Giáo án mầm non lớp lá năm 2017 - Hoạt động ngoài trời: Quan sát xe đạp

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Tên hoạt động: Quan sát xe đạp

I. Mục đích – yêu cầu:

- Trẻ biết tên xe đạp, biết đặc điểm, cấu tạo, chức năng, công dụng của chiếc xe đạp

- Luyện cho cháu kỹ năng quan sát, kĩ năng chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi tự do.

- Cháu hứng thú thực hiện.

- Cháu biết lợi ích của xe đạp.

 II. Chuẩn bị:.

- Xe đạp

- Bài hát “ Em tập lái ô tô”.

+ Chơi tự do với đất nặn, giấy vẽ chì màu, cát, nước, bóng, xà phòng, xích đu, đu quay, lá cây

 III. Tổ chức hoạt động:

 Hoạt động 1: Ổn định.

- Cô cho cháu hát bài “ Em tập lái ô tô” ( Cháu hát).

* Hoạt động 2: Quan sát xe đạp

- Ô tô chạy ở đâu? ( Trên đường).

- Trên đường ngoài xe ô tô ra, thì còn xe gì tham gia nữa? ( xe buýt xe đò, xe xích lô )

- Ngoài xe đó ra thì cô còn biết có đạp nữa đó các con.

- Cô mời lớp nhắc lại đề tài. ( Cháu nhắc 2 lần)

- Xe đạp có các bộ phận nào? ( Đầu xe, mình xe và bánh xe)

- Đầu xe có gì? ( Tay lái.).

- Bánh xe có dạng hình gì? ( Hình tròn)

- Mình xe dùng làm gì? ( Chở người và hàng hóa).

- Khi ngồi trên xe con phải làm sao? ( Ngồi ngay ngắn)

* Giáo dục: Xe dùng để chở người và hàng hóa, nên khi tham gia các con phải ngồi ngay ngắn, không được đùa giỡn

- Các con vừa quan sát cái gì? ( Xe đạp)

 

doc7 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2017 - Hoạt động ngoài trời: Quan sát xe đạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên hoạt động: Quan sát xe đạp
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tên xe đạp, biết đặc điểm, cấu tạo, chức năng, công dụng của chiếc xe đạp
- Luyện cho cháu kỹ năng quan sát, kĩ năng chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi tự do. 
- Cháu hứng thú thực hiện.
- Cháu biết lợi ích của xe đạp.
 II. Chuẩn bị:.
- Xe đạp 
- Bài hát “ Em tập lái ô tô”.
+ Chơi tự do với đất nặn, giấy vẽ chì màu, cát, nước, bóng, xà phòng, xích đu, đu quay, lá cây
 III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định.
- Cô cho cháu hát bài “ Em tập lái ô tô” ( Cháu hát).
* Hoạt động 2: Quan sát xe đạp
- Ô tô chạy ở đâu? ( Trên đường).
- Trên đường ngoài xe ô tô ra, thì còn xe gì tham gia nữa? ( xe buýt xe đò, xe xích lô)
- Ngoài xe đó ra thì cô còn biết có đạp nữa đó các con. 
- Cô mời lớp nhắc lại đề tài. ( Cháu nhắc 2 lần)
- Xe đạp có các bộ phận nào? ( Đầu xe, mình xe và bánh xe)
- Đầu xe có gì? ( Tay lái..).
- Bánh xe có dạng hình gì? ( Hình tròn)
- Mình xe dùng làm gì? ( Chở người và hàng hóa).
- Khi ngồi trên xe con phải làm sao? ( Ngồi ngay ngắn)
* Giáo dục: Xe dùng để chở người và hàng hóa, nên khi tham gia các con phải ngồi ngay ngắn, không được đùa giỡn 
- Các con vừa quan sát cái gì? ( Xe đạp)
Hoạt động 2: Chơi trò chơi.
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi: “Ô tô về bến”
 Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 lá cờ, các cháu là ô tô, các bến ô tô cũng có màu giống như ô tô, khi cháu nhìn thấy cô giơ cờ màu nào thì ô tô màu ấy sẽ chạy về bến, ô tô nào chạy về không phải bến là sẽ bị phạt ra ngoài 1 lần chơi....
- Cô cho 1 đội chơi thử 1 lần.
- Cô cho cả lớp chơi 2-3lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Ô tô về bến).
- Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê.
- Cô nói cách chơi và cô cho cháu chơi 2 lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Bịt mắt bắt dê)
 Cô cho 1 đội chơi thử 1 lần.
- Cô cho cả lớp chơi 2 lần.
- Các con vừa chơi trò chơi gì? ( Bịt mắt bắt dê). 
- Trò chơi: “ Ô tô và chim sẻ”
- Cô hỏi lại luật chơi và cách chơi. ( Cháu nhắc lại)
- Cô nhắc lại cách chơi nếu cháu chưa nói đúng.
- Cho cháu chơi vài lần.
- Cô nhận xét sau khi cho cháu chơi.
Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Các con rất ngoan, bây giờ các con nhìn xem trên sân có những trò chơi nào? ( Cháu nói)
- Cô giới thiệu thêm cách chơi, nếu có đồ chơi mới.
- Cô nhắc nhỡ cháu chơi cẩn thận, không làm dơ quần áo của mình và quần áo của bạn, chơi phải biết giúp đỡ, nhường nhịn nhau.
- Cho cháu chơi tự do, cô quan sát và hướng dẫn thêm cho cháu, nếu các cháu tập chung chơi một chổ, thì cô gợi ý cho cháu chia đều nhau ở các trò chơi.
- Thông báo hết giờ. ( Cháu tập trung quanh cô)
- Cô nhận xét chung các trò chơi.
- Nhắc nhỡ cháu dọn dẹp đồ chơi, rửa tay chân sạch sẽ sau chơi.
* Nhận xét tiết hoạt động.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Cháu biết lựa chọn góc chơi, biết thỏa thuận vai chơi, biết liên kết vai chơi ở các góc chơi với nhau. Khi chơi biết trao đổi nhẹ nhàng, biết dọn đồ chơi.
- Biết phối hợp các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, cảm nhận, hoạt động theo nhóm góc mà mình lựa chọn: xây theo ý tưởng, lắp ghép, mua đồ, tô màu, cắt dán
- Trẻ có hứng thú, tích cực với hoạt động. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
1.Góc phân vai:
- Bộ đồ dùng xây dựng, bánh sinh nhật, tiền giả bằng vé số.
- Đồ dùng khám bệnh
- Hoa, quả, bánh kẹo, quần, áo, nón, dépở góc bán hàng.
2. Góc xây dựng:
-Vật liệu xây dựng: Khối xây dựng, gạch, hàng rào, cây xanh, hoa, cây cỏ, thùng rác
3.Góc nghệ thuật:
- Giấy vẽ, bút vẽ, bút vẽ, giấy màu, hồ dán.
- Đất nặn, bảng, kéo, hồ
4. Góc học tập và sách:
- Các loại sách truyện, bài tập về các loại đồ dùng xây dựng.
- Giấy màu, hồ dán, kéo
5. Góc thiên nhiên
- Các loại cây, chậu, cát, nước
- Cô chuẩn bị đồ chơi đầy đủ ở các góc, dây đeo kí hiệu của góc chơi
- Các bài hát về chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Cô cho cháu hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” ( Cháu hát).
- Các con vừa hát bài gì? ( Cho tôi đi làm mưa với).
- Mưa xuống làm cho cây cối thế nào? ( Tốt tươi)
- Ngoài nước mưa ra còn hiện tượng tự nhiên nào nữa?( Nắng, bão....)
- Mưa xuống cho chúng ta những gì? ( Nước)
- Chúng ta sẽ đựng nước ở đâu?( Xô, thao, thùng)
- Xây dựng hồ đựng nước là ở góc nào trong lớp? ( Góc xây dựng)
- Ngoài góc xây dựng ra, trong lớp các con còn có góc nào nữa? ( Góc thiên nhiên, góc học tập, góc nghệ thuật, góc phân vai)
- Vào góc xây dựng các con phải xây gì? ( Xây hồ nước)
- Dụng cụ để xây hồ nước là gì? ( Gạch, khối gỗ, lon sữa...)
- Vào góc phân vai các con làm gì? ( Đi chợ, đến cửa hàng mua thực phẩm về nấu ăn cho công nhân bán nước, mẹ dẫn con đi công viên nước...)
- Vào góc nghệ thuật các con phải làm sao? ( Múa, hát biểu diễn các bài hát nói về nước, vẽ, xé dán các mặt hàng nước ...)
- Vào góc học tập các con làm sao? ( Vẽ thêm các bộ phận cho những mặc hàng nước, tô màu các mặt hàng nước...)
* Hoạt động 2: Cháu vào các góc chơi
- Cô nhắc cháu đeo day đeo vào và thỏa thuận vai chơi.( Cháu đeo dây đeo khi vào góc chơi)
- Cô đi quan sát và giúp đỡ các góc chơi.
* Hoạt động 3: Nhận xét các góc chơi.
* Cô nhận xét các góc chơi nhỏ.
- Cô tập trung cháu lại góc xây dựng.
+ Cô mời 1 cháu làm đội trưởng nói cách xây hồ nước.
+ Xây được hồ nước con phải xây những gì? ( Cổng, hàng rào, cây che bóng mát, cây cỏ hoa, đồ chơi...).
* Giáo dục: Cô thấy các chú công nhân xây rất vất vả và tích cực,khi đi tham quan ao cá, các con nên giữ trật tự, ăn quà bánh phải bỏ vào sọt để giữ môi trường nước trong ao được sạch đẹp, cùng mọi người bảo vệ môi trường chơi xong các con dọn dẹp đồ chơi lại gọn gàng ngăn nắp nhé, để lần sau chơi tiếp.
* Cô nhận xét góc chơi.
* Nhận xét tiết hoạt động.
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2016
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Làm quen với chữ cái e, ê.
GV: Trương Thị Diệu
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái e, ê. Phát âm chính xác các chữ cái: e, ê. 
- Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái e, ê trong từ, trong nhóm.
- Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái e, ê.
- Trẻ nhận biết được các chữ cái e, ê thông qua các trò chơi.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô và nêu ý tưởng của mình.
- Rèn khả năng quan sát , so sánh cho trẻ. Chơi và biết phối hợp với bạn.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, biết yêu thương, giúp đỡ, quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử làm quen với chữ cái e ê.
- Thẻ chữ cái e, ê ( của cô và của trẻ ).
- Tranh ảnh có từ ghép “mẹ bế bé”.
- Các thẻ chữ cái e, ê kiểu in thường, viết thường, in hoa, viết hoa.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định
- Ổn định tổ chức gây hứng thú: Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
- Cô hỏi một số trẻ: “Gia đình con có những ai?”, “Con có yêu em bé không?, Con có giúp mẹ trông em không?...”
* Hoạt động 2: Trẻ làm quen với chữ cái e, ê.
+ Làm quen với chữ “e”:
- Cô có bức tranh và dưới bức tranh có từ : “mẹ bế bé” (in thường).
- Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh . Rồi cô dùng các thẻ chữ ghép thành từ: “mẹ bế bé”. Cô đọc : “mẹ bế bé”
- Cho trẻ đọc từ “ mẹ bế bé”( 3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “mẹ bế bé”,rồi tìm cho cô 2 chữ cái giống nhau, cô giới thiệu trong từ “ mẹ, bé” có chữ “e”.
- Cô đọc chữ “e” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
- Cô cho trẻ quan sát chữ “e” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “e”: có 1 nét gạch ngang và 1 nét cong tròn không khép kín.
- Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “e” in thường , viết thường, chữ in hoa.
+ Làm quen với chữ “ê”:
- Bên dưới bức tranh có từ : “ mẹ bế bé” (in thường).
- Sau đó cô mời trẻ tìm cho cô chữ cái gần giống như chữ “e”mình vừa học, cô giới thiệu trong từ “bế” có chữ “ê”.
- Cô đọc chữ “ê” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
- Cô cho trẻ quan sát chữ “ê” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “ê”: có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín và 1 cái mũ đội xuôi .
- Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “ê” in thường , viết thường, chữ in hoa.
+ So sánh chữ e và ê:
Cô để các thẻ chữ : “e”, “ê”. Cho trẻ đọc lại 1 lần và quan sát; rồi so sánh giống và khác nhau trong 2 chữ.
 Giống nhau: Cùng có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín.
 Khác nhau: Chữ “e” không có mũ, chữ “ê” có cái mũ đội xuôi.
* Luyện tập:
- Trò chơi quay bánh xe, trẻ tìm chữ cái e ê, khi vòng xoay quay đến chữ e, hoặc ê.
- Tìm chữ cái còn thiếu đặt vào trong các băng từ phía dưới bức tranh . 
* Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái e, ê.
- Trò chơi: Tìm đúng nhà bạn.
+ Chuẩn bị: Các chữ cái các từ có chứa chữ e , ê xung quanh lớp.
+ Tiến hành: Cô giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi.
- Cô cho các cháu đi xung quanh lớp, hát, đọc thơ.. tìm chữ cái e, ê theo yêu cầu của cô.
* Trò chơi:
- Nhanh tai tinh mắt
- Chuẩn bị : Các từ có chứ chữ cái e, ê
- Tiến hành: Chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội có mỗi hộp có các từ chứa nhiều chữ cái, yêu cầu của mỗi đội tìm từ có chứ chữ cái e, ê nối vào chữ cái e ê theo yêu cầu của cô.
 + Cô quan sát cháu chơi và nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi.
* Hoạt động 4: Kết thúc giờ học cô động viên, khen ngợi trẻ.
* Kết thúc nhận xét tiết học.
- Cháu hát.
- Gia đình con có: Cha, mẹ, chị, con.
- Cháu đọc theo cô
- Cháu tìm chữ e.
- Cả lớp đọc .
- Cháu trả lời.
- Cháu lên tìm chữ ê.
- Trẻ đọc.
- Cháu trả lời.
- Cháu so sánh và trả lời.
- Cháu tìm chữ cái e, ê.

File đính kèm:

  • doclam_quen_chu_cai_e_e.doc
Giáo Án Liên Quan