Giáo án mầm non lớp lá - Phương tiện đường thủy - Tuần 25

Hoạt động góc :( Phục vụ cả tuần ,đổi vai chơi giữa các nhóm với nhau)

 - Xây dựng : Bến phà ( bến đò khách).

 - Phân vai : Người bán vé.

 - Nghệ thuật : Dán,vẽ thuyền trên sông.

 - Thư viện : Xem tranh chủ điểm .

* Kiến thức – kĩ năng : - Tham gia vào các hoạt động góc vui vẻ,hứng thú.

*Phát triển: Ngôn ngữ ,thể chất, chân tay, sự khéo léo óc thẩm mỹ, tinh thần đoàn kết

 *Giáo dục:

 - Chơi đoàn kết bạn bè .

 - Trẻ chơi xong biết dọn cất đúng nơi quy định.

* Chuẩn bị :

 - Cô bày sẵn 1 số đồ chơi trong lớp.

 - Bảng con,keo dán,thủ công,giấy vẽ để dán, cho mỗi trẻ .

 - Bảng vẽ,giấy vẽ,bút chì ,màu tô cho trẻ.

 - Nước rửa,khăn lau tay cho trẻ.Mẫu vẽ ,mẫu dán của cô cho trẻ tham gia hoạt

doc19 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 5494 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Phương tiện đường thủy - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ***Hoạt động góc :( Phục vụ cả tuần ,đổi vai chơi giữa các nhóm với nhau)
 - Xây dựng : Bến phà ( bến đò khách).
 - Phân vai : Người bán vé.
 - Nghệ thuật : Dán,vẽ thuyền trên sông.
 - Thư viện : Xem tranh chủ điểm .
* Kiến thức – kĩ năng : - Tham gia vào các hoạt động góc vui vẻ,hứng thú.
*Phát triển: Ngôn ngữ ,thể chất, chân tay, sự khéo léo óc thẩm mỹ, tinh thần đoàn kết
 *Giáo dục: 
 - Chơi đoàn kết bạn bè .
 - Trẻ chơi xong biết dọn cất đúng nơi quy định.
* Chuẩn bị :
 - Cô bày sẵn 1 số đồ chơi trong lớp. 
 - Bảng con,keo dán,thủ công,giấy vẽ để dán, cho mỗi trẻ . 
 - Bảng vẽ,giấy vẽ,bút chì ,màu tô cho trẻ.
 - Nước rửa,khăn lau tay cho trẻ.Mẫu vẽ ,mẫu dán của cô cho trẻ tham gia hoạt động góc . 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Trò chơi “ Về bến ”.
- Đàm thoại về trò chơi .
 + C/c vừa chơi trò chơi gì ?
 + Bến của các con có những loại xe gì ? 
 + Đúng rồi ,tất cả các loại xe là phương tiện giao thông đường gì?
-Cô giới thiệu+hướng dẫn cách chơi của các góc.
 + Xây dựng : Bến phà .
 + Phân vai: Người bán vé.
 + Nghệ thuật: Dán,vẽ thuyền trên sông.
 + Thư viện: Xem tranh.
- Cô quan sát + động viên trẻ chơi cho thật tốt .
- Cho trẻ đi tham quan góc của các bạn.
-Cô chọn góc và hướng dẫn nhóm trưởng giới thiệu góc của mình.
-Cô nhận xét từng góc chơi.
*GD: Trẻ biết khi đi các phương tiện đường thủy phải cẩn thận,không được đùa nghịch,thò tay,thò chân xuống nước kẻo bị rơi xuống nước . 
-Nhận xét –tuyên dương.
- Cả lớp cùng chơi .
-Cùng cô đàm thoại. 
-Chú ý + lắng nghe + chọn góc chơi 
-Tiến hành chơi
- Cả lớp cùng đi
 + Nhóm trưởng giới thiệu góc chơi của mình cho các bạn xem.
-Trẻ lắng nghe.
***Hoạt động nêu gương: Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
 ( Thực hiện cho một tuần,thay đổi phương pháp giáo dục trẻ mắc khuyết điểm)
* Kiến thức – kĩ năng : Hiểu và thực hiện tốt 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
 *Phát triển: Ngôn ngữ ,thể chất, chân tay, sự khéo léo óc thẩm mỹ, tinh thần đoàn kết
*Giáo dục :Khắc phục khuyết điểm.
 * Chuẩn bị : Nội dung 3 tiêu chuẩn bé ngoan+bảng bé ngoan + cờ .
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 -Cho trẻ đọc thơ “nêu gương”.
 - Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan .
 +Không chạy giỡn trên đò,ghe,xuồng.
 +Không vứt rác bừa bãi .
 +Nói chuyện phải dạ thưa với mọi người .
 - Cô giảng nội dung của tiêu chuẩn bé ngoan.
 - Cho tổ trưởng đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
 - Trẻ tự nhận xét .
 -Cô cho các bạn ở tổ khác có ý kiến .
 -Cô mời trẻ ngoan đi cắm cờ .
 - So sánh số cờ các tổ.
 -Tổ có nhiều cờ bé ngoan cắm cờ tổ .
 -Các trẻ vi phạm chưa ngoan hứa hẹn sửa đổi .
GD: Trẻ thực hiện tốt các tiêu chuẩn bé ngoan,khắc phục khuyết điểm
- Cô nhận xét giờ nêu gương + dặn dò
-Cô trả trẻ tận tay phụ huynh
- Cả lớp cùng đọc.
- Cả lớp cùng đọc.
-Lắng nghe.
-Tổ trưởng đọc
-Cá nhân từng tổ nhận xét .
-Cá nhân có ý kiến .
- Trẻ ngoan đi cắm cờ .
-Cả lớp cùng so sánh.
-Tổ trưởng đi cắm cờ đại diện.
-Cá nhân.
- Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Trẻ ra về cùng phụ huynh.
Thứ hai, ngày tháng  năm
----------------*********----------------
 1/ HMĐT: Đón trẻ - điểm danh - KTVS.
 2/ TC với trẻ về chủ đề: Một số phương tiện giao thông đường thủy.
 3/ HĐHT:
 - TD : Bật chụm chân liên tục vào 5 ô vuông ( 40 x 40 cm) ( T1) .
 -TH : Dán thuyền trên sông( Mẫu ) .
 4/HĐNT:
 - TCVĐ : Thuyền về bến .
 - LĐVS: Nhặt lá vàng rơi .
 - Chơi tự do.
 5/ Hoạt động góc .
 6/ Nêu gương: Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I/ MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU :
 * Kiến thức – kĩ năng : 
 - Trẻ tham gia giờ trò chuyện,trả lời câu hỏi của cô, biết được tên gọi ,đặc điểm nổi bật của một số loại phương tiện giao thông đường thủy.
 - Trẻ tham gia tập thể dục tự tin, tập đúng kỹ thuật,trẻ tập bật liên tục vào các ô vuông.
 - Trẻ biết tên gọi sản phẩm mà trẻ vẽ . 
 * Phát triển: Ngôn ngữ ,thể chất, chân tay, sự khéo léo óc thẩm mỹ, tinh thần đoàn kết
 * Giáo dục:
 - Trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh,về nhà ôn luyện lại cho tốt hơn nữa.
 - Trẻ biết quý sản phẩm của mình,của bạn.
 -Trẻ biết khi đi các phương tiện đường thủy phải cẩn thận,không được đùa nghịch,thò tay,thò chân xuống nước kẻo bị rơi xuống nước . 
II/ CHUẨN BỊ :	
 - Sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho việc trò chuyện cùng trẻ .
 - Câu hỏi trò chuyện với trẻ.
 - Sân bãi rộng rãi, vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát,các ô vuông cho trẻ tập.
 - Mẫu dán thuyền trên sông.
 - Bảng vẽ,thủ công, cho mỗi trẻ . 
 - Nước rửa,khăn lau tay cho trẻ.Mẫu dán của cô . 
 III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Họp mặt đón trẻ : Đón trẻ- điểm danh – KTVS.
 2/ Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
Một số phương tiện giao thông đường thủy
-------------****-----------
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô đọc câu đố “ thuyền buồm ”.
- C/c vừa đọc câu đố về chiếc gì ?
- Cô cho trẻ xem tranh thuyền buồm. 
- Thuyền chạy được ở đâu?
-C/c kể cho cô cùng các bạn nghe một số loại phương tiện chạy được trên sông mà con biết được không ? 
- Đúng rồi,tất cả những phương tiện nào chạy được trên sông người ta gọi là phương tiện giao thông đường thủy( lớp lặp lại)
-Cô đem một số loại ( ghe,phà,ca nô,tàu thủy) cho trẻ quan sát .
- Đàm thoại cùng trẻ :
 + Tên gọi ( trẻ nhắc lại ).
 + Đặc điểm nổi bật .
 + Ích lợi của phương tiện . 
*GD: Trẻ biết khi đi các phương tiện đường thủy phải cẩn thận,không được đùa nghịch,thò tay,thò chân xuống nước kẻo bị rơi xuống nước . 
-Nhận xét –tuyên dương. 
- Cả lớp cùng đoán.
- Cá nhân trả lời.
- Đàm thoại cùng cô 
( Cá nhân trả lời câu hỏi của cô theo ý trẻ ).
 Cháu lắng nghe.
3/ Hoạt động học tập:
 Môn thể dục:
BẬT CHỤM CHÂN LIÊN TỤC VÀO 5 Ô VUÔNG ( 40 X 40 CM) ( T1)
****
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Khởi động:Vừa đi vòng tròn vừa hát kết hợp với các kiểu đi chạy.
* Trọng động:
 - BTPTC:Tay 3 , chân 1 , bụng 1, bật 2.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ .
 - VĐCB:
 - Lớp nhìn xem lớp mình có gì ?
 Hôm nay cô dạy c/c bài thể dục “Bật chụm chân liên tục vào 5 ô vuông ( 40 x 40 cm) ”.
 - Cô tập mẫu lần 1.
 - Cô tập lần 2 + hướng dẫn bài tập.
 - Mời 2-3 trẻ lên tập lại cho lớp quan sát. 
 - Mời lần lượt 3-4 trẻ lên tập cho đến hết lớp . 
 - Lần 2 Thi xem tổ nào nhanh nhất
 - Cô quan sát +sửa sai.
 -Mời 2-3 trẻ tập đẹp tập lại cho lớp quan sát.
*Trò chơi vận động:
 - TC “Tìm đúng bến”.
 - Cô hướng dẫn cách chơi.
 + Mổi trẻ cầm 1 tranh lôtô khi có hiệu lệnh chạy về đúng bến của mình.
 - Trẻ chơi 2-3 lần .
 - Cô quan sát + động viên.
 - Cô nhận xét trẻ chơi.
*Hồi tĩnh:Cho cháu đi lại hít thở nhẹ nhàng.
*Củng cố :Hỏi lại tên bài.
*GD: Cháu về ôn luyện thật giỏi cho ba mẹ mình cùng xem,cho khéo hơn.
-Nhận xét – tuyên dương .
-Cháu thực hiện theo hiệu lệnh.
-Cả lớp cùng tập.
-Trẻ trả lời.
- Cá nhân phát biểu.
-Lặp lại tên bài.
-Cả lớp quan sát.
- Lắng nghe.
- Quan sát bạn tập.
-Lớp bắt đầu thực hiện.
-Lớp tham gia trò chơi.
-Cả lớp thực hiện.
-Trẻ trả lời.
-Lắng nghe .
Môn tạo hình:
 Môn tạo hình:
 DÁN THUYỀN TRÊN SÔNG ( Mẫu)
****
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu
 - Trò chơi :“ Chèo thuyền ”.
- C/c vừa chơi trò chơi gì ?
- C/c ơi thuyền di chuyển được trên đâu gì ? 
- Thuyền di chuyển được trên sông nước người ta gọi là phương tiện giao thông đường gì? ?
- Hôm nay cô cho c/c “ Dán thuyền trên sông” nha.
* GD: Trẻ biết đi xe cẩn thận,đi đúng phần đường của mình.
.Hoạt động 2: Hướng dẫn
 - Cô cho trẻ xem tranh thuyền buồm.
 - Cô đem tranh mẫu ra đàm thoại cùng trẻ .
 - Cô dán mẫu lần 1
 - So sánh mẫu.
 - Cô dán mẫu lần 2+ hướng dẫn.
 - Cô mời trẻ thực hiện mô phỏng. 
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện 
-Cô nhắc nhở trẻ cách ngồi,không chạm bạn khi tay lắm bẩn,phết hồ nhẹ nhàng vào mặt sau tờ thủ công .
-Cô cho trẻ dán . 
-Cô quan sát +hướng dẫn thêm cho trẻ yếu .
-Cô cho trẻ nhảy lò cò để đi trưng bài sản phẩm.
-Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm.
*Củng cố : Hỏi lại tên bài.
*GD: Trẻ về tập dán lại cho đẹp hơn ,biết quý sản phẩm của mình ,của bạn.
-Nhận xét-tuyên dương.
- Cả lớp cùng chơi .
-Cá nhân trả lời .
-Lặp lại tên bài.
-Lắng nghe.
- Trẻ gọi tên các bộ phận của thuyền.
-Lắng nghe.
- Cả lớp.
-Lắng nghe.
-Lớp cùng thực hiện(Trẻ yếu cố gắng thực hiện được.)
-Trưng bày.
-Cá nhân trả lời .
-Lắng nghe.
4/ Hoạt động ngoài trời :
 - Trò chơi vận động: Thuyền về bến.
 - Lao động vệ sinh : Nhặt lá vàng rơi .
 - Chơi tự do .
 5/ Hoạt động góc. 
 6/Nêu gương.
Kết thúc tiết học
-----****----- 
Thứ ba , ngày tháng  năm
----------------*********----------------
 1/ HMĐT: Đón trẻ-điểm danh-KTVS.
 2/TC với trẻ về chủ đề: Phương tiện giao thông đường thủy.
 3/TDBS: Hô hấp 3 , tay 3, chân 4, bụng 3, bật 3 .
 4/ HĐHT:
 - GDÂN: Em đi chơi thuyền (T1).
 -LQVT: Phân biệt sự bằng nhau về số lượng 2 nhóm đồ vật.
 5/HĐNT:
 - TCVĐ : Chèo thuyền .
 - LĐVS : Dọn vệ sinh lớp học . 
 Chơi tự do. 
 6/ HĐG. 
 7/ Nêu gương: Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I/ MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU :
 * Kiến thức – kĩ năng : 
 - Trẻ tham gia giờ trò chuyện,tiếp tục trả lời câu hỏi của cô ,để biết được thêm tên gọi một số phương tiện giao thông đường thủy,biết đặc điểm,ích lợi của chúng.
 - Tham gia giờ thể dục sáng ,tự tin.
 - Trẻ tập hát cho tốt bài hát “ Em đi chơi thuyền ” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. 
 - Trẻ biết phân biệt sự bằng nhau về số lượng 2 nhóm đồ vật. 
 * Phát triển: Ngôn ngữ , chân tay, trí nhớ,tình cảm,thính giác,tính nhanh nhẹn,thể chất, tinh thần âm nhạc
 * Giáo dục:
 -Trẻ biết khi đi các phương tiện đường thủy phải cẩn thận,không được đùa nghịch,thò tay,thò chân xuống nước kẻo bị rơi xuống nước . 
 - Yêu thích hát lại cho ông bà cùng nghe.
 - Trẻ về tập phân biệt sự bằng nhau về số lượng 2 nhóm đồ vật cho ba mẹ cùng khen.
 - Trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
 - Chơi đoàn kết bạn bè . 
II/ CHUẨN BỊ :
 - Một số loại hoa quen thuộc với trẻ .
 - Câu hỏi trò chuyện cùng trẻ. 
 - Sân bãi rộng rãi, vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, các động tác thể dục.
 - Tập hát cho tốt bài hát “ Em đi chơi thuyền ” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. 
 - Một số đồ dùng đồ chơi trẻ cầm tay.
 - Một số hình ảnh quen thuộc ( thuyền buồm,ghe,tàu thủy. 
 - Cô bày sẵn 1 số đồ chơi trong lớp. 
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
 1/ Họp mặt đón trẻ: Đón trẻ- điểm danh – KTVS.
 2/ Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
 Một số phương tiện giao thông đường thủy
-------------****-----------
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Trò chơi “ đua ghe”.
- C/c vừa chơi trò chơi gì ?
- C/c ơi trò chơi có chiếc gì ? 
- Cô đem tranh chiếc ghe cho trẻ xem.
+ Tên gọi ( trẻ nhắc lại ).
 + Đặc điểm nổi bật.
 + Ích lợi của các phương tiện .
- Cô đem tranh chiếc xuồng bơi cho trẻ xem.
+ Tên gọi ( trẻ nhắc lại ).
 + Đặc điểm nổi bật.
 + Ích lợi của các phương tiện .
-Đó là những phương tiện giao thông đường gì c/c ?
-C/c kể cho cô cùng các bạn nghe một số loại phương tiện đường thủy khác mà con biết được không ? 
*GD: Trẻ biết khi đi các phương tiện đường thủy phải cẩn thận,không được đùa nghịch,thò tay,thò chân xuống nước kẻo bị rơi xuống nước . 
-Nhận xét –tuyên dương. 
- Cả lớp cùng chơi .
- Cá nhân trả lời.
- Đàm thoại cùng cô 
( Cá nhân trả lời câu hỏi của cô theo ý trẻ ).
 Cháu lắng nghe.
3/Thể dục buổi sáng: Hô hấp 3 , tay 3, chân 4, bụng 3, bật 3.
4/ Hoạt động học tập: 
 Môn giáo dục âm nhạc:
EM ĐI CHƠI THUYỀN(T1)
 Trần Kiết Tường 
****
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu
 -Trò chơi : “ chèo thuyền”.
 - Đàm thoại về trò chơi .
 + C/c vừa chơi trò chơi gì ?
 + Có bạn nào được ba mẹ cho đi chơi thuyền không ? Thuyền con vịt,thuyền con rồng nè?
 Cô cũng có một bài hát trong bài hát các bạn được ba mẹ cho đi chơi thuyền,nhưng ba mẹ dặn các bạn điều gì? Khi học xong các con cho cô biết ba mẹ dặn gì nha.Cô sẽ dạy c/c bài hát “ Em đi chơi thuyền ” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. 
Hoạt động 2: Dạy hát
 * Cô hát mẫu + giảng nội dung:
 - Cô hát mẫu lần 1.
 -Cô hát lần 2 + giảng nội dung + đàm thoại.
 + C/c vừa hát bài hát gì?
 + Bài hát nói về gì ?
 + Mẹ dặn gì khi đi chơi thuyền vậy c/c?
 + Các bạn đi chơi thuyền có vui không ?
 + Các bạn có muốn đi chơi nữa không?
 * Dạy hát:
 - Lớp 2-3 lần.
 -Tổ,nhóm, cá nhân.
 -Cho lớp hát lại .
 - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. 
* GD : Trẻ biết khi đi chơi thuyền không được đùa nghịch,thò tay,thò đầu xuống nước kẻo bị té,rất nguy hiểm . 
Hoạt động 3: Ôn vận động bài cũ
 - Cô múa 1 đoạn bài “ Đường em đi ” của nhạc sĩ Ngô Quốc Tính. 
- Cô cho lớp vận động 2-3 lần.
 - Nhóm vận động.
 - Tổ vận động.
 - Cá nhân vận động.
 - Cô chú ý sửa sai.
Hoạt động 4:Trò chơi âm nhạc
 - TC “Đoán tên bạn hát”.
 - Cô hướng dẫn cách chơi . 
 + Một bạn đội mũ kín mặt.
 + Cô mời một bạn hát .
 + Trẻ giở mũ và đoán tên bạn hát.
 - Trẻ chơi 2-3 lần .
 - Cô quan sát + động viên.
 -Cô nhận xét trẻ.
*Củng cố : Hỏi lại tên bài.
*GD: Trẻ về tập hát lại cho ba mẹ nghe cho tốt hơn.
-Nhận xét-tuyên dương.
-Cả lớp cùng chơi .
-Trẻ cùng cô đàm thoại.
-Lặp lại tên bài.
-Cả lớp lắng nghe.
-Lớp cùng thực hiện.
-Thực hiện.
-Thực hiện.
-Cá nhân phát biểu .
-Lắng nghe.
-Lớp tham gia.
-Tham gia trò chơi.
- Cá nhân phát biểu.
-Lắng nghe.
Môn làm quen với toán :
PHÂN BIỆT SỰ BẰNG NHAU VỀ SỐ LƯỢNG 2 NHÓM ĐỒ VẬT
******
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu
 - Cô đọc câu đố “ Thuyền buồm ”.
 - C/c vừa nghe câu đố gì ? 
 - Bài hát nói gì vậy ?
 - Ngoài ra c/c còn biết những phương tiện đường thủy nào nữa ?
 - C/c nhìn xem cô có gì ( 5 thuyền buồm – 5 tàu thủy )?
 - C/c nhìn số lượng 2 nhóm này như thế nào ? ( bằng nhau) .Bằng số lượng mấy vậy ?
 - Hôm nay cô dạy c/c “Phân biệt sự bằng nhau về số lượng 2 nhóm đồ vật”.
Hoạt động 2: Truyền thụ kiến thức 
 - Cô bớt 2 thuyền buồm,bớt 1 tàu thủy ( mời trẻ đếm lại).
 - Trẻ so sánh . 
 - Làm cho thuyền buồm bằng tàu thủy( thêm 1 thuyền buồm )
 - Hỏi trẻ số lượng 2 nhóm thế nào ( bằng nhau ) bằng số lượng mấy 
( 4). 
 - Cô cất tàu thủy vào .
 - Cô mời trẻ lên gắn 3 chiếc ca nô.
 - Cô mời trẻ so sánh .Làm cho thuyền buồm bằng ca nô ( bớt 1 thuyền buồm ) .
 -Mời trẻ so sánh số lượng 2 nhóm thế nào ( bằng nhau ) bằng số lượng mấy ( 3 ). 
 - Cô bớt 1 thuyền buồm,bớt 1 ca nô ( mời trẻ đếm lại). 
 -Mời trẻ so sánh số lượng 2 nhóm thế nào ( bằng nhau ) bằng số lượng mấy ( 2 ). 
Hoạt động 3:Luyện tập 
 - Cô cho trẻ luyện tập tương tự phần truyền thụ kiến thức( xếp theo yêu cầu của cô) .
 - Cô cho trẻ luyện tập vài lần. 
 - Cô chú ý sửa sai.
 Hoạt động 4: Trò chơi
 - Trò chơi : “Tìm đúng bến”.
 - Cô hướng dẫn cách chơi. 
 + Mổi trẻ cầm 1 tranh lôtô khi có hiệu lệnh chạy về đúng bến của mình.
 - Trẻ chơi 2-3 lần .
 - Cô quan sát + động viên.
 - Cô nhận xét trẻ chơi.
*Củng cố : Hỏi lại tên bài.
*GD:Cháu về nhà tập đọc các hình cho chính xác hơn,đọc lại cho ba mẹ nghe. 
-Nhận xét-tuyên dương.
-Cả lớp cùng đoán .
-Trẻ cùng cô đàm thoại.
-Trẻ trả lời.
-Lặp lại tên bài.
-Cá nhân thực hiện khi cô mời,có mời trẻ khác đếm và kiểm tra.
- Cả lớp cùng luyện tập.
- Cả lớp tham gia.
-Cá nhân phát biểu.
-Lắng nghe.
 5/ Hoạt động ngoài trời :
 - Trò chơi dân gian: Chèo thuyền .
 - Trò chơi có mục đích : Quét dọn lớp học .
 - Chơi tự do.
 6/ Hoạt động góc. 
 7/Nêu gương.
Kết thúc tiết học
-----****-----
Thứ tư , ngày tháng  năm
----------------*********----------------
 1/ HMĐT: Đón trẻ-điểm danh-KTVS.
 2/TC với trẻ về chủ đề: Phà –bè .
 3/TDBS: Hô hấp 3 , tay 3, chân 4, bụng 3, bật 3.
 4/ HĐHT: 
 - MTXQ: Làm quen một số phương tiện giao thông đường thủy.
 - TH: Vẽ thuyền trên sông ( đề tài ).
 5/HĐNT:
 - TCVĐ : Tìm bạn.
 - LĐVS: Chăm sóc cây trong trường .
 - Chơi tự do.
 6/ Hoạt động góc. 
 7/ Nêu gương: Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I/ MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU :
 *Kiến thức – kĩ năng : 
 - Trẻ tham gia giờ trò chuyện, trả lời câu hỏi của cô , trẻ biết được tên gọi,ích lợi của phà –bè . 
 - Tham gia giờ thể dục sáng,tập tự tin, đúng kỹ năng . 
 - Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn .
 - Trẻ biết vẽ được hình dạng của những chiếc thuyền trên sông .
 - Tham gia vào các hoạt động vui chơi . 
 - Trẻ biết ích lợi của các phương tiện mang lại cho cuộc sống con người,biết tên gọi của các phương tiện đó.
 * Phát triển: Ngôn ngữ , thể chất,vốn từ,trí nhớ,sự khéo léo và óc thẩm mỹ,tình cảm 
*Giáo dục:
 -Trẻ biết khi đi trên các phương tiện đường thủy phải cẩn thận,không được đùa nghịch,thò tay,thò đầu kẻo bị té.
 - Trẻ về tập vẽ lại cho ba mẹ mình xem. 
 - Trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh. 
 - Trẻ chơi đoàn kết bạn bè .
 II/ CHUẨN BỊ :
 - Tranh ảnh và câu hỏi trò chuyện cùng trẻ. 
 - Sân bãi rộng rãi, vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, các động tác thể dục. 
 - Tranh ảnh một số loại phương tiện quen thuộc với trẻ. 
 - Tranh thuyền để trẻ xem .Mẫu của cô. 
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Họp mặt đón trẻ: Đón trẻ- điểm danh – KTVS.
 2/ Trò chuyện với trẻ về chủ đề: 
Phà –bè 
------****-----------
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
- Cô đọc câu đố “ bè ” .
- Cô đem tranh bè. 
- Đàm thoại cùng trẻ :
 + Tên gọi ( trẻ nhắc lại ).
 + Đặc điểm nổi bật.
 + Ích lợi của bè.
- Cô đem tranh phà.
- C/c có từng đi phà chưa?
- Đây là tranh phà c/c thường thấy ở các khu du lịch.
- Cô cùng trẻ cùng đàm thoại về tranh:
 + Tên gọi ( trẻ nhắc lại ).
 + Đặc điểm nổi bật.
 + Ích lợi của phà.
*GD: Trẻ biết khi đi các phương tiện đường thủy phải cẩn thận,không được đùa nghịch,thò tay,thò chân xuống nước kẻo bị rơi xuống nước . 
-Nhận xét –tuyên dương. 
- Cả lớp cùng đoán.
- 

File đính kèm:

  • docTuan 25.doc