Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề 1: Trường mầm non

1/ Lĩnh vực phát triển thể chất:

- Trẻ có khả năng nhận biết 4 nhóm thực phẩm, biết ích lợi của chế độ ăn uống đủ lượng, đủ chất, cân đối giữa các chất .

- Trẻ có 1 số nề nếp trong ăn uống, ngủ, vệ sinh.

- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường MN: khăn, bàn chải, cốc nước, bát ăn.

- Biết 1 số món ăn thông thường của trường MN.

- Biết tránh những vật dụng nguy hiểm ở trường mầm non.

- Thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ.

- Rèn kỹ năng đi theo đội hình đội ngũ, đi đều bước. Bật liên tục qua 5 ô. Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng .Tung bóng lên cao và bắt bóng

- Trẻ biết phối hợp tay, mắt. Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp, ở trường.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề 1: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ Điểm : 
LỚP : 4-5 TUỔI
GIÁO VIấN :	Nguyễn Thị Nguyệt
Năm học: 2013 - 2014
Chủ đề 1 : trường mầm non
Thời gian thực hiện : 2 tuần
 Từ ngày : 16 thỏng 9 đến ngày 27 thỏng 9 năm 2013
I - mục tiêu
1/ Lĩnh vực phát triển thể chất: 
- Trẻ có khả năng nhận biết 4 nhóm thực phẩm, biết ích lợi của chế độ ăn uống đủ lượng, đủ chất, cân đối giữa các chất . 
- Trẻ có 1 số nề nếp trong ăn uống, ngủ, vệ sinh...
- Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường MN: khăn, bàn chải, cốc nước, bát ăn..
- Biết 1 số món ăn thông thường của trường MN.
- Biết tránh những vật dụng nguy hiểm ở trường mầm non.
- Thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ.
- Rèn kỹ năng đi theo đội hình đội ngũ, đi đều bước. Bật liên tục qua 5 ô. Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng .Tung bóng lên cao và bắt bóng 
- Trẻ biết phối hợp tay, mắt. Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp, ở trường.
2/ Lĩnh vực phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, khám phá các hoạt động ở trường mầm non.
- Trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt bằng các giác quan, phát triển khả năng quan sát, so sánh... cho trẻ.
-Trẻ biết được tên gọi, địa chỉ của trường MN,các hoạt động của trường MN.
- Biết được đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Củng cố việc đếm đến 10. Củng cố các số trong phạm vi 5. Tách 1 nhóm có 5 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều các khác nhau.
- Hiểu biết về đặc điểm mùa thu, về ngày Tết mùa thu.
- Phân loại đồ dùng- đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu: hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu.
3/ Phát triển ngôn ngữ :
- Trẻ hiểu biết và bắt chước ngữ điệu, âm thanh to nhỏ của các câu nói.
- Trẻ phát âm đúng 1 số âm Tiếng Việt: O, Ô, Ơ và tô viết.
- Làm quen với cách đọc và viết theo hướng từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và hướng viết của các nét chữ.
- Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp MN.
- Kể về các hoạt động trong lớp, trường có trình tự, logic.
- Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp.
4/ Phát triển thẩm mỹ:
- Hình thành và tạo cơ hội cho trẻ cảm nhận cái đẹp ở trường lớp MN.
- Thể hiện tự nhiên phù hợp các sắc thái tình cảm đa dạng của 1 số bài hát về trường M
- Sử dụng các vật liệu, dụng cụ để thể hiện tình cảm và ý muốn vào sản phẩm vẽ, nặn về trường,lớp MN.
 5/ Phát triển tình cảm XH :
- Trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu mùa thu,Tết Trung thu, thích đi học.
- Trẻ yêu quý cô giáo, bạn bè và mọi người trong trường lớp. Trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ đồ dùng, đồ chơi, biết giữ gìn vệ sinh môi trường...
Mạng nội dung
- Trẻ biết mùa thu có ngày khai giảng năm học mới 
- Biết tết trung thu vào rằm tháng 8 hàng năm dành cho các bạn thiếu nhi
- Trung thu có nhiếu trò chơi dân gian có Chị Hằng, Chú Cuội , mâm ngũ quả 
- Trẻ biết tên công việc, chức năng của các cô bác trong trường mầm non: Cô hiệu trưởng, hiệu phó, y tá, cấp dưỡng, bảo vệ, tạp vụ... Tên trường, địa chỉ của trường (phố, phường, đường phố....)
- Các khu vực của trường.
- Các thiết bị trong trường
- Tình cảm của trẻ đối với các cô bác trong trường MN
MÙA THU ĐẾN TRƯỜNG
TRƯỜNG MẦM NON ÁNH DƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON THÂN YấU
LỚP MẪU GIÁO 5 TUỔI CỦA Bẫ
- Tên, hoạt động của các bạn trong nhóm, tổ, lớp...
- Sở thích của các bạn trong lớp. 
- Tên, công việc, của các cô giáo ở lớp,
- Đồ dùng đồ chơi, các khu vực hoạt động trong lớp học: Đặc điểm, hình dạng, chất liệu, màu sắc, cách sử dụng, xếp đặt, bảo quản.
- Phân nhóm, phân loại đồ dùng theo chất liệu, theo chức năng sử dụng.
Mạng hoạt động 
*)Môi trường xung quanh :
- Trò chuyện về ngày tết trung thu 
- Công việc của cô bác trong trường màm non 
- Lớp học 5 tuổi của bé 
*)Làm quen với toán:
- Củng cố đếm trong phạm vi 10
- Củng cố nhận biết các số trong phạm vi 5.
- Ôn nhận biết các hình hình học.
- Tách 1 nhóm có 5 đối tượng bằng nhiều cách.
- Củng cố kiến thức về kích thước dài ngắn rộng hẹp.
- Nhận biết về thời gian 
- Thơ: Cô và mẹ 
- Truyện : Mèo con và quyển sách 
- Thơ: Tình Bạn 
-Quan sát trò chuyện về các khu vực, các hoạt động của trường, lớp MN
-Đặt và trả lời các câu hỏi về trường , lớp
-Nhận biết ký hiệu chữ viết qua từ, làm quen tư thế ngồi đọc, tự viết chữ O, Ô, Ơ
-Làm sách, tranh về đồ dùng, đồ chơi, về trường, lớp MN, về tết trung thu
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
 Trường mầm non của bé
Phát triển thể chất
Phát triển TCXH
Phát triển thẩm mỹ
*Dinh dưỡng - sức khoẻ:
ý thức tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, chơi, mặc quần áo, dầy dép...
- Nhận biết, phân biệt 4 nhóm thực phẩm, ích lợi của ăn uống đủ chất.Một số thực phẩm có trong đêm trung thu.
- Rèn nề nếp vệ sinh môi trường, VS cá nhân, hành vi văn minh trong ăn uống.
- Làm quen một số quy định an toàn ở trường mầm non
*Phát triển vận động:
+VĐCB: 
- Đi theo đội hình đội ngũ - đi đều bước.
- Bật liên tục qua 5 ô.
- Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng .
+ TCVĐ: chuyền bóng, nhảy tiếp sức 
+Cử động ngón tay, bàn tay: tập sử dụng kéo, bút, bàn chải răng
-Tự giới thiệu bản thân mình với cô giáo, bạn bè trong lớp
-Trò chuyện, gần gũi cô giáo, đoàn kết, hợp tác bạn bè
-Tham gia hoạt động: ngày hội của bé, tết trung thu
-Chơi TC: Cô gíao, cấp dưỡng, xây trường MN
-Yêu vẻ đẹp thiên nhiên của mùa thu
-ý thức giữ gìn bảo vệ ĐDĐC, bảo vệ môi trường.
*Hoạt động tạo hình:
- Cắt dán đèn lồng 
- Vễ đồ chơi trong lớp tặng bạn 
-Làm 1 số ĐDĐC từ bìa cứng
(đu quay,cầu trượt, ghế...)
* Giáo dục ÂN:
-Dạy hát : Ngày vui của bé 
 Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học 
TC: Nghe giọng hát đoán tên bạn 
Kế hoạch tuần I
Chủ đề nhánh 1: Mùa thu đến trường 
(Thực hiện: Từ ngày 16/09 đến ngày 20/09/2013)
I. mục đích yêu cầu : 
 - Trẻ biết mùa thu là mùa khai giảng năm học mới , ngày đàu tiên trong năm trẻ đến trường 
- Mùa thu còn có ngày tết trung thu : ngày 15 tháng 8 âm lịch
- Biết các hoạt động diễn ra trong buổi biểu diễn văn nghệ, đêm phá cỗ, rước đèn, các trò chơi dân gian 
- Trẻ đọc thuộc thơ và cảm nhận nội dung của bài thơ 
- Trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế và tô các nét cơ bản 
- Trẻ biết về ngày tết trung thu và trò chuyện cùng cô giáo : về mâm ngũ quả, rước đèn trung thu 
- Trẻ sáng tạo khi tham gia hoạt động tạo hình và tham gia các hoạt động cùng cô 
II. Chuẩn bị :
Hệ thống câu hỏi cho trẻ 
Tranh thơ, tranh chủ điểm , theo chủ đề mùa thu 
Bài hát, bài thơ, câu đố về mùa thu , về ngày tết trung thu 
Bút màu , đồ dùng đò chơi có số lượng là 5 cho trẻ  vòng thể dục 
Cô phối hợp cùng phụ huynh tận dụng phế liệu làm đồ dùng đồ chơI 
III. Kế hoạch hoạt động trong tuần 
 	Thứ 
Cỏc hoạt động
Thứ hai 
Thứ ba 
Thứ tư
Thứ năm 
Thứ sáu 
ĐểN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
Trũ chuỵờn với trẻ về trường Mầm non
Thể dục buổi sỏng : Tập ket hợp với bài “Trường chỳng chau là trường mầm non ”
HOẠT ĐỘNG HỌC Cể CHỦ ĐÍCH
pttc
Bật liờn tục qua 5 ụ
Tc: “Chuyền búng ” 
ptnt
Đếm đến 5_ Nhận biết cỏc số từ 1-5.ễn so sỏnh chiều rộng
ptnn
Thơ: Cụ và mẹ 
Pttc-xh
Trũ chuyện về ngày tết trung thu 
pttm
Cắt dán đèn lồng 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát góc thiên nhiên của lớp.
- TCVĐ:
Thi đi nhanh
- Chơi tự do với các phương tiện chơi ngoài trời. 
- Quan sát thời tiết mùa thu.
Tcvđ:
Tung bắt bóng.
- Chơi tự do với các đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵ
- Quan sát nhà bếp 
- Tcvđ: Kéo co.
- Chơi theo ý thích với đu quay, cầu trượt.
- Quan sát phòng học âm nhạc.
TcDG:
Thả đỉa ba ba.
- Chơi tự do với cát, nước
 - Quan sát phòng học tạo hình 
- TcDG: Rồng Rắn. 
- Chơi theo ý thích: nhặt lá cây, quả làm đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG GểC
Góc phân vai: Cửa hàng bán sách vở học tập ,các loại hoa qủa.Trò chơi cô giáo ,gia đình ,bác sĩ...
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non ,lắp ghép các đồ chơi về trường mầm non.
- Góc học tập và sách : chơi với hột hạt ,đôminô, xem sách truyện có nội dung về trường mầm non, chơi với chữ cái và chữ số.
- Góc âm nhạc: Múa hát về chủ điểm Trường mầm non ,về ngày tết trung thu.
- Góc thiên nhiên: Tập lau lá cây, chăm sóc cây. 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-TCVĐ: Nu na nu nống, 
Trò chơi: Đố biết tôi là ai? ( Trẻ tự giới thiệu về mình)
- TCVĐ: Thả đỉa ba ba.
- Đọc đồng dao, ca dao.
Làm quen kiến thức mới : trò chuyện về ngàytết trung thu 
- tập nặn bánh trung thu 
- TCVĐ: Oẳn tù tì.
- LQKTM: Hát “Ngày vui của bé”
- Nhận biết và phòng tránh một số vật dụng nguy hiểm: Dao, kéo...
- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ. 
- Xếp dọn đồ dùng đồ chơi.
- Tập đóng kịch: 
“Món quà của cô giáo”
Phần soạn chung cho cả tuần
I/ Thể dục sáng 
Tập kết hợp theo nhạc bài:
 " Trường chúng cháu là trường Mầm non"
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài hát và biết lắng nghe theo nhạc.
- Biết nhún, nhảy nhịp nhàng, tập đều và đẹp.
- Tập đúng các động tác theo yêu cầu của cô.
2/ Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. Tâm sinh lý thoả mái.
- Quần áo đầu tóc gọn gàng.
3/ Tổ chức hoạt động:
a, Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu đi ra sân xếp thành 3 hàng theo tổ dãn cách đều.
- Cô và trẻ cùng khởi động bằng các động tác nhẹ nhàng và các trò chơi quen thuộc...
b, Trọng động:
- Cô và trẻ lắng nghe nhạc và tập các động tác kết hợp với bài” Trường chúng cháu là trường Mầm non”.
+ Hai tay cầm vòng đưa chếch 2 bên kết hợp với chân. ứng với lời hát ( Ai hỏi cháu cháu học trường nào đấy...thật hay)
+ Cầm vòng hai tay lắc trước ngực. ( Bé nào ngoan lại múa hát thật hay ).
+ Bước chân sang hai bên kết hợp tay cầm vòng đưa sang hai bên ( Cô là mẹ và các cháu là con ...Trường mầm non).
+ Hai tay cầm vòng đưa lên cao lắc vòng - lắc mông tại chỗ. (Trường của cháu đây...Trường mầm non).
- Với lời 2 của bài hát tập tương tự. ( Câu cuối giơ vòng lên cao quay tại chỗ).
c, Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng vào lớp. 
II/ Hoạt động góc:
Góc phân vai:
 Trò chơi : Cô giáo, bác cấp dưỡng, Gia đình.
1,Yêu cầu: 
- Bước đầu trẻ nhận biết vai chơi và thể hiện được 1số hành động của vai chơi. biết sở dụng đồ chơi...
 2, Chuẩn bị:
- Đồ chơi phục vụ cho các nhóm chơi: cô giáo, cấp dưỡng, gia đình
 3, Tổ chức hoạt động :
- Cô giới thiệu các góc chơi.
- Gợi ý cho trẻ nhận vai chơi ở các góc.
- Hướng dẫn trẻ về các góc chơi mà trẻ yêu thích.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
Góc XD -lắp ghép :
Trò chơi: Xây dựng trường mầm non.
1, Yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng 1số đồ dùng để XD mô hình trường MN. Biết bố trí sắp xếp các công trình hợp lý.
2, Chuẩn bị:
- Khối XD các loại, đồ chơi lắp ghép, sỏi, cây các loại...
3, Tổ chức hoạt động :
- Cô giáo giới thiệu các loại đồ chơi ở góc XD.
- Gợi ý cho trẻ nhận vai chơi ở các góc.
- Hướng dẫn cho trẻ về các góc chơi mà trẻ yêu thích.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi gợi ý cho trẻ cách bố trí các công trình cho hợp lý.
Góc nghệ thuật:
 Múa hát về chủ điểm Trường mầm non, về ngày tết trung thu.
1,Yêu cầu: 
- Trẻ biết múa, hát, biểu diễn văn nghệ chủ đề:"Trường mầm non"”ngày tết trung thu”
 2, Chuẩn bị:
- Dụng cụ ÂN, băng đĩa.
 3, Cách tiến hành: 
- Trẻ xem đĩa, hát múa về trường MN. Biết sử dụng dụng cụ ÂN để đệm theo lời bài hát. Cô cùng tham gia chơi với trẻ.
Góc học tập - sách:
Chơi với hột hạt, đôminô, xem sách truyện có nội dung về trường mầm non, chơi với chữ cái và chữ số.
 1, Yêu cầu:
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cách giở vở, cầm bút tô và viết chữ. Biết phát âm chữ O, Ô, Ơ. Nối số với nhóm tương ứng.
 2, Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ các đồ dùng học tập, vở LQ toán, vở tập tô...
- Các loại sách,truyện tranh về trường 
 - Thẻ số, thẻ chữ cái, bút chì đen, màu; Các loại hột hạt, lô tô đôminô.
3, Tổ chức hoạt động :
- Cô giáo cho trẻ làm quen với một số đồ dùng học tập (sách, vở, bút...)
- Hướng dẫn cách ngồi, cầm bút đúng tư thế, cách giở sách, giở vở, cách lấy, cất sách truyện đúng nơi quy định.
 - Cho trẻ đọc truyện, tô, viết các nét cơ bản, tô viết các chữ số 1,2.
Góc thiên nhiên
Tập lau lá cây, chăm sóc cây.
 1, Yêu cầu: 
- Trẻ biết chăm sóc một số cây cảnh, biết lấy khăn lau lá cây.
 2, Chuẩn bị:
- Một số cây cảnh lớp, một số dụng cụ để trẻ chăm sóc cây, lau lá cây.
 3, Tổ chức hoạt động :
- Cho trẻ chăm sóc cây : Tỉa lá già, lau lá, vun gốc, nhổ cỏ...
Kế hoạch hoạt động trong ngày
Thứ 2 ngày 16 tháng 09 năm 2013
I/ Đón trẻ: 
- Cô trò chuyện với trẻ về lớp học (Về tên các bạn, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp trong lớp).
- Trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết.- Cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc.
- Thể dục sáng: Tập các động tác kết hợp theo nhạc bài: "Trường chúng cháu là trường Mầm Non”.
- Điểm danh - Báo cơm.
II/ Hoạt động có chủ định: 
 Phát triển thể chất 
 Bật liên tục qua 5 ô 
 Tc: Chuyền bóng
1, Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết bật chụm chân liên tục qua 5 ô không chạm vào vạch .Rơi xuống đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân 
 - Biết cầm bóng bằng 2 tay chuyền qua đầu cho bạn phía sau đúng luật không làm rơi bóng 
- Rèn luyện khả năng khóe léo nhanh nhẹn cho trẻ 
 - Giáo dục trẻ có ý thức tập luyện trong giờ học.
2, Chuẩn bị:
a, Đồ dùng:
- Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng.
- Phấn, bóng, vòng thể dục .
3, Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trò chuyện về chủ điểm trường MN.
- Cho trẻ đọc bài thơ: Bạn mới
* Khởi động:
- Cho trẻ đi chạy 1-2 vòng kết hợp đi khom người, đi bằng gót chân, sau đó về đứng thành 3 hàng dãn cách đều.
* Trọng động:
Bài tập phát triển chung
- Động tác tay: Hai tay đưa ra trước lên cao 
- Động tác chân: Ngồi khụy gối 
- Động tác bụng: Đứng nghiêng người xang 2 bên 
- Động tác bật : Bật chụm tách chân 
Vận động cơ bản
 Bạt liên tục qua 5 ô
- Cô tập mẫu lần 1:
- Cô tập mẫu lần 2: vừa tập vừa phân tích động tác. 
- Đứng chụm 2 chân 2 tay chống hông. khi có hiệu lệnh bật thì trẻ chụm chân bật liên tục qua 5 ô không chạm vạch. Rơi suống đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân – từ từ đến cả bàn chân rồi về cuối hàng 
+ Trẻ thực hiện:
- 2 trẻ khá lên tập mẫu cô bao quát hướng dẫn trẻ.
- Lần lượt từng trẻ lên tập, cô động viên trẻ kịp thời.
- Thi đua 2 tổ trong thời gian hết bài hát” Trường chúng cháu là trường mầm non” đội nào hết người trước, không có người dẫm vào vạch thì đội đó thắng. Cô động viên trẻ.
 TCVĐ: Chuyền bóng .
- Cô nói cách chơi, luật chơi, rồi tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần . Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
* Hồi tĩnh:
- Đi, thở nhẹ nhàng 1-2 vòng sau đó ngồi nghỉ tại chỗ dùng phấn vẽ đường đi, cô hướng dẫn trẻ vẽ.
- Hướng dẫn trẻ thu dọn đồ dùng mang vào lớp.
- Trẻ trò chuyện cùng cô giáo.
- Cả lớp đọc thơ bạn mới.
- Trẻ đứng theo hàng dãn cách đều
- Trẻ tập theo cô 2-3 lần.
- Cả lớp quan sát cô tập.
- Trẻ quan sát cô tập và lắng nghe cô hướng dẫn
- 2 trẻ khá lên tập.
- Lần lượt các trẻ lên tập.
- 2 tổ thi đua nhau
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi cáh chơi.
- Trẻ chơi dưới sự hướng dẫn của cô
- Trẻ đi nhẹ nhàng và thực hiện theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng.
III/ Hoạt động ngoài trời:
 - HĐCMĐ: Quan sát góc thiên nhiên của lớp.
 - TCVĐ: Thi đi nhanh.
 - Chơi tự do: với các phương tiện chơi ngoài trời.
 1. Yêu cầu : 
- Trẻ biết góc thiên nhiên có cây xanh, giàn hoa quả, chậu cát, nước 
- Trẻ biết góc thiên nhiên là góc để trẻ chơi hoạt động hàng ngày. 
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm để trẻ quan sát.
 3, Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động có mục đích:
Quan sát góc thiên nhiên nhiên.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề trường mầm non.
- Lớp mình có những góc chơi nào?
- ở mỗi góc chơi có những đồ chơi gì?
- Cô giới thiệu các góc chơi và đồ chơi ở các góc cho trẻ biết.
- Cho trẻ quan sát góc thiên nhiên của lớp.
- Góc thiên nhiên có những gì? 
- Cho trẻ nói đặc điểm của các cây có trong góc thiên nhiên. ( Cây dây leo, Các loại quả và màu sắc của chúng).
- Cô khái quát lại những đặc điểm chính của các loại cây.
- Ngoài các cây ra còn có những gì nữa?
- Cát và nước để làm gì?
=> Cô khái quát lại và hướng dẫn trẻ cách chăm sóc, tưới nước cho cây. 
TCVĐ: Thi đi nhanh
Cách chơi: Cho 2 trẻ đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh 3,2,1, bắt đầu thì 2 trẻ đi thật nhanh về đích.
Luật chơi: Bạn nào đi nhanh hơn, đi trước là thắng cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Nhận xét trẻ sau khi chơi.
Chơi tự do:
Trẻ chơi cầu trượt, đu quay...có sự hướng dẫn và bao quát của cô.
- Hết giờ đi nhẹ nhàng vào lớp.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ kể tên các góc chơi.
- Trẻ kể.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu.
- Trẻ quan sát góc thiên nhiên.
- Trẻ kể.
- Trẻ nói các đặc điểm của các cây có trong góc thiên nhiên.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Trẻ nói lên sự hiểu biết của mình.
- Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn cách chăm sóc và tưới nước cho cây.
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ chơi đu quay, cầu trượt....
- Trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
IV/ Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Trẻ chơi cô giáo, Cửa hàng, Bác sĩ.
- Góc XD: trẻ xây trường mầm non của bé.
- Góc nghệ thuật : Tạo hình: Vẽ trường mầm non của bé.
 Âm nhạc: Hát các bài hát có nội dung về trường mầm non. 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
 1, Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú nhận vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi với nhau.
- Biết nhận vai chơi, chơi đoàn kết. Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2, Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi đủ các góc chơi, phù hợp với nội dung chủ đề.
3, Tổ chức hoạt động.
- Trò chuyện cùng trẻ để trẻ nhận góc chơi, về góc chơi, phân vai chơi, thoả thuận cùng nhau chơi, trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Các nhóm chơi tự nhận xét cô nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. 
V/ Hoạt động chiều:
- TCVĐ: Nu na nu nống, 
- Trò chơi: Đố biết tôi là ai? (Trẻ tự giới thiệu về mình).
Cô lần lượt cho trẻ đứng lên tự giới thiệu về mình (Tên, giới tính, sở thích, ước mơ...)
- Chơi theo ý thích ở các góc. 
- Vệ sinh hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Bình cờ.
- Trả trẻ.(trao đổi với phụ huynh những thông tin cần thiết)
VI. Nhận xột cuối ngày :
Trẻ đến lớp : .
HDC:
HĐVC:..
 --------//-----------//-------------//---------
Thứ 3 ngày 17 tháng 09 năm 2013
I/ Đón trẻ: 
- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề. 
- Trò chuyện với trẻ về lớp học ( Về tên các bạn, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp trong lớp).
- Thể dục sáng: Tập các động tác kết hợp theo nhạc bài:”Trường chúng cháu là trường Mầm Non”.
- Điểm danh - Báo cơm.
II/ Hoạt động có chủ đích:
Phát triển nhận thức 
đếm đến 5- nhận biết các số từ 1-5.ôn so sánh chiều rộng 
1,Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết đếm chữ số từ 1-5, nhận biết được chữ số 1-5, hiểu được ý nghĩa của các chữ số, biết được vị trí của các chữ số từ 1-5 trong dãy số tự nhiên
-Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt các câu trả lời đúng rõ ràng các câu hỏi của cô, hát đúng, đọc thơ diễn cảm.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, đồ dùng, đồ chơi.Chơi với các bạn đoàn kết. 
2, Chuẩn bị:
a, Đồ dùng:
- Đồ dùng: 5 cây, 5 hoa, thẻ số từ 1-5, đồ dùng của trẻ giống của cô nhưng nhỏ hơn.
- 5 quả bóng, 4 bập bênh, 3 cặp sách, thẻ số 5, 4, 3...
3, Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện với trẻ về chủ điểm trường MN.
- Cho trẻ hát bài” Tập đếm”
- Gợi ý cho trẻ kể về 1 số đồ dùng đồ chơi trong lớp.
+ Luyện tập nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng từ 1-5.
- Trẻ tìm xung quanh lớp xem có nhóm đồ vật có số lượng 1-5 phải đi quađường hẹp.
- Gọi trẻ kể các đồ dùng và đếm, trẻ lấy thẻ chữ số tương ứng đặt vào nhóm đồ vật.
- Cô và cả lớp cùng kiểm tra lại.
-1...5 tất cả có 5 quả bóng => gắn số 5
-1...4 tất cả có bập bênh => gắn số 4
-1...3tất cả có 3 cặp sách => gắn số 3
- Đây là đồ dùng trong lớp chúng mình phải biết giữ gìn.
 Tìm các nhóm đồ vật có số lượng từ 1-5, nhận biết các chữ số từ 1-5.
- Cô trồng được vườn hoa có đẹp không?
- Có mấy cây hoa? Kiểm tra.
- Mấy cây đã nở? Kiểm tra.
- Cho trẻ đếm 1...5, tất cả có 5 bông hoa, gắn chữ số 5.
- 1...4, tất cả có 4 bông hoa, gắn chữ số 4.
- Còn mấy cây chưa nở hoa?
- Số hoa và số cây số nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy?
- Số hoa và số cây số nào ít hơn, ít hơn là mấy?
- Kiểm tra lại: 1...5, tất cả có 5 cây gắn chữ số 5.
- 1...4, tất cả có 4 cây, gắn chữ số 4
- Bây giờ 1 bông hoa đã nở chúng mình cùng kiểm tra xem có mấy cây hoa nở.
-5 cây hoa nở, gắn số mấy.

File đính kèm:

  • docchu_dau_truong_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan