Giáo án mầm non lớp Lá năm 2014 - Chủ điểm: Trường mầm non

I.MỤC TIÊU

1/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau của chủ đề.

Phát triển sự phối hợp vận động nhịp nhàng của tay chân và các giác quan.

Phát triển các tố chất khéo léo ,nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động.

2/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

trẻ biết được những đặc điểm rõ nét về trường mầm non (cách vận động, trò chơi), trong trường mầm non có những gì, trẻ học được gì

Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét một vài đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồ chơi trong trường .

Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sân trường

3/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:

Mở rộng kĩ năng giao tiếp của chủ thể như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện

Hiểu và sử dụng một số từ mới, phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với người xung quanh, biểu lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.

4/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI:

Trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa người với người.

Trẻ hiểu biết được việc đến trường để học tập

Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo giảng

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá năm 2014 - Chủ điểm: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM : TRƯỜNG MẦM NON
 THỜI GIAN THỰC THỰC HIỆN: 3 TUẦN
Thực hiện từ ngày: ngày 25/08/2014 - 27/08/2014
I.MỤC TIÊU
1/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: 
Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau của chủ đề.
Phát triển sự phối hợp vận động nhịp nhàng của tay chân và các giác quan.
Phát triển các tố chất khéo léo ,nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động.
2/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
trẻ biết được những đặc điểm rõ nét về trường mầm non (cách vận động, trò chơi), trong trường mầm non có những gì, trẻ học được gì 
Trẻ biết quan sát, so sánh, nhận xét một vài đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồ chơi trong trường . 
Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sân trường
3/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: 
Mở rộng kĩ năng giao tiếp của chủ thể như trò chuyện, thảo luận, kể chuyện
Hiểu và sử dụng một số từ mới, phát âm đúng, không nói ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với người xung quanh, biểu lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. 
4/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI: 
Trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa người với người.
Trẻ hiểu biết được việc đến trường để học tập
Trẻ chú ý lắng nghe cô giáo giảng 
5/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: 
Trẻ biết sử dụng một số nguyên vật liệu có sẵn để tự tạo ra những sản phẩm tạo hình đẹp trang trí quanh lớp.
Trẻ biết yêu cái đẹp và hướng tới cái đẹp 
 Tên gọi: đặc điểm nổi bật (cấu tạo, màu sắc, âm thanh 
 nơi hoạt động của trường mầm non 
Công dụng: các trò chơi trong trường có sự sáng tạo của trẻ
Trẻ biết được các khu vực của lớp, của trường.
Trẻ biết được các đồ dùng đồ chơi trong sân trường 
Trường Mầm non của em.
Bé vui đón Tết trung thu
TRƯỜNG MẦM NON
Lớp lá của chúng ta.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
THỂ DỤC:
Bật 4 - 5 vòng liên tục trò chơi vận động
Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng
Ném trúng đích nằm ngang
TOÁN : xác định vị trí trên dưới, trước sau, của bản thân so với đối tượng khác.
Phân biệt khối tam giác, vuông và chữ nhật
Đếm đến 5, nhận biết có 5 đối tượng, nhận biết số 5
KPKH : Tìm hiểu một số đồ dùng đồ, đồ chơi cuả trường mầm non
Trò chuyện tìm hiểu lớp mẫu giáo của chúng ta
Trò chuyện và tìm hiểu ngày tết trung thu
 PTNT: làm quen tư thế ngồi và cách cầm bút
Làm quen các nét
Làm quen các nét, nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái
PHÁT TRIỂN NGÔN 
NGỮ
PTCXH-THẨM MĨ
PT - CẢM XÃ HỘI
Thơ: “Bàn tay cô giáo”
“Cô giáo em”
“Trăng ơi từ đâu đến”
* Hát : Trường chúng cháu là trường mầm non 
Ngày vui của bé
Rước đèn dưới trăng
Nghe tự chọn
Trò chơi tự chọn.
*Tạo hình:
Vẽ trường mầm non
Vẽ đồ chơi trong sân trường.
Nặn bánh trung thu
 Góc xây dựng: xây trường mầm non.
Góc phân vai: bán các loại sách truyện
Góc taọ hình: vẽ, xé , dán các đồ dùng học tập,trường mầm non
Góc học tập: xem tranh ảnh về trường mầm non,làm các bài tập trong sổ toán tập tô
CHỦ ĐIỂM:TRƯỜNG MẦM NON
 CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : TRƯỜNG MẦM NON CỦA EM
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ
- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp , nhắc nhỡ cháu chào cô, cha mẹ.Cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
- Hướng trẻ vào các bức tranh trong lớp theo chủ đề.
- Thể dục sáng - điểm danh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện và Quan sát: Lớp học
Tìm hiểu về những người trong lớp học
Trò chuyện về đồ chơi trong lớp học
Trò chuyện về các hoạt động của lớp.
Hướng dẫn bé lao động ở góc, chăm sóc cây.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 (Ngày 25/08/14)
PTTC: Bật 4-5 vòng liên tục; Trò chơi vận động.
Thứ 3 (Ngày 26/08/14)
PTNT : Xác định vị trí trên dưới, trước sau của bản thân so với đối tượng khác.(CS1O8)
PTTM: Trường chúng cháu là trường mầm non, hát đúng giai điệu bài hát.(CS100)
Thứ 4 (Ngày 27/08/14)
PTTM: Vẽ trường mầm non.(CS6)
PTNN: Thơ “Bàn tay cô giáo”.(CS64) 
Thứ 5 (Ngày 28/08/14)
PTNT: MTXQ : Tìm hiểu một số đồ dùng, đồ chơi của trường mầm non.
Thứ 6 (Ngày 29/08/14)
PTNT: Làm quen tư thế ngồi cầm bút.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: xây trường mầm non.
Góc phân vai: Cửa hàng sách truyện.
Góc taọ hình: vẽ, xé , dán trường mầm non và làm các đồ dùng học tập.
Góc học tập: xem tranh ảnh và làm các bài tập trong sổ toán tập tô. Xếp hột hạt theo trang, xếp tương ứng các số.
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1
ĐÓN TRẺ - TRÒ TRUYỆN – ĐIỂM DANH
 I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Giáo viên đón trẻ với thái độ niềm nở, vui vẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình ở lớp của trẻ.
*Kỹ năng:Trẻ hứng thú khi trò truyện cùng cô, chơi đoàn kết với bạn bè.
* Giáo dục: Rèn luyện và phát triển khả năng ứng xử giao tiếp. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về trường mầm non.
- Câu hỏi đàm thoại.
III. Cách tiến hành
* HĐ 1: Đón trẻ vào lớp
- Trẻ biết chào cô, chào mẹ khi vào lớp,xếp gọn gàng ngăn nắp,tự cất đồ dùng.
* HĐ 2: Trò chuyện về trường mầm non
- Giới thiệu về chủ đề chủ điểm trường mầm non cho trẻ làm quen 
- Các con đang học ở trường gì?
- vậy các con thấy trong trường mầm có những gì ? có những ai?
- Các con đang học ở lớp gì? Trong lớp có những ai?
- Cô cho trẻ quan sát tranh về trường mầm non và trò chuyện theo tranh
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong trường,lớp,không vẽ lên tường, không bẻ cây trong trường.
THỂ DỤC SÁNG
I. Mục tiêu:
1/Kiến thức:
Nhằm giúp trẻ phát triển về thể lực, rèn luyện cho trẻ tác phong biết xếp đội hình đội ngũ di chuyển từ dọc sang ngang thành hình tròn.
2/ Kỹ năng: Trẻ biết tập các động tác khéo léo và biết chơi trò chơi cùng cô
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ chú ý lên cô, có tình thần đoàn kết 
II/Chuẩn bị:
Sân tập bằng phẳng , rộng
Cô thuộc động tác chuẩn bị trò chơi vận động.
III/Tiến hành:
1/ Khởiđộng:
Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc di chuyển thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, sau chuyển thành hàng ngang trẻ nọ cách trẻ kia 1 cánh tay.
2/ Trọng động:
Tập bài phát triển chung.
a/Hô hấp : “gà gáy”
Đưa hai tay khum trước miệng ,vươn người về phía trước làm tiếng gà gáy “Ò Ó O O” gà gáy nhỏ, gáy vừa và gáy to.
b/Tay vai:
Tay đưa ngang gập khuỷu tay ,ngón tay để trên vai .
Nhịp 1:Bước chân trái lên 1 bước nhỏ , chân phải kiểng gót , tay đưa ngang lòng bàn tay ngữa.
Nhịp 2: Gập khuỷu tay , ngón tay chạm vai .
Nhịp 3 : Bước chân trái lên 1 bước nhỏ , chân phải kiểng gót , tay đưa ngang lòng bàn tay ngữa.
Nhịp 4:Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 như các động tác trên nhưng đổi bên.
c/ Chân;
Bước khuỵu chân sang bên, chân kia thẳng .
Tư thế chuẩn bị : Đứng thẳng khép chân tay thả xuôi
Nhịp 1:Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai , hai tay đưa ngang lòng bàn tay sấp 
Nhịp 2: Khuỵu gối trái ,chân trái thẳng hai tay đưa trước lòng bàn tay xấp .
Nhịp 3: như nhịp 1.
Nhịp 4 :Về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 5,6,7,8 như trên nhưng đổi bên.
d/Bụng lườn :
Cuối gập người về trước ,ngón tay chạm mu bàn chân.
Nhịp 1: Bước chân trái sang bên rộng bằng vai,hai tay đưa cao , lòng bàn tay hướng vào nhau .
Nhịp 2:Cuối gập ngươì về trước,ngón tay chạm mu bàn chân .
Nhịp 3:như nhịp 1.
Nhịp 4 về tư thế chuẩn bị
Nhịp 5,6,7,8 như trên nhưng đổi bên.
e/Bật nhảy :
Bật luân phiên chân trước chân sau.
Nhịp 1: Bật tách chân trái trước chân phải sau.
Nhịp 2: Đổi chân.
3/Hồi tĩnh: Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
Trò chơi “Đo với cô xem cao đến đâu”
---------- 000-------------
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠi
TÊN TRÒ CHƠI
THỜI ĐIỂM CHƠI
- Kéo co,gieo hạt, vắt nước cam, 8con cua đá, tập tầm vông, mèo đuổi chuột, thi xem đội nào nhanh, thi ai nhanh hơn, cáo và thỏ, tai ai tinh, nghe tiếng hát tìm đồ vật, về đúng nhà, rồng rắn lên mây
HĐNT – HĐVC – HĐ HỌC
Góc phân vai : cửa hàng bán truyện tranh
Góc xây dựng: xây trường mầm non.
Góc tạo hình: vẽ, xé, dán trường mầm non và làm các đồ dùng học tập
Góc học tập: làm các bài tập trong sổ toán, tập tô,xếp hột hạt theo tranh, xếp tương ứng các số. 
I/Mục tiêu:
 *Kiến thức: Trẻ dùng các khối để xây và sắp xếp các khu hợp lí.
 - Biết phối hợp với nhau để hoàn thành công trình xây dựng.
 - Trẻ biết chơi theo nhóm, biết tìm đồ chơi thay thế.
 - Trẻ biết liên kết các nhóm chơi.
 - Trẻ biết vẽ, cắt, xé dán trường mầm non.
 *Kỹ năng: Xem tranh ảnh và nói lên nhận xét của mình về trường mầm non.
*Giáo dục: Chơi đoàn kết,vui vẻ không tranh giành đồ chơi
II/Chuẩn bị:
Gạch, thảm cỏ, hoa, sách vở bút, Giấy vẽ, giấy màu, keo dán, kéo cắt.
 Tranh ảnh về trường mầm non, khối xây dựng, xích đu, hàng rào, cây xanh, cầu trượt
Tranh lô tô về các loại đồ dùng đồ chơi các loại sách chuyện về trường mầm non..
III/Hướng dẫn:
 Hoạt động 1 : Thỏa thuận trước khi chơi :
* Cho trẻ ngồi xung quanh cô trò chuyện về chủ đề. Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con, các con hãy nhìn xung quanh lớp mình xem có những góc chơi nào?
- Hôm nay con sẽ chơi ở góc nào?
- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng?	
- Xây Trường mầm non thì làm như thế nào?
- Cô hỏi tương tự các góc khác.
- Trong khi chơi các con phải như thế nào?
- Vậy bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi.
Hoạt động 2: Qúa trình chơi:
Cô quan sát xem số lượng trẻ ở các góc chơi đều nhau.
Góc xây dựng: Trường mầm non.
Góc phân vai: bán các loại sách truyện.
Góc taọ hình: vẽ, xé, dán Trường mầm non, làm các đồ dùng học tập.
Góc học tập: xem tranh ảnh về trường mầm non và làm các bài tập trong sổ toán, tập tô, xếp hột hạt theo tranh.
 -Nếu trẻ còn lúng túng thì cô nói lại nội dung chơi.
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi, góc nào lúng túng cô chơi cùng trẻ.
- Cô bao quát chung, hướng dẫn dộng viên khuyến khích trẻ chơi.
- Trẻ vào góc chơi và tiến hành cho trẻ chơi.
- Cô theo dõi, động viên, khuyến khích trẻ chơi, mở rộng nội dung chơi.
- Tuyên dương và uốn nắn trẻ kịp thời.Tạo mối quan hệ giữa các nhóm chơi.
- Gần hết giờ nhắc trẻ hoàn thành trò chơi.
Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi:
- Cho trẻ dừng chơi.	
- Cô đến góc nghệ thuật cho trẻ nhận xét, cô bổ sung.
- Cô dẫn trẻ đến góc học tập, cô cho trẻ nhận xét, cô bổ sung.
- Cô dẫn trẻ đến góc phân vai, cho trẻ nhận xét, cô nhận xét lại.
- Dẫn tất cả trẻ đến góc xây dựng, cô cho bác trưởng công trình tự nhận xét, các bạn nhận xét, cô nhận xét lại (góc chính)
Đánh giá hoạt động:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------- 000-------------
Thứ 2, ngày 25 tháng 08 năm 2014
ĐÓN TRẺ + TDS+ ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
(Trò chuyện về những ngày đầu năm học)
Trò chuyện và Quan sát: Trường mầm non.
I/Mục tiêu
*Kiến thức: Trẻ biết cách trò chuyện, biết được những công việc cần làm và nên làm trong những ngày đầu tiên đi học.
*Kỹ năng: Trẻ biết chơi trò chơi, có ý thức trong khi chơi.
- Trẻ đoàn kết, hứng thú tham gia vào buổi hoạt động.
*Giáo dục: Giáo dục cháu ngoan ngoãn, không khóc và làm quen với bạn.
II/Chuẩn bị:	
- Tranh về trường mầm non.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Đồ chơi ngoài trời.
III/ Hướng dẫn:
Hoạt động 1: Hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”. 
Hoạt động 2: Trẻ cùng khám phá.
- Cô cho trẻ đứng xung quanh tranh ảnh về trường mầm non.
 + Bạn nào cho cô biết đây là bức tranh vẽ về cái gì?
 + Trường mầm non có đặc điểm gì? 
 + Và hỏi tên các bạn?
 + con đang học ở lớp nào?
 + Cô nào dạy con?
- Cô khuyến khích trẻ tự giới thiệu về mình và làm quen với các bạn mới.
- Các con có biết hôm nay là thứ mấy không?
- Hôm nay là ngày đầu tiên của năm học mới. Vậy cha mẹ đã chuẩn bị cho các con những gì để đi học?
- Đầu năm học mới cô thấy bạn nào đến trường cũng đẹp, cũng xinh, bạn nào cũng có cặp mới. Vì vậy các con phải học ngoan, học giỏi, biết nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo của mình nhé.
Hoạt động 3 : Vui chơi cùng bé.
Trò chơi vận động: Cáo và thỏ.
Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
Hoạt động 4 : Chơi tự do: 
- Cô cho chơi tự do với đồ chơi ở ngoài trời.
- Cô bao quát trẻ chơi.
Đánh giá
............................
 HOẠT ĐỘNG HỌC: THI AI KHÉO 
PTTC:Bật 4-5 vòng liên tục. 
 Trò chơi vận động: Chèo thuyền.
I/ Mục tiêu:
*Kiến thức: Củng cố rèn luyện kĩ năng bật chụm chân liên tục qua các vòng.
*Kỹ năng: phát triển cơ tay, cơ chân, khả năng tạp trung chú ý.
Phát triển tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện vận động và khi chơi trò chơi.
*Giáo dục: Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin có ý thức trong khi học.
II/ Chuẩn bị:
Vòng thể dục
Sân bãi sạch sẽ 
III/ Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: chúng ta cùng khám phá
- Cô trò truyện về chủ đề, chủ điểm về trường mầm non.
- Cô cho trẻ quan sát tranh về trường mầm non và đàm thoại cùng trẻ.
Hoạt động 2: chúng ta cùng khởi động.
Cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân : Đi bằng mũi chân, đi bằng má chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh chậm.
Sau đó cho trẻ xếp hàng theo tổ.
*Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung.
Tàu về tới bến rồi, các con xuống tàu và cùng cô chơi 1 trò chơi nhé!
Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao.
Chân: 2 tay đưa lên cao kiễng gót, 2 tay thả xuôi ngồi xổm.
Bụng: Đứng quay người sang phải (trái)
Bật: Cho trẻ đứng tay chống hông, bật nhảy tại chỗ
b/ Vận động cơ bản: “ Bật 4-5 vòng lien tục”.
Các con rất giỏi cô sẽ cho các con chơi một trò chơi nữa. Đó là trò chơi “bật 4-5 vòng liên tục ”
Các con nhìn thấy cô có cái gì đây?
Các con cùng cô đếm nhé! 
* Cô làm mẫu lần 1: cô thực hiện động tác bật liên tục qua các vòng màu.
Cô làm mẫu lần 2: Cô giải thích Tư thế 
Chuẩn bị: 2 tay thả xuôi, chân dứng khép. khi có hiệu lệnh thì 2 tay chống hông, đầu gối hơi khuỵu để lấy đà bật liên tục qua các vòng màu, chú ý khi bật rơi xuống nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trước.
Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu.
* Cho trẻ thực hiện
Lần 1: Chia trẻ làm 2 hàng lần lượt thực hiện.
Lần 2: thi đua giữa 2 tổ.
Cô quan sát, hướng dẫn, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
Cô nhận xét két quả của hai tổ.
Hoạt động 2: chúng ta cùng chơi
Trò chơi vận động: chèo thuyền.
Bây giờ cô sẽ tặng cho lớp mình 1 trò chơi nữa đó là trò chơi: “chèo thuyền”
Để làm thành 1 chiếc thuyền thì các bạn đứng đầu hàng đưa tay ra phía trước giống tư thế chèo thuyền, các bạn phía sau vịn 2 tay lên vai bạn, 2 chân dang ra vừa phải, ngồi sát bạn phía trước và cả chiếc thuyền chèo. 
Thuyền theo nhịp nhạc “ Em đi chơi thuyền” thuyền nào chèo nhanh , đều và đúng nhịp thì thuyền đó thắng3.Củng cố.
Hoạt động 3:Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.
Đánh giá
HOẠT ĐỘNG GÓC:
* Bình cờ :nhận xét tuyên dương cuối ngày
---------- 000-------------
Thứ 3, ngày 26 tháng 08 năm 2014
ĐÓN TRẺ + TDS+ ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
(Đi dạo đi chơi xung quanh trường)
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức: -Trẻ thích đi dạo đi chơi cùng cô. 
* Kỹ năng:Trẻ có cảm giác thích thú thoải mái.
-Trẻ chơi với đồ chơi trong sân trường, hào hứng.
* Giáo dục:Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, yêu quý trường.
II/ Chuẩn bị:
- Gạch và rổ đựng.
III/ Cách tiến hành. 
Hoạt động 1: Đi dạo đi chơi:
- Cô dẫn trẻ đi chơi đi dạo trong sân trường. Gợi ý cho trẻ kể về những đồ chơi ngoài trời.
- Ở sân trường có những đồ chơi gì?
- Con thích chơi đồ chơi nào?
Giáo dục trẻ biết nhường bạn không xô đẩy nhau khi chơi các đồ chơi phải giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
Hoạt động 2: chúng ta cùng khám phá:
Trò chơi vận động: “xây trường mầm non”.
Cách chơi: Cô chia thành 3 tổ đứng thành hàng dọc, khi có hiệu lệnh bát đầu trẻ đầu hàng cầm một viên gạch chạy bỏ vào rổ của đội mình rồi chạy về cuối hàng. Trẻ tiếp theo tiếp tục chạy như vậy. Cho đến hết thời gian đội nào vận chuyển được nhiều gạch hơn thì đội đấy sẽ thắng.
Luật chơi: Bạn nào khi được bạn đầu chạy về vỗ tay vào vai thì mới được chạy.
- Đội nào thua thì nhảy lò cò một vòng xung quanh lớp.
* So sánh cầu trượt và đu quay.
Bạn nào cho cô biết cầu trượt và đu quay có đặc điểm gì giống nhau?
Cầu trượt và đu quay có đặc điểm gì khác nhau?
* So sánh nhà bóng và bập bênh.
 Nhà bóng và bập bênh có đặc điểm giống nhau?
 Nhà bóng và bập bênh có đặc điểm khác nhau?
Cô khái quát lại: các đồ dùng, đồ chơi khác nhau về đặc điểm cấu tạo và chúng đều giống nhau ở điểm: Chúng đều cho các bạn vui chơi giải trí.
Hoạt động 3: Chơi với đồ chơi trong sân trường.
- Cô bao quát trẻ.
---------- 000-------------
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG HỌC: AI NHANH TRÍ
(PTNT: Xác định vị trí phía dưới, phía sau của bản thân so với đối tượng khác)
(CS 108)
I/Mục tiêu: 
*Kiến thức: Trẻ nhận biết,xác định phía dưới, phía sau của đối tượng khác và của mình.
Trẻ xác định một cách nhanh chóng.
*Kỹ năng:Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý ghi nhớ có chủ định, thói quen ngồi học nghiêm túc.
Trẻ xác định một cách nhanh chóng
*Giáo dục: trẻ ham học, chú ý lắng nghe
II/Chuẩn bị:
 Một con bướm làm bằng bìa buộc vào đầu của một que dài.
 Treo một số đồ chơi, bóng bay, thiên nga ở phía trên.
Đồ dùng đồ chơi ở xung quanh lớp.
III/Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động 1: Bé yêu âm nhạc.
 Cho trẻ hát bài hát: “Trường của chúng cháu là trường mầm non”.
 Trò chuyện về chủ đề trường mầm non.
 Cô hỏi trẻ: Phía trên đầu các con có những đồ vật gì?
 - Phía dưới các con có những gì?
 - Phía trước các con có những gì?
 - Phía sau các con có những gì?	
* Hoạt động 2: Luyện tập và xác phía trước – sau, phía trên – dưới của bản thân với đối tượng khác.
- Cô thấy lớp mình học rất giỏi, cô sẽ tạng lớp chúng mình một món quà.
- Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây? ( con bướm )
- Các con có muốn chơi bắt bướm không?
- Cô gọi một trẻ lên chơi.
- Cô bịt mắt trẻ lại và cho bướm bay lên đầu, chạm vào đầu cho trẻ biết.
- Con bắt được con bướm ở phía nào?
- Cô làm tương tự cho bướm bay ở phía sau cho các cháu nói và cả lớp nhác lại.
- Bây giờ khó hơn, cô không cho bướm chạm vào bạn mà các con giúp bạn là bướm bay ở đâu để bạn bắt nhé!
- Bạn bắt được ở phía nào?	
- Cô cho mỗi cháu lên chơi một lần.
- Cả lớp hãy nói giúp bạn bướm bay ở đâu?
* Hoạt động 3: Luyện tập và xác phía trước – sau, phía trên – dưới của bạn khác.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi làm theo yêu cầu của cô.
- Cô cho trẻ hát một bài hát đi thành vòng tròn, khi cô nói phía sau hoặc phía trước thì trẻ tập chung lại sau lưng hoặc trước mặt cô.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. ( Cô bao quát trẻ )
* Hoạt động 4: Thư giãn thoải mái.
- Cô cho trẻ chơi tự do 5 – 10 phút. ( Cô bao quát trẻ )
 Đánh giá
* Chơi chuyển tiết: trời nắng trời mưa
Tiết 2: PTTM: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU LÀ TRƯỜNG MẦM NON.(CS 100) 
 NGHE: ĐI HỌC
 TC: AI NHANH NHẤT
I/ Mục tiêu:
*Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát,kết hợp vận động vỗ tay theo lời bài hát.
*Kỹ năng: Trẻ chú ý ngồi nghe cô hát, biết chơi trò chơi âm nhạc.
*Giáo dục: Giáo dục trẻ biết nghe lời người lớn 
II/Chuẩn bị : 
- tranh vẽ về trường mầm non
- Trống lắc,băng casset
III/ Cách tiến hành :
* HĐ1:- Cô cho trẻ đọc bài thơ : “bé mới tới trường”
- Trò chuyện về nội dung bài hát	
* HĐ2:- Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện cùng trẻ.
- Bức tranh này vẽ các bạn nhỏ đang đi đâu ?
- Các bạn đi học có vui không ?
- ngày đầu tiên đi học thì bạn nhỏ nào cũng thấy rất vui, được mặc quần áo mới, được gặp rất nhiều các bạn, vì vậy có một nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát nói về niềm vui của bé trong ngày hội đến trường đó.
- Cô hát một lần giới thiệu tên tác giả tác phẩm
- Cô hát lần hai giảng nội dung bài hát 
- Bài hát nói lên niềm vui của bé hòa nhập cùng tiếng chim trong ngày khai trường.
- Cô cho cả lớp hát 2-3 lần 
- Hát luân phiên theo tổ, cá nhân
- Cô cho trẻ hát đối, hát to nhỏ
- Cô chú ý sũa sai cho trẻ
* Cô vừa dạy các con hát bài hát gì ? sáng tác của ai? Gọi 1-2 trẻ nhắc lại
Cô cùng trẻ hát lại bài hát 1-2 lần. 
Cô cho trẻ nói lên cảm xúc bài hát “trường chúng cháu là trường mầm non”.
Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? 
Cô giới thiêu cách vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm
* HĐ3:Nghe hát: bài hát “ĐI HỌC”
 Cô cho trẻ xem tranh về trường mầm non.
Đây là bức tranh vẽ về cái gì?
Cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát viết về ngôi trường của mình nhé, đó là bài hát “ĐI HỌC” cô giới thiệu

File đính kèm:

  • docchu_de_mam_non.doc