Giáo án mầm non lớp lá - Một số loại rau

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trò truyệ với trẻ về chủ đề nhánh một số loại rau

- TD sáng: Tập theo đĩa nhạc tháng 1

+ Khở động: Trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi.

+ Trọng động: Trẻ đứng thành 4 hàng ngang tập theo hiệu lệnh của cô.

 ĐTHH: Làm động tác “thổi bóng”

 ĐT tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực (4lx4n)

 ĐT chân: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân (2lx4n)

 ĐT bụng: Đứng cúi người về phía trước (2lx4n)

 ĐT bật: Bật chụm tách chân (2lx4n)

+ Hồi tĩnh: Trẻ hát bài hát và đi một vòng quanh sân trường.

- Điểm danh chốt xuất ăn.

 

docx18 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Một số loại rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I
 CHỦ ĐIỂM: Thực vật.
 NHÁNH I: Một số loại rau.
Thời gian thực hiện ngày: 11/1- 15/1/2016
	Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò truyệ với trẻ về chủ đề nhánh một số loại rau
Thể dục sáng
- TD sáng: Tập theo đĩa nhạc tháng 1
+ Khở động: Trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi.
+ Trọng động: Trẻ đứng thành 4 hàng ngang tập theo hiệu lệnh của cô.
 ĐTHH: Làm động tác “thổi bóng”
 ĐT tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực (4lx4n)
 ĐT chân: Chân thẳng cúi người, hai tay thẳng xuống mũi bàn chân (2lx4n) 
 ĐT bụng: Đứng cúi người về phía trước (2lx4n) 
 ĐT bật: Bật chụm tách chân (2lx4n)
+ Hồi tĩnh: Trẻ hát bài hát và đi một vòng quanh sân trường.
- Điểm danh chốt xuất ăn.
Hoạt động học
 ÂM NHẠC
 - NDTT: Dạy hát “Lá xanh” nhạc và lời: Hoàng Việt.
- NDKH: 
+ Nghe hát: “Hạt gạo làng ta” nhạc và lời: Trần Viết Bính.
+ TC: “Tai ai tinh” 
LQ VỚI TOÁN 
Đếm đến 4 nhận biết chữ số 4.
 PTVĐ
- VĐCB: Bật Xa 40 cm.
- Ôn vận động: Ném xa bằng 1 tay.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
 LQVH
Thơ: Bắp cải xanh.
Tác giả: Phạm Hổ. 
TẠO HÌNH
Xé và dán những chiếc lá nhỏ
KPKH
Tìm hiểu về một số loại rau (Cải bắp, cà rốt, quả bí) 
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát và trò truyện về thời tết.
- TCVĐ: Trời nắng trời mưa
- Chơi với cát với nước.
- Quan sát và trò truyện về vườn rau của bé.
-TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi cầu trượt.
- Quan sát cây xanh.
- TCVĐ: mèo đuổi chuột
- Chơi với cát với nước.
- Lao động nhặt lá rụng bỏ vào thùng rác.
- Đọc thơ “hoa kết trái”
- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát thời tiết.
- TCVĐ: Cây cao, cây thấp.
- Chơi xích đu.
Hoạt động góc. 
*Góc xây dựng: Xây dựng trang trại bác nông dân.
- Chuần bị : Gạch, cây rau, cây các loại.....
- Trẻ dùng gạch để xây dựng trang trại bác nông dân.
* Góc phân vai: Bán hàng, bán các loại hạt giống, các loại rau, củ quả...
* Góc nghệ thuật: Tô màu cây rau bắp cải, hát các bài hát có trong chủ đề nhánh một số loại rau.
* Góc học tập: Đếm số lượng các loại rau, khoanh tròn các loại rau ăn củ.
* Góc kĩ năng tự phục vụ: Cách mặc áo chui đầu, chuyển hạt bằng thìa nhỏ
Hoạt động chiều.
 Vận động sau ngủ dậy: Chơi nu na nu nống, chi chi chành chành, tập tầm vông...
- Ôn bài hát “Lá xanh”
- Hướng dẫn trẻ chơi TC: “Làm theo hiệu lệnh”.
- Cho trẻ chơi ở các góc.
- Làm bài tập trong vở trò chơi học tập.
- Hướng dẫn TC : “Tạo nhóm 4 bạn”
- Cho trẻ chơi đồ chơi.
- Cho trẻ làm quen bài thơ “Bắp cải xanh”
- Cho trẻ xem TV.
- Chơi tự do.
- Cho trẻ làm quen các xé chiếc lá.
- Cô và trẻ chuẩn bị bút màu,giấy A4 vào rổ.
- Hướng dẫn trò chơi : Mèo và chim sẻ.
- Lau dọn đồ dùng của cô.
- Nhận xét cuối tuần, phát phiếu bé ngoan.
Người lập kế hoạch Khối trưởng Phụ trách CM
Nguyễn Thị Phượng Nguyễn Thị Hường Nguyễn Thị Quỳnh
Thứ 2 ngày 11 tháng 1 năm 2016
 Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
 Cách tiến hành
 ÂM NHẠC
- NDTT: Dạy hát bài “Lá xanh” nhạc và lời Hoàng Việt.
- NDKH: 
+ Nghe hát bài “Hạt gạo làng ta” Trần Viết Bính.
+ TC: Tai ai tinh. 
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát “Lá xanh”của nhạc sĩ Hoàng Việt, biết tên bài nghe hát “Hạt gạo làng ta” Trần Viết Bính.
- Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi trò chơi “Tai ai tinh”.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “Lá xanh” nói về những chiếc lá xanh. Lá cây nhẹ khi gặp gió lá sẽ rung rinh, lắc lư giống như đang vẫy gọi các bé đi cho nhanh mau tới trường vậy.
*Kỹ năng
- Trẻ hát thuộc lời bài hát “Lá xanh”của tác giả Hoàng Việt.
- Trẻ chơi được trò chơi “Tai ai tinh”.
* Thái độ	
- Trẻ hứng thú với tiết học.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.
*Đồ dùng của cô:
Đài ghi nhạc bài hát "Lá xanh", nhạc bài hát "Hạt gạo làng ta"
*Đồ dùng của trẻ:
- Ghế ngồi đủ cho trẻ.
1.Ôn định tổ chức
- Cô cho trẻ xúm xít quanh cô
- Trò truyện với trẻ về chủ đề nhánh một số loại rau.
- Cô hướng trẻ vào nội dung bài học.
a.NDTT: Dạy bài hát: "Lá xanh" nhạc và lời Hoàng Việt
- Cô hát lần 1: Không nhạc giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát "Lá xanh" nhạc và lời Hoàng Việt.
- Để hiểu hơn về nội dung bài hát này cô mời các con cùng lắng nghe cô hát lại bài hát này nhé!
- Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác
+ Bài hát nói về điều gì?
- Giới thiệu nội dung: Bài hát nói về những chiếc lá xanh. Lá cây nhẹ khi gặp gió lá sẽ rung rinh, lắc lư giống như đang vẫy gọi các bé đi cho nhanh mau tới trường vậy.
* Dạy trẻ thuộc bài hát
- Cô cho cả lớp hát 2 lần.
- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát. 
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cả lớp hát lại một lần
* Nghe hát bài “Hạt gạo làng ta” nhạc và lời Trần Viết Bính.
- Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp cử chỉ điệu bộ, giới thiệu bài hát, tên tác giả. 
- Lần 2: Cô hát kết hợp nhạc và làm các động tác minh họa.
+ Hỏi trẻ vừa hát ài hát gì?
+ Tác giả là ai?
- Lần 3: Cô cho trẻ nghe cô ca sĩ hát 
* Tc âm nhạc: “Tai ai tinh”
- Cô phổ biến cách chơi: Cô chuẩn bị 1 chiếc mũ chóp,cô mời 1 bạn lên chơi sau đó cô gọi một bạn bất kì ở dưới hát,nhiệm vụ của bạn đội mũ chóp là phải đoán xem bạn nào hát và hát bài hát gì? Nếu đoán đúng bạn đó sẽ được thưởng một tràng vỗ tay đoán sai sẽ phải nhẩy lò cò về chỗ.
- Cô cho trẻ cho trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét.
3. Kết thúc:
Cô củng cố lại bài học, khuyến khích động viên trẻ.
KPKH
Tìm hiểu một số loại rau.
* Kiến thức: 
- Trẻ gọi đúng tên và biết một số đặc điểm về một số loại rau.
* Kỹ năng :
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ so sánh và nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại rau.
 * Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học.
- Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh.
- Trẻ biết ăn rau để cung cấp nhiều vitamin.
*Đồ dùng của cô:
- Hình một số loại rau.
*Đồ dùng của trẻ: 
 - Ghế ngồi đủ cho trẻ. 
- Trẻ ngồi hình chữ U
- Lô tô các con vật.
1.Ôn định tổ chức: 
- Cô và trẻ cùng hát bài “Lá xanh”
- Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về con vật gì?
- Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về một số loại rau.
2. Nội dung chính
* Quan sát cây rau bắp cải:
- Cô cho trẻ quan sát cây bắp cải thật. Cô hỏi trẻ?
+ Cô có cây gì đây?
+ Bạn nào có nhận xét gì về đặc đểm bên ngoài cảu cây bắp cải này?
+ Cây bắp cải có đặc điểm gì?
+ Cô thái cây bắp cải làm đôi và cho trẻ quan sát bên trong cây bắp, cho trẻ nhận xét đặc điểm bên trong của nó.
+ Cải bắp là loại rau ăn gì?
+ Các con được ăn rau bắp cải bao giờ chưa? Rau bắp cải có thể nấu được những món gì?
=> Cây bắp cải là loại rau ăn lá, gồm nhiều lá quấn chặt vào nhau, lá ngoài ôm lấy lá trong. Lá ngoài già có màu xanh đậm, lá trong non có màu trắng, bắp cải có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như: Bắp cải luộc, bắp cải xào
- Mở rộng: Ngoài loại rau cải bắp cải ra có những loại rau gì cũng là rau ăn lá?
* Quan sát củ cà rốt:
- Cô có củ gì đây?
+ Củ cà rốt có đặc điểm gì?
+ Củ cà rốt là loại rau ăn gì?
+ Từ củ cà rốt có thể nấu được những món ăn gì?
=> Củ cà rốt là loại rau ăn củ, có dạng dài màu cam chứa nhiều vitamin A giúp sáng mắt và rất tốt cho cơ thể.
- Mở rộng: Ngoài củ cà rốt ra bạn nào có thể kể tên thêm một số loại rau ăn củ nữa nào?
* Qủa bí xanh.
- Cô có quả gì đây?
+ Bạn nào hãy nói cho cô và các bạn biết đặc điểm của quả bí nào?
+ Cô bổ quả bí ra và cho trẻ nhận xét bên trong quả bí có gì?
+ Qủa bí là loại rau ăn gì?
=> Qủa bí là loại rau ăn quả có dạng dài màu xanh, đặc ruột có các hạt nhỏ, chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.
- Mở rộng: Ngoài ra các con còn biết những loại rau ăn quả gì nữa?
* So sánh 2 loại rau:
- Bí xanh và bắp cải có đặc điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau: Đều là rau, có thể chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng. Chúng đều cung cấp nhiều vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh da dẻ hồng hào.
+ Khác nhau: Về hình dáng, cải bắp là loại rau ăn lá còn bí xanh là loại rau ăn quả, bắp cải có màu trắng dạng tròn bí xanh có dạng dài màu xanh.
* Giáo dục trẻ phải ăn đầy đủ các loại rau củ quả để có đủ các chất dinh dưỡng.
* Trò chơi luyện tập:
* TC 1: Làm theo hiệu lệnh.
- Cô nói đặc điểm một số cây rau ăn lá, ăn củ, ăn quả. Trẻ phải chọn lô tô trong rổ và giơ lên.
- Cô cho trẻ chơi, khi chơi cô chú ý sửa cho trẻ.
- Kết thúc cô nhận xét.
3.Kết Thúc 	
- Cô nhận xét giờ học tuyên dương trẻ, cô cho trẻ về góc chơi.
Lưu ý:
Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2016
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQVT
Đếm đến 4 nhận biết chữ số 4.
* Kiến thức 
- Trẻ biết đếm đến 4, nhận biết nhóm có số lượng là 4, nhận biết chữ số 4.
- Trẻ biết tên trò chơi và biết cách chơi.
*Kỹ năng
- Trẻ đếm thành thạo từ 1 – 4.
- Trẻ tìm hoặc tạo ra được các nhóm có số lượng trong phạm vi 4.
- Trẻ biết chơi theo đúng yêu cầu của cô.
* Thái độ
- Trẻ yêu thích và hứng thư tham gia các hoạt động
*Đồ dùng của cô:
- Lô tô, bảng.
*Đồ dùng của trẻ
- Quần áo gọn gàng sạch sẽ.
1.Ổn định tổ chức:
- Tập trung trẻ, xúm xít quanh cô, sau đó hát bài hát “ Lá xanh” 
- Trò chuyện với trẻ:
+ Cô và các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát có nhắc đến gì?
- Cô hướng dẫn trẻ vào nội dung bài học.
2.Nội dung chính
* Ôn nhận biết số lượng 1-2-3.
+ Các con nhìn xem xung quanh lớp có những đồ dùng gì có số lượng là 1.
+ Cô cho trẻ bê khay lên và cho trẻ đếm xem có mấy củ cà rốt (1 củ cà rốt)
+ Cô cho trẻ bê khay lên và cho trẻ đếm xem có mấy cái cải bắp (2 cây cải bắp)
+ Cô cho trẻ bê khay lên và cho trẻ đếm xem có mấy củ su hào? (3 Củ su hào) 
- Bây giờ cô mời cả lớp cùng cô tới thăm trang trại bác nông dân.
* Nhận biết nhóm có 4 đối tượng,nhận biết số 4
* Cô làm mẫu:
- Các con nhìn xem trong trang trại có mấy cái chậu (4 cái chậu)
+ Cô cho trẻ đếm.
+ Các con nhìn xem có mấy cái mấy cây su hào? (3 cây su hào)
+ Các con có nhận xét gì về số chậu cây và số cây su hào?
+ Số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
+ Số nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
+ Vậy để số cây su hào bằng số chậu thì cô phải làm gì?
+ Thêm bao nhiêu cây su hào nữa? (1cây) 
+ Cô thao tác và cho trẻ nhận xét.
+ Bây giờ số cây su hào và số chậu như thế nào với nhau?(bằng nhau)
+ Bằng nhau và bằng mấy? Cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng.
- Cô khái quát cấu tạo số 4 : Số 4 gồm một nét xiên trái một nét ngang và 1 nét thẳng.
+ Cô cho trẻ đọc, cá nhân đọc, tổ, nhóm đọc.
* Trẻ thực hiện;
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn lên lấy đồ dùng về chỗ thực hiện.
+ Cô yêu cầu trẻ xếp hết số chậu ra.
+ Cô cho trẻ xếp 3 cây su hào tương ứng 1 chậu 1 cây su hào và hỏi trẻ có nhận xét gì về số su hào và số chậu?
+ Số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn?
+ Vậy để số cây su hào và số chậu bằng nhau thì phải làm gì?
+ Cô cho trẻ xếp thêm 1 cây su hào lên. Hỏi trẻ có nhận xét gì về số cây su hào và số chậu?
+ Bằng nhau và bằng mấy?( bằng 4)
+ Cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng.
- Cô cho trẻ cất đồ dùng vào rổ, vừa cất vừa đếm.
- Cô hỏi lại trẻ cấu tạo của số 4.
* Trò chơi: “tạo nhóm 4 bạn”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Lá xanh” khi có hiệu lệnh tạo nhóm, thì trẻ chạy thật nhanh để tạo thành nhóm 4 bạn. Nếu bạn nào không chạy kịp về nhóm của mình thì sẽ phải nhẩy lò cò quanh lớp.
+ Cô cho trẻ chơi 2 lượt.
+ Kết thúc cô nhận xét.
3)Kết thúc
- Cô củng cố bài học 
- Cô cho cả lớp hát bài “Lá xanh” và về các góc chơi.
*Lưu ý:
Thứ 4 ngày 13 tháng 1 năm 2016
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 PTTC
- VĐCB: Bật xa 40 cm.
- Ôn vận động: Ném xa bằng một tay.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
* Kiến thức
- Trẻ biết tên bài tập “Bật xa 40 cm”,biết tên vận động ôn “ Ném xa bằng một tay”, tên trò chơi “Mèo đuổi chuột”
- Trẻ biết tập cùng cô các động tác của bài tập phát triển chung.
 *Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng bật xa 40cm.
- Phát triển tố chất khéo léo của đôi chân.
- Trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
* Thái độ
-Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và chú ý làm theo hiệu lệnh của cô.
-Trẻ có tinh thần đoàn kết, có tính tập thể.
- Địa điểm: Ngoài sân trường.
- Đội hình: Khởi động vòng tròn.
Hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung
Tập VĐCB:2 hàng quay mặt vào nhau
*Đồ dùng của cô:
- Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, túi cát.
- Nhạc nước ngoài
- Nhạc bài hát về chủ đề.
*Đồ dùng của trẻ:
-Trang phục gọn gàng
 1.Ôn định tổ chức
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh.
- Cô giới thiệu: Hôm nay nhà trường tổ chức hội thi’Bé khỏe bé ngoan” đấy. Các con có muốn tham dự cùng cô không?
- Cô mời các con cùng khởi động để đến dự hội thi nào.
 2.Nội dung chính:
a.Khởi động:	
- Cho trẻ đi thành vòng tròn đi các kiểu đi sau đó về đội hình hai hàng ngang để tập bài tập phát triển chung (Tập với nhạc)
b.Trọng động:
* BTPTC:
- Trẻ cùng cô tập các động tác:
- Động tác 1: Tay: Hai tay đưa ra hai bên, gập tay vào trước ngực. (2lần x 8 nhịp)
- Động tác 2: Chân: Hai tay đưa sang hai bên, đưa về phía trước, hai đầu gối khuỵu về phía trước(3lần x 8 nhịp)
- Động tác 3: Bụng: Hai tay đưa lên cao,gập người về phía trước (2 lần x 4 nhịp)
- Động tác 4: Bật chụm chân tách chân: Hai tay chống hông rồi bật tại chỗ (2 lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản:“Bật xa 40 cm”
- Cô làm mẫu lần 1: Làm động tác dứt khoát, không giải thích. 
- Cô làm mẫu lần 2: Cô làm mẫu, chính xác kết hợp giải thích và phân tích động tác.
* Trẻ thực hiện:
Có bạn nào muốn thử bài thi ngày hôm nay không?
 - Cô gọi 2 trẻ khá lên tập.
+ Lần 1: Cho cả lớp lên tập lần lượt cho đến hết.
+ Lần 2: Cho hai tổ thi đua.
+ Lần 3: Cho cả lớp tập lại 1 lần(Khi trẻ tập cô chú ý sửa sai)
* Ôn vận động: Ôn ‘Ném xa bằng 1 tay”
- Cô đứng trước vạch xuất phát mắt nhìn thẳng về phía trước khi có hiệu lệnh chuẩn bị: một tay cầm túi cát cô đưa từ từ ra sau lên cao dùng sức của cánh tay ném bao cát về phía trước sau đó cô lên nhặt bao cát và đi về cuối hàng.
- Hỏi lại tên vận động. Cô vừa thực hiện vận động gì? 
- Cô mời hai trẻ làm thử. Cô nhận xét
* Trẻ thực hành:
- Cho cả lớp thực hiện 2-3 lần. Cô sửa sai khuyến khích trẻ.
- Trẻ yếu cho thực hiện thêm một lần, khích lệ trẻ.
*Giáo dục: Hàng ngày các con phải thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh và phải ăn đủ các chất dinh dưỡng thì mới nhanh lớn khỏe mạnh các con nhớ chưa.
* Trò chơi vận động “Mèo đuổi chuột”
- Cô giới thiệu tên trò chơi,luật chơi cho trẻ
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Kết thúc cô nhận xét.
- Hỏi trẻ lại tên bài tập.
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét bài học, cô cho trẻ đi uống nước đi vệ sinh.
*Lưu ý:
Thứ 5 ngày 14 tháng 1 năm 2016
 Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
VĂN HỌC
Thơ “Bắp cải xanh” Tác gải Phạm Hổ.
* Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ “Bắp cải xanh”, biết tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Bắp cải xanh” nói về cây bắp cải xanh man mát, lá cải sắp vòng tròn, ở giữa là búp cải non.
- Biết tên trò chơi, biết cách chơi TC.
* Kỹ năng
- Trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
*Thái độ
- Gáo dục trẻ biết yêu quý các công việc.
 *Đồ dùng của cô:
-Tranh minh họa nội dung bài thơ “Bắp cải xanh”
- Đài ghi nhạc bài hát về chủ đề thực vật, que chỉ.
* Đồ dùng của trẻ:
- Quần áo gọn gàng, ghế ngồi đủ cho trẻ.
1.Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Lá xanh” cô hỏi?
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Có một bài thơ rất hay nói về cây bắp cải mà hôm nay cô sẽ cho chúng mình làm quen đó là bài thơ “Bắp cải xanh” do Phạm Hổ sáng tác. Bây giờ các con ngồi thật ngoan và lắng nghe cô đọc bài thơ nhé.
2.Nội dung chính
* Đọc thơ “Bắp cải xanh”của tác giả Phạm Hổ.
- Cô đọc diễn cảm lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc diễn cảm lần 2: Kết hợp tranh minh họa bài thơ.
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? 
+ Do nhà thơ nào sáng tác? 
- Giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về cây bắp cải xanh man mát, lá cải sắp vòng tròn, ở giữa là búp cải non.
* Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về cây rau gì?
+ Cây bắp cải có mà gì?
+ Cây bắp cải xanh như thế nào?
+ Lá cải như thế nào? Sắp hình gì?
+Còn có gì nữa? Búp cải non như thế nào?
* Giáo dục: Ăn rau bắp cải có rất nhiều Vitamin và tốt cho cơ thể. Không chỉ rau bắp cải mà các loại rau khác cũng như vậy, vì thế trong những bữa cơm hàng ngày ngoài những thực phẩm giàu chất đạm như: cá, thịt, trứng chúng mình phải ăn thêm rau. Chúng mình cần ăn đầy đủ các chất trong các bữa ăn thì cơ thể chúng mình sẽ phát triển hài hòa về thể lực và làm cho da dẻ chúng mình hồng hào hơn.
* Dạy trẻ đọc thuộc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần.
- Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân lên đọc thơ dưới nhiều hình thức.
- Cô mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái lên đọc.
- Cả lớp đọc lại một lần.
- Khi đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi: “Tô màu cây bắp cải”
- Cách chơi: Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2 lần khi chơi cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương.
3) Kết thúc
- Cô củng cố bài học, cô nhận xét tuyên dương trẻ.
*Lưu ý:
Thứ 6 ngày 15 tháng 11 năm 2016
 Nội dung
Mục đích yêu cầu
 Chuẩn bị
 Cách tiến hành
HĐTH
Xé và dán chiếc lá.
(theo mẫu)
* Kiến thức
- Trẻ biết dùng giấy màu để xé những nét con tròn để tạo thành những chiếc lá có màu sắc khác nhau.
*Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng xé giấy màu thành những chiếc lá.
* Thái độ
- Trẻ biết yêu quý và giữ gìn những sản phẩm mình làm ra.
* Đồ dùng của cô: 
+ Tranh mẫu, giấy A3, giấy màu
 + Nhạc bài hát theo chủ đề.
*Đồ dùng của trẻ:
- Vở, bút màu.
1.Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài hát “Lá xanh” 
- Cô trò truyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Cô hướng trẻ vào nội dung bài học.
2.Nội dung chính
* Cho trẻ quan sát tranh mẫu.
- Cô có bức tranh gì đây?
+ Cành cây này có gì?
+ Cành cây còn thiếu gì?
+ Thế chúng mình có muốn xé những chiếc lá để dán cho bức tranh thêm đẹp hơn không nào?
* Cô xé mẫu
- Trước tiên cô gấp đôi giấy dùng ngón tay cái và tay trỏ cô miết mạnh dùng ngón tay cô xé theo đường vòng cung xé làm sao nét xé thật mịn không bị dách sau đó cô dở ra thành chiếc lá. Cô bôi hồ vào mặt trái của lá sau đó cô dán vào cành cây. Sau khi dán song cô lau tay vào khăn ẩm.
- Cô mời trẻ về chỗ thực hiện.
*Trẻ thực hiện
+ Cô bật nhạc bài hát “Lá xanh” khi trẻ xé.
- Cô đi từng nhóm hướng dẫn trẻ cách xé, cô giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được.
 - C« bao qu¸t, h­íng dÉn trÎ ®Ó trÎ hoµn thiÖn ®­îc s¶n phÈm.
* Trưng bày sản phẩm 
- Cô đọc bài thơ “Tích tắc tích tắc
 Đồng hồ quả lăc
 Đã hết giờ rồi
 Nào bạn nhanh tay 
 Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày sản phẩm của mình.
- Cô nhận xét chung.
+ Con thích nhất bài nào?
+ Vì sao con thích?
+ Mời một trẻ tự giới thiệu về bài xé của mình.
- Cô nhận xét sản phẩm, động viên, khuyến khích những trẻ chưa thực hiện được. 
- Giáo dục: trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
3. Kết thúc:
Cả lớp hát bài hát “Lá xanh” và đi về góc chơi.
*Lưu ý:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an.docx