh.
- Trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu của cô
- Trẻ hát bà hát và chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • dockhpk.doc
Giáo Án Liên Quan