Giáo án mầm non lớp lá năm 2017 - Lĩnh vực phát triển nhận thức khám phá khoa học

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên 1 số công việc của nghề nông (làm đất, cày ruộng, cấy lúa, tát nước, gặt lúa). Biết tên 1 số dụng cụ của nhà nông ( cái cày, cái quốc, cái rầm, cái gầu, cái liềm, quang gánh ). Biết tên 1 số sản phẩm của nhà nông ( lúa, ngô, khoai, rau, củ, quả, các con vật như gà, lợn, cá )

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét và tư duy cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động.

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

 - Giáo dục trẻ biết công ơn của cô bác nông dân làm việc rất vất vả để làm ra hạt gạo. Trẻ biết yêu quý, kính trọng các cô bác nông dân: biết quý trọng sản phẩm, sức lao động, biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2017 - Lĩnh vực phát triển nhận thức khám phá khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Đề tài	: Nghề nông.
Đối tượng	: Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Thời gian 	: 25 - 30 phút
Người dạy 	: Nguyễn Hải Yến.
Ngày dạy	: 10/2017.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên 1 số công việc của nghề nông (làm đất, cày ruộng, cấy lúa, tát nước, gặt lúa). Biết tên 1 số dụng cụ của nhà nông ( cái cày, cái quốc, cái rầm, cái gầu, cái liềm, quang gánh). Biết tên 1 số sản phẩm của nhà nông ( lúa, ngô, khoai, rau, củ, quả, các con vật như gà, lợn, cá)
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét và tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
 - Giáo dục trẻ biết công ơn của cô bác nông dân làm việc rất vất vả để làm ra hạt gạo. Trẻ biết yêu quý, kính trọng các cô bác nông dân: biết quý trọng sản phẩm, sức lao động, biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
II. Chuẩn bị.
1. Địa điểm: Trong lớp ( An toàn sạch sẽ )
2. Đội hình:
- Trẻ ngồi 3 hàng ngang, 4 nhóm.
3. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu.
- PowerPoint khám phá về nghề nông.
- Rối.
- Que chỉ.
- 3 thùng xốp đựng đất và các dụng cụ của nghề nông cho trẻ chơi trò chơi.
- Nhạc các bài hát : “ Đưa cơm cho mẹ đi cày”, “ Em đi giữa biển vàng”, “ Xúc xắc xúc xẻ”, “ Ngày mùa”, “ Gánh gánh gồng gồng”
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu chương trình “ Bé yêu khoa học”.
- Cô giới thiệu khách và chào.
- Cô cho trẻ đọc bài vè: “ Vè về các nghề”
+ Hỏi trẻ : Chúng mình vừa đọc bài vè nói về điều gì?
- Bài vè nói về rất nhiều các nghề trong xã hội.
+ Bạn nào hãy kể cho cả lớp biết các nghề mà chúng mình biết?
- Có rất là nhiều nghề trong xã hội và hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu về nghề nông .
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
Trước khi tìm hiểu về nghề nông cô muốn lớp mình chia thành 4 nhóm và các bạn nhóm trưởng lên lấy bảng chơi của nhóm mình. ( Cô mở nhạc bài “ xú xắc xúc xẻ”)
- Cô cho trẻ xem 1 đoạn video về các công việc của nghề nông.
* Công đoạn làm đất: 
+ Sau khi xem video chúng mình thấy các bác nông dân làm những công việc gì?
+ Cô có câu hỏi khó hơn 1 chút: Muốn gieo cấy thì trước tiên các bác nông dân phải làm gì?
- Cô cho trẻ xem ảnh và chỉ cho trẻ thấy công việc của bác nông dân.
-> Các công việc này gọi chung là làm đất.
+ Các con có biết các bác dùng dụng cụ gì để làm đất không?
- Các nhóm hãy chọn thật nhanh dụng cụ làm đất gắn vào cột số 1.
- Cô hỏi các nhóm đã chọn được dụng cụ gì.
- Cô cho trẻ xem các dụng cụ làm đất trên màn hình và nói tác dụng của từng dụng cụ.
- Cô giới thiệu máy cày giúp bác nông dân đỡ vất vả hơn.
* Công đoạn cấy lúa :
+ Sau khi làm đất xong các bác nông dân làm gì nhỉ?
- Cô cho trẻ xem viedeo bác nông dân cấy lúa.
- Cô cho trẻ làm động tác cấy lúa giống bác nông dân.
+ Các con nhìn xem các hàng lúa của các bác như thế nào?
-> Bác nông dân phải cấy lúa cho thẳng hàng để tiện chăm sóc và khi lúa đơm bông, kết hạt cho năng xuất cao.
* Công đoạn chăm sóc: 
+ Để cho lúa lên xanh tốt các bác nông dân phải làm gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân chăm sóc lúa.
-> Tất cả các công việc này gọi làm chăm sóc.
+ Vậy các bác cần dụng cụ gì để chăm sóc lúa nhỉ?
- Các nhóm hãy chọn thật nhanh các dụng cụ để chăm sóc lúa gắn vào cột số 2.
- Cho trẻ từng nhóm đứng lên nói về dụng cụ mình vừa chọn.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh dụng cụ để chăm sóc lúa trên màn hình.
- Cô Hải giới thiệu cái gầu tát nước. 
-> Đây là các dụng cụ để các bác nông dân chăm sóc lúa.
- Cô đọc 1 đoạn thơ trong bài thơ” Hạt gạo làng ta”
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cào rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất.
* Công đoạn thu hoạch: 
+ Lúa đã chín rồi các bác nông dân sẽ làm gì đây?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh bác nông dân gặt lúa, đập lúa, phơi thóc trên màn hình.
-> Tất cả các công đoạn trên gọi là thu hoạch.
- Cô giới thiệu máy cắt lúa, máy tuốt lúa để giúp bác nông dân đỡ vất vả hơn.
+ Để thu hoạch được lúa các bác nông dân phải dùng những dụng cụ gì?
- Các nhóm hãy chọn thật nhanh các dụng cụ để thu hoạch lúa gắn vào cột số 3.
- Cô hỏi các đội về kết quả vừa chọn.
- Cô cho trẻ xem các hình ảnh các dụng cụ thu hoạch trên màn hình và nói tác dụng của từng dụng cụ.
Cô cho trẻ làm động tác cắt lúa giống bác nông dân.
-> Sau khi gặt lúa về các bác nông dân đã phải đi phơi, đi xay, xát thì mới có các hạt gạo trắng ngần mà các con ăn hàng ngày. Các bác nông dân làm việc rất vất vả 1 nắng 2 sương từ làm đất, cấy lúa, chăm sóc rồi thu hoạch.
- 2 cô diễn rối và đọc thơ:
 Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm 1 hạt đắng cay muôn phần.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Và sau bao ngày vất vả, những giọt mồ hôi đã đổ ra các bác nông dân đã được đền đáp lại bằng cánh đồng lúa chín. ( Cho trẻ xem hình ảnh cánh đồng lúa chín trên màn ảnh và mở nhạc bài hát “ Em đi giữa biển vàng”)
+ Các con có biết ngoài trồng lúa ra các bác nông dân còn làm công việc gì khác nữa không?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh công việc khác của bác nông dân ( trồng cà chua, trồng rau, trồng ngô)
+ Công việc trồng trọt của bác cung cấp cho mình những gì?
- Ngoài việc trồng trọt ra các bác còn chăn nuôi rất nhiều các con vật khác nhau.( Nuôi bò, nuôi gà, nuôi cá)
+ Công việc chăn nuôi của bác cung cấp cho mình những gì? 
+ Nếu như không có sản phẩm này của bác nông dân chúng mình sẽ như thế nào?
+ Sau khi tìm hiểu về công việc của các bác nông dân chúng mình thấy bác như thế nào?
-> Nghề nông là 1 nghề truyền thống lâu đời, các bác nông dân phải làm các công việc rất vất vả để có được những sản phẩm cung cấp cho cuộc sống của chúng mình như gạo, rau xanh, hoa quả, thịt cá, trứng, sữa. Nghề nông là 1 nghề đáng quý trọng, chúng mình hãy biết cảm ơn các bác nông dân .
+ Chúng mình làm gì để cảm ơn các bác nông dân?
- Giáo dục: Các bác nông dân rất vất vả để làm ra hạt gạo, các loại rau củ quả..cho các con ăn hàng ngày vì vậy chúng mình khi ăn phải ăn hết xuất, không làm rơi vãi cơm ra bàn.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Bác nông dân”
* Trò chơi: “ Tập làm bác nông dân”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 nhóm chơi, mỗi nhóm làm 1 công đoạn của nghề nông và phải chọn đúng dụng cụ và làm đúng công việc của công đoạn đó.
+ Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc các đội sẽ làm các công việc của công đoạn đó.
- Cô quan sát, động viên giúp trẻ hào hứng tham gia chơi.
- Kết thúc trò chơi cô mời cả lớp xúm xít lại và nhận xét về kết quả công việc của các nhóm.
- Sau đó cô nhận xét, khen trẻ.
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét lớp, động viên trẻ.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn xem thành quả các bạn vừa làm được. ( Cô mở nhạc “ Gánh gánh gồng gồng”) 
- Cho trẻ chào khách.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động và thu dọn đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ hưởng ứng.
- Trẻ chào khách.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô kể.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ về chỗ vừa đi vừa hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
\
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi TC.
- Trẻ lên kiểm tra.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ cùng cô kể chuyện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chào khách.

File đính kèm:

  • docgiáo án khám phá nghề nông.doc
Giáo Án Liên Quan