Giáo án mầm non lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Môn: Âm nhạc - Vận động múa: Đàn vịt con (TT) - Nghe hát: Gà gáy le te - Trò chơi: Nghe tiếng hát vịt tìm nhà

I - Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức :

- Trẻ nhớ tên bài hát, biết tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “ Đàn vịt con" biết thể hiện niềm vui tươi nhí nhảnh và kết hợp vận động múa theo lời bài hát.

 - Trẻ được nghe và hưởng ứng cùng cô qua bài hát “ Gà gáy le te ”.

 - Trẻ hiểu và hứng thú chơi trò chơi “ Nghe tiếng hát vịt tìm nhà".

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng hát kết hợp vận động múa theo lời của bài hát “ Đàn vịt con”.

 - Luyện sự chú ý và phát triển thính giác thông qua việc nghe cô hát và chơi trò chơi cho trẻ.

3. Thái độ:

 - Trẻ có ý thức học tập

 - Trẻ biết yêu quý và bảo vệ con vịt và những con vật nuôi khác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Môn: Âm nhạc - Vận động múa: Đàn vịt con (TT) - Nghe hát: Gà gáy le te - Trò chơi: Nghe tiếng hát vịt tìm nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TƯƠNG DƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON LƯU KIỀN
––– & ———
GIÁO ÁN
DỰ GIỜ XẾP LOẠI HỌC KÌ I
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Môn: Âm nhạc
Vận động múa: Đàn vịt con (TT)
Nghe hát: Gà gáy le te
Trò chơi: Nghe tiếng hát vịt tìm nhà
Độ tuổi: 5-6 Tuổi
Thời gian: 25-30p
Người soạn,dạy: Kha Thị Hằng
Ngày dạy: 18/12/2015
Năm học: 2015-2016
I - Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài hát, biết tên tác giả và hiểu nội dung bài hát “ Đàn vịt con" biết thể hiện niềm vui tươi nhí nhảnh và kết hợp vận động múa theo lời bài hát.
	- Trẻ được nghe và hưởng ứng cùng cô qua bài hát “ Gà gáy le te ”.
	- Trẻ hiểu và hứng thú chơi trò chơi “ Nghe tiếng hát vịt tìm nhà".
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng hát kết hợp vận động múa theo lời của bài hát “ Đàn vịt con”.
	- Luyện sự chú ý và phát triển thính giác thông qua việc nghe cô hát và chơi trò chơi cho trẻ.
3. Thái độ:
	- Trẻ có ý thức học tập
	- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ con vịt và những con vật nuôi khác.
II - Chuẩn bị:
 Đồ dùng của cô
- Nhạc không lời bài hát: “ Đàn vịt con" ; "Gà gáy le te".
- Khung rối. Rối que: Vịt mẹ, vịt con.
- Bế, 4 cái ghế
- Chiếu trẻ ngồi; Xắc xô.
- Trang phục gọn gàng.
 Đồ dung của trẻ
- Chiếu ngồi cho trẻ
- Mũ múa 
- Trang phục gọn gàng.
* Tích hợp : MTXQ, Toán.
III- Tiến hành:
 Hoạt động của cô.
 Hoạt động của trẻ.
1. Ổn định- giới thiệu bài : ( 1-2 phút)
- Cô mời các con hướng mắt lên sân khấu xem vở kịch rối: Mẹ con nhà vịt
- Cô diễn rối.
- Chúng ta vừa xem vở kịch gì?
- Vở kịch có nhân vật gì nhỉ?
- Có bài hát nào nói đến con vịt mà chúng ta đã học không nào?
- Sáng tác của ai?
- Bây giờ cô cháu mình cùng nhau cất vang bài hát: Đàn vịt con nhé.
2. Nội dung ( 20-25 phút)
2.1.Hoạt động 1: Vận động múa “ Đàn vịt con" (10-15p)
- Cả lớp hát 2-3 lần.
- Hỏi tên bài hát? Tên tác giả?
- Bài hát này sẽ hay hơn khi chúng ta vận động múa đấy, các con hãy chú ý xem cô múa nhé. 
- Lần 1: Không phân tích.
- Cô vừa hát vừa vận động theo hình thức gì?
- Lần 2: Phân tích 
- Động tác 1: Tay phải cô để phía trước giả làm mỏ vịt. tay trái cô để phía sau làm đuôi vịt. Chân cô dẫm đều theo nhịp bài hát. Kết hợp với lời bài hát: Đàn vịt con ra bờ ao.
- Động tác 2: Hai tay nắm hờ sau đó cô đưa 2 tay sang bên phải, tiếp đó cô đánh tay sang bên trái còn chân thì giẫm đều. Kết hợp với lời bài hát: Nối đuôi theo chân mẹ
- Động tác 3: Tay trái cô chống hông, tay phải cô vẫy vẫy bên phải và sau đó đổi sang bên trái. Còn chân cô nhún theo nhịp. Kết hợp với lời bài hát: Đàn vịt con nhớ nhé, chớ có rẽ ngang nhớ đi thẳng hàng.
- Động tác 4: 1 Tay trái cô chống hông còn tay phải cô đưa lên phía trên đầu sau đó cô đưa tay trái lên. Đồng thời chân cô sẽ nhún theo nhịp bài hát. Kết hợp với lời bài hát: Chớ có rẽ ngang nhớ đi thẳng hàng.
- Bây giờ cô mời cả lớp đứng dạy múa cùng cô nào.
- Cả lớp vận động 1 lần vừa hát vừa vận động.
- Cả lớp vận động 2 lần kết hợp nhạc có lời.
- Tổ vận động ( cô chú ý sửa sai)
- Cô mời nhóm.
- Cá nhân múa 1-2 lần
=> Với bài hát này có rất nhiều cách vận động khác nhau, nhưng cô chọn cách vận động múa theo lời bài hát thì bài hát sẽ hay, vui nhộn hơn.
- Cả lớp vận động 1 lần 
- Các con vừa vận động bài hát gì? 
- Vận động theo hình thức gì?
- Ngoài vận động múa ra còn có cách vận động nào nữa không?
- Cho 1 trẻ vận động theo cách của trẻ.
- Hỏi cách vận động của trẻ?
>> Giáo dục: Qua bài hát này các con phải biết yêu quý, biết bảo vệ con vịt. Ngoài ra các con cũng phải biết bảo vệ các con vật xung quanh mình nhé.
2.2.Hoạt động 2: Nghe hát: "Gà gáy le te" (4-5p)
- Cô thấy lớp ta bạn nào cũng hát hay, múa dẻo. Hôm nay cô sẽ tặng cho các bạn 1 bài hát nói về con vật cũng được nuôi trong gia đình đấy. Đó là bài: "Gà gáy le te" Dân ca Cống Khao.
- Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Bài hát: Gà gáy le te nói về khi gà gáy là lúc trời đã sáng. Và cũng là lúc mọi người đi lên nương làm rãy đấy”. 
- Lần 2: Hát cử chỉ điệu bộ kết hợp nhạc.
- Lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Hỏi tên bài hát? Tên tác giả?
2.3. Hoạt động 3: Trò chơi: "Nghe tiếng hát vịt tìm nhà” (4-5p)
- Luật chơi: Mỗi bạn vịt chỉ được ở trong 1 nhà. Và bạn vịt nào không tìm được nhà cho mình thì bạn vịt đó sẽ phải nhảy lò cò.
- Cách chơi : Cô chuẩn bị 4 cái ghế tương ứng với 4 ngôi nhà. Sau đó cô sẽ mời các con lên chơi và các con sẽ đóng làm những chú vịt xinh xắn nhé. Các chú vịt sẽ đi vòng tròn xung quanh ghế vừa đi vừa hát. Khi nghe hiệu lệnh “tìm nhà, tìm nhà” các chú vịt hãy nhanh chân tìm cho mình 1 ngôi nhà và ngồi vào nhé. Nên nhớ, mỗi nhà chỉ có thể cho 1 chú vịt ngồi thôi.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc: 1-2 phút.
- Cho trẻ đọc thơ: Mèo đi câu cá ra sân. 
- Trẻ chú ý theo dõi kịch.
- Trẻ trả lời.
- Có vịt mẹ và vịt con
- Trẻ đoán
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp hát.
- Trẻ trả lời.
- Vận động múa ạ.
- Nghe cô phân tích từng động tác.
- Cả lớp nghe và quan sát.
- Lớp vận động 
- Cả lớp vận động
- 3 tổ
- 2 - 3 nhóm
- 1-2 trẻ
- Cả lớp vận động
- Đàn vịt con.
- Vận động múa 
- Trẻ nêu cách vận động của mình.(nhún kí, vỗ tay, dậm chân)
- Trẻ lên vận động. 
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Nghe cô giới thiệu
- Nghe hát
- Lắng nghe cô nói.
- Nghe hát lần 2
- Gà gáy le te. Dân ca Cống Khao
- Cả lớp lắng nghe cô phổ biến trò chơi. 
- Trẻ chơi.
 - Trẻ đọc thơ ra sân.

File đính kèm:

  • docXL HỌC KÌ 1.hang.doc
Giáo Án Liên Quan