Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động khám phá: Làng quê của bé

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên quê hương mình.

- Trẻ biết 1 vài cảnh đẹp và công trình xây dựng của quê mình

- Trẻ biết ngày hội làng Quế là ngày 15/3 (Âm lịch)

- Trẻ biết nghề truyền thống của làng là khâu mũ, nón

2. Kỹ năng

- Trẻ nói được đặc điểm của một số cảnh đẹp trong làng.

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc

3. Thái độ

- Trẻ biết bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử, yêu quý quê hương mình,,

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. * Đ D của cô

- Một số hình ảnh về Đình làng như cổng Đình và bên trong Đình

- Máy tính, các hình ảnh phong cảnh về Quê Hương như; Đình làng, Trường học,

- Các bài hát: " Quê Hương tươi đẹp, trường chúng cháu là trường MN;

* Đ D của trẻ

- Quần áo gọn gàng.

- Ghế cho trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề làng quê.

- Cô dẫn dắt vào bài.

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 4769 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động khám phá: Làng quê của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN HĐKP LÀNG QUÊ CỦA BÉ
 Thứ 4 ngày 27 tháng 4 năm 2016
 Giáo viên: Hoàng Thị Đào
Tên hoạt động
Mục đích
 yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KPKH 
Trò chuyện về làng quê của bé
(Đống Nấm, Đình, Chùa, Nghề nón mũ)
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên quê hương mình.
- Trẻ biết 1 vài cảnh đẹp và công trình xây dựng của quê mình
- Trẻ biết ngày hội làng Quế là ngày 15/3 (Âm lịch)
- Trẻ biết nghề truyền thống của làng là khâu mũ, nón
2. Kỹ năng
- Trẻ nói được đặc điểm của một số cảnh đẹp trong làng.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
3. Thái độ
- Trẻ biết bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử, yêu quý quê hương mình,,
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
* Đ D của cô 
- Một số hình ảnh về Đình làng như cổng Đình và bên trong Đình 
- Máy tính, các hình ảnh phong cảnh về Quê Hương như; Đình làng, Trường học, 
- Các bài hát: " Quê Hương tươi đẹp, trường chúng cháu là trường MN; 
* Đ D của trẻ
- Quần áo gọn gàng. 
- Ghế cho trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề làng quê.
- Cô dẫn dắt vào bài.
2. Nội dung
HĐ 1: Cho trẻ về 2 nhóm quan sát. 
- Cô cho về 2 nhóm và cho trẻ quan sát
- Đàm thoại từng nhóm
+ Các con nhìn thấy gì?
+ Mọi người đang làm gì?
- Cô KL: Các con vừa được nhìn thấy hình ảnh của làng quê, có nghề chồng lúa, làm nón
HĐ2: Trò chuyện với trẻ về làng quê của bé
* Cô hỏi về làng quê của trẻ ( cô hỏi 3-4 trẻ )
+ Con sống ở thôn nào ? 
+ Con ở xóm nào ? Tên của xóm con ?
+ Ở thôn con có gì ? (Trẻ kể)
* Cô cho trẻ quan sát làng quê của bé trên màn hình vi tính
- Quan sát và trò chuyện về các địa danh 
- Đây là hình ảnh nào ? ( đây là Đống Nấm)
+ Nơi này là di tích gì ? 
 ( Đây là di tích lịch sử để thờ và ghi lại những hình ảnh dân quân du kích thôn quế Sơn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược mỹ đấy các con ạ, nơi đây là 1 trong những địa danh được ghi vào trang sử vàng của quê hương Quế Sơn)
- Đây là đâu ? 
+ Đình làng để mọi người vào làm gì ? (trẻ trả lời)
( Đình làng là nơi thờ Thánh làng, mọi người đến lễ Thánh vào những ngày rằm, ngày tết, ngày lễ hội của nhân dân Quế Sơn ) 
- Trò chuyện về các ngày lễ hội.
+ Lễ hội làng con được tổ chức ở đâu ? 
+ Lễ hội diễn ra vào ngày nào trong năm ?
+ Chúng mình nhìn thấy gì trong ngày hội làng ? (trẻ trả lời)
+ Không khí trong ngày lễ hội ntn ?
+ Trong ngày hội các con được đi đâu ? (trẻ trả lời) 
* Cô chốt lại. Hội làng diễn ra vào ngày 15/3 hàng năm, trong ngày hội mọi người vào đình dâng lễ, mọi người đi rước kiệu, không khí náo nhiệt 
- Đây là hình ảnh về gì ? ( Chùa Quế) 
+ Mọi người vào Chùa để làm gì ? (trẻ trả lời).
+ Chùa là nơi để mọi người vào lễ phật cầu bình an đấy.
- Còn đây là hình ảnh nào ? (Miếu Đông)
+ Miếu Đông là nơi dân làng làm gì ?
(Miếu Đông là nơi thờ thánh, đây là 1 trong những gi tích của quê hương mình đấy các con ạ) 
=> Cô chốt lại: Nấm du, Đình, Chùa, Miếu là nơi tâm linh, là nơi bảo tồn các di tích của làng quê mình. Chính vì vậy các con cần bảo vệ và tôn trọng các di tích của quê hương mình các con nhớ chưa.
* Ngoài ra còn có hình ảnh gì đây ? (trẻ qs trả lời)
+ Cô cho trẻ quan sát một số địa danh khác ( Nhà văn hóa, trường MN, Ao làng, Đường làng)
- Cô cho quan sát cánh đồng lúa. Trên đồng có các bác nông dân lao động đấy... 
=> Quê hương của chúng mình rất đẹp : Có đồng lúa xanh, có các di tích văn hóa, có những người dân lao động.
+ Bà và mẹ các con làm gì ở nhà ? (trẻ trả lời)
- Cô cho trẻ quan sát về làng nghề của bé
+ Mọi người đang làm gì đây ?
( Ngoài ra quê mình có nghề làm mũ nón nữa đấy )
+ Các con có yêu làng quê của mình không ?
+ Yêu làng quê thì các con cần phải làm gì ? (Trẻ trả lời)
GD trẻ: Yêu quê hương, yêu đất nước, giữ gìn bảo vệ các gi tích văn hóa lịch sử của làng quê, chăm ngoan học giỏi góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
*HĐ3: Hát và VĐ bài hát “ Quê hương tươi đẹp”
* HĐ 4: Trò chơi luyện tập
TC “Thi nói nhanh”
Cô đặt câu hỏi – Trẻ trả lời.
+ Làng quê mình có tên là gì ?
+ Quê mình có địa danh lịch sử nào ? (Trẻ trả lời) 
+ Lễ hội làng diễn ra vào ngày nào?
+ Quê mình có nghề truyền thống gì ? 
3. Kết thúc:
- Hôm nay các con trò chuyện về nơi nào ? 
- Cô nhận xét tuyên dương và chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_que_huong_dat_nuoc_bac_ho.doc
Giáo Án Liên Quan