Giáo án mầm non lớp lá năm 2019 - Chủ đề: Thế giới thực vật

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.Phát triển thể chất

- Rèn luyện và phát triển một số vận động cơ bản : bò, trườn, chạy, nhảy

- Phát triển phối hợp sự vân động và phát triển các giác quan.

- Trẻ có cảm giác dễ chịu và sảng khoái khi tếp xúc với môi trường thiên nhiên.

- Biết rau xanh là một trong bốn nhóm thức ăn cần thiết cho cơ thể , ăn đa dạng thức ăn.

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ có kiến thức sơ đẳng về thế giới thực vật : biế ten gọi, ích lợi, một số đặc điểm riêng nổi bật của một số loại cây xanh , một số loại rau, hoa – quả và những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của chúng.

- Phát triển tính to mò, ham hiểu biết của trẻ.

- Phát triển óc quan sát, so sánh, sử dụng ngôn ngữ để mô tả, so sánh, phân nhóm các loại cây xanh, rau, hoa,quả, khả năng phán đoán và nhận xét hiện tượng xung quanh.

 

doc57 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2019 - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ:
THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thời gian thực hiện: 04 tuần
Từ ngày 17 tháng 12 đến ngày 11 tháng 01 năm 2019
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Phát triển thể chất
- Rèn luyện và phát triển một số vận động cơ bản : bò, trườn, chạy, nhảy
- Phát triển phối hợp sự vân động và phát triển các giác quan.
- Trẻ có cảm giác dễ chịu và sảng khoái khi tếp xúc với môi trường thiên nhiên.
- Biết rau xanh là một trong bốn nhóm thức ăn cần thiết cho cơ thể , ăn đa dạng thức ăn.
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ có kiến thức sơ đẳng về thế giới thực vật : biế ten gọi, ích lợi, một số đặc điểm riêng nổi bật của một số loại cây xanh , một số loại rau, hoa – quả và những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của chúng.
- Phát triển tính to mò, ham hiểu biết của trẻ.
- Phát triển óc quan sát, so sánh, sử dụng ngôn ngữ để mô tả, so sánh, phân nhóm các loại cây xanh, rau, hoa,quả, khả năng phán đoán và nhận xét hiện tượng xung quanh.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ tên gọi , các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật của cây cối, hoa, quả gần gũi.
- Tập cách sử dụng một số tính từ chỉ màu sắc để mô tả về cây, hoa, lá.
- Trẻ biết diễn tả và mạnh dạn trao đổi với cô giáo, bạn bè và người thân những gì trẻ quan sát thấy trong thiên nhiên.
- Đọc thơ, đồng dao, kể chuyện về các loại cây, hoa, củ quả
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ yêu thiên nhiên, có hành động cụ thể phù hợp độ tuổi để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
5.Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ thích nhìn ngắm vẻ đẹp của các loại cây xanh, cây cảnh và các loại hoa.
- Thích tạo ra các sản phẩm đẹp về thế giới thực vật : vẽ, tô màu, in hình,nặn các loại rau, củ quả vẽ về ngày tết, mùa xuân. Trẻ biết nâng niu và giữ gìn các sản phẩm nghệ thuật
- Hát đọc thơ về thế giới thực vật
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh, ảnh về các loài thực vật.
- Đồ dùng học tập cho trẻ
- Vải, len vụn , hột hạt , phế liệu , đồ chơi ở các góc ch- Một số kiến thức cơ bản để cung cấp cho trẻ và các câu hỏi đàm thoại 
III/ MẠNG NỘI DUNG
- Tên gọi.
- Các bộ phận chính.
- Đặc điểm nổi bật.
- Ích lợi , nơi sống.
- Cách chăm sóc bảo vệ
- Tên gọi.
- Đặc điểm nổi bật về: hình dáng, màu sắc, cấu tạo, hương vị, ích lợi.
- Sự cần thiết của các loại rau với sức khỏe con người.
- Các món ăn chế biến từ rau. Các loại rau ăn củ, ăn quả, ăn lá
CÂY XANH
(từ ngày 17-21/12/2018)
THẾ GIỚI THỰC VẬT
(từ ngày 17/12/2018-11/01/2019)
MỘT SỐ LOẠI HOA
(từ ngày 07-11/01/2019)
MỘT SỐ LOẠI QUẢ
(từ ngày31/12-4/1/2019)
Một số loại rau
(từ ngày 24-28/12/2018)
- Tên gọi.
- Đặc điểm nổi bật về: hình dáng, màu sắc, cấu tạo, hương vị, ích lợi.
- Sự cần thiết của các loại quả với sức khỏe con người.
- Các món ăn chế biến từ củ. 
- Tên gọi .
- Đặc điểm nổi bật về : cấu tạo, màu sắc, hình dáng,ích lợi.
IV/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
*KPKH
- Trò chuyện về cây xanh 
- Trò chuyện về một số loài hoa
- Trò chuyện về quả
- trò chuyện về một số loại rau củ.
*LQVT
- ôn nhận biết hình tam giác và hình vuông
- so sánh chiều cao 3đối tượng
- Tạo nhóm trong phạm vi 3
- So sánh nhiều hơn, ít hơn
- So sánh dài hơn, ngắn hơn.
*TẠO HÌNH
- Vẽ hoa mùa xuân
- Nặn quả tròn,lá cây
- tô màu cây xanh,tô màu cây ăn quả,tô hoa
*ÂM NHẠC
-DH: Lý cây xanh, Màu hoa,lá xanh,quả...
- NH: Em yêu cây xanh,mua rơi,lý cây bông,hoa thơm bướm lượn...
- Trò chơi:tai ai tinh, ai nhanh nhất 
PT NHẬN THỨC
PT THẨM MỸ
PT THỂ CHẤT
PT NGÔN NGỮ
PT TÌNH CẢM XÃ HỘI
Thế giới thực vật
*VH
- Thơ: Cây dây leo, cây đào,cây bắp cải,hoa kết trái,...
- Truyện: Hoa mào gà, nhổ củ cải,cây khế,...
*THỂ DỤC
- Ném trúng đích , Bò thấp chui qua cổng,Ném xa bằng 1 tay Chạy 10m, bật xa-ném xa,bật chụm tách chân
- TCVĐ: Đuổi bóng,mèo đuổi chuột,bịt mắt bắt dê,cướp cờ.
*ĐVTCĐ
- Góc phân vai: bán hàng, bác sĩ, nấu ăn.
- Góc xây dựng: xây vườn cây xanh, vườn hoa, rau, quả.
- Góc nghệ thuật: vẽ, xé dán, nặn các loại rau, quả. . 
- Góc học tập- sách.
- Góc TN và khoa học: chăm sóc cây xanh.
 Kế hoạch tuần 1
 	CHỦ ĐỀ NHÁNH: “Cây xanh xung quanh bé (17-21/12/2019) 
Nội dung
T2
T3
T4
T5
T6
Đón trẻ
Cho trẻ q/s các cây có ở trong lớp,trò chuyện về các loại cây xanh
Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân , nhận biết vị trí đồ dùng cá nhân, kí hiệu cá nhân
 Tiêu chuẩn bé ngoan
 +Trẻ biết một số loại cây xanh
 + Mặc đồng phục đến trường
 +Đến lớp chào cô chào ba mẹ 
H/đ ngoài trời
- Quan sát cây xoài
- T/C: Về đúng nhà
- Chơi tự do
- Quan sát cây phượng
- T/C: Cái gì biến mất
- Chơi tự do
- Quan sát cây bưởi
T/C: Tạo nhóm
- Trò chuyện về cách chăm sóc cây
- T/C: nhanh tay nhanh mắt
- Chơi tự do
- Trò chuyện về lợi ích của cây xanh
-TC: nhanh tay nhanh mắt
-Chơi tự do
H/đ học
KPKH
- Trò chuyện về một số loại cây
-lợi ích của cây trong cuộc sống chúng ta
-T/C:cây nào lá ấy
Âm nhạc: hát+ vđ: lý cây xanh
N/hát : em yêu cây xanh
-LQVT
- So sánh chiều cao 2 đối tượng
Thể dục
-Đề tài: “ Ném xa bằng 1 tay ”
- TCVĐ: ai nhanh hơn
TẠO HÌNH
Tô màu cây xanh
H/đ góc
- Góc phân vai: cửa hàng hoa quả
- Góc xd: xây dựng vườn cây trong công viên
- Góc tạo hình: vẽ vườn trái cây
-Góc học tập: ghép tranh về vườn hoa .
-Góc thiên nhiên: trồng cây,chăm sóc cây
H/đ chiều
- trò chuyện về chủ đề
LQVH:
Truyện : “Chú đỗ con”
- ôn các kỹ năng,gập quần áo,xếp đệm gối
-trò chuyện về cách bảo và vệ chăm sóc cây xanh
- sinh hoạt cuối tuần. Bầu phiếu bé ngoan
 Thứ 2 ngày 17 tháng 12 năm 2018
ĐÓN TRẺ
-Cô tới lớp vệ sinh sạch sẽ,ân cần đón trẻ vào lớp,nhắc trẻ chào cô chào ba mẹ và cất đồ dùng đúng nơi quy định
-trò chuyện với trẻ về chủ đề thực vật
THỂ DỤC SÁNG:
-Trẻ tập theo các ĐTTD trên nền nhạc Chào buổi sáng
 KPKH: Trò chuyện về một số loại cây
I. Mục đích, yêu cầu
 - Trẻ biết tên và nhận biết được một số loại cây qua đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của chúng.
 - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ.                                     
 - Giáo dục trẻ bảo vệ cây và cách chăm sóc cây.
III. Tổ chức hoạt động:
- Giới thiệu chương trình: Khám phá cùng bé.
- Giới thiệu 2 đội chơi.
- Giới thiệu các phần chơi.
- Giới thiệu quà của chương trình.
* Phần chơi 1: Hiểu biết.
- Cách chơi: Quan sát 1 số loại cây, và trả lời câu hỏi của cô.
- Luật chơi: Trả lời đúng sẽ được nhận quà của chương trình.
+ Cho trẻ chơi trốn cô, cô đưa cây đu đủ ra cho trẻ quan sát.
- Hỏi trẻ:
+ Cây gì đây?
+ Thân cây thế nào?
+ Lá có đặc điểm gì?
+ Quả đu đủ để làm gì?
+ Cây đu đủ là loại cây trồng để làm gì?
-> Cô chốt lại giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây.
+ Cho trẻ chơi trời tối trời sáng, cô đưa cây xoan cho trẻ quan sát.
- Hỏi trẻ:
+ Cây xoan có những đặc điểm gì?
+ Thân cây như thế nào?
+ Lá cây như thế nào?
+ Xoan là cây trồng để làm gì?
-> Cô chốt lại, giáo dục trẻ...
+ Cô đưa cây phượng ra cho trẻ quan sát.
- Hỏi trẻ:
+ Cây gì đây?
+ Thân cây phượng như thế nào?
+ Lá cây làm sao?
+ Cây phượng là cây trồng để làm gì?
-> Cô chốt lại, giáo dục trẻ.
- Nhận xét, tặng quà cho 2 đội 
* Phần chơi 2: Tinh mắt
- Cách chơi: Hai đội nhận xét so sánh sự giống và khác nhau giữa cây đu đủ và cây xoan
 Luật chơi: Nhận xét và trả lời đúng thì được nhận quà của chương trình.
+ Giống nhau:
- Đều có thân, cành, lá. lá của 2 cây đều có mầu xanh...
+ Khác nhau:
 (Cây đu đủ) ( Cây soan)
- Thân cây mềm - Thân cây cứng
- Lá to - Lá nhỏ
- Có cuống lá, cuống to - Có cành, lá nhỏ
- Cây ăn quả - Cây lấy gỗ 
- Nhận xét tặng quà cho 2 đội.
MỞ RỘNG
-ngoài ra còn 1 số loại cây khác:cây ăn quả,cây lấy gỗ,cây lá to, cây lá nhỏ,...
-giáo dục
* Phần chơi 3: Thi xem đội nào nhanh.
- Cách chơi: Từng thành viên của hai đội lần lượt lên lấy lô tô, đội cây ăn quả thì chọn cây ăn quả, đội cây cảnh thì chọn cây cảnh gài lên bảng.
- Luật chơi; đội nào gài đúng và nhiều hơn là thắng cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Kết thúc cho trẻ đếm kết quả của 2 đội cùng cô.
- Tặng quà cho 2 đội.
- Kết thúc chương trình: Kiểm tra kết quả 2 đội.
- Tặng quà lưu niệm 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 “ QS về cây xoài,cây bàng.”
 TCVĐ: mèo đuổi chuột.
 Chơi tự do.
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết 1 số đặc điểm, màu sắc của cây.
- Chơi thành thạo trò chơi, 
- Biết chơi, đoàn kết với các bạn.
2. Chuẩn bị:
- vật thật
3. Tổ chức hoạt động:
*Qs Trò truyện về cây xanh.
- Cô trò truyện với trẻ về các loại cây xanh ( cây bóng mát, cây ăn quả, cây lấy gỗ...) tác dụng cảu cây xanh đối với đời sống con người...
- Giáo dục trẻ yêu quý bảo vệ chăm sóc cây xanh.
* Trò chơi: mèo đuổi chuột.
- Cô tổ chức trẻ chơi khuyến khích động viên trẻ.
- Giáo dục trẻ chơi ngoan đoàn kết với các bạn.
* Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích cô quan sát trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Nhận xét, giáo dục trẻ.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 1, Góc xây dựng:xây công viên cây xanh.
 2, Góc phân vai: bán hàng rau củ quả.
 3, Góc tạo hình: vẽ, nặn cây ăn quả.
 4, Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
 5, Góc nghệ thuật: Hát vận động các bài hát về chủ đề thế giới thực vật.
I. Mục đích yêu cầu.
1, Góc xây dựng:- Trẻ biết sử dụng các loại nguyên vật liệu để xây dựng công viên cây xanh.
- Biết thể hiện ý tưởng của mình khi xây dựng.
2, Góc phân vai:	
- Trẻ biết phối hợp chơi theo nhóm một cách nhịp nhàng.
- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận chủ đề, nội dung chơi, đồ dung thay thế.
- Biết liên kết nhóm chơi với nhau, biết thể hiện vai chơi và một số chuẩn mực đạo đức của vai chơi của vai chơi.
3, Góc tạo hình:
- Trẻ biết vẽ, nặn cây xanh, cây ăn quả.
- Biết bố cục bức tranh cho hợp lí.
4, Góc thiên nhiên: Trẻ biết sự phát triển và lớn lên của cây, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây.
5, Góc nghệ thuật: Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện các bài hát.
II.Chuẩn bị
1, Góc xây dựng:vật liệu xây dựng,cây cảnh,thảm hoa, thảm cỏ.
2, Góc phân vai: các loại rau củ quả bằng nhựa.
3, Góc tạo hình: giấy vẽ, bút màu, đất nặn, bảng con
4, Góc thiên nhiên: các chậu cây cảnh , cây hoa, nước sạch
5, Góc nghệ thuật: dụng cụ âm nhạc,các bài hát trong chủ đề.
IV.Cách tiến hành.
1. Thỏa thuận chơi:
- Cho trẻ ngồi xúm xít bên cô trò chuyện: các con thấy lớp mình hôm nay có đẹp không ?
có nhiều đồ chơi mới không? Bạn nào hãy kể cho cô và cả lớp biêt lớp mình có những góc chơi gì? có những đồ chơi gì ở góc đó?
Con thích chơi ở góc nào? ai thích chơi ở góc xây dựng? Các con sẽ chơi gì ở góc xây dựng? xây công viên thì sẽ làm như thế nào?(góc phân vai, góc tạo hình, góc thiên nhiên, góc nghệ thuật.)
bây giờ bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi.
*giáo dục trẻ trong khi chơi phải chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau.hết giờ chơi cất đồ chơi đúng nơi qui định.
2. Quá trình chơi:
Nếu trẻ về nhóm chơi chưa thỏa thuận được thì cô sẽ hỗ trợ trẻ.
cô quan sát trong khi trẻ chơi :+ Xử lí giúp trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
+ Khuyến khích trẻ liên kết các nhóm chơi.
+ Nhắc nhở động viên, khuyến khích các nhóm chơi.
3. Nhận xét: cô nhận xét ngay trong quá trình chơi.
Cho trẻ tham quan nhóm xây dựng.
cho trẻ cất đồ dung, đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài cũ
-Làm quen bài mới
-Vệ sinh trả trẻ
Thứ 3 ngày 18 tháng 12 năm 2018
 PTTM: ÂM NHẠC 
DH: Lý cây xanh
 NH: LÝ CÂY XANH
 TC: AI NHANH NHẤT
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên và thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát.
- Rèn cho trẻ biểu diễn mạnh dạn tự tin, vỗ tay đúng nhịp.
- Giáo dục trẻ yêu quý chăm sóc bảo vệ cây xanh.
 II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử
- Địa điểm trong lớp học
III. Các bước tiến hành 
HĐ 1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ đọc bài thơ mùa xuân
Mùa xuân tới cho cây cối xanh tươi tốt, có nhiều loài hoa đẹp đua nhau khoe sắc và cây cối đâm chồi nảy lộc. hôm nay cô sẽ đưa các con đi thăm vườn cây của bác nông dân nhé. 
- Cây có nhiều tác dụng như vậy, chúng mình có yêu cây xanh không?
- Hôm nay, cô sẽ dạy cho cả lớp mình bài hát “Lý cây xanh” dân ca Nam Bộ đấy! chúng mình có muốn học hát không nhỉ?
2. Nội dung
a. Dạy hát “Lý cây xanh”
* Cô hát mẫu: L1 
L2 kết hợp với nhạc
- Cô vừa hát bài hát có tên là gì? 
- Giai điệu của bài hát này như thế nào?
* Dạy trẻ hát:
- Cô hát từng câu rồi bắt nhịp cho trẻ hát theo
- Cả lớp hát 2 lần, sau mỗi lần trẻ hát cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả của bài hát, cô sửa cho trẻ nếu trẻ hát sai.
- Cô cho các tổ hát. Sau khi hát thành thạo cô cho các tổ hát luân phiên từng câu.
- Cô gọi các nhân trẻ lên hát và nhận xét, sửa sai cho trẻ.
[ Giáo dục:
- Cây xanh có rất nhiều lợi ích, vậy chúng mình phải như thế nào nhỉ?
- Các con làm thế nào để bảo vệ cây xanh
b. Nghe hát “ Hoa trong vườn”
- Cô hát kết hợp với nhạc đệm cho trẻ nghe
+ Cô vừa hát bài hát gì?
- Lần 2: Cô hát và múa kết hợp với nhạc đệm.
-Cô cho trẻ chơi. Kết thúc trò chơi cô nhận xét, khen đội chiến thắng và động viên các đội còn lại cố gắng vào lần sau
3 Kết thúc
-Cô cho trẻ hát lại 1 lần bài hát “em yêu cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
LQVH:Truyện:chú đỗ con
I:Mục đích,yêu cầu
-Trẻ nhớ được tên truyện “Chú đỗ con”.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích.
- Yêu cây xanh,có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh..
II.Chuẩn bị.
Tranh minh họa câu chuyện.
Phòng học thoáng mát sạch sẽ
III.Tiến hành..
HOẠT ĐỘNG 1:ổn định và tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt nảy mầm”
+ Cô đưa ra cây đỗ
- Hôm nay,có một bạn đến thăm lớp mình 
đấy.cả lớp xem đó là ai nhé!
Xin chào các bạn!các bạn có biết tôi là ai không?
Tôi chính là cây đỗ.Các bạn có biết tôi lớn lên như thế nào không?
Vậy tôi sẽ nhờ cô giáo kể cho các bạn nghe về sự lớn lên của tôi như thế nào nhé.Xin chào các bạn !
 - Bây giờ cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu chuyện “Chú đỗ con” của tác giả Viết Linh cả lớp cùng lắng nghe nhé
Nghe kể chuyện
Cô kể lần 1 không tranh kết hợp với cử chỉ điệu bộ
Cô vừa kể câu chuyện gì?
Của tác giả nào?
Cô kể lần 2: Kết hợp với tranh 
Hoạt đông 2; Đàm thoại
Cô kể và chỉ vào tranh.
- Cô vừa kể chuyện gì? Của tác giả nào?
- Trong truyện có những nhân vật nào ?
- Cô mưa xuân đem cái gì đến tắm mát cho đỗ con ?
- Khi cô mưa xuân đi thì ai đánh thức đỗ con?- gió xuân.
- Chị gió xuân nói gì với đỗ con?
- Khi Gió xuân di thì ai đến đánh thức đỗ con?- Mặt trời.
- Ông mặt trời đã làm gì?
-Sau khi hạt đỗ được cô Mưa xuân,chị Gió xuân,ông Mặt trời đánh thức thì điều kì lạ gì xảy ra với chú đỗ?
“Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh chú trồi lên khỏi mặt đất.Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân.Đỗ con xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời”.
Kết luận :Câu truyện nói về sự trưởng thành của hạt đỗ nhờ có sự tác động của ánh sáng,không khí,nước,ánh sáng đã trở thành một cây đỗ xinh xắn.
Hoạt động 3:Nghe kể lại trên băng hình
Nhận xét tiết học và chuyển hoạt động.
Đánh giá cuối ngày
 Thứ 4 ngày 19 tháng 12 năm 2018
PTNT:
 TOÁN: “so sánh chiều cao của 2 đối tượng”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Rén kĩ năng nhận biết và so sánh.
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi.
II, Chuẩn bị 
- Mỗi trẻ 2 lá cờ có độ cao khác nhau, 2 cây hoa đỏ, trắng, có độ cao giảm dần.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước hợp lí.
III, Cách tiến hành
Ổn định: Hát ‘’lá xanh’’
Hoạt động 2: Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
Bây giờ các con hãy nhìn lên màn hình xem cô có gì nhé!
 Có rất nhiều cây, có cây hoa đỏ, có cây hoa vàng.
- Các con chú ý xem cô có cây gì đây nhé!
- Cây gì đây nữa!
- Các con thấy cây hoa màu đỏ và cây hoa màu vàng có chiều cao như thế nào với nhau ?
- Làm thế nào các con biết 2 cây này không bằng nhau.
Cô đặt 2 cây cạnh nhau trên một mặt phẳng. Các con chú ý, cô đặt thước từ ngọn cây hoa vàng sang ngọn cây hoa đỏ, các con thấy hoa đỏ như thế nào?
+ Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân.
- Còn cây hoa vàng thì thế nào?
+ Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân.
Đúng rồi cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phía trên nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
+ Cho trẻ nhắc lại cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
Cô thấy trong rá các con có hoa đấy các con hãy xếp các cây hoa ra nào.
- Các con thấy 2 cây này như thế nào với nhau.
- Cây nào cao hơn?
- Cây nào thấp hơn?
+ Cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phía trên nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn vì cây hoa vàng ngắn hơn một đoạn.
+ Cho trẻ nhắc lại: Tổ, cá nhân.
Hoạt động 3: Luyện tập cũng cố.
* Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
- Khi cô nói ‘’cao hơn’’, các con giơ cây đỏ và nói ‘’cao hơn’’.
- Khi cô nói ‘’thấp hơn’’ các con giơ cây hoa vàng và nói ‘’thấp hơn’’.
* Trò chơi: Khoanh tròn theo yêu cầu.
- Cô chia lớp thành 2 đội, trên bảng cô chuẩn bị tranh cây cao và cây thấp, cô yêu cầu đội nào khoanh trong cây thấp hơn thì đội đó sẽ lên khoanh tròn cây thấp hơn, cô yêu cầu đội nào khoanh trong cây cao hơn thì đội đó sẽ lên khoanh tròn cây cao hơn.
- Trẻ chơi 2 lần.
 Luật chơi: đội nào khoanh đúng và nhiều thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Cũng cố: Vừa hoạt động so sánh gì?
Giáo dục: trẻ ý thức học tập, giữ gìn và chăm sóc các loại cây xanh.
Đánh giá cuối ngày
 Thứ 5 ngày 20 tháng 12 năm 2018
ĐỀ TÀI:Ném xa bằng 1 tay
TCVĐ:Ai nhanh hơn
I.Mục đích,yêu cầu
- Trẻ biết tên vận động ném xa bằng 1 tay, trẻ biết cách tập bài tập ném xa
- Trẻ biết ném xa bằng 1tay
- Trẻ hứng thú với nội dung bài học, hứng thú với trò chơi
II.Chuẩn bị
1.Trang phục
Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.
2.Đồ dùng
- Nhạc bài hát “ đoàn tàu nhỏ xíu”
- Phòng lớp sạch sẽ, gọn gàng
- Sắc sô, 8 túi cát, rổ đựng túi cát
III.Cách tiến hành
A.khởi động
- Các con có biết sắp tới trường mình tổ chức hội thi: “ bé khỏe, bé khéo”, chúng mình có thích tham gia không?
B.Trọng động
* Động tác tay : tay thay nhau quay dọc thân
* Động tác chân: ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống liên tục
* Động tác bụng : đứng cúi gập người về phía trước tay chạm ngón chân
* Động tác bật : bật chân trước, chân sau
2.2. Vận động cơ bản
Vừa rồi các con đã trình diễn màn đồng diễn thể dục rất đều và đẹp rồi đấy... Các con đã sẵn sàng bước vào các phần thi chưa? 
- Bây giờ xin mời các con hãy cùng đến với phần thi thứ nhất có tên là “Ném xa ”
- Để làm tốt phần thi này các con hãy chú ý cô làm mẫu nhé
* Cô làm mẫu
- Lần 1: không giải thích
- Lần 2: (cô vừa làm vừa giải thích): 
+ Cô đi từ đầu hàng đến trước vạch xuất phát và cúi xuống nhặt bao cát.
+ Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, cô đứng chân trước chân sau, tay cô cầm bao cát cùng phía với chân sau. 
+Khi có hiệu lệnh ném, cô đưa bao cát ra trước, lên cao, người hơi ngả về phía sau, dùng sức của cánh tay ném mạnh bao cát về phía trước. Ném xong, cô lên nhặt bao cát bỏ vào rổ và đi về cuối hàng.
- Cô tập mẫu lần 3: hướng sự chú ý của trẻ vào kĩ thuật ném xa.
- Cô gọi 1 trẻ lên thực hiện và cô nhận xét
* Trẻ thực hiện:
- Lần 1: lần lượt trẻ ở từng hàng lên tập, mỗi lần 2 trẻ.
Cô luôn động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ kịp thời
- Lần 2: cô cho trẻ tực hiện theo hình thức thi xem ai giỏi nhất
* Củng cố: cô hỏi trẻ lại tên bài tập và gọi 1 trẻ lên thực hiện bài tập
*Trò chơi vận động: “ Chó sói xấu tính”
- Cô nêu cách chơi: 
+1 bạn đóng vai chó sói, các bạn còn lại đóng vai các chú thỏ. Các chú thỏ nhảy đi chơi tiến về phía chó sói và nói: “chó sói ơi ngủ đấy à. Dậy đi thôi”
+ Chó sói dậy mở mắt và nói “hừm” rồi đuổi theo các chú thỏ. Chú thỏ nào chạy chậm sẽ bị sói bắt và phải nhảy lò cò.
- Luật chơi: Thỏ không được chạm vào chó sói, nếu chạm vào chó sói thì sẽ phải nhảy lò cò
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần
2.3. Hồi tĩnh
Hôm nay cô thấy lớp mình học bài rất là giỏi, bây giờ chúng mình hãy cùng nhau làm những chú chim đi vòng quanh lớp nhé.
(cho trẻ dang 2 tay ra và đi vòng quanh lớp)
3.Kết thúc
- Cô nhận xét chung, khen ngợi động viên trẻ
- Nhẹ nhàng chuyển hoạt động
Đánh giá cuối ngày
Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2018
 PTTM: “TÔ MÀU CÂY XANH
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm bút, cách tô, tô không chờm ra ngoài.
-Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ chăm sóc cây xanh.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô: Tranh cây xanh cho trẻ quan sát.
+ Đồ dùng của trẻ: Vở tạo hình, bút mầu cho trẻ.
 III. Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh.
* Trò truyện về cây xanh.
* Phần chơi 1: Đội nào giỏi hơn:
- Cô đưa bức tranh ra và hỏi trẻ cô có bức tranh vẽ gì, các đội
hãy quan 

File đính kèm:

  • docgiao an thuc vat_12577138.doc