Giáo án mầm non lớp lá - Nhánh 4: Nhu cầu gia đình bé

MT7/ Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp.

MT10/ Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và ích lợi của ăn uống đủ chất.

MT15/ Trẻ nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng .là nguy hiểm không được đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc nhọn.

 - Bước lên xuống bục cao, ném xa bằng 1 tay”

- Tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo

- Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.

- Bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng .là nguy hiểm không đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc, nhọn. - Hoạt động học: Bước lên xuống bục cao, ném xa bằng một tay”

- Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh và giới thiệu một số món ăn trong tranh vẽ. Thông qua giờ ăn cô giáo hướng dẫn cho trẻ biết một số món ăn , cách chế biến. Giáo dục trẻ ăn để cao lớn khỏe mạnh.

- Trò chuyện trong giờ họp mặt, giờ ăn hằng ngày và trao đổi với phụ huynh cùng nhắc nhở trẻ một số hành động nguy hiểm cần phòng tránh.

 

doc42 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Nhánh 4: Nhu cầu gia đình bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ___ KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NHÁNH_4__
Nhánh 4: NHU CẦU GIA ĐÌNH BÉ
Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện: Từ 02/11/2015 – 06/11/2015
Nhánh 4: Nhu cầu gia đình bé 
1 .Phát triển thể chất
MT7/ Trẻ thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp.
MT10/ Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và ích lợi của ăn uống đủ chất.
MT15/ Trẻ nhận ra bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.là nguy hiểm không được đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc nhọn.
- Bước lên xuống bục cao, ném xa bằng 1 tay” 
- Tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo
- Biết ăn để cao lớn, khoẻ mạnh, thông minh và biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng.
- Bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng.là nguy hiểm không đến gần. Biết không nên nghịch các vật sắc, nhọn.
- Hoạt động học: Bước lên xuống bục cao, ném xa bằng một tay” 
- Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh và giới thiệu một số món ăn trong tranh vẽ. Thông qua giờ ăn cô giáo hướng dẫn cho trẻ biết một số món ăn , cách chế biến. Giáo dục trẻ ăn để cao lớn khỏe mạnh.
- Trò chuyện trong giờ họp mặt, giờ ăn hằng ngày và trao đổi với phụ huynh cùng nhắc nhở trẻ một số hành động nguy hiểm cần phòng tránh.
2. Phát triển nhận thức
MT42/ Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả.
MT20/Trẻ quan tâm, tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh và đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì?
N - Nhận biết số lượng, chữ số 3.
Tìm hiểu, khám phá về một số nhu cầu của gia đình.
-H- Hoạt động học: Nhận biết số lượng, c chữ số 3.
- Hoạt động học: Bé cùng cô trò chuyện về nhu cầu của gia đình bé.
3.Phát triển ngôn ngữ
MT59/ Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao đồng dao ,hò ,vè.
MT63/Trẻ biết thể hiện sự hứng thú với đọc, viết. 
MT52/ Trẻ hiểu nghĩa của các từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ,.
- Một số bài thơ, ca dao đồng dao, hò, vè theo chủ đề.
- Chọn sách để xem
- Nhận dạng và phát âm được chữ cái
- Các từ khái quát, từ trái nghĩa: rau quả, con vật, đồ gỗ,.
- Hoạt động học: Thơ: Thương ông
Hoạt động: Làm quen chữ cái.
- Thông qua bài đồng dao cô giải thích cho trẻ nghe và hiểu nghĩa một số từ khái quát.
4.Phát triển thẩm mĩ
MT74/ Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ
MT75/ Trẻ biết vẽ, phối hợp các nét xiên, thắng, ngang, cong tròn để tạo nên 1 bức tranh
MT85/ Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình
-Hát đúng giai điệu, lời ca, đúng cao độ, trường độ và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
- Các kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng / đường nét khác nhau như: Chân dung bé, trường mầm non, ngôi nhà, hàng cây....
- Tên, ý tưởng mà sản phẩm của mình hoàn thành được
- Hoạt động học:
+ Ba ơi
+ Ba mẹ cho con
+ Trò chơi: Nghe nhạc biểu diễn tốc độ nhanh chậm theo âm nhạc
- Hoạt động học: Vẽ một số rau, củ, quả gia đình bé ăn 
- Đặt tên theo ý thích của trẻ.
5.Phát triển kĩ năng-Tình cảm xã hội
MT86/ Trẻ biết thể hiện ý thức về bản thân 
MT95/ Trẻ biết thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình.
MT96/ Trẻ biết một số hành vi giao tiếp tốt trong sinh hoạt hằng ngày
-Tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố, tên mẹ.
- Một số quy định ở lớp ( Biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi, Giữ trật tự trong giờ ăn- ngủ); Ở gia đình ( Vâng lời ông bà cha mẹ)
- Lời cảm ơn khi nhận quà và nói lời xin lỗi khi phạm lỗi
- Biết chào hỏi lễ phép với người lớn
- Hoạt động học trò chuyện về gia đình bé.
- Phụ cô cất dọn đồ dùng đồ chơi.
- Phụ cha mẹ những công việc nhỏ, vừa sức.
* Trò chơi sáng tạo: 
+ Phân vai: Gia đình, Bán hàng 
+ Xây dựng: Xếp nhà, xây các kiểu nhà khác nhà khác nhau, xếp vườn cây, Xây trai chăn nuôi * Trò chơi có luật: 
+ VĐ: Về đúng nhà,máy bay 
+ DG: Lộn cầu vồng, dung dăng dung dẻ, đi cầu đi quán, Oản tù tì, Chi chi chành chành 
I. YÊU CẦU :
- Trẻ biết ngôi nhà là nơi các thành viên trong gia đình sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc. 
- Biết về những đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình và các loại thực phẩm cần thiết cho gia đình; Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh
- Giáo dục cháu biết dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa, học cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ :
- Nhắc nhở cháu tìm hiểu về nhu cầu của gia đình mình.
- Tranh 1 số đồ dùng gia đình,. tranh lô tô, 
- Tranh cho cháu chơi các góc chơi 
- Dụng cụ âm nhạc cho cô và trẻ.
- Bút màu. Bút chì- Tranh, băng từ, tập vở.
- Các nguyên vật liệu cho cháu làm đồ chơi ở các góc.
III. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
Ngày
H.động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
 Đón Trẻ
* Hoạt động 1: Đón trẻ vào lớp, ổn định, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khoẻ của cháu 
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc, mảng hoạt động theo ý thích.
* Hoạt động 2: Trò chuyện về chủ đề nhánh “ Nhu cầu của gia đình bé”
- Cô mở nhạc “Nhà của tôi” hỏi: Bài hát nói về gì ?
- Cô nói: Nhà là nơi mọi người trong gia đình sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. ở nhà con có thường đi du lịch  không? Có tổ chức tiệc mừng sinh nhật anh, chị không (Gợi ý cho nhiều trẻ kể).
=> GDBVMT: GD trẻ khi được mẹ dẫn đi đến những nơi tham quan, du lịch không được vứt rác, khạc nhổ bừa bãi để giữ cho môi trường sạch đẹp
- Trò chuyện với trẻ về hai ngày nghỉ 
- Hai ngày ngỉ con được ba mẹ chở đi chơi ở đâu? Trên đường đi con thấy những gì? (Gợi ý cho trẻ kể, cô kết hợp giáo dục giúp trẻ nhận thức hành vi đúng).
- Khi đi cc nhớ phải đội mũ để không bị cảm nắng. 
* Cô cùng cháu đàm thoại về thời tiết trong ngày
 -Cô khẳng định lại - Gọi cháu lên gắn phù hiệu về thời tiết (gắn mặt trời, gắn mây).
- Gợi hỏi về thời gian (thứ - ngày-tháng-năm).
-Cô đưa chữ số lên cho trẻ xem 1 lần - Cho trẻ lên gắn chữ số (thứ-ngày-tháng -năm). - Cô đọc - cho cả lớp đồng thanh 2 lần.
* Hoạt động 3: Điểm danh
*Cho 3 tổ trưởng quan sát lớp để phát hiện xem những bạn đến lớp, những bạn vắng học 
-> Cô kiểm tra lại và nói cả lớp biết số bạn đi học, nghỉ học trong ngày-Giáo dục cháu nghỉ học xin phép cô, bệnh nặng mới được nghỉ, bệnh nhẹ đi học gửi thuốc cô cho uống.
* Hoạt động 4: Nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan 
Thể dục sáng
* BÀI THỂ DỤC: “Tập với gậy” 
- Hô hấp: Thở ra hít vào sâu
- Tay: Đưa lên cao, hạ xuống ngang ngực.
+ CB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi, gậy đặt dưới đất cách mũi bàn chân khoảng 3 – 5cm.
+ TH: Đưa gậy lên cao, hạ xuống ngang ngực.
- Bụng lườn: Đứng nghiêng người sang bên
+ CB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm gậy đưa lên cao
+ TH: Nghiêng người sang phải, về tư thế ban đầu; Nghiêng người sang trái, về tư thế ban đầu; hạ xuống.
- Chân: Bật tách, chụm chân tại chổ
+ CB: Đứng thẳng, 2 tay cầm gậy
+ TH: Nhảy tách 2 chân sang ngang, nhảy đưa 2 chân về.
* Tập kết hớp với gậy; Mỗi động tác 3 - 4 lần; Tập theo nhạC.
Hoạt
động
học
PTTC:
* VẬN ĐỘNG:
- Bước lên xuống bục cao, ném xa bằng một tay
PTNT
* KPKH :
- Những nhu cầu của gia đình bé. 
PTNT
* LQVT
- - Nhận biết số 
lượng, chữ số 3.
PTTM
* GDAN :
+ Dạy hát: Ba ơi
+ Nghe hát: Ba mẹ cho con
+ Trò chơi: Nghe nhạc biểu diễn tốc độ nhanh chậm theo âm nhạc
PTNN
* LQVH:
- Dạy thơ: Vì con
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ: Ôn thơ: Thỏ thẻ
 - HĐCMĐ: Trò chuyện về ích lợi và sự cần thiết của điện đối với gia đình bé.
 - HĐCMĐ: Quan sát thời tiết buổi sáng
- HĐCMĐ: Giải câu đố về một số đồ dùng trong gia đình
- HĐCMĐ: Làm quen: Cách nặn một số đồ dùng trong gia đình
Hoạt
Động
Góc
* Góc phân vai
- Nấu ăn
- Gia đình tổ chức đi nghỉ mát, sinh nhật.
* Góc xây dựng
- Xây các kiểu nhà
- Lắp ghép hàng rào, cây xanh.
* Góc nghệ thuật
- Nặn quà, làm đồ chơi tặng người thân từ nguyên vật liệu phế thải.
- Tập biểu diễn bài hát: Múa cho mẹ xem; Quà tặng mẹ; Đi học về.
*Góc khám phá thiên nhiên
- Chăm sóc góc thiên nhiên (tưới cây, lau lá).
* Góc học tập
- Chơi ghép hình các loại đồ dùng trong gia đình.
- Lô tô đồ dùng trong gia đình.
- Xem sách, tranh ảnh về gia đình của bé.
VS – Ăn trưa – Ngủ trưa
VS - Ăn phụ
 - Tập cho trẻ biết cách tự vào bàn ngồi đúng chỗ
 - Cháu biết xếp hàng, nhận cơm về chổ ngồi.
 - Biết lấy muỗng, ăn lịch sự, sau khi ăn lau miệng
 - Ăn xong tự biết cất ghế và chén đúng nơi qui định
Hoạt
Động chiều
- Khám phá vị của muối, đường
- Tạo hình: Vẽ rau, củ, quả..gia đình bé ăn
- Ôn thơ: Quà tặng mẹ
- Ôn đồng dao
- Bé tập làm nội trợ: Cắm hoa
Trả Trẻ
- Nhận xét, cho trẻ làm vệ sinh cá nhân, nêu gương
------ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC ------
Nhu cầu của gia đình bé
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
Q.TRÌNH T.HIỆN
*Góc phân vai
- Đóng vai Gia đình tổ chức đi mua sắm,
- Trẻ biết, được góc chơi và thể hiện được vai chơi qua trò chơi: 
- Đóng vai Gia đình tổ chức đi mua sắm, đi du lịch
- Biết giao lưu giữa các nhóm chơi
+ Bộ đồ chơi gia đình
+ Đồ chơi bán hàng
1. thảo luận trước khi chơi:
- Trò chuyện với trẻ về các góc chơi, đề tài chơi
- Gợi ý cho trẻ chọn nhóm chơi, góc chơi, thỏa thuận vai chơi
- Giáo viên cùng chơi với trẻ, gợi ý công việc của từng vai chơi trong nhóm, giao lưu giữa các nhóm chơi
- Ví dụ: Ai sẽ làm bố? làm mẹ? làm con?....Bố mẹ làm những công việc gì?..
- Bố mẹ đưa con đi xem triển lãm tranh kết hợp với góc tạo hình
2.Trẻ chơi: Cho trẻ về góc chơi và tự thỏa thuận vai chơi
- Khi trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận vai chơi, cô đến giúp trẻ tự thỏa thuận vai chơi
- Cô bao quát, chú ý đến nhu cầu hứng thú của từng cá nhân của nhóm chơi.
- Góc chơi nào trẻ còn lúng túng, cô có thể chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực, khuyến khích và giúp trẻ đổi góc chơi khi thấy trẻ không thích chơi ở góc đó nữa.
3.Nhận xét:Nhận xét các nhóm chơi- cho trẻ tham quan góc xây dựng - Cất đồ chơi.
*Góc xây dựng
Xây nhà cao tầng
- Trẻ biết sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi khác nhau để xây dựng ngôi trường.
- Trẻ biết sáng tạo, sắp xếp công trình đẹp, bố trí hợp lý.
- Khối xây dựng các loại.
- Cây xanh, bông hoa, hàng rào, thảm cỏ.
- Thỏa thuận chơi: Cô để trẻ tự điều khiển trò chơi như: Bầu ra chú trưởng công trình xây dựng phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm: Chú thợ xây, chú làm bác tài xế đi mua vật liệu xây dựng
- Cô gợi hỏi trẻ xem trẻ xây gì trước, xây gì sau, cần những vật liệu gì? Cách bố trí công trình, có sân chơi cho trẻ.
- Quá trình chơi: Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
- Cô gợi ý trẻ liên kết các nhóm chơi với nhau.
- Kết thúc chơi: Cô cho trẻ quan sát công trình và hướng trẻ đánh giá công trình của bạn.
*Góc nghệ thuật
-Vẽ ngôi nhà
Làm Abum về ngôi nhà
-Cháu phối hợp cùng nhau tạo thành bức tranh về các ngôi nhà
- Sưu tầm tranh ảnh về các ngôi để làm album
- Bút sáp màu, tranh ảnh sưu tầm về ngôi nhà
- Giấy màu, hồ, keo, báo..
- Trò chuyện với cháu về các loại kiểu nhà.
-Trẻ xé, dán, cắt tranh ảnh về ngôi nhà
- Trẻ cùng cô tạo tranh theo chủ đề gia đình.
* Góc học tập
Kể chuyện, đọc thơ về gia đình
- Kể chuyện, đọc thơ về gia đình tranh truyện có sẵn.
-Tranh ảnh về gia đình
- Một số quyển truyện 
có liên quan đến gia đình.
- Cô và trẻ cùng xem tranh, trẻ cùng nhau kể chuyện theo tranh và đọc các bài thơ về gia đình mà trẻ biết.
*Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây xanh và tưới nước
-Trẻ biết yêu cái đẹp. Chăm sóc hoa, cây xanh biết bảo vệ cây xanh.,bón phân cho cây, chơi với cát nước
Dụng cụ làm vườn, chậu hoa nước tưới, cát, hòn sỏi, quả trứng bằng nhựa.
Chăm sóc vườn hoa , rau
-Bé trồng cây
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2015 
I. ĐÓN TRẺ
 Vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân hướng trẻ vào các góc chơi cho trẻ chơi, trao đổi với phụ huynh về mọi tình hình của trẻ (trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, trẻ cá biệt..)
1. Họp mặt giáo dục:
-Trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ: Được đi chơi ở đâu? với ai? có vui vẻ hay không?
-Trò chuyện về chủ đề: bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp. Cùng trẻ treo ảnh của trẻ lên dây dinh dưỡng, trò chuyện về các món ăn - chế độ sinh hoạt của bé để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh.
2. GDLG: - Giáo dục cháu biết chơi chung với bạn, biết lễ phép với tất cả mọi người...
3. Giáo dục vệ sinh phòng bệnh:
-Hướng dẫn vệ sinh lớp học - bỏ rác đúng nơi quy định
4. GDVS răng miệng : 
 - Cháu biết chức năng của răng - sự quan trọng của hàm răng
5. Thay thứ ngày: 
- Cho cháu nói về ngày, tháng, năm - cháu lên thay và đống thanh lại - cô giáo dục các cháu
6. Dự báo thời tiết. - Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày
-Điểm danh: Cô cho 3 tổ quan sát và báo cáo sĩ số của tổ mình – cô nhắc trẻ đến lớp đúng giờ, và đầy đủ, vắng học phải có lí do và xin phép.
-Nêu tiêu chuẩn bé ngoan: 
Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan cho cháu nghe, cháu nhắc lại và cô giáo dục cháu..
---------------------------------------------------------------------------------
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thể chất
Hoạt động: Phát triển vận động
ĐỀ TÀI: BÉ ƠI: BƯỚC LÊN XUỐNG BỤC CAO, NÉM XA BẰNG 1 TAY.
X X X X X X X X X
X X X X X X X X X
 1. Mục đích yêu cầu: 
1.1. Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện được bài tập tổng hợp “Bước lên xuống bục cao – Ném xa bằng một tay” theo sự hướng dẫn của cô.
1.2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng biết trèo lên xuống bục cao, ném xa bằng một tay theo hướng thẳng. Trẻ thể hiện được sự nhanh nhẹn, khéo léo khi thi đua cùng bạn.
1.3. Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia tốt vào giờ học. Biết phối hợp cùng bạn trong bài tập và trò chơi thi đua, biết kính trọng yêu thương cha mẹ, chú bộ đội.
2. Chuẩn bị: 
1.1. Đồ dùng của cô: 
- Máy nghe nhạc, đĩa nhạc có bài hát khởi động “Nào mời anh lên tàu lửa”, nhạc bài “Cả nhà thương nhau”, “nhà mình rất vui”, bông tua.
- Sân tập sạch sẽ
1.2. Đồ dùng của trẻ: 
- 16 bông tua thể dục màu xanh, 17 bông tua thể dục màu đỏ.
- 2 bục gỗ, túi cát.
* Đội hình: 
+ Khởi động: Vòng tròn
+ Bài tập phát triển chung : 4 hàng ngang
3. CÁCH TIẾN HÀNH:
3.1. Hoạt động ổn định và giới thiệu: 
* Xin chào mừng hai gia đình về tham dự hội thao ngày hôm nay. Các gia đình có biết trong tháng 12 này có ngày lễ gì không? (ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam)
Giáo dục trẻ: yêu quý, kính trọng và biết ơn các chú bộ đội vì các chú đã chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
- Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở xã mình có tổ chức hội thao “Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam” rất lớn. Nên hôm nay cô sẽ tổ chức cuộc thi cho hai đội để chọn ra đội xuất sắc nhất đi tham dự hội thi. 
- Hội thi của chúng ta hôm nay gồm 3 vòng:
+ Vòng 1: Khởi động
+ Vòng 2: Đồng diễn
+ Vòng 3: Chung sức
 Bây giờ mời các gia đình vào phần thi khởi động nào!
3.2. Hoạt động khởi động: 
* Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi và minh họa theo bài hát “Mời lên tàu lửa”
3.3. Hoạt động trọng tâm: 
a. Vòng thi: Đồng diễn “Bài tập phát triển chung”: (Đội hình 4 hàng ngang)
* Trẻ tập theo nhịp bài hát “Cả nhà thương nhau” (Kết hợp bông tua)
- Tay vai: Hai tay đưa sang ngang, trước mặt (4 lần x 4 nhịp) 
+ ĐT 1: Hai tay đưa sang ngang
 + ĐT 2: Hai tay đưa ra trước mặt
 + ĐT 3: Như động tác 1
 + ĐT 4: Về tư thế chuẩn bị.
 	- Bụng lườn: Hai tay chống hông nghiêng người qua 2 bên (4 lần x 4 nhịp)
+ ĐT 1: Hai tay chống hông
 + ĐT 2: Nghiêng người qua trái hoặc qua phải
 + ĐT 3: Như động tác 1
 + ĐT 4: Về tư thế chuẩn bị.
- Chân: Ngồi khụyu gối (6 lần x 4 nhịp)
+ ĐT 1: Hai tay chống hông
 + ĐT 2: Hai tay chống hông, khụyu gối
 + ĐT 3: Như động tác 1
 + ĐT 4: Về tư thế chuẩn bị.
- Bật: Bật tách khép chân (4 lần x 4 nhịp)
b. Vận động cơ bản: (Đội hình theo hình vẽ, thực hiện trên sân trường)
	* Vòng thi thứ 3 là vòng thi quyết định đội nào sẽ chiến thắng. Đó là phần thi “Trèo lên xuống bục cao – Ném xa bằng một tay”. Trước khi vào vòng thi các gia đình chú ý xem cô thực hiện trước nha!
* Bài tập vận động: “Bước lên xuống bục cao – Ném xa bằng một tay”
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích 
+ Chuẩn bị: Tay chống hông, 2 bàn chân chụm lại.
+ Khi nghe hiệu lệnh: Cô sẽ bước từng chân một lên bục cao và khi bước xuống cô cũng bước xuống từng chân. Cô đi tới vạch chuẩn cầm túi cát đứng chân trước chân sau, vung tay và ném túi cát ra xa bằng một tay.
- Mời trẻ khá lên thực hiện
- Tiến hành cho cả lớp cùng thực hiện.
- Gọi trẻ yếu tập lại
- Đọc đồng dao: “Công cha như núi Thái sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” 
Trẻ về đội hình 2 hàng dọc.
- Tổ chức thi đua: Cho 2 đội thi đua thực hiện “Bước lên xuống bục cao – ném xa bằng một tay”. Kết hợp mở nhạc thi đua “cả nhà cùng vui - nhạc không lời”
- Nhận xét kết quả của hai đội chơi. Nhận xét đội nào đi tham dự hội thi?
d. Hồi tĩnh:
Cô mở nhạc bài hát “Nhật ký của mẹ” cho trẻ đi vòng tròn và hít thở nhẹ nhàng theo điệu bài hát
3.4. Hoạt động kết thúc: Cô nhắc lại đề tài, giáo dục trẻ biết yêu thương ba mẹ. 
Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- ÔN THƠ :THỎ THẺ
- TCVĐ: Tìm đúng số nhà
- TCDG: Kéo co
- Chơi tự do
1. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết đọc diễn cảm được bài thơ.
- Tham gia trò chơi hào hứng, đúng luật, giáo dục 
-Giáo dục cháu chơi trật tự và đoàn kết khi chơi, biết tạo được nhiều sản phẩm đẹp từ các nguyên vật liệu phế thải., biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi.
2. Chuẩn bị: -Tranh bài thơ
 -Sân bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
-Cô nắm vững cách chơi và luật chơi của các trò chơi
- Đồ chơi các nhóm đầy đủ, 1 số vật liệu phế thải: Hộp sữa, ống giấy, lá cây, hoa thật, cát màu và 1 số đồ chơi các nhóm: Ô ăn quan, câu cá, nhảy dây...
3. Cách tiến hành:
*. Hoạt động 1: Ôn bài thơ: - Lớp hát: cả nhà thương nhau
-Cô giới thiệu cho c/cháu về bài thơ: thỏ thẻ
-Cho lớp đọc lại bài thơ 2 lần
-Cô tóm ý và giáo dục c/cháu biết yêu thương giúp đỡ nhau...
*. Hoạt động 3:Trò chơi vận động: tìm đúng số nhà
- Cô giới thiệu cách chơi, giải thích cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần .- Cô bao quát động viên trẻ chơi .
*. Hoạt động 4:Chơi dân gian “kéo co”
- Cô hướng dẫn cho cả lớp chơi, cô giải thích cách chơi : 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần .
- Cô bao quát động viên trẻ chơi .
*. Hoạt động 5: Chơi tự do 
- Cô giới thiệu đồ chơi của lớp nhắc cháu khi chơi trật tự.
- Cô bao quát cùng chơi với cháu.giúp trẻ tạo được sản phẩm.
- Cuối giờ chơi cô nhận xét từng nhóm chơi. – Cho cháu đem sản phẩm tạo được từ nguyên vật liệu trưng bày lên bàn và tiến hành nhận xét. 
- Gợi ý cho cháu nhắc lại ý tưởng tạo ra sản phẩm đó
-------------------------------------------------------------------------------------
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
-------------------------------------------------------------------------------------
V. VỆ SINH - ĂN TRƯA: 
- Cháu xếp hàng theo tổ thực hiện các bước rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Biết tự xúc ăn, ăn ngon miệng, hết suất, không làm đổ cơm, khi ngáp, ho biết lấy tay che miệng, cháu biết cất chén, ghế gọn gàng khi ăn xong
**************************************************************************
VI. NGỦ TRƯA:
Cháu giúp cô trải nệm, chiếu gối và vào chỗ nằm ngủ trật tự
**************************************************************************
VII. VỆ SINH - ĂN XẾ:
Cháu ngủ dậy thu dọn chỗ ngủ, rửa mặt, vệ sinh và ngồi vào bàn ăn
Cô giới thiệu món ăn, khuyến khích cháu ăn hết xuất, động viên cháu ăn yếu 
**************************************************************************
VIII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
-HĐCMĐ: KHÁM PHÁ VỊ CỦA MUỐI, ĐƯỜNG.
+ TCVĐ: Tìm người nhà
+ TCDG: Nu na nu nống
- Chơi tự do
1. Mục đích:
- Trẻ biết cùng cô khám phá và phân biệt được vị của muối và đường.
- Phát triển khả năng phán đoán, suy luận và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Cháu tham gia chơi trật tự và tích cực.
2.Chuẩn bị:
- Muối, đường - Một số muỗng nhựa
- Đồ chơi ngoài trời: Xích đu, ngựa, vòng chui
- Đồ chơi: bóng, bowlling, trồng cây, làm vòng, tranh bù chỗ trống, .....
3. Tiến hành:
- Cho trẻ chơi “pha nước chanh”
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Cô và các con vừa làm được một ly nước chanh thật ngon. Giờ lớp mình cùng nếm xem thử nào?
- Ôi! Sao ly của cô chua quá. Ly 

File đính kèm:

  • docgiao_an_nhanh_nhu_cau_cua_gia_dinh.doc