Giáo án mầm non lớp lá năm 2017 - Chủ đề: Luật lệ giao thông

+ Cô cho trẻ xem tranh về các PTGT phổ biển và tranh giáo dục về luật lệ giao thông.

+ Cô đón trẻ và trò chuyện về các luật lệ giao thông và ý thức chấp hành luật. Chơi tự do với các PTGT

* Khởi động :

+ Đi chạy các kiểu chân : Nhón, gót chân, nghiêng chân.

+ Cho trẻ chơi trò chơi “Tín hiệu” với 3 lá cờ màu xanh cháu chạy, màu đỏ cháu dừng lại, màu vàng đi chậm

* Trọng động :

BTPTC : theo bài hát“ Em đi qua ngã tư đường phố”

- ĐT Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân

- Chân 3 : Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao

- Bụng 2: Đứng quay người sang 2 bên

- Bật tách, chụm chân.

Cô nhắc trẻ tập đúng với lời bài hát

* Hồi Tĩnh : + Vung tay đi nhẹ 2 vòng quanh sân.

+ Cho trẻ chơi lái ô tô.

 

docx22 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2017 - Chủ đề: Luật lệ giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ: LUẬT LỆ GIAO THÔNG
 ( Thời gian thực hiện : Từ 27/03 đến 31/3/2017)
Nội dung
 Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
+ Cô cho trẻ xem tranh về các PTGT phổ biển và tranh giáo dục về luật lệ giao thông. 
+ Cô đón trẻ và trò chuyện về các luật lệ giao thông và ý thức chấp hành luật. Chơi tự do với các PTGT
Thể dục sang
* Khởi động :
+ Đi chạy các kiểu chân : Nhón, gót chân, nghiêng chân.
+ Cho trẻ chơi trò chơi “Tín hiệu” với 3 lá cờ màu xanh cháu chạy, màu đỏ cháu dừng lại, màu vàng đi chậm
* Trọng động : 
BTPTC : theo bài hát“ Em đi qua ngã tư đường phố”
- ĐT Tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân
- Chân 3 : Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao
- Bụng 2: Đứng quay người sang 2 bên
- Bật tách, chụm chân.
Cô nhắc trẻ tập đúng với lời bài hát
* Hồi Tĩnh : + Vung tay đi nhẹ 2 vòng quanh sân.
+ Cho trẻ chơi lái ô tô.
Hoạt động chung
KPXH:
Tìm hiểu về một số luật lệ giao thông
LQVT : 
 Tách gộp số lượng trong phạm vi 10
Tạo hình:
Xé dán cột đèn hiệu giao thông 
GDÂN :
Vỗ tay TTC bài hát“ Em đi qua ngã tư đường phố”
NH : Đi đường em nhớ
TC : Ai đoán giỏi
Thể dục:.
Ném trúng đích thẳng đứng 
Trò chơi : Tung bóng và bắt bóng.
Dạo chơi ngoài trời
- LQ thơ “Đèn giao thông”
TCVĐ: Bánh xe quay
Chơi tự do
Quan sát ngã tư đường phố
TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do
 Giải các câu đố về luật giao thông
- TCVĐ :
 Ô tô vào bến
- Chơi tự do
Quan sát tranh một số biển báo
-TCVĐ:
Kéo co
 Chơi tự do
 Chơi thực hành ngã tư đường phố
- TCVĐ : 
Làm theo tín hiệu
- Chơi tự do
Chơi các góc buổi sáng
- Góc chính: 
+ Cô giáo
- Góc kết hợp: 
+ Xây dựng ngã tư đường phố
+ Xem tranh PT, biển báo GT
+ Làm ôtô bằng bìa
- Góc chính: +Xây dựng ngã tư đường phố
-Góc kết hợp: + Ca hát theo chủ đề
+ Gắn đèn tín hiệu
+ Tô màu các PTGT đi đúng luật
- Góc chính: + Cửa hàng bán các PTGT
- Góc kết hợp: + Chăm sóc cây
+ Gắn đèn tín hiệu
+ Tìm các nhóm số lượng 10
-Góc chính: 
+ Cửa hàng bán PTGT
- Góc kết hợp:
 + Xếp hình ptgt 
+Tô màu tranh PTGT
+ Hát múa đọc thơ
- Góc chính: 
+XD ngã tư đường phố
-Góc kết hợp: 
+ Cô giáo
+ Vẽ về PTGT, biển báo GT
+ Nấu ăn
Hoạt động 
chiều
Bé chơi trò chơi “Đèn xanh đèn đỏ”
- Chơi theo ý thích
Làm quen bài hát ‘Em đi qua ngã tư đường phố’
-Xem vô tuyến
LQVH: Thơ “Đèn giao thông”
- Chơi trò chơi kiismat
Dạo tham quan đường làng
- Chơi theo ý thích ở các góc
Bé chấp hành “Luật lệ an toàn giao thông”
- Vệ sinh lớp học
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ 2 ngày 27 tháng 03 năm 2017
*Trò chuyện với trẻ:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các ngày nghỉ cuối tuần
- Được bố mẹ đưa đi chơi đâu ? Trẻ kể
- Các con được đi bằng xe gì ? Xe đạp, xe máy 
- Khi ngồi trên xe các con ngồi như thế nào ?
- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông, đi đúng phần đường của mình 
- Cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ” 
 HOẠT ĐỘNG CHUNG 
 KPKH: Một số luật lệ giao thông 
I. Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức:
-Trẻ biết được một số luật lệ giao thông phổ biến trên đường bộ như : người đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải, khi qua ngã tư đường phố phải tuân thủ tín hiệu đèn hoặc sự điều khiển của cảnh sát giao thông và theo vạch chỉ đường dành cho người đi bộ. Khi muốn qua đường phải dừng lại quan sát, không được chơi đùa trên lòng, lề đường. Biết ý nghĩa các màu đèn
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định về một số luật lệ giao thông đường bộ.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Mô hình ngã tư đường phố 
- Tranh: Đường nông thôn, đường thành phố,...có người và các PTGT qua lại
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định – giới thiệu bài:
-Cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ”cùng cô 2 lần đội hình vòng tròn . 
-Các con vừa hát bài hát nói về gì ?
-Khi đi qua ngã tư đường phố cần chú ý đến cái gì ?
-Đèn đỏ bật lên thì phải làm gì ?
-Đèn nào bật lên được đi qua ?
2.Hoạt động trọng tâm:
*Cho trẻ xem tranh vẽ về ngã tư đường phố cùng trẻ quan sát .
-Đây là mô hình gì ?
-Vì sao gọi đây là ngã tư đường phố ?
-Xung quanh ngã tư đường phố có gì ?
-Vạch sơn trắng này có ý nghĩa gì ?
-Vì sao những người này phải dừng lại ?
-Vì sao những người này được đi qua đường ?
-Các con thấy bác xe đạp này rẽ về phái tay nào? 
-Vì sao bác ấy vẩn đi khi tín hiệu đèn đỏ bật lên?
-Nếu cô bật chiếc đèn đỏ bên này thì xe cộ bên này phải làm gì ?
-Khi nào thì xe cộ bên này được đi qua ?
-Đèn báo hiệu còn có màu gì ?
-Màu vàng báo hiệu điều gì ?
-Vậy khi tham gia giao thông người đi bộ và xe cộ phải như thế nào ?
-Nếu người tham gia GT không chấp hành đúng luật ATGT điều gì sẽ xảy ra?
-Hai bên này gọi là gì ?
-Vỉa hè là phần đường dành cho ai ?
-Xe cộ phải đi ở đâu ?
-ở những nơi không có đèn báo hiệu thì xe cộ và người phải tuân thủ theo ai ?
+Lần lượt cho trẻ quan sát cảnh đường nông thôn, vạch chắn qua đường tàu hoả và một số biển báo khác 
+GD trẻ tham gia giao thông trên tuyến đường nào cũng phải chấp hành đúng luật lệ giao thông, nếu vi phạm giao thông sẽ bị công an xử phạt .
*Đọcthơ “ Cô dạy con ” về ngã tư đường phố tham gia trò chơi
-T/C : Đèn xanh,đèn đỏ .
-T/C :Gạch bỏ hành vi sai,tô màu hành vi đúng .
-Cô bao quát nhận xét 
3.Kết thúc hoạt động: Cô cùng trẻ hát bài hát
 “ Đường em đi ” 
-Trẻ hát cùng cô 
-Trẻ trả lời 
- Chú ý đèn tín hiệu giao thông
- Dừng lại
- Đèn xanh
- Mô hình ngã tư đường phố
-Vì có 4 con đường giao nhau
- Có đèn tín hiệu giao thông 
- Dành cho người đi bộ khi sang
- Vì đèn đỏ bật lên
- Đèn xanh bật lên
- Tay phải
-Vì đèn đỏ bật lên nhưng lại được rẽ phải 
- Phải dừng lại 
- Đèn xanh bật lên
- Màu vàng
- Chờ tí 
- Phải chấp hành đúng luật lệ giao thông
-Tai nạn, ùn tắc GT...
-Lề đường
-Cho người đi bộ
-Ở lòng đường
-Tuân thủ theo hiệu lệnh của chú cảnh sát giao thông 
 -Trẻ chú ý quan sát
-Trẻ đọc thơ 
-Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu
-Trẻ hát 
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI.
Làm quen bài thơ “Đèn giao thông”
Trò chơi vận động: Bánh xe quáy
Chơi tự do: Đồ chơi trên sân
I.Kết quả mong đợi:
* Kiến thức
-Trẻ biết tên và tác giả của bài thơ, nội dung bài thơ.
* Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, mạch lạc.
* Thái độ
- Trẻ biết nơi hoạt động của các ptgt.
II.Chuẩn bị:
-Băng đài, tranh minh họa bài thơ
III.Tiến hành:
* Kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ trước lúc ra sân
- Cho làm ô tô lái ra sân đội hình tự do
- Cô giới thiệu về bài thơ “ Đèn giao thông” 
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe 2 lần.
+ Vừa rồi cô đọc cho các con nghe bài thơ gì ?( Đèn giao thông) 
+ Bài thơ do ai sáng tác ? (Mỹ Trang)
+ Bài thơ nói về điều gì? Tín hiệu đèn giao thông
-Trò chuyện về nội dung bài thơ.
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 2-3 lần 
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Giáo dục trẻ phải biết chấp hành các luật lệ an toàn giao thông.
*Trò chơi vận động: Bánh xe quay
- Cô nêu cách chơi.Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cho trẻ chơi tự do: cô bao quát trẻ
CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
 - Góc chính: + Cô giáo
- Góc kết hợp: + Xây dựng ngã tư đường phố
 +Xem tranh PT, biển báo GT
 + Làm ôtô bằng bìa
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức
-Trẻ biết thể hiện vai cô giáo, chú công nhân xây dựng, có thái độ ân cần nhẹ nhàng với mọi người.
* Kĩ năng
- Biết chơi cùng nhau không tranh dành đồ dùng đồ chơi của bạn, biết liên kết giữa các nhóm chơi.
* Thái độ
- Chơi trật tự không làm ồn ào, có ý thức tôn trọng tập thể
2.Chuẩn bị:
- Hàng rào, xe, cây, hoa
- Các loại ptgt như : ô tô,máy bay, biển báo giao thông
- Đèn tín hiệu
- Các loại bìa 
3.Tiến hành: 
* Trò chuyện giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cùng trẻ hát bài hát ‘Em tập lái ô tô’’
+Các con vừa hát bài hát gì? Em tập lái ô tô
+Ô tô là ptgt đường gì các con?
+Ngoài ô tô còn có ptgt nào khác nữa? (xe đạp, xe máy)
+Các con tập lái xe để sau này làm gì?(Đón cô)
+Vậy các con có muốn làm cô giáo không?
- Cô giới thiệu các góc chơi khác
* Cho trẻ về góc chơi
- Cho trẻ về góc chơi.
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
+Cô giáo đang dạy gì đây?( Dạy về ptgt)
*Nhận xét các góc chơi.
- Cô cho trẻ về nhận xét từng góc chơi từ góc phụ đến góc chính.Cô khuyến khích động viên trẻ.
*Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Bé chơi trò chơi “Xếp đèn giao thông”
I.Kết quả mong đợi:
* Kiến thức
-Trẻ biết cách chơi trò chơi và hứng thú chơi.
* Kĩ năng
- Phát triển tư duy cho trẻ.
* Thái độ
- Trẻ hứng thú vơi trò chơi.
II.Chuẩn bị:	
- 9 mảnh đèn hình rẻ quạt
- 1 xắc xô 
III. Tiến hành:
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ
+Luật chơi: Bạn nào không xếp được đèn trong thời gian quy định thì sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh 1 cây đèn từ 1 đén 2 vòng trong tiếng reo hò của các bạn “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe”. 
+cách chơi: 
- Nhóm 1” 10 cháu
-Một cháu làm người điều khiển trò chơi tay cầm xắc xô,9 cháu còn lại cầm 9 mảnh ghép.tất cả đi vòng quanh hát những bài hát về an toàn giao thông.Đột nhiên người điều khiển dừng lại dùng xắc xô hô lớn: “Xếp đèn ,xếp đèn”,9 bạn cầm mảnh đèn rời lập tức xếp thành 3 hình tròn theo thứ tự trước mặt người điều khiển, tất cả 3 đèn đều ở trạng thái tắt.
Người điều khiển hô tiếp : “Đèn báo ,đèn báo” tất cả các bạn chơi cùng hỏi “Báo gì,báo gì”
- Người điều khiển đưa ra những câu trả lời sau : “Đèn báo dừng lại” “Đèn báo chuẩn bị dừng” “Đèn báo được phép đi”
- Tương ứng với từng câu hỏi, các bạn chơi nhưng phải đổi mặt của các mảnh đèn phù hợp và ráp lại thành đèn tròn mang màu tương ứng với khẩu lệnh.Việc làm này phải làm nhanh trong một thời gian có hạn định bằng cách đếm theo nhịp vỗ xắc xô. Sau vài lần chơi, nhóm chơi có thể di chuyển vị trí bằng cách hát lại bài hát hoặc thay người điều khiển khác tổ chức chơi lại như trên.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô khuyến khích, động viên trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích
 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 28 tháng 03 năm 2017
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
 Toán: Tách gộp số lượng trong phạm vi 10
I. Kết quả mong đợi
* Kiến thức
- Trẻ biết tách nhóm đồ chơi có số lượng 10 thành 2 phần bằng nhiều cách tách khác nhau (9-1; 8-2; 7-3; 6-4; 5-5) và biết gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi lại với nhau có số lượng 10. Trẻ biết diễn đạt kết quả của mình
* Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đếm.
- Rèn kỹ năng tách và gộp nhóm có 10 đối tượng thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau (9-1; 8-2; 7-3; 6-4; 5-5), biết so sánh và nói kết quả sau khi tách
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ
* Thái độ
- Trẻ chú ý trong giờ học, tham gia tích cực vào các hoạt động
- Trẻ hứng thú, biết phối hợp cùng bạn trong khi chơi
II.Chuẩn bị
*Đồ dùng của cô
- Giáo án, bài giảng PowerPoint.
*Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi gồm có: 10 lô tô khinh khí cầu, các thẻ số từ 1-10
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức - gây hứng thú
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “nghe thấu đoán tài”
- Cô giả làm tiếng động của ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay... để trẻ đoán tên phương tiện giao thông
=> Cô giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải chấp hành theo đúng luật giao thông.
2. Nội dung
a) Hoạt động 1: Ôn thêm bớt số lượng trong phạm vi 10
- Cô tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật”
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: có 4 ô cửa, hãy lật lần lượt từng ô cửa theo số thứ tự từ lớn đến bé.
- Cô cho trẻ chơi: lật từng ô cửa. Đếm số lượng đồ vật (như: thuyền buồm, tàu lượn, ô tô, máy bay trực thăng) có trong ô cửa, thêm bớt số lượng ở từng ô cửa.
b) Hoạt động 2: Tách gộp số lượng trong phạm vi 10
- Cô đọc câu đố: 
Trông xa ngỡ quả bóng to
Lỡ tay ai thả lửng lơ giữa trời
Đưa người đi khắp đó đây
Ngắm nhìn cảnh đẹp nước non tuyệt vời
Là gì?
* Cô cho trẻ chia theo ý thích
- Cô hỏi trẻ cách chia 10 đối tượng thành 2 phần.
- Cô thưởng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi và hỏi trẻ xem trong rổ có những gì?
+ Cô cho trẻ cầm tất cả số khinh khí cầu có trong rổ và xếp ra bảng theo thứ tự từ trái sang phải và đếm
+ Cô cho trẻ gắn số tương ứng với số khinh khí cầu.
- Cô cho trẻ tách 10 khinh khí cầu theo ý thích.
- Cô hỏi trẻ về cách chia của bản thân (cô hỏi từ 4-5 trẻ) và hỏi xem có những bạn nào có cách chia giống bạn không?
- Cô khái quát lại có 5 cách chia từ 10 đối tượng thành 2 phần đó là: 1-9; 2-8; 3-7; 4-6; 5-5.
* Cô cho trẻ chia theo yêu cầu của cô
- Cô cho chơi trò chơi “Thi xem bạn nào tài”
- Cô cho trẻ tách, gộp lần lượt theo 5 cách (1-9; 2-8;3-7; 4-6; 5-5), mỗi 1 lần tách cô cho trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng với mỗi lần tách, gộp.
- Cô hỏi trẻ: Có bao nhiêu cách tách 10 đối tượng thành 2 nhóm.
- Cô khái quát lại 1 lần nữa: có 5 cách chia từ 10 đối tượng thành 2 nhóm đó là: 1-9; 2-8; 3-7; 4-6; 5-5.
c) Hoạt động 3: Luyện tập 
* Trò chơi “Máy bay”
- Cô cho cả lớp chơi trò chơi: “Máy bay”
+ Máy bay chuẩn bị cất cánh
+ Máy bay cất cánh
+ Máy bay hạ cánh
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần
* Trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
Cách chơi: cô chia lớp ra thành 3 đội chơi, cô phát cho mỗi đội một tranh vẽ 50 cái máy bay, yêu cầu trẻ tách gộp 10 nhóm phương tiện thành 2 phần bằng các cách khác nhau và khoanh tròn số lượng phương tiện lại.
Luật chơi: đội nào khoanh nhanh và đúng nhất thì đội đấy sẽ là đội dành chiến thắng.
- Cô hướng dẫn trẻ bằng tranh của cô
- Trẻ thực hiện và cô quan sát
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của bạn tổ khác
- Cô nhận xét giờ chơi và tuyên bố đội chiến thắng.
3.Kết thúc
- Cô hỏi lại tên bài đã học
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn.
- Trẻ nghe và đoán tên phương tiên 
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi
- Trẻ chơi
	- Khinh khí cầu
- Trẻ trả lời theo ý thích
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện theo lời cô nói
- Trẻ tách theo ý thích
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe cô khái quát
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Có 5 cách tách 10 đối tượng thành 2 nhóm
- Trẻ dang 2 tay
- Trẻ nghiêng người sang 2 bên
- Trẻ ngồi xuống
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Trẻ quan sát cô làm mẫu
- Trẻ chơi
- Trẻ nhận xét bài bạn
- Trẻ trả lời
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCĐ: Quan sát tranh ngã tư đường phố
 TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do: Cầu trượt, xít đu
1. Kết quả mong đợi:
* Kiến thức: 
- Trẻ biết một số luật giao thông phổ biến.
* Kỹ năng:
- Rèn khă năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
* Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật an toàn giao thông khi ngồi trên các PTGT.
2. Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ ngã tư đường phố.
- Sân bãi sạch sẽ.
3. Tiến hành:
* Dặn dò trẻ trước lúc ra sân.
* Cho trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”
 - Các con vừa hát bài gì?
 - Bài hát nói về điều gì?
 - Thế các con có muốn quan sát tranh vẽ về ngã tư đường phố không?
 * Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ?
 + Bạn nào có nhận xét về tranh của cô?
 + Tranh vẽ có những gì?
 + Có tất cả mấy đèn tín hiệu?
 + Để không xảy ra tai nạn và gây tắc giao thông thì ai làm nhiệm vụ đó?
 + Trên ngã tư có những phương tiện giao thông nào?
 + Các phương tiện giao thông khi đi trên đường thì phải đi thế nào?
+ Nếu chúng ta không chấp hành luật lệ giao thông thì điều gì xảy ra?
 * TCVĐ: “Ô tô và chim sẻ”
- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ hiểu
 - Cho trẻ chơi 3- 4 lần
 * Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do theo ý thích với đồ chơi vận động đa năng, xít đu, cầu trượt,...
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn
 CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
 - Góc chính: +Xây dựng ngã tư đường phố
 - Góc kết hợp: + Ca hát theo chủ đề
 + Gắn đèn tín hiệu
 + Tô màu các PTGT đi đúng luật
1.Kết quả mong đợi:
* Kiến thức
-Trẻ biết thể hiện vai chơi, có thái độ ân cần nhẹ nhàng với mọi người.
* Kĩ năng
-Biết chơi cùng nhau không tranh dành đồ dùng đồ chơi của bạn, biết liên kết giữa các nhóm chơi.
* Thái độ
-Chơi trật tự không làm ồn ào,có ý thức tôn trọng tập thể
2.Chuẩn bị:
-Hàng rào, xe, cây, hoa
-Các loại ptgt như : ô tô,máy bay
-Biển báo giao thông, đèn tín hiệu
-Bút màu., đàn, xắc xô.
3.Tiến hành: 
* Trò chuyện giới thiệu các nhóm chơi
- Cho trẻ hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Khi đi qua ngã tư đường các con phải như thế nào?
+Vậy các con có muốn xây ngã tư đường phố không?
+ Xây ngã tư đường phố thì cần những nguyên vật liệu gì?
- Cô giới thiệu các góc chơi.
* Cho trẻ về góc chơi
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
+Cô bác đang làm gì đây?( Xd ngã tư đường phố)
+Xây dựng ngã tư để làm gì?
*Nhận xét các góc chơi.
- Cô cho trẻ về nhận xét từng góc chơi từ góc phụ đến góc chính.Cô khuyến khích động viên trẻ.
*Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Làm quen bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
I.Kết quả mong đợi:
* Kiến thức
-Trẻ biết tên bài hát và tác giả.
- Hiểu nội dung bài hát
* Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng hát đúng nhạc, đúng giai điệu.
* Thái độ
- Trẻ biết chấp hành các luật lệ giao thông.
II.Chuẩn bị:
- Đàn ghi âm bài hát
III. Tiến hành:
*Ổn định tổ chức giới thiệu bài:
- Cô giới thiệu và cho trẻ làm quen bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cô hát giới thiệu tên bài hát ,nội dung bài hát
+ Cô và các con vừa hát bài hát gì? Em đi qua ngã tư đường phố
+ Do nhạc sỹ nào sáng tác? Hoàng Văn Yến
+Trên ngã tư đường phố có những đèn báo hiệu giao thông nào? Trẻ kể
+ Thấy đèn đỏ thì các con phải làm gì? Dừng lại
+ Đèn xanh thì báo hiệu gì? Được đi
- Cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần 
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải biết chấp hành luật lệ giao thông.
* Xem vô tuyến theo chủ đề
 * ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 4 ngày 29 tháng 03 năm 2017
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
Tạo hình: Xé dán cột đèn hiệu giao thông 
I.Kết quả mong đợi 
1. Kiến thức:
-Trẻ biết cách dán đèn ô tô, biết cách bố cục tranh cho hợp lý, biết cách phối hợp màu sắc 
2. Kỹ năng:
- Luyện kỷ năng dán và bố cục và tô màu bức tranh
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các sản phẩm của mình.
II.Chuẩn bị 
 -Mô hình xây dựng ngã tư, Cột đèn tín hiệu
- Vở tạo hình, Keo, giấy màu đủ cho trẻ .
III.Tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định lớp – giới thiệu bài:
- Cô cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ” và đi đến mô hình .
-Trên sân trường các con chơi cái gì?
-Đi vòng quanh ở đâu ?
+Ở ngã tư có gì?
+Đèn đỏ bật lên thì thế nào?
+Đèn bật lên màu nào thì các con được đi?
2.Hoạt động trọng tâm:
+Cho trẻ đọc bài thơ :“Giúp bà”cùng cô và đi xem tranh dán đèn tín hiệu giao thông .
-Các con xem cô có tranh gì ?
-Ai có nhận xét về đèn tín hiệu?
-Được vẽ hay cắt dán hay xé dán .
+Đèn tín hiệu giao thông cón những màu nào?
+Các đèn có hình gì ?
+Và được sắp xếp như thế nào?
+Các con có muốn xé dán đèn tín hiệu giống cô không?
*Cho trẻ hát bài “Bài học giao thông” về bàn xé dán đèn tín hiệu giao thông.
-Gợi hỏi trẻ tư thế ngồi và cách xé dán : cô cầm giấy bằng tay trái,tay phải xé.Khi xé thì các con phải giữ chặt tờ giấy và xé sát mép giấy.Vừa giữ vừa xé cứ như vậy đến khi xé hết vòng tròn làm đèn hiệu giao thông.
- Cô bao quát trẻ thực hiện gợi ý giúp trẻ nếu trẻ còn lúng túng trong khi xé dán nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn .
*Trưng bày sản phẩm nhận xét
- Các con hãy nhìn kỹ vào các sản phẩm và chọn cho mình sản phẩ

File đính kèm:

  • docxGiao_an_chu_de_giao_thong.docx
Giáo Án Liên Quan