Giáo án mầm non lớp mầm - Bài dạy: Lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng - Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ

I.Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức

- Dạy trẻ biết lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng.

- Khi lăng bóng trẻ biết khom người gối hơi khuỵu, hai bàn tay xoè rộng để lăn bóng về phía trước.

- Đồng thời di chuyển theo bóng và lăn bóng đi tiếp

 2. Kỹ năng

- Phát triển khả năng định hướng trong không gian và sự khéo léo nhịp nhàng của trẻ

- Trẻ biết thực hiện lần lượt và đứng về hàng sau khi chuyền bóng cho bạn

3. Thái độ:

 Giáo dục trẻ thái độ hứng thú khi tập luyện, đoàn kết với bạn trong trò chơi vận động

Qua giờ học yêu quý các nghề trong xã hội

 

doc16 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 17237 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Bài dạy: Lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng - Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NHÁNH 1: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
(Thực hiện 1 tuần từ ngày 03-> 07 tháng 12 năm 2012)
Thứ 2 ngày 03 tháng 12 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Bài dạy: LĂN BÓNG BẰNG HAI TAY VÀ ĐI THEO BÓNG
TCVĐ: NÉM BÓNG VÀO RỔ
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
- Dạy trẻ biết lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng.
- Khi lăng bóng trẻ biết khom người gối hơi khuỵu, hai bàn tay xoè rộng để lăn bóng về phía trước.
- Đồng thời di chuyển theo bóng và lăn bóng đi tiếp
 2. Kỹ năng
- Phát triển  khả năng định hướng trong không gian và sự khéo léo nhịp nhàng của trẻ
- Trẻ biết thực hiện lần lượt và đứng về hàng sau khi chuyền bóng cho bạn
3. Thái độ:
 Giáo dục trẻ thái độ hứng thú khi tập luyện, đoàn kết với bạn trong trò chơi vận động
Qua giờ học yêu quý các nghề trong xã hội
II. Chuẩn bị
5 quả bóng
- 4-5 cờ nhỏ làm đích
- Băng nhạc trống lắc
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện
 Xin chào mừng các bé đến với chương trình “Ngày hội đua tài” ngày hôm nay.
 Chương trình được chào đón các đội chơi:
 Đội số 1: Đội công nhân 
Đội số 2: Đội bác sỹ
 Cô giáo Như Quỳnh là người đồng hành cùng các bạn đồng thời cũng là BTC và BGK của chương trình. 
 Chương trình cồm có 5 phần
Phần 1: Thi trả lời nhanh
Phần 2: Cùng khởi động
Phần 3: Chung sức
Phần 4: ra sức đua tài
Phần 5: Trao giải
Hoạt đông 2 phần 1: Thi trả lời nhanh
Ngày bây giờ xin mời 2 đội chơi bước vào phần thi thứ nhất có tên: Thi trả lời nhanh. 
- Hai đội chơi hãy kể tên một số nghề phổ biến nào?
- Trong gia đình bố mẹ các bạn làm nghề gì ( mời cá nhân trẻ kể)
- Nghề xây dựng tạo ra sản phẩm là gì?
-> Trong xã hội có nhiều nghề phổ biến như nghề dạy học, nghề bác sĩ, nghề công an, bộ đội xây dựng nghề nào cũng cao quý và đáng kính trọng đặc biệt khi sử dụng sản phẩm của các nghề các con phải biết tiết kiệm và yêu quý kính trọng nghề có ích cho xã hội các bạn nhớ chưa?
 Tặng hoa cho đội có câu trả lời đúng.
Hoạt động 3 phần 2: Cùng khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn và đi các kiểu khác nhau như đi thường – đi bằng mũi bàn chân - đi thường - đi bằng gót bàn chân - đi thường – đi bằng mé bàn chân – đi thường - đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường - về ga - về hai hàng ngang, dãn đều.
BTPTC: 
- Động tác tay: ĐT 1 Hai tay đưa ra trước gập trước ngực. Tập 2 lần x 8 nhịp
- Động tác chân ĐT1: Ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục. Tập 2 lần x 8 nhịp
- Động tác bụng ĐT 1: Đứng cúi gập người về phía trước hai tay chạm gót chân. Tập 3 lần x 8 nhịp
- Động tác bật ĐT1: Bật tiến về phía trước.Tập 2 lần 8 nhịp
Hoạt động 5 phần 4: Cùng đua tài
 - Hôm nay hai đội chơi công nhân và bác sĩ cùng đua tài qua vận động: Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng và trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ
 * VĐCB: Lăn bóng bằng hai tay
- Để thực hiện đúng vận động các con chú ý xem người đồng hành làm trước 
- Cô làm mẫu:
 + Lần 1: Không giải thích.
 + Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: Cô cầm bóng đặt dưới đất, hai tay xoè rộng, các ngón tay bao quanh quả bóng, thân người cúi khom, đầu gối hơi khuỵu 
TH: Khi có hiệu lệnh cô dùng ngón tay lăn bóng đẩy bóng về phía trước di chuyển bóng theo đường thẳng. Khi lăn tới đích cô chạy về đưa bóng cho bạn ở đầu hàng rồi cô về cuối hàng 
- Mời 2 trẻ khá lên thực hiện
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ
* Trẻ thực hành:
- Lần lượt 4, mổi hàng 2 trẻ lên thực hiện lăn bóng
- Lần thứ 2 chơ 2 đội thi đua lăn bóng nhanh đúng sẽ được để bóng vào rổ. số bóng của đội nào nhiều hơn không phạm luật là thắng cuộc
- Mỗi trẻ thực hiện 2- 3 lần 
- Cô chú ý nhắc trẻ lăn sát tay không ngồi xồm lăn bóng, không rời tay ra khỏi bóng. 
- Cô bao quát sửa sai động viên trẻ
 * TRò chơi vận động : Ném bóng vào rổ
 Thử thách thứ 2 mà 2 đối sẽ đua tài là: Ném bóng vào rổ.
- Cô giải thích cách chơi: Cầm bóng đứng trước vạch đích khi nghe hiệu lệnh ném thì cầm bóng ném vò rổ ném mỗi lần 2 -3 quả, chỉ những quả bóng vào rổ mới được tính. Ném xong đứng về cuối hàng cứ như vậy cho đến người cuối cùng, đội nào nhanh nhất sẽ thắng. 
 - Tổ chức cho hai đội thi đua nhau
Động viên khuyến khích trẻ tham gia chơi.
- Tặng 2 bông hoa cho đội thắng.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần
 Hoạt động 6 phần 5 : Trao giải
* Hồi tĩnh
 Mời các thành viên của hai đội chơi đi nhẹ nhàng xung quanh khán đài 2 3 vòng sau đó mời các thành viên đứng xếp thành hai hàng vẫy tay theo nhạc bài hát cháu yêu cô chú công nhân để nhận quà lưu niệm của BTC.
 Chương trình ngày hội đua tài ngày hôm nay đến đây là kết thúc, kính chúc các cô bác là công nhân và bác sĩ đến từ 2 đội chơi sức khỏe hạnh phúc. Xin chào và hẹn gặp lại.
Trẻ nghe
- Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ nghe
Trẻ kể tên nghề dạy học, nghề y, nghề bộ đội, nghề xây dựng
 Xây nên các công trình 
Trẻ nghe
Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
Trẻ tập theo nhịp đếm của cô
Trẻ tập theo nhịp đếm của cô
Trẻ nghe
Trẻ quan sát cô tập mẫu
Trẻ chú ý quan sát cô tập mẫu.
2 cá nhân trẻ lên thực hiện
4 trẻ hai hàng thực hiện luân phiên
2 đội thi đua.
Trẻ nghe
Trẻ nghe
2 đội thi đua nhàu tham gia trò chơi
Trẻ chơi
Trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 vòng sàn tập
- Trẻ nghe xếp hàng hát và nhận quà.
SINH HOẠT CHIỀU
1. Cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn bữa phụ
2. Dạy trò chơi mới: 
3. Chơi tự chọn: Nu na nu nống
 Tập tầm vông
4. Nêu gương bình cờ
5. Vệ sinh trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Kết quả
- Tổng số trẻ
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
 Biện pháp
 Thứ 3 ngày 04 tháng 12 năm 2012
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát: 	Đồ dùng của nghề y
TCVĐ: Thi ai nhanh nhất.
Chơi tự do: Đá sỏi.
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chiếc cặp nhiệt độ, ống nghe.kim tiêm.
 Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. 
Trẻ biết chơi trò chơi, chơi với đá sỏi.
2. Kĩ năng.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn, vận động cho trẻ.
3. Thái độ
- Giữ gìn đồ dùng cẩn thận. Chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát, 1 chiếc cặp nhiệt độ.
- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ. Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng , phù hợp.
II. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát : Đồ dùng của nghề y
- Khi bị sốt chúng mình phải đi đâu?
- Ai khám bệnh cho chúng mình?
- Bác sĩ dùng đồ dùng gì để khám?
- Hôm nay cô sẽ cho lớp quan sát: Cặp nhiệt độ.
- Cho trẻ nói: Cặp nhiệt độ 3- 4 lần.
- Các cháu xem chiếc cặp nhiệt độ này dài hay ngắn?
- Cặp nhiệt độ được làm bằng gì đây?
- Bên trong cặp nhiệt độ có gì đây?
- Cặp nhiệt độ là đồ dùng của nghề gì ?
- Khi cặp nhiệt độ chúng mình có sợ không ?
- Vì vậy các con phải thế nào?
Quan sát đàm thoại về ống nghe, lim tiêm tương tự như quan sát cặp nhiệt độ
" Đây là chiếc cặp nhiệt độ, ống nghe, kim tiêm là đồ dùng của nghề y. Các bác sĩ dùng cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ của cơ thể khi bị sốt. Cặp nhiệt độ không đau, vì vậy khi đi khám bệnh chúng mình không được sợ.
- Các con đang quan sát gì?
2. TCVĐ: Thi ai nhanh nhất.
 Cô giới thiệu tên trò chơi.
Cô hỏi luật, cách chơi, cô nhắc lại.
- Cho trẻ chơi. Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ.
- Các con đang chơi trò chơi gì?
3. Chơi tự do: Đá sỏi.
- Cho trẻ chơi xếp hình bằng đá, sỏi. Cô bao quát trẻ.
- Đi bệnh viện.
- Bác sĩ.
- Cặp nhiệt độ.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nói.
- Dài.
- Thủy tinh.
- Số.
- Nghề y.
- Không ạ.
- Ngoan, không sợ đau khi khám bệnh.
- Cặp nhiệt độ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi 4- 5 lần.
- Thi ai nhanh nhất.
- Trẻ chơi.
 * Hoạt động góc
Góc xây dựng
 Xây dựng doanh trại bộ đội
Góc phân vai
 Trò chơi bác sĩ
Góc âm nhạc
 Biểu diễn các bài hát múa về chủ đề nghề nghiệp.
Góc tạo hình
 Nặn đồ dùng của các nghề
Góc thiên nhiên
 Chăm sóc vườn cây.
* Vệ sinh cho trẻ ăn trưa, trực trưa.
ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
Nội dung
Kết quả
- Tổng số trẻ:
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
Biện pháp
 Thứ 4 ngày 05 tháng 12 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được bác sĩ là người chữa bệnh cho mọi người, cô giáo dạy học, chú bộ đội bảo vệ tổ quốc. 
2. Kĩ năng:
- Rèn óc quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu quý kính trọng các bác sĩ, chú bộ đội và cô giáo.
II. Chuẩn bị
- Trang phục của cô và của trẻ gọn gàng, phù hợp.
- Đồ dùng của cô: Tranh về bác sĩ đang khám bệnh cho em bé, cô y tá đang tiêm. Cô giáo đang dạy học. Chú bộ đội đang đi hành quân.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 : Gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng hát bài hát : Làm chú bộ đội.
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về ai ?
- Ngoài chú bộ đội chúng mình còn biết những nghề gì nữa ?
- Hôm nay cô sẽ cùng chúng mình trò chuyện về cô giáo, chú bộ đội và bác sĩ và nghề xây dựng nhé.
Hoạt động 2: Quan sát tranh đàm thoại:
* Quan sát tranh bác sĩ, y tá khám bệnh.
- Cô có tranh vẽ gì đây?
- Đây là ai ? Bác sĩ đang làm gì?
- Bác sĩ khám bệnh cho ai?
- Bác sĩ mặc quần áo màu gì? Bác sĩ có mũ màu gì?
- Trên mũ có gì? Màu gì?
- Bác sĩ dùng gì khám bệnh?
+ Đây là ai?
- Cô y tá mặc áo màu gì ? 
- Mũ cô y tá màu gì ?
- Trên mũ có gì ? Màu gì ?
- Cô y tá đang làm gì ?
- Cô y tá dùng gì để tiêm cho bạn nhỏ ?
" Đây là tranh vẽ về bác sĩ đang khám bệnh cho bạn nhỏ. Bác sĩ dùng tai nghe để khám cho bạn nhỏ. Bác sĩ mặc áo màu trắng, mũ trắng, trên mũ có dấu +, màu đỏ. Cô y tá mặc áo trắng, mũ trắng có dấu +, màu đỏ. Cô y tá dùng ống tiêm, đang tiêm cho bạn nhỏ. Vì vậy chúng mình phải yêu quý kính trọng bác sĩ, y tá. 
* Quan sát tranh về chú bộ đội đang đi hành quân.
- Cô có tranh vẽ gì đây?
- Đây là ai ?
- Chú bộ đội đang làm gì ?
- Trời đang thế nào ? Đầu chú đội gì ?
- Chú đeo gì ở đằng sau ?
- Chú mặc quần áo màu gì ?
- Chú bộ đội hành quân có vất vả không ?
- Chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ?
" Đây là tranh vẽ về các chú bộ đội đang đi hành quân trong thời tiết mưa gió. Các chú bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cho chúng mình sống trong hòa bình. Vì vậy chúng mình phải yêu quý kính trọng các chú bộ đội.
*Quan sát tranh cô giáo đang dạy học
- Bức tranh vẽ ai đây nhỉ ?
- Cô giáo đang làm gì ?
- Trong tranh các bạn nhỏ đang làm gì ?
- Nghề dậy học câng những đồ dùng gì ?
- Nghề dạy học có vất vả không ?
-> Nghề dạy học không tạo ra sản phẩm như các nghề sản xuất khác nhưng đã mang lại tri thức cho mỗi con người, nghề dạy học rất vất vả và đáng kính trọng vì vậy các con phải kính trọng nghè dạy học các con nhớ chưa nào ?
Quan sát và trò chuyện vè nghề xây dựng
- Cô xuất hiện tranh
- Bức tranh vẽ ai đây  các con nhỉ ?
- Chú công nhân đang làm gì ?
- Chú cầm đồ dùng gì vậy ?
- Nghề xây dựng tạo ra sản phẩm là gì ?
- Nghề xây dựng rất vất vả các cô chú công nhân xây dựng ngày đêm chăm chỉ xây lắp nên những ngôi nhà ngôi trường giông như lớp học của chúng ta đang học đấy các con ạ. Chính vì thế mà các con hãy yêu quý kính trọng các cô chú công nhân xây dựng nhé 
- Tranh nghề thợ mộc
- Đàm thoại tương tự
 Hoạt động 3 : Mở rộng 
- Ngoài các nghề cô cho các con làm quen trong giờ học này các con còn biết nghề nào trong xã hội nữa hãy kể cho cô nghe nào ?
- Trẻ kể song cô chốt lại.
Trò chơi luyện tập :
-Thi xem ai nhanh : Chọn tranh đồ dùng nghề theo yêu cầu của cô. 
- Cô nói cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi theo yêu cầu
Khen động viên trẻ sau mỗi lần trẻ chơi
Hoạt động 4  
- Thi xem đội nào nhanh 
- Cách chơi cô tỏ chức cho trẻ bật xa qua vạch 45cm và lấy đúng đồ dùng theo quy định.
- VD đội bác sĩ sẽ lấy đồ dùng của nghề y.
- Đội các chú bộ đội lây đồ dùng cuả nghề bộ đội.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3lần.
- Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi lô tô nghề.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Hỏi tên bài học, nhận xét, cho trẻ ra chơi.
- Trẻ hát 1 lần.
- Chú bộ đội.
- Bác sĩ.
- Trẻ quan sát.
- Bác sĩ, y tá.
- Bác sĩ. Khám bệnh.
- Bạn nhỏ.
- Màu trắng. Màu trắng.
- Dấu +, màu đỏ.
- Ống nghe.
- Y tá.
- Màu trắng.
- Màu trắng.
- Dấu +, màu đỏ.
- Tiêm cho bạn nhỏ
- Kim tiêm.
- Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ quan sát.
- Các chú bộ đội.
- Chú bộ đội.
- Hành quân.
- Mưa. Mũ cối.
- Ba lô.
- Màu xanh.
- Có ạ.
- Bảo vệ tổ quốc.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
- Cô giáo ạ
- Cô đang dạy học sinh học bài
- Đang học ạ
- Thước phấn bút vở
Có ạ.
- Trẻ nghe
- Bác thợ xây
- Đang xây nhà ạ
Cái bay
- Nhà ở trường lớp xây khang trang bền đẹp
- Trẻ kể nghề kĩ sư, may mặc , công an bộ đội làm ruộng nghề nông.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nêu ý tưởng
 chơi
- Trẻ vẽ
Trẻ tham gia trò chơi
Trẻ chú ý lắng nghe và tha gia trò chơi 
SINH HOẠT CHIỀU
1. Cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn bữa phụ
2. Chơi tự chọn: Người làm vườn.
 Chi chi chành chành.
3. Ôn kiến thức cũ: Ôn toán
- Cho trẻ tô viết các số từ 1- 7 trong vở chuẩn bị cho bé vào lớp 1 tập một.
4. Nêu gương bình cờ.
5. Vệ sinh trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU MỘT NGÀY HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Kết quả
- Tổng số trẻ
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
 Biện pháp
 Thứ 5 ngày 06 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát: Cái cuốc.
TCVĐ: Gieo hạt.
Chơi tự do: Hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ gọi đúng tên, biết đặc điểm, công dụng của cái cuốc. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. Trẻ biết chơi trò chơi, chơi với hột hạt.
2. Kĩ năng.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và phát triển ngôn, vận động cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ yêu quý, bảo vệ đồ dùng. Chơi đoàn kết với bạn.
II. chuẩn bị.
- Địa điểm quan sát, cái cuốc. Hột hạt đủ cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ. 
- Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng, phù hợp.
II. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Quan sát cái cuốc. 
- Hôm nay cô cho chúng mình quan sát cái cuốc.
- Cho trẻ nhắc tên cái cuốc 3 – 4 lần.
- Con có nhận xét gì về cái cuốc ? (gọi 1 trẻ trả lời - cả lớp nhắc lại).
- Cái cuốc dùng để làm gì?
- Cái cuốc là đồ dùng của ai ?
- Muốn cái cuốc dùng được lâu ta phải làm gì?
-> Đây là cái cuốc. Cái cuốc là đồ dùng của nghề nông. Cái cuốc dùng để cuốc đất. Muốn cái cuốc dùng được lâu phải giữ gìn cẩn thận.
- Các con đang quan sát gì?
2. TCVĐ : Gieo hạt.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Ai giỏi nhắc lại cách chơi? Cô nhắc lại cùng trẻ.
- Cho trẻ đọc lại lời ca 1 lần.
- Cho trẻ chơi. Cô bao quát, động viên, sửa sai cho trẻ.
- Các con đang chơi trò chơi gì?
3. Chơi tự do: Hột hạt.
- Cho trẻ xếp hình bằng hột hạt. Cô bao quát trẻ.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ nói tên.
- Trẻ trả lời.
- Cuốc đất...
- Bác nông dân, bố mẹ.
- Giữ gìn cẩn thận.
- Trẻ lắng nghe.
- Cái cuốc.
- Trẻ nhắc lại cùng cô.
- Trẻ đọc 1 lần.
- Trẻ chơi 4 – 5 lần
- Gieo hạt.
- Trẻ chơi
* Hoạt động góc
Góc xây dựng
 Xây dựng doanh trại bộ đội
Góc phân vai
 Trò chơi bác sĩ
Góc âm nhạc
 Biểu diễn các bài hát múa về chủ đề nghề nghiệp.
Góc tạo hình
 Nặn đồ dùng của các nghề
Góc thiên nhiên
 Chăm sóc vườn cây.
* Vệ sinh cho trẻ ăn trưa, trực trưa.
ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
Nội dung
Kết quả
- Tổng số trẻ:
- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cảm xúc,thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức kỹ năng của trẻ so với yêu cầu đặt ra của từng hoạt động
Biện pháp
Thứ 6 ngày 07 tháng 12 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LÀM QUEN CHỮ CÁI U, Ư
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phân biệt được các chữ u, ư. Tìm được các chữ cái đó trong từ : Mũ cối, Bác đưa thư...
2. Kĩ năng.
- Rèn óc quan sát, chú ý, ghi nhớ, tư duy, ngôn ngữ, vận động nhanh nhẹn cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
- Qua giờ học trẻ yêu quý và sử dụng tiết kiệm sản phẩm của các nghề trong xã hội.
II. Chuẩn bị.
- Đồ dùng của trẻ: Thẻ chữ cái: u, ư.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lí. Tranh xe cứu hoả. Mũ cối, giường bệnh,
II. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
- Xin chào các bạn đến tham dự chương trình « Mặt trời của bé » ngày hôm nay đến tham dự chương trình ngày hôm nay gồm có 2 đội đều đến từ lớp 5 - 6 tuổi trung tâm
- Đến tham dự chương trình còn có các cô giáo và các vị đại biểu ,để chương trình thành công tốt đẹp cô giáo Như Quỳnh sẽ là người dẫn chương trình đồng thời cũng là ban giám khảo 2 đội phải trải qua 4 phần thi
Phần 1 : Bé kể nhanh.
Phần 2 : Mình cùng làm quen chữ cái
Phần 3 : Bạn nào giỏi hơn ?
Phần 4 : Mình cùng chơi bạn nhé.
1 Hoạt động 1 : Bé kể nhanh
- Bé hãy kể tên những nghè phổ biến trong xã hội mà con biết ?
- Nghề xây dựng tạo ra sản phẩm là gi?
- Nghề xây dựng cần những dụng cụ gì
- Bé hãy kể tên đồ dùng của nghề y nào ?
-> Trong xã dạy học cần những đồ dùng gì ?
hội có nhiều nghề phổ biến như nghề dạy học, nghề bác sĩ, nghề công an, bộ đội xây dựng nghề nào cũng cao quý và đáng kính trọng đặc biệt khi sử dụng sản phẩm của các nghề các con phải biết tiết kiệm và yêu quý kính trọng nghề có ích cho xã hội các bạn nhớ chưa? Hoạt động 2 : Mình cùng làm quen chữ cái
*Chữ u
Cô đưa tranh “ Mũ cối” Hỏi trẻ tranh vẽ gì
- Đọc từ : Mũ cối
- Cô cho trẻ đọc 
- Cô cũng có thẻ chữ dời ghép lại với nhau thành từ “ Mũ cối” Cô ghép
- Cho trẻ đọc từ vừa ghép
- Tìm cho cô chữ cái đã học 
- Giới thiệu chữ u
- Cô phát âm 3 lần
- Cho trẻ phát âm
Hỏi đặc điểm của chữ u
 - Cô nhắc lại 
 => Chữ u gồm có một nét móc hất và một nét sổ thẳng ở bên phải nét móc hất.
- Gới thiệu chữ u viết thường
- Cho trẻ đọc 3 lần.
*Chữ ư
- Cô đưa tranh “ Bác đưa thư”.
- Hỏi trẻ tranh vẽ gì ?
- Đọc từ dưới tranh
- Cô ghép cái chữ cái thành từ “ Bác đưa thư”
- Đọc từ vừa ghép 
- Đếm xem có mấy chữ cái ghép lại thành từ : - Bác đưa thư 
- Tìm hai chữ cái giống nhau
- Giới thiệu chữ ư
- Cô phát âm 3 lần
- Cho trẻ phát âm
- Hỏi đặc điểm của chữ ư:
- Cô nhắc lại: Chữ cái ư gồm có một nét móc hất và một nét sổ thẳng ở bên phải nét móc hất có dấu ư ở bên phải trên nét sổ thẳng.
 3 .Hoạt động 3: Bạn nào giỏi hơn.
* So sánh chữ u và ư :
So sánh xem chữ u và chữ ư có đặc điểm gì giống và khác nhau
- Giống nhau:
- Khác nhau: 
Cô nhắc lại: => Đều có 1 nét móc, 1 nét sổ thẳng ở bên phải chữ cái
Chữ u không có dấu, chữ ư có dấu ư
Hoạt động 4: phần 4 Mình cùng chơi bạn nhé
- Ở phần thi thứ 4 này hai đội sẽ cùng nhau tham gia các trò chơi rất lý thú.
+ Trò chơi 1: Gạch chân chữ cái trong từ 
- Gạch chân chữ cái trong bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề
- Cách chơi : Cô chia các bé ra thành 2 đội mỗi đội một bài thơ, lần lượt từng bạn lên gạch chân 1 chữ cái vừa học và phải bật qua 3 vòng.
- Luật chơi: Đội nào gạch nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc và cắm 2 bông hoa vào lọ hoa của mình
- Thời gian chơi : Một lần bản nhạc cháu yêu cô chú công nhân.
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
- Cô bao quát - Kiểm tra - Sửa sai - Động viên trẻ.
+Trò chơi 2: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh.
- Cách chơi: Các bé hãy lắng nghe cô phát âm chữ cái nào thì tìm và giơ lên thật nhanh nhé
- Luật chơi: Cái bé hãy giơ ngay ngắn, bạn nào tìm sai thì phải tìm lại cho đúng.
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Cô bao quát –Kiểm tra-Động viên trẻ
+ Trò chơi 3:Tìm về đúng số nhà
- Cách chơi : Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ tương ứng với số thẻ trong mỗi ngôi nhà.Mời các bạn lên chơi vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì các con phải tìm về đúng số nhà có trong thẻ chữ của mình
- Luật chơi: bé nào về sai phải nhảy lò cò về ngôi nhà có chữ cái giống thẻ chữ cái trên tay các bé.
- Tổ chức cho trẻ chơi: 3 - 4 lần
- Sau mỗi lần cô cho trẻ đổi thẻ cho nhau
- Cô bao quát - Kiểm tra - Sửa sai cho trẻ - Động viên trẻ.
3.Hoạt động: Trao giải
- Cô trao giải cho 2 đội
- Cho trẻ ra ngoài
Hoạt động của trẻ
-Trẻ nghe
 -Trẻ kể tên nghề
- Xây dựng nên các công trình..
- Gạch cát xi măng, cái bay

File đính kèm:

  • docMot_so_nghe_pho_bien.doc
Giáo Án Liên Quan