Giáo án mầm non lớp Lá năm học 2016 - Chủ đề: Quê hương - Bác Hồ

Trẻ ăn hết xuất. Biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

- Trẻ biết khi ăn phải mời cô, mời bạn và ăn từ tốn. Không đùa nghịch, nói chuyện trong giờ ăn, không làm đổ vãi thức ăn. Không uống nước lã, không ăn quà vặt ngoài đường.

+ Biết phân loại 4 nhóm thực phẩm: Nhóm giàu chất bột đường: Gạo, Ngô, Khoai, Sắn, Nhóm giàu chất béo: Dầu, Mỡ, Lạc, Nhóm giàu chất VTM: Quả chín và các loại rau, củ. Nhóm giàu chất đạm: Thịt, Cá, Trứng, Sữa, Cua, Ốc,

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá năm học 2016 - Chủ đề: Quê hương - Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ:QUÊ HƯƠNG- BÁC HỒ
Thời gian thực hiện: 2 tuần (Từ 9/5 – 20/5/2016)
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Ghi chú
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Biết ăn hết xuất, ăn các loại thức ăn khác nhau.
- Có những hành vi tốt trong ăn uống. Biết phân loại 4 nhóm thực phẩm
- Thể hiện sự mạnh dạn, khéo léo nhanh nhẹn khi thực hiện các vận động Đi, Chuyền bóng.
- Thực hiện được vận động gập, mở lần lượt từng ngón tay.
- Nói được tên 1 số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản của một số món ăn.
- Trẻ ăn hết xuất. Biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Trẻ biết khi ăn phải mời cô, mời bạn và ăn từ tốn. Không đùa nghịch, nói chuyện trong giờ ăn, không làm đổ vãi thức ăn. Không uống nước lã, không ăn quà vặt ngoài đường... 
+ Biết phân loại 4 nhóm thực phẩm: Nhóm giàu chất bột đường: Gạo, Ngô, Khoai, Sắn, Nhóm giàu chất béo: Dầu, Mỡ, Lạc, Nhóm giàu chất VTM: Quả chín và các loại rau, củ. Nhóm giàu chất đạm: Thịt, Cá, Trứng, Sữa, Cua, Ốc,
- Trẻ thể hiện sự mạnh dạn, khéo léo nhanh nhẹn khi thực hiện thực hiện các vận động: Đi trên dây ( Hai tay chống hông đi khéo léo, bàn chân luôn bước trên dây và giữ được thăng bằng,đầu không cúi, mắt nhìn phía trước). Chuyền bóng bên phải, bên trái (Trẻ đầu hàng cầm bóng bằng hai tay, đưa ra phía trước, chuyền bóng sang cho bạn phía bên trái (phải) của mình, bạn đứng cạnh đón bóng bằng 2 tay và chuyền tiếp cho bạn.
- Thực hiện được vận động gập, mở lần lượt từng ngón tay thông qua các hoạt động: Vẽ, xé dán, nặn,  và chơi trò chơi với những ngón tay
- Trẻ nói tên được một số món ăn hàng ngày như: Đậu xốt cà chua, cá rán, đậu rán, thịt luộc, rau luộc,...
+ Biết cách chế biến đơn giản của 1 số món ăn như: Thịt luộc (Thịt để cả miếng rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vào, bật bếp đun sôi thịt một lúc, khi thịt chín vớt thịt ra đĩa). Đậu rán (đậu thái miếng hoặc để cả bìa, cho dầu ăn vào chảo, dầu ăn nóng thì thả đậu vào rán, khi đậu vàng thì gắp ra đĩa), rau luộc (rau rửa sạch, cho nước vào nồi bật bếp, khi nước sôi thả rau vào đun, rau sôi chín đều thì tắt bếp vớt rau ra đĩa),....
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Trẻ biết đặc điểm về quê hương, phong tục, làng nghề nơi trẻ sinh sống.
- Biết những nét đặc trưng và giá trị truyền thống của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương đất nước Bác Hồ.
- Biết hoạt động nổi bật của dịp lễ 30/4, 1/5 và ngày sinh nhật Bác, 1 số địa danh nơi Bác sống và làm việc, các di tích văn hoá lịch sử ở thủ đô Hà Nội.
- Sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng.
- Hình thành biểu tượng về các ngày trong tuần, khái niệm hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Trẻ biết đặc điểm của quê hương: Có cây đa, giếng nước, sân đìnhBiết phong tục thờ cúng tổ tiên, các ngày lễ hội truyền thống. 
+ Trẻ biết các làng nghề như: làm nón, khâu bóng, mây tre đan 
- Trẻ biết đặc điểm nổi bật của 1 số di tích, danh lam, thắng cảnh như: Hồ Gươm có tháp rùa, có đền Ngọc Sơn; Văn Miếu Quốc Tử Giám có Khuê Văn CácTrẻ biết ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương như ngày hội làng, ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Trẻ biết ngày 30/4 là ngày giải phóng thủ đô,; 1/5 là ngày Quốc tế lao động, cả nước được nghỉ. Ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác. Trẻ biết Bác Hồ được sinh ra ở Nghệ An. Trẻ biết một số di tích văn hóa lịch sử ở Hà Nội như: Văn Miếu, Chùa Một Cột, Lăng Bác, nhà sàn ,
- Trẻ biết sắp xếp theo quy tắc 3 đối tượng
VD: 1 hoa- 1 quả - 1 lá; 1 hoa – 1 quả - 1 lá
VD: 1 hoa – 2 quả- 1 lá; 1 hoa – 2 quả - 1 lá
- Trẻ kể tên được các ngày trong tuần từ thứ 2- chủ nhật, biết hôm qua ngày bao nhiêu và đã được làm gì, hôm nay là hiện tại đang diễn ra, ngày mai sắp diễn ra
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
- Sử dụng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm phù hợp với ngữ cảnh và nói rõ ràng.
- Đọc biểu cảm các bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề quê hương Bác Hồ.
- Biết kể chuyện sáng tạo theo tranh truyện. Đóng được vai của các nhân vật và biết nói giọng phù hợp với nhân vật trong truyện.
- Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.
- Biết kể về những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước một cách rõ ràng để người khác cảm nhận được.
- Biết sử dụng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm trong sinh hoạt hàng ngày vào câu nói phù hợp với ngữ cảnh và nói rõ ràng. 
VD: Các bạn đang chơi cầu trượt vui quá
VD: Hôm nay thời tiết đẹp có nắng và gió
- Đọc biểu cảm các bài thơ: Hòn đá sa pa; Quê em vùng biển; Đêm ở nhà sàn; làng em có điện; Ảnh Bác; Bác Hồ của em ; Em vẽ Bác Hồ; Ca dao: Ru con; đồng dao: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Gió đưa cành chúc la đà, Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
- Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo tranh truyện. Đóng được vai của các nhân vật và biết nói giọng phù hợp với nhân vật trong truyện: Sự tích con rồng cháu tiên; Sự tích Hồ Gươm; Chuyện ông Gióng; Bé Mai thăm thủ đô Hà Nội,
- Biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn, cô giáo là đúng hay sai. 
- Trẻ kể về những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước một cách rõ ràng để người khác cảm nhận được: Thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm ; Văn Miếu Quốc Tử Giám; Lăng Bác; Chùa Một CộtBiết kể được di tích của quê hương: Chùa Bùi xá; Đình làng Bùi xá, nhà văn hóa Chùa Bối Khê,
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ
XÃ HỘI 
- Biết trao đổi ý kiến, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn, nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, vâng dạ lễ phép phù hợp với tình huống.
- Trẻ thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chuyện về Bác Hồ.
- Biết một vài nét văn hoá truyền thống, cảnh đẹp di tích lịch sử lễ hội của quê hương, đất nước.
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và 1 số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ
- Trân trọng, tự hào về những truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hưong.- - - Giữ gìn vệ sinh cảnh đẹp của quê hương đất nước và biết nhắc nhở mọi người cùng tham gia.
- Trẻ biết trao đổi ý kiến, thỏa thuận, hướng dẫn chia sẻ với bạn để các bạn hiểu và cùng chơi trong trò chơi, trong hoạt động học. Biết nói lời cảm ơn khi được sự giúp đỡ, chia sẻ của người khác; Biết xin lỗi khi mình làm điều chưa đúng; biết xin lỗi khi làm bạn đau,
Biết chào hỏi lễ phép với người lớn: VD Trẻ khoanh tay chào cô và các bạn khi đến lớp
- Trẻ biết ơn và thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua bài hát: Quê hương tươi đẹp, Yêu Hà Nội, Nhớ giọng hát Bác Hồ, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng,.. bài thơ: Bác Hồ của em, Ảnh Bác, câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng, Sự tích con rồng cháu tiên, Sự tích Hồ gươm, Bé Mai thăm thủ đô Hà Nộivà cùng cô trò chuyện về Bác Hồ. 
- Biết một vài nét văn hóa truyền thống như: Ngày hội làng, ngày giỗ tổ Hùng Vương. Biết cảnh đẹp di tích lịch của quê hương đất nước như: Chùa Hương; Hồ Gươm, Lăng Bác
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và 1 số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ như: Cây đa Tân Trào, Nhà sàn Bác Hồ, Lăng Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, Làng sen Nghệ an, Bến cảng nhà rồng 
- Biết trân trọng, tự hào về những truyền thống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương. Biết giữ gìn vệ sinh cảnh đẹp của quê hương đất nước và biết nhắc nhở mọi người cùng tham gia: Không vứt rác bừa bãi, biết nhắc nhở mọi người giữ gìn bảo vệ môi trường khi được đi tham quan các di tích lịch sử và các cảnh đẹp.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Thích thú được ngắm nhìn và thể hiện những xúc cảm của mình khi được ngắm nhìn và quan sát cảnh đẹp về quê hương đất nước.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, vận động nhịp nhàng, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ cử chỉ, biết gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
- Lựa chọn và phối hợp các kỹ năng cắt, xé, dán, vẽ, nặn và các nguyên vật liệu tạo hình, thiên nhiên để tạo thành sản phẩm có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. Biết đặt tên sản phẩm tạo hình.
- Trẻ thể hiện sự thích thú khi được ngắm nhìn và thể hiện những xúc cảm của mình khi quan sát cảnh đẹp về quê hương đất nước. Trẻ có những biểu hiện: Thích thú, reo lên, xuýt xoa trước cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp trong một bức tranh
- Hát đúng giai điệu, lời ca, vận động nhịp nhàng minh họa theo các bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ; Nhớ ơn Bác; Yêu Hà Nội, Quê hương tươi đẹp
 Biết gõ đệm bằng các dụng cụ: Xắc xô, phách theo tiết tấu tự chọn
Nghe các bài hát : Nhớ giọng hát bác hồ,Bác hồ người cho em tất cả, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Quê hương, Việt nam quê hương tôi...
- Trẻ biết lựa chọn và phối hợp các kỹ năng cắt, xé, dán, vẽ, nặn và các nguyên vật liệu tạo hình, thiên nhiên để tạo thành bức tranh hài hòa, cân đối: Vẽ Lăng Bác; Xé dán miền núi; Vẽ theo ý thích về cảnh đẹp quê hương 
- Trẻ biết nhận xét các sản phẩm về hình dáng, màu sắc, bố cục cân đối: Bạn tô màu đẹp, không chờm ra ngoàiBiết đặt tên cho sản phẩm tạo hình .
 Ngày tháng 5 năm 2016
 Người thực hiện Người duyệt
 Phạm Thị Duyên
 KẾ HOẠCH TUẦN II
Tên chủ đề nhánh: Yêu Hà Nội
Thời gian thực hiện : 16/5 đến 20/5/2016
Người thực hiện: Phạm Thị Duyên
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
TDS
Điểm danh 
- Đón trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.Cho trẻ chơi theo ý thích, xem tranh ảnh về Bác. Nghe các bài hát về chủ điểm “Quê Hương – Bác Hồ”
- TDS: Tập với bông 
* Khởi động: Cho trẻ khởi động theo nhạc bài “Yêu Hà Nội” kết hợp với các kiểu đi: Đi thường, đi bằng gót bàn chân, mũi bàn chân,chạy nhanh, chạy chậm về đội hình 3 hàng dọc chuyển đội hình 3 hàng ngang 
* Trọng động
+ Hô hấp: Đưa hai tay lên cao mắt nhìn theo tay, hít vào thở ra
+ Động tác tay: Hai tay trước mặt, lên cao (3l-8n)
+ Chân: Hai tay chống hông, ngồi khuỵu gối(3l-8n)
+ Bụng: Hai tay đưa phía trước xoay về phía sau lưng(3l-8n)
+ Bật: Chân trước chân sau(3l-8n)
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vòng tròn vẫy tay nhẹ nhàng theo nhạc bài hát “Yêu Hà Nội”
- Điểm danh chấm cơm.
HĐ học
Văn học:
 Kể chuyện cho trẻ nghe:
Sự tích Hồ Gươm (Đa số trẻ chưa biết)
Toán: 
Sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng
Âm nhạc:
NDTT: Dạy vận động minh họa: Yêu Hà Nội
NDKH:
- TC: Tai ai tinh
- Nghe: Từ rừng xanh cháu về thăm lăngBác
 KPKH:
Trò chuyện về Hồ Gươm, Chùa một cột
Thể dục: 
-VĐCB: Đi trên dây
- TCVĐ: Ném bóng vào rổ
Tạo hình:
Vẽ và tô màu lá cờ tổ quốc
Mẫu)
H Đ N T
- HĐCCĐ:Trò chuyện về Bác Hồ 
- TCVĐ: Nhảy bao bố 
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Quan sát vườn trường.
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Cho trẻ vẽ Lăng Bác, tháp rùa bằng phấn trên sân 
-TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Quan sát cây cà chua
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự chọn.
- HĐCCĐ: Quan sát tranh về các danh lam thắng cảnh
- TCVĐ: Tập tầm vông
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
HĐ góc
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn
- Góc xây dựng: Cho trẻ chơi xây dựng Lăng Bác
Chuẩn bị: Các loại cây hoa, các khối gạch, hàng rào, mô hình Lăng Bác,nhà sàn, 
Kỹ năng: Trẻ biết lựa chọn các khối hình, thảm cỏ, cây,nút ghép..xếp cạnh, lắp ghép hàng rào, sắp xếp hoa cho phù hợp để tạo thành mô hình Lăng bác.
Thái độ: Trẻ hưng thú tham gia vào hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn
- Góc nghệ thuật: Vẽ , xé dán Lăng Bác, Tháp rùa, Cột cờ,
+ Hát và vận động minh họa các bài hát: Yêu Hà Nội, Quê Hương Tươi Đẹp, Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng,
- Góc học tập: Cho trẻ đọc và ghép các chữ cái đã học, sắp xếp theo quy tắc 1- 1-1; 1-2-1, ôn tách gộp nhóm số lượng 10.
HĐ chiều
- Vẽ nhân vật trong truyện cổ tích mà bé thích
- HĐLĐ: Lau dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
- Làm bài 18: Trò chơi với chữ cái
- TC: Ai nhanh hơn
- Vẽ đồ dùng học tập
- TC: chuyền bóng qua đầu qua chân
Đọc đồng dao: Đồng đăng có phố kỳ lừa, Gió đưa cành chúc la đà
- TC: Tạo dáng
- Liên hoan văn nghệ
- Bình bầu bé ngoan cuối tuần
 Người thực hiện Tam Hưng, ngày tháng năm 2016
 Người duyệt
 Phạm Thị Duyên
KẾ HOẠCH TUẦN I
Tên chủ đề nhánh: Quê hương đất nước
Thời gian thực hiện: 9/5 đến 13/5/2016
Người thực hiện: Tào thị Thủy
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ TDS
- Đón trẻ trao đổi với phụ huynh về tình trang sức khỏe, thái độ của trẻ ở nhà, cho trẻ chơi đồ chơi ở góc
- Cô cùng trẻ trò chuyện về quê hương xóm làng nơi trẻ sống.
+ Nhà con ở đâu? Ở quê mình có di tích lịch sử nào không? (chùa Bùi xá, chùa Bối khê, đình làng Bùi xá)
+ Tên đất nước mình là gì? Tên thủ đô của nước mình?
* TDS: - Khởi động: Cho trẻ nghe nhạc bài hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ” đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi bằng gót bàn chân, mũi bàn chân,chạy nhanh, chạy chậm về đội hình 3 hàng dọc chuyển đội hình 3 hàng ngang 
- Trọng động: + Hô hấp: Đưa hai tay lên cao mắt nhìn theo tay, hít vào thở ra
 + Động tác tay: Hai tay dang ngang, gập trước ngực (3l x 8n)
 + Chân: Hai tay dang ngang, khuỵu gối (3l x 8n)
 + Bụng: Nghiêng người sang trái, sang phải (3l x 8n)
 + Bật: Tách chụm(3l x 8n)
- Hồi tĩnh: Cho trẻ hát bài hát “cho tôi đi làm mưa với” đi vòng tròn kết hợp 2 tay vẫy nhẹ nhàng
- Điểm danh chấm cơm.
HĐ học
 Văn học:
Dạy trẻ đọc thơ: Hòn đá sa pa
(Đa số trẻ chưa biết)
 Toán
Hình thành biểu tượng về các ngày trong tuần, khái niệm, hôm qua, hôm nay, ngày mai
Âm nhạc:
- NDTT: Dạy vận động minh họa: Quê hương tươi đẹp
NDKH: 
- Nghe hát: Quê hương
- TC: Ai nhanh hơn
KPKH:
Trò chuyện về làng xóm nơi trẻ sinh sống
Thể dục:
- VĐCB: Chuyền bóng bên phải, bên trái
- TCVĐ: nhảy ra nhảy vào
Tạo hình:
Vẽ cảnh nông thôn
(Đề tài)
H Đ N T
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết
- TCVĐ: Lộn cầu vòng
- LĐ: Tưới cây
- HĐCCĐ: Cho trẻ đi tham quan chùa Bùi Xá
- TCVĐ: Bật qua suối nhỏ
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- HĐCCĐ: Trò chuyện kể tên các di tích lịch sử của quê hương
- TCVĐ: Cướp cờ
- Chơi tự chọn
- HĐCCĐ: Quan sát cây chanh
- TCVĐ: Nhảy bao bố
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
- HĐCCĐ: Vẽ phấn trên sân: Chùa một cột, ao cá Bác Hồ
-TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự chọn
HĐ góc
- Góc phân vai: Cho trẻ chơi: Bán hàng , Bác sĩ
- Góc XD: Xây dựng công viên nước
+ Chuẩn bị: Gạch, hàng rào nhựa, cây hoa nhựa,thảm cỏ, phao bơi, cầu trượt
+ Kỹ năng: Trẻ biết lựa chọn các khối hình, thảm cỏ, cây,..xếp cạnh, lắp ghép hàng rào, sắp xếp hoa, khối gạch cho phù hợp để tạo thành mô hình công viên nước
+ Thái độ: Trẻ chơi đoàn kết biết chia sẻ đồ chơi với bạn
- Góc nghệ thuật: Cắt dán Lăng Bác, chùa một cột, vẽ cảnh quê hương,
- Ôn Kỹ năng sống: Cách sử dụng kéo
- Góc học tập: Cho trẻ đọc, uốn chữ, ghép nét chữ, in rỗng các chữ cái đã học
+ Cho trẻ sắp xếp hình ảnh hoạt động theo trình tự thời gian trong ngày
+ Cho trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối thượng
HĐ chiều
- Cắt, xé dán cảnh quê hương mà bé thích
- HĐLĐ:
Lau dọn đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Đọc thơ: Quê em vùng biển
- TC: Lộn cầu vồng
- Sưu tầm và cắt dán các hình ảnh về Bác Hồ
- TC: Bịt mắt bắt dê
- Cắt,xé dán theo truyện cổ tích mà bé thích
- TC: Bắt vịt trên cạn
- Liên hoan văn nghệ
- Bình bầu bé ngoan cuối tuần
 Người thực hiện Tam Hưng, ngày tháng năm 2016
 Người duyệt
 Tào thị Thủy
 Thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Văn học:
Dạy trẻ đọc thơ: 
Hòn đá sa pa
 (Đa số trẻ chưa biết)
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên, tác giả bài thơ “Hòn đá sa pa ”
- Trẻ hiểu nội dung của bài thơ: nói về chuyến du lịch của bố đi Sa Pa mang về cho bé hòn đá làm quà.
* Kỹ năng:
 - Trẻ thuộc bài thơ “Hòn đá sa pa ”
- Trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. 
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
Trẻ yêu quí và vâng lời , lễ phép với cô. 
* Đồ dùng của cô và trẻ:
- Giáo án điện tử bài thơ: Hòn đá sa pa
- Bài hát: Quê hương tươi đẹp
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ hát bài : Quê hương tươi đẹp
Bài hát nói về quê hương ntn?
2. Nội dung: Dạy trẻ đọc thơ: Hòn đá sa pa (Bích Nhung)
+ Cô đọc lần 1: Hỏi trẻ tên bài thơ tên tác giả.
+ Cô đọc lần 2: kết hợp tranh minh họa
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
Bài thơ nói về chuyến du lịch của bố đi Sa Pa mang về cho bé hòn đá làm quà bạn thấy rất vui.
- Nếu được tặng quà các con sẽ ntn?
+ Cô đọc lần 3: Qua hình ảnh minh họa trên màn hình
* Đàm thoại :
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Nhà thơ nào sáng tác.
- Bố của bạn nhỏ đi du lịch ở đâu?
- Tâm trạng của bạn nhỏ 1 ntn khi được bố tặng quà?
- Đi du lịch, bố mang quà gì về cho bé? 
- Hòn đá đó được bố lấy từ đâu? 
- Bạn nào biết hòn đá này bao nhiêu tuổi?
- Hòn đá về làm bạn với bé, bạn nhỏ cảm thấy ntn?
- Bạn nhỏ đã dùng hòn đá làm gì?
Gd: khi đi tặng quà các con phải ntn? Nhận quà bằng 2 tay, ...muốn được bố mẹ tặng nhiều quà thì các con phải ntn?ngoan ngoãn, nghe lời cô giáo để bố mẹ ...
* Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ:
+Cô cho cả lớp đọc bài thơ cùng cô 2-3 lần
Khi trẻ đọc cô chú ý đọc nhỏ dần khi thấy trẻ đã thuộc, cô lắng nghe và sửa sai kịp thời cho trẻ.
+Cô mời 3 tổ lên đọc ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
+Cô mời nhóm lên đọc, cá nhân trẻ ( Cô chú ý sửa sai và khen ngợi trẻ).
3. Kết thúc:
Các bé được học bài thơ gí? Do ai sáng tác?
Qua bài thơ cho chúng ta thấy bạn nhỏ được làm gì? Đi học lớp 1 các con phải ntn?
Cô cho trẻ hát bài và vận động bài: Quê hương tươi đẹp
Đánh giá cuối ngày:
................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc:
+NDTT: Dạy vận động minh họa: Quê hương tươi đẹp
+NDKH: 
- Nghe hát: Quê hương
- TC: Ai nhanh hơn
* Kiến thức 
- Trẻ biết cách vận động minh họa theo lời bài hát: Quê hương tươi đẹp
- Biết cách chơi TC: : Ai nhanh hơn
* Kỹ năng: 
-Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát: Quê hương tươi đẹp
- Biết chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
* Thái độ : 
Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn
* Đồ dùng của côvà trẻ: 
- Bài hát: Quê hương tươi đẹp, Quê hương.
- 5 – 7 vòng thể dục
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ xem ảnh về trường tiểu học, cánh đồng lúa, lễ hội...
2. Nội dung: 
* Dạy VĐ minh họa bài: Quê hương tươi đẹp
 - Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe. Hỏi trẻ tên bài hát
- Cô và cả lớp hát 1- 2 lần
- Để bài hát hay hơn các con làm thế nào?
- Cô có cách vận động là múa minh họa
- Cô VĐ 2 lần. Lần 2 phân tích động tác
 + “Quê hương... ngàn cây”: Cô làm động tác hái đào 2 tay, mỗi bên 2 lần đổi bên.
+ “ Khi mùa xuân...trở về”: 2 tay đưa lên cao sang 2 bên.
+ “ Ngàn lời ca...chào đón”: Hai tay cô đưa vào ấp trước ngực
+ “Thiết tha tình quê hương”: Hai tay đưa sang 2 bên vòng lên đầu.( Sau mỗi lần phân tích từng câu hát, cô làm lại luôn câu đó)
- Cô cho cả lớp vận động cùng cô 2-3 lần .
- Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân . 
* Nghe hát: Quê hương
- Cô giới thiệu tên bài hát , tác giả .
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần kết hợp có nhạc không lời
- Lần 2 cô mở băng cho trẻ nghe và cô VĐ minh họa
- Lần 3 cho trẻ hưởng ứng cùng
* Trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Luật chơi: số trẻ nhiều hơn số vòng, mỗi trẻ đứng vào 1 vòng.
- Cách chơi: Cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô lắc xắc xô trẻ chạy nhanh vào vòng, ai không vào vòng thì nhảy lò có
- Cho trẻ chơi 3-4 lần. Nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Kết thúc: 
Nhận xét tuyên dương- GD
Cho trẻ hát bài: Quê hương tươi đẹp
 Lưu ý:
 Thứ 3 ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán:
Hình thành biểu tượng về các ngày trong tuần, khái niệm, hôm qua, hôm nay, ngày mai
* Kiến thức :
- hình thảnh cho trẻ biểu tượng về các ng

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_QUE_HUONG_BAC_HO.doc
Giáo Án Liên Quan