Giáo án mầm non lớp lá - Phát triển nhận thức: Thơ: Bờ tre đón khách

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức.

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ thông qua đàm thoại.

- Đọc diễn cảm bài thơ.

- Hứng thú tham gia trò chơi và biết cách chơi.

- Trẻ biết được vẻ đẹp của quê hương, biết nguồn tài nguyên của quê hương đem lại.

2. Kỹ năng.

- Phát triển ở trẻ kỹ năng đọc và cảm nhận thơ.

- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc rõ ràng, diễn cảm, phát triển khả năng chú ý tưởng tượng

3. Thái độ.

- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, chăm ngoan học giỏi, giữ gìn môi trường.

 

docx4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Phát triển nhận thức: Thơ: Bờ tre đón khách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ BA NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2019
A. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
- PTNN : Thơ : Bờ tre đón khách
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ thông qua đàm thoại.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hứng thú tham gia trò chơi và biết cách chơi.
- Trẻ biết được vẻ đẹp của quê hương, biết nguồn tài nguyên của quê hương đem lại.
2. Kỹ năng. 
- Phát triển ở trẻ kỹ năng đọc và cảm nhận thơ.
- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc rõ ràng, diễn cảm, phát triển khả năng chú ý tưởng tượng 
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, chăm ngoan học giỏi, giữ gìn môi trường.
II. Chuẩn bị: 
- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh minh họa theo nội dung bài thơ.
- Một số hình ảnh danh lam thắng cảnh đồng quê Việt Nam: đồng lúa, đàn cò, đầm sen
- Tranh minh họa nội dung bài thơ để trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức hoạt động:
 * Hoạt động: Ổn định lớp.
- Cô cho trẻ hát bài hát: “Quê hương tươi đẹp”.
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
- Cô con mình vừa hát bài hát gì?
 + Đố các con biết quê hương bạn nhỏ trong bài hát như thế nào?
 + Thế quê hương của các con ở đâu?
+ Con hãy kể về quê hương mình cho cô và các bạn cùng nghe nào ?ở quê con có những danh lam thắng cảnh nào ?( tây thiên, thiền viện, tam đảo, chùa tích sơn,)
- À, cô thấy lớp mình kể về quê hương của mình rất giỏi đấy. Các con ạ, quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, bất kỳ ai trong chúng ta đều có quê hương của mình đó có thể là mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hay những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long, cũng có thể là tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa thiền viện, hay những ngọn núi cao hùng vĩ, ( Cô nói đồng thời cho trẻ quan sát hình ảnh đồng quê Việt Nam)
- Và cô thúy biết có một bài thơ rất hay nói về cảnh đẹp của 1vùng quê: có đàn cò, có các con vật , có bờ tre rất sinh động các con có muốn lắng nghe cô Thúy đọc bài thơ ấy không nhỉ? .
 * Hoạt động: Cô đọc thơ.
- Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ “ Bờ tre đón khách” của tác giả Võ Quảng
+ Bài thơ nói đến một bờ tre quanh hồ, quanh năm đón rất nhiều những vị khách đặc biệt như đàn cò, bồ nông, bói cá, chim cu, chú ếch, bờ tre rất mát nên những vị khách ấy vẫn thường ghé chơi đấy các con ạ.
+ Bây giờ cô mời các con gặp lại hình ảnh bờ tre đón khách nhé.
- Cô đọc lần 2: Đọc kết hợp hình ảnh: 
* Hoạt động: Đàm thoại. 
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bờ tre mọc ở đâu? 
Trích 2 câu đầu: “ Bờ tre quanh hồ
 Suốt ngày đón khách”
- Hàng ngày bờ tre đón những vị khách nào không?
- Những vị khách đầu tiên là ai? Cảm xúc của Đàn cò như thế nào khi đậu xuống bờ tre? Tại sao gọi là “đàn”. Bờ tre đón tiếp như thế nào? Câu thơ nào nói lên niềm vui của bờ tre khi khách đến?
Trích 4 câu tiếp theo: “ Một đàn cò bạch
 Hạ cánh reo mừng
 Tre chợt tưng bừng
 Nở đầy hoa trắng.”
- Vị khách tiếp theo là ai? Khi đến chơi bác Bồ nông như thế nào?
Trích 4 câu tiếp theo: “ Đến chơi im lặng
 Có bác bồ nông
 Đứng nhìn mênh mông
 Im như tượng đá.”
- Còn ai đến chơi ở bờ tre nữa? Chú bói cá làm gì? Câu thơ nào thể hiện điều đó?
Trích 4 câu tiếp theo: “ Một chú bói cá
 Đỗ xuống cành mềm
 Chú vụt bay lên
 Đậu vào chỗ cũ..”
- Chim cu đã nói gì khi đến với bờ tre? Con hãy đọc lại câu thơ đó?
Trích 4 câu tiếp theo: “ Ghé chơi đông đủ
 Cả toán chim cu
 Ca hát gật gù:
 “Ồ, tre rất mát!”.”
- Vị khách cuối cùng là ai? Chú ếch kêu như thế nào?
 “Khách còn chú ếch
 Ì ộp vang lừng
 Gọi sao tưng bừng
 Lúc ngày vừa tắt”
- Các con thấy Cảnh vật trong bài thơ như thế nào? ( có đông vui, náo nhiệt không?)
* Hoạt động: Trẻ đọc thơ. 
 - Cho cả lớp đọc bài thơ theo cô 2-3 lần
 - Dạy trẻ đọc diễn cảm theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân 
- Cho trẻ đọc nối tiếp theo tay cô.
 - Cô bao quát, quan sát trẻ đọc 
 - Động viên trẻ đọc tích cực 
 - Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ
- Vừa rồi cô thấy lớp mình đọc thơ rất hay, cô khen tất cả các con. Các con ạ, ai trong chúng ta cũng đều có quê hương của riêng mình. Vậy các con có yêu quê hương của chúng mình không? Yêu quê hương các con phải làm gì( chăm ngoan, học giỏi) ? Đúng rồi, cô mong muốn rằng các con hãy luôn chăm ngoan, học giỏi, biết đoàn kết giúp đỡ nhau để lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. Xây dựng, quê hương của mình ngày càng giàu đẹp. Các con có đồng ý không nào?
* Hoạt động: Trò chơi: “Ai tài ghép giỏi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi , luật chơi :
- Cách chơi, luật chơi : Cô chia lớp mình ra 3 đội, cô đã chuẩn bị cho mỗi đội 1 số bức tranh, nhiệm vụ của các đội là sẽ nhanh tay chọn và ghép tranh theo đúng trình tự nội dung bài thơ. Trong thời gian một bản nhạc, đội nào ghép nhanh và đúng đội đó sẽ giành chiến thắng, đội nào ghép không đúng sẽ phải hát một bài hát về quê hương mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô động viên trẻ chơi, nhận xét kết quả sau khi chơi.
3. Hoạt động 3 : Kết thúc:
- Cho trẻ đi ra ngoài tham quan 1 số danh lam tại quê hương, vừa đi vừa đọc bài thơ “ bờ tre đón khách”

File đính kèm:

  • docxgiao an tho bo tre don khach_12586103.docx