Giáo án mầm non lớp lá năm học 2015 - Chủ đề quê hương - Đất nước - Bác Hồ

A.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

- Khỏe mạnh, cân nặng chiều cao, phát triển bình thường theo lứa tuổi.

- Giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục, trên đầu có đội đồ vật hoặc tự đi lên đi xuống trên ván kê dốc.

- Có khả năng kiểm soát tốt vận động.Thay đổi hướng chạy theo hướng mệnh lệnh.

- Phối hợp chính xác khi tung/đập/ném – bắt bóng; có thể cắt lượn theo khung hình, tự xâu giày, cài, cởi phéc – mơ – tuya.

- Nhanh nhẹn, khéo léo trong chạy nhanh, bò theo đường dích dắc.

- Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày.

- Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh.

- Biết tránh một số vật dụng gây nguy hiểm, nơi không an toàn.

 

doc111 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm học 2015 - Chủ đề quê hương - Đất nước - Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề
Từ ngày 30/03 đến 1/05/2015
 4 TUẦN 
 Từ 30/3 đến 1/05 tháng 4/2015
A.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
- Khỏe mạnh, cân nặng chiều cao, phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Giữ được thăng bằng khi đi trên ghế thể dục, trên đầu có đội đồ vật hoặc tự đi lên đi xuống trên ván kê dốc.
- Có khả năng kiểm soát tốt vận động.Thay đổi hướng chạy theo hướng mệnh lệnh.
- Phối hợp chính xác khi tung/đập/ném – bắt bóng; có thể cắt lượn theo khung hình, tự xâu giày, cài, cởi phéc – mơ – tuya.
- Nhanh nhẹn, khéo léo trong chạy nhanh, bò theo đường dích dắc.
- Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày.
- Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh.
- Biết tránh một số vật dụng gây nguy hiểm, nơi không an toàn.
B. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Thích tìm hiểu, khám phá MTXQ.Hay đặt các câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?
- Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi.
- Phân loại được các đối tượng theo 2 – 3 dấu hiệu cho trước.Tự tìm ra dấu hiệu phân loại.
- Nhận biết phía trái – phía phải của người khác.
-Phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Có đối tượng về số trong phạm vi 10.Biết thêm bớt trong phạm vi 10.
- Phân biệt các nình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật.
- So sánh và sử dụng được các từ: to nhất - nhỏ hơn - nhỏ nhất, Cao nhất – thấp hơn – thấp nhất, Rộng nhất – hẹp hơn – hẹp nhất, Nhiều nhất, ít hơn, ít nhất
- Phân biệt một số công cụ, sản phẩm, công việc,ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương
- Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của cô giáo và trẻ trong lớp, trường mầm non.
- Nhận biết một vài nét đặc trưng về danh lam thắng cảnh của địa phương và quê hương, đất nước.
C.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Nhận dạng các chữ cái và phát âm được các âm đó.
- Diễn đạt được mong muốn , nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu.
- Hiểu được một số từ trái nghĩa.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Tham gia có sáng tạotrong các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch, kể chuyện
- Đọc và sao chép được một số ký hiệu.
- Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp.
D.PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ TÌNH CẢM XÃ HỘI:
- Hợp tác, chia sẽ với bạn bè trong các hoạt động.
- Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh.
- Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến hững ngườii gần gũi.
- Vui vẻ nhận và thực hiện công việc được giao đến cuối cùng.
- Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường, lớp mầm non, nơi công cộng.
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, có ý thức tiết kiệm.
E. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
-Thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
- Thích nghe hát, nghe nhạc, chăm chú lắng nghe và nhận ra giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc.
- Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ thích.
- Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc: vỗ tay, dậm chân, nhún, nhảy, múa.
- Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp.
- Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đa dạng. biết phối hợ màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm tạo hình có nội dung và bố cục cân đối, hài hòa.
- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn
1.Phát triển thể chất :
- Thực hiện các vận động một cách khéo léo và tự tin: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục, bò, ném xa bằng 2 tay, nhảy lò cò, bật qua 4 - 5 vòng lăn bóng 4 m, chạy nhanh 15 m . Phát triển đuợc các giác quan.
- Biết được một số món ăn đặc sản của từng địa phương...
- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh văn minh ăn uống và phòng bệnh.
2.Phát triển nhận thức: 
- Trẻ biết tên đất nước Việt Nam, Nhận biết cờ tổ quốc qua tranh ảnh, băng hình, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
-Biết đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống với nhau.
-Biết một số đặc trưng văn hoá Việt Nam: Phong tục, truyền thống, nghề, lễ hội...
- Nhận biết được các hình khối...
- Trẻ biết tên của Bác Hồ, quê hương sinh ra Bác.
- Biết Bác là Chủ Tịch Nước Việt Nam.
- Biết những nơi làm việc của Bác. Biết về cuộc đời hoạt động của Bác, cuộc sống giản dị của Bác...
3.Phát triển ngôn ngữ :
- Sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương, đọc thơ, kể chuyện về quê hương - đất nước
- Phát âm đúng chữ cái đã học qua các từ chỉ về quê hương - đất nước.
- Sử dụng đúng các từ chỉ tên của Bác, quê hương Bác, nơi hoạt động, nơi làm việc...
- Phát âm đúng chữ cái đã học qua các từ chỉ về quê hương Bác
- Đọc và ghép được các từ đơn giản...
4.Phát triển tình cảm xã hội :
- Tích cực tham gia lễ hội để chuẩn bị đón ngày thống nhất đất nước 30-4, ngày quốc khánh 2 -9, ngày sinh của Bác 19-5.
- Yêu quí tự hào về đất nước và con người Việt Nam.
- Giữ gìn môi trường trong sạch..
- Biết được ngày sinh của Bác, làm hoa, trang trí khung ảnh của Bác để mừng ngày sinh nhật Bác
 - Kính trọng và yêu quí Bác
5.Phát triển thẩm mỹ :
- Cảm nhận đựoc vẽ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm của mình qua vẽ, xé dán tạo ra các sản phẩm về quê hương...
- Thích hát, hát tự nhiên, thể hiện được cảm xúc của mình qua bài hát về Quê hương - đất nước.
- Thích hát dân ca, và chơi trò chơi dân gian.
- Cảm nhận được tình yêu thương của Bác đối với các bạn thiếu niên nhi đồng, và tình cảm của thiếu niên nhi đồng đối với Bác...
- Thích hát, hát tự nhiên, thể hiện được cảm xúc của mình qua bài hát ca ngợi Bác.
 MẠNG NỘI DUNG CHUNG
 PHỐ PHƯỜNG - XÓM LÀNG CỦA BÉ
- Tên thôn, xóm xã phường nơi cháu đang sống .
- Biết dinh thầy thím, hồ núi đất , Biển Tam Tân , Dốc ông Bằng 
 Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của địa phương ..
QUÊ HƯƠNG 
ĐẤT NƯỚC
BÁC HỒ 
 THỦ ĐÔ VÀ CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH 
- Đất nước Việt nam hình chữ S, có nhiều dân tộc, các bạn nhỏ dân tộc khác nhau. 
- Có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. 
- Thủ đô Hà Nội, một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,Trung tâm chính trị văn hóa hoa học của đất nước . 
- Yêu mến quê hương bảo vệ , giữ gìn môi trường cảnh quan , văn hóa 
 BÁC HỒ VÀ CÁC CHÁU THIẾU NHI 
- Bác Hồ là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam , sinh nhật Bác là 19/5
- Lúc Bác còn sống Bác rất quan tâm đến tất cả dân tộc nhất là các cháu thiếu nhi 
- Hiện nay Bác yên nghỉ Trong Lăng Tại Hà Nội, rất nhiều người đến viếng thăm. 
Tuần thứ 1
Từ ngày 30/3 đến 3/04/2015
* Phát triển thể chất
-Vận động cơ bản: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế TD
+ Cơ chủ đạo:
- Tay 4: Đánh chèo hai tay ra hai phía trước, sau
- Bụng 4: Cúi về trước, ngửa ra sau.
- Chân 4: Nâng cao chân, gập gối
Mạng hoạt động : CHỦ ĐỀ NHÁNH 1
* Phát triển nhận thức:
- MTXQ: Phố phường, xóm làng của bé 
-Làm quen với toán: 
Nhận biết số lượng và các số 1-10
 * Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe: Truyện Sự tích hồ gươm.
- Biết được sự tích của Hồ gươm và gương anh hùng của việt nam 
- Nói: Phát âm những âm ghép đã học thành thạo.
 PHỐ PHƯỜNG – XÓM LÀNG CỦA BÉ 
* Phát triển tình cảm xã hội:
- Thể hiện được tính cách công việc qua từng trò chơi của nhóm chơi 
- Trò chuyện tìm hiểu về tình cảm , sở thích của các thành viên trong nhóm những ứng xử lể phép, lịch sự với người khi giao tiếp 
- Đóng vai các thành viên trong nhóm chơi bác sĩ, người bán hàng công nhân xây dựng 
- Trật tự không dành đồ chơi , biết thu xếp gon gàng đồ dùng đồ chơi 
* Phát triển thẩm mỹ:
+ Tạo hình: 
- Vẽ quê hương của bé
+ Âm nhạc: 
- Dh: Quê hương tươi đẹp. 
- Nghe hát: Lí cây bông 
- vận động: Múa
- Trò chơi : Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
KẾ HOẠCH TUẦN 1/4
(Nhánh 1 - từ 30/03 đến 3/4 /2015)
I.YÊU CẦU:
Trẻ biết được nơi mình đang sống – ( ĐỨC TÍN )
Trẻ biết được các công trình lớn – danh lam thắng cảnh của Bình Thuận .
Yêu quý bảo vệ quê hương, làng xóm xanh – sạch – đẹp .
- Có một số kỹ năng tạo hình thông qua hoạt động nặn, vẽ
- Hát , múa thành thạo bài hát: “Quê hương tươi đẹp ”
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh, đồ chơi, các băng đĩavề thủ đô và các danh lam thắng cảnh.
- Mô hình về “Quê hương, làng xóm, phố phường của bé.
- Dụng cụ âm nhạc cho cô và trẻ: máy hát, băng đĩa.
- Đất nặn nhiều màu, bút màu
- Tranh truyện minh họa truyện: “Sự tích Hồ Gươm”
- Một số họa báo, các nguyên vật liệu địa phương và đồ chơi các góc.
- Tranh, băng từ, vở, tập.
Thời gian
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1/Đón trẻ
Họp mặt
Trò chuyện
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
- Trao đổi với phụ huynh, gợi ý để bố mẹ trẻ dẫn con đi tham quan cảnh đẹp của huyện, hoặc xem những nghề truyền thống của Huyện .
-Giới thiệu với trẻ về chủ đề mới: Chủ đề “QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ”
- Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (Có bức tranh lớn về Quê hương – đất nước –Bác Hồ);
- Trò chuyện với trẻ về Thủ đô Hà Nội, con người, phong cảnh, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ngày lễ lớn của đất nước. - Trẻ nói lên cảm xúc của mình đối với đất nước và con người Việt Nam
+ Trẻ biết yêu quý quê hương, đất nước và người thân của mình., biết minh họa qua hát, thơ, kể chuyện.
+ Biết phụ giúp mẹ những công việc vừa sức..
2/Tiêu chuẩn bé ngoan
+ Bé đi học đều, đến lớp đúng giờ;
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp;
+ Giờ ăn, giờ ngủ không nói chuyện và phát biểu nhiều trong giờ học
3/ Điểm danh
- Cho cháu nhận xét bạn vắng, tổ trưởng báo cáo bạn vắng trong tổ, cô nêu lí do bạn vắng.
-Tuyên dương tổ đi học đủ, đúng giờ
4/Thể dục sáng
- Hô hấp 4 : Trẻ thở ra, hít vào sâu
- Tay 4: Đánh chéo hai tay ra hai phía trước, sau
- Bụng 4: Cúi về trước, ngửa ra sau.
- Chân 4: Nâng cao chân, gập gối
5/Hoạt động học
 PTVĐ
TDGH
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế TD
PTNT
 KPXH: 
Quê hương , làng xóm , phố phường của bé
PTNT
LQVT
ÔN số lượng TRONG PHẠM VI 1-9
PTTM
- Dh: Quê hương tươi đẹp 
- Nghe hát: Lí cây bông 
- vận động: Múa
- Trò chơi : Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
PTNN:
Truyện : Sự tích Hồ gươm
 PTTM
TẠO HÌNH:
Vẽ về phong cảnh quê hương bé
PTNN
LQCC
Làm quen chữ cái:
P , q
6/Hoạt động góc
*Góc phân vai: “ Gia đình đi du lịch”, “ Bán hàng”, “ Hướng dẫn viên” 
*Góc xây dựng : Chơi: “ Xây hồ gươm”, “ Xếp hình Lăng Bác”
*Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu, xé dánThủ đô Hà Nội ,Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, cắt dán lá cờ Việt Nam, tô màu bản đồ Việt Nam...
*Góc học tập: Xem tranh, ảnh, chơi đôminô về các Cảnh ở Thủ Đô Hà Nội, sưu tầm tranh ảnh, về cảnh đẹp của đất nước,
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, chơi đong nước, lau lá
7/Hoạt động ngoài trời
*HĐCMĐ
- Làm quen bài hát : Quê hương tươi đẹp
*Trò chơi:
VĐ: Chuyền bóng bằng chân
DG: kéo co
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
- Đi dạo xem phong cảnh xung quanh trường bé
*TCVĐ
- Nhảy tiếp sức 
 DG: Đánh cầu
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
Nói chuyện về những phong cảnh đẹp đất nước Việt Nam 
*Trò chơi:
VĐ: Chuyền bóng bằng chân
DG: kéo co
*Chơi tự do
*HĐCMĐ
Nói chuyện về những anh hùng liệt sĩ *TCVĐ
- Nhảy tiếp sức 
 DG: Đánh cầu
*Chơi tự do 
*HĐCMĐ
Nói về thời tiết..về con người Việt Nam.
*Trò chơi:
VĐ: Chuyền bóng bằng chân DG: kéo co
Chơi tự do
8/ Vệ sinh
Ăn trưa
Ngủ trưa
Ăn xế
- Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.
- Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Động viên trẻ ăn hết xuất của mình, khi ăn biết mời cô, mời bạn.
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
- Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình
9/Hoạt động chiều
Thứ 2: - Tập tô màu những hình ảnh về Thủ Đô Hà Nội
 - Chơi tự do
Thứ 3: - Làm quen truyện: Sự tích hồ gươm 
 - Chơi học tập: Ai giỏi nhất
Thứ 4: - Làm quen vẽ theo truyện cổ tích
 - Chơi tự do
Thứ 5: - Đọc đồng dao: 
 - Chơi học tập: Đồng hồ
Thứ 6 - Lao động – vệ sinh lớp
10/Vệ sinh - nêu gương
Trả trẻ
*Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, rửa mặt, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài.Nhận xét giờ vệ sinh
*Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ.cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan.
* Trả trẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
MĐYC
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
NHẬN XÉT
Góc phân vai : “ Gia đình đi du lịch” ,“ Bán hàng”, “ Hướng dẫn viên”
(Trọng tâm thứ 2)
- Các cháu biết phân vai cho nhau 
- Thể hiện được tính cách nhân vật khi chơi .
-Các loại quà lưu niệm 
- Đồ chơi bán hàng , phục vụ ăn uống 
- Đồ chơi làm nha sĩ 
- Cô trò chuyện về các đồ vật có trong cửa hàng lưu niệm 
. -Phân vai, phân nhóm chơi, cháu tự thõa thuận vai chơi.
-Liên kết với các nhóm chơi 
-Góc x dựng :
Chơi: “ Xây hồ gươm”, “ Xếp hình Lăng Bác” 
(Trọng tâm thứ 3)
-Trẻ xây được mô hình lăng Bác bằng gạch và trang trí được cây cảnh 
-Thể hiện vai chơi
Mô hình xây lăng bác, hoa Gạch xây dựng, cây xanh, , thảm cỏ v v..
Cho trẻ tham quan môhình,Tròchuyện về lăng bác , phân nhóm chơi, cháu tự thõa thuận vai chơi.
-Liên kết với các nhóm chơi
*Góc nghệ thuật vẽ, tô màu, xé dánThủ đô Hà Nội,Tô màu, cắt dán vẽ cảnh đẹp của đất nước Việt Nam, cắt dán lá cờ Việt Nam, tô màu bản đồ Việt Nam...
(Trọng tâm thứ 4)
Trẻ tái hiện lại đặc điểm về cảnh đẹp quê hương về khu di tích qua vẽ, nặn, xé dán và qua hát múa 
Giấy, bút màu, hồ dán, những bài hát quê hương về Bác Hồ 
Trò chuyện các danh lam thắng cảnh quê hương , tên các bài hát, bài thơ.cách vẽ, xé dán thành tranh có nội dung quê hương đất nước 
Góc học tập :
Xem tranh, ảnh, chơi đôminô về các Cảnh ở Thủ Đô Hà Nội, Sưu tầm tranh ảnh, về cảnh đẹp của đất nước
(Trọng tâm Thứ5)
Trẻ củng cố lại kiến thức về hình ảnh quê hương đất nước – Bác Hồ.Phát triển ngôn ngữ qua kể chuyện sáng tạo theo tranh
- tranh, ảnh, những câu chuyện tranh, bộ đôminô về quê hương đất nước Bác Hồ 
Cho trẻ xem tranh, suy nghĩ và tự kể chuyện theo ý của mình qua hình ảnh trong tranh.Trò chuyện về cách chơi đômino.
- Trẻ tự chọn nhóm chơi
*Góc thiên nhiên:
- Chăm sóc cây, chơi đong nước, lau lá.
(Trọng tâm Thứ 6)
- Trẻ biết cây cối cần phải chắm sóc tưới nước, bón phân 
- Biết nguồn nước và không khí cần cho cuộc sống con người cây cỏ 
- Cây, đồ xúc cát, thùng tưới, nước, thau, chậu  
- Trò chuyện về cách trồng cây, chăm sóc cây, bón phân, tưới nước ..
I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
1.Trò chơi: Chuyền bóng bằng chân
+ Chuẩn bị: 2 quả bóng
+ Luật chơi: Dùng hai bàn chân lấy bóng
+ Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội xếp thành hai hàng dọc và cháu nọ cách cháu kia 0.5 – 06 m.Khi có hiệu lệnh: “Bắt đầu” thì cháu đầu tiên dùng hai bàn chân cắp lấy quả bóng rồi nằm xuống gập chân phía trước, chuyển bóng qua đầu cho bạn đằng sau. Những bạn đằng sau dùng bàn chân giữ bóng và chuyền tiếp cho đến hết.
Cháu cuối cùng lấy bóng dùng hai tay cầm bóng và chạy đứng lên phía đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc.
2. Nhảy tiếp sức:
+ Chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau.Đường kính vòng tròn khoảng 40 -50 cm hoặc có thể sử dụng vòng thể dục.Ở đầu mỗi hàng đặt một ống cờ, mỗi ống có hai lá cờ khác màu.
+ Luật chơi: 
- Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ rồi chạy về cho bạn đứng đầu hàng.
- Khi nhận được cờ, bạn đầu hàng mới được nhảy tiếp
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp thành hàng dọc.Khi nào các cháu nghe thấy hiệu lệnh “hai, ba” của cô thì cháu thứ nhất (ở cả ba hàng) nhảy liên tiếp lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ hai. Khi cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ, đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ ba.Cháu nào nhảy xong xuống đứng ở cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc.
- Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
II.TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1.Trò chơi: Đánh cầu 
- Chuẩn bị: 1 cái cầu
- Cách chơi:
- Lần đầu chơi từng trẻ một: bắt đầu chơi, trẻ để cái cầu trên lòng bàn tay rồi tung lên và lại ngửa bàn tay ra để đỡ cầu.Khi đã đỡ được cầu vào lòng bàn tay, lại tiếp tục tung lên rồi lại đỡ.Cứ như vậy cho đến khi nào không đỡ được cầu, để cầu rơi xuống dất là hỏng, mất lượt đi. Vừa đi vừa đếm xem đỡ và tung cái cầu được bao nhiêu lần. Ai đỡ được nhiều lần hơn là thắng.
	Khi chơi đã thành thạo, chuyển sang đánh bằng vợt.Trẻ chơi với nhau từng đôi một. Vẽ một vạch ngang dưới sân làm giới hạn. Mỗi trẻ đứng một bên, cầm vợt hấc quả cầu sang bên chỗ bạn, bạn bên kia giơ vợt ra đỡ.Ai đỡ cầu hụt, đánh chệt hướng hoặc không sang được sân của bạn là thua. 
2. Trò chơi: Kéo co
- Chuẩn bị: Một sợi dây thừng dài 6m
+ Vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội
- Luật chơi: 
+Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
+Ai đập được vào vai trẻ làm vịt coi như bắt được vịt.
- Cách chơi:
+ Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương đượng sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây.Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
III.TRÒ CHƠI HỌC TẬP 
1. Đồng hồ
* Chuẩn bị: Một cái đồng hồ bằng bìa ghi số giờ (không cần gạch phút). 
* Luật chơi: Chỉ quay kim ngắn và đọc số mà kim ngắn chỉ vào.
* Cách chơi: 
- Cho trẻ ngồi thành hình chữ U.Cô (hoặc chọn 1 trẻ) lên quay kim đồng hồ.Kim dài để cố định ở số 12, chỉ quay kim ngắn, quay đến số nào cho trẻ trả lời xem mấy giờ rồi.
Ví dụ: Cô quay đén số 2 và hỏi: “Mấy giờ rồi?”.Trẻ trả lời: “2 giờ rồi”.Lúc đầu cho cả lớp trả lời chung.Sau đó gọi từng trẻ, cho trẻ tự nói xem là mấy giờ?
2.Ai giỏi nhất: 
* Chuẩn bị:
- 10 – 12 tranh lô tô các loại khác nhau.Bảng gắn các tranh.
* Luật chơi: Mô tả lại những đặc điểm cơ bản của đối tượng theo yêu cầu.
*Cách chơi:
+ Cách 1: 
- Cô gắn các tranh lên cho trẻ quan sát xem có những gì.Cho từng trẻ lên lấy tranh mà trẻ thích. Sau đó cô yêu cầu trẻ kể về tranh đó: ví dụ: Con thỏ: thích ăn cà rốt, bộ l6ng trắng, hiềnTương tự như vậy với các con vật khác.Trẻ phải nói được những đặc điểm, đặc trưng nhất của đối tượng đã đưa ra.Trò chơi tiếp tục đến hết các tranh.
I.Yêu cầu:
- Cháu biết cách rửa tay thành thạo theo các bước dưới vòi nước sạch và biế rửa tay bằng xà phòng đồng thời biết lau mặt đúng các thao tác, không lau lại chổ khăn dơ.
- Cháu biết được tầm quan trọng của việc làm vệ sinh.
- Giáo dục cháu biết tự làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi tay dơ, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Và biết tiết kiệm nước: khi rửa không vung vẩy nước ra ngoài.
II.Chuẩn bị:
- Xô, thau, nước rửa, tải lót chân, cờ bé ngoan, bảng bé ngoan, vòng hoa, khăn lau tay, khăn lau mặt, khăn dự bị, một câu chuyện, giấy lau mũi.
* Tích hợp: GDAN, MTXQ, LQVH, Đồng dao.
* Lồng ghép: BVMT, GDLG, tiết kiệm năng lượng điện, nước và kỹ năng sống
* Áp dụng BDTX: Bài 6
IV.Tiến trình hoạt động:
1/Hoạt động 1: Ổn định: Hát: “Bé tập rửa mặt”
- Các cháu vừa hát bài hát gì?
- Hôm nay lớp mình sẽ thi đua xem ai rửa tay lau mặt sạch nhất nhé! Nhưng trước khi thi đua cô sẽ kể các cháu nghe một câu chuyện.
2/Hoạt động 2: Bé làm vệ sinh
a/ Cô kể chuyện: 
Câu chuyện: “Lợn con lấm lem”. Các con chú ý lắng nghe xem chú Lợn con này như thế nào nhé!
Lợn con rất thích chui vào các xó xỉnh, rồi lại nghịch ngợm, lăn lộn trên mặt đất. Các bạn chú đều phải kêu lên: "Lợn ơi! Mặt Cậu lắm lem quá, phải về rửa đi thôi". Nhưng lợn ta cứ tảng lờ như không nghe thấy gì!
Lợn đến nhà Thỏ rủ bạn đi chơi bập bênh. Nhưng Thỏ vốn sạch sẽ vội xua tay: "Mặt cậu đầy đất bẩn thế kia, lấm sang váy của tớ thì sao!Thôi Cậu rữa mặt sạch sẽ thì tớ mới chơi cùng cậu". Gặp Ngỗng, Lợn lại rủ cùng xuống ao nước. Ngỗng nguây nguẩy: "Ồ không, cậu vừa lem luốc lại vừa hôi, tớ chẳng thích chơi với ai bẩn thế đâu".
Lợn con tức lắm, khóc huhuchạy vội nhà soi gương. Cậu thốt lên: "Ừ, đúng là mình trông lem luốc quá, thảo nào chẳng ai chịu chơi với mình". Lợn chạy đến vòi nước rửa mặt, tắm rửa, kì cọ sạch sẽ rồi các bạn kéo đến cùng Lợn chơ

File đính kèm:

  • docque_huong_dat_nuoc_bac_ho.doc
Giáo Án Liên Quan